Bài tập học kỳ hình sự đề số 4: Tội chiếm đoạt tài sản và cướp tài sản

Đề bài: Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Về vụ án này có các ý kiến sau: 1. H và Q phạm tội cướp tài sản. 2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. 3. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản. Anh (chị) hãy xác định ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là sai và giải thích? Chú thích: *CTTP: Cấu thành tội phạm *BLHS: Bộ luật Hình sự. *BLDS: Bộ luật Dân sự. Trước hết, ta nhận thấy cả ba tội cướp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản và trộm cắp tài sản đều là các tội xâm phạm sở hữu có mục đích tư lợi và mang tính chiếm đoạt. Trong CTTP của các tội này đều có dấu hiệu chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt, xét về mặt khách quan là hành vi làm cho chủ tài sản mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Tài sản, theo qui định tại Điều 163 BLDS gồm có vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Để là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt, tải sản phải còn nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lí của chủ tài sản. Về mặt chủ quan, lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp; hành vi chiếm đoạt tồn tại theo quá trình. Quá trình đó trước khi xảy ra đã tồn tại trong ý thức chủ quan dưới hình thức ý định hay mục đích chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt được coi là bắt đầu khi người phạm tội bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản để tạo khả năng đó cho mình và kết thúc khi người phạm tội đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt. Dấu hiệu chiếm đoạt ở CTTP tội cướp tài sản là mục đích chiếm đoạt, ở CTTP tội trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt. Cả ba tội cướp tài sản, trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản đều xâm phạm quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ, riêng tội cướp tài sản còn xâm phạm quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động của những tội này chính là tài sản, riêng ở tội cướp tài sản còn bao gồm cả tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý với mục đích chiếm đoạt. Ở trường hợp đề bài, hành vi của H và Q xâm phạm quan hệ sở hữu. H và Q rõ ràng có lỗi cố ý và mục đích chiếm đoạt. Họ biết tài sản chiếm đoạt đang nằm trong sự chiếm hữu, quản lí của chủ tài sản (số nữ trang trị giá 10 triệu đồng mà chị B đang đeo trên người) nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành của mình. Trước khi hành vi xảy ra mục đích chiếm đoạt đã được hình thành trong ý thức của H và Q. H và Q là đồng phạm với vai trò là người thực hiện. Họ cùng có hành vi chiếm đoạt số nữ trang của chị B, cùng có lỗi cố ý, cùng có mục đích chiếm đoạt tài sản và có cùng ý chí và lí trí. Hai người cùng mong muốn chiếm đoạt số nữ trang của chị B và nhận thức được hành vi chiếm đoạt của mình. 1. H và Q không phạm tội cướp tài sản 2. H và Q không phạm tội trộm cắp tài sản 3. Tội danh của H và Q là trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kỳ hình sự đề số 4: Tội chiếm đoạt tài sản và cướp tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC Ý KIẾN 1 VÀ 2 SAI, Ý KIẾN ĐÚNG LÀ Ý KIẾN SỐ 3. Nhận xét chung: Trước hết, ta nhận thấy cả ba tội cướp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản và trộm cắp tài sản đều là các tội xâm phạm sở hữu có mục đích tư lợi và mang tính chiếm đoạt. Trong CTTP của các tội này đều có dấu hiệu chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt, xét về mặt khách quan là hành vi làm cho chủ tài sản mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Tài sản, theo qui định tại Điều 163 BLDS gồm có vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Để là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt, tải sản phải còn nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lí của chủ tài sản. Về mặt chủ quan, lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp; hành vi chiếm đoạt tồn tại theo quá trình. Quá trình đó trước khi xảy ra đã tồn tại trong ý thức chủ quan dưới hình thức ý định hay mục đích chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt được coi là bắt đầu khi người phạm tội bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản để tạo khả năng đó cho mình và kết thúc khi người phạm tội đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt. Dấu hiệu chiếm đoạt ở CTTP tội cướp tài sản là mục đích chiếm đoạt, ở CTTP tội trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt. Cả ba tội cướp tài sản, trộm cắp tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản đều xâm phạm quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ, riêng tội cướp tài sản còn xâm phạm quan hệ nhân thân. Đối tượng tác động của những tội này chính là tài sản, riêng ở tội cướp tài sản còn bao gồm cả tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý với mục đích chiếm đoạt. Ở trường hợp đề bài, hành vi của H và Q xâm phạm quan hệ sở hữu. H và Q rõ ràng có lỗi cố ý và mục đích chiếm đoạt. Họ biết tài sản chiếm đoạt đang nằm trong sự chiếm hữu, quản lí của chủ tài sản (số nữ trang trị giá 10 triệu đồng mà chị B đang đeo trên người) nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành của mình. Trước khi hành vi xảy ra mục đích chiếm đoạt đã được hình thành trong ý thức của H và Q. H và Q là đồng phạm với vai trò là người thực hiện. Họ cùng có hành vi chiếm đoạt số nữ trang của chị B, cùng có lỗi cố ý, cùng có mục đích chiếm đoạt tài sản và có cùng ý chí và lí trí. Hai người cùng mong muốn chiếm đoạt số nữ trang của chị B và nhận thức được hành vi chiếm đoạt của mình. 1. H và Q không phạm tội cướp tài sản Điều 133 BLHS qui định: “1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. …” Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi: Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản; đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi khác làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không có phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này nhằm chống lại việc chiếm đoạt như đấm, đá, trói,…và có thể kèm theo các phương tiện như dao, gậy, súng,… Hành vi dùng vũ lực trước hết phải nhằm vào con người ở đây có thể là người chủ tài sản, người có trách nhiệm quản lí hay bảo vệ tài sản nhưng cũng có thể là người bất kì mà người phạm tội cho rằng người này đã hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của mình. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là đe dọa dùng tức khắc sức mạnh vật chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lí tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt của người phạm tội. Tức khắc ở đây được hiểu là sự kế tiếp về mặt thời gian. Hành vi này cũng đã là hành vi đè bẹp làm tê liệt ý chí của nạn nhân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Tình tiết khẳng định người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, xong bằng mọi cách thức thủ đoạn, người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lí được tài sản và người phạm tội không bị một trở ngại nào trong việc thực hiện hành vi chiếm đoạt, như là việc dùng thuốc mê, thuốc ngủ,… làm cho người bị hại lâm vào tình trạng không thể chống cự được đẻ chiếm đoạt tài sản. Tội phạm có CTTP hình thức, thời điểm hoàn thành của tội phạm được tính từ khi người phạm tội có một trong các hành vi nói trên, hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. Do cướp tài sản là hành vi có tính chất nguy hiểm cao, vì vậy định lượng tài sản không được coi là một dấu hiệu của CTTP như trong tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản,… Ở trường hợp đề bài, ta thấy H và Q đã lợi dụng lúc chị B và hai người bạn nằm mê mệt bên lề đường để chiếm đoạt tài sản của chị. Rõ ràng lúc đó chị B và hai người bạn ở vào tình trạng không thể chống cự được, không có sự phản kháng và ý chí chống lại việc chiếm đoạt tài sản của H và Q. H và Q không cần thiết và không có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay hành vi khác nhằm làm cho chị B và hai người bạn (hai người này có khả năng ngăn cản hành vi của H và Q và hoàn toàn có thể là nạn nhân của hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay hành vi khác nếu H và Q thực hiện hành vi cướp tài sản) làm cho họ lâm vào tình trạng đó. Việc chị B và hai người bạn nằm mê mệt hoàn toàn không phải do H và Q gây ra. Hành vi của H và Q chỉ xêm phạm quan hệ sở hữu và hoàn toàn không xâm hại tới quan hệ nhân thân như trong khách thể của tội cướp tài sản. Như vậy hành vi của H và Q không thỏa mãn CTTP tội cướp tài sản. 2. H và Q không phạm tội trộm cắp tài sản Điều 137 BLHS qui định: “1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. ….” Qua thực tiễn xét xử, có thể hiểu : “Công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản của họ.” Công nhiên chiếm đoạt tài sản cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu: Tài sản chiếm đoạt có giá trị 2.000.000 trở lên. Gây hậu quả nghiêm trọng. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt. Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích. Dấu hiệu hành vi phạm tội trong CTTP của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản. Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt của tội phạm này là dấu hiệu “công nhiên”. Hành vi chiếm đoạt tài sản có tính công khai, tức hình thức thực hiện hành vi cho phép chủ tài sản biết ngay khi hành vi này xảy ra, người phạm tội công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lí tài sản. Người phạm tội không có ý thức che giấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lí tài sản và những người khác. Hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản (không có biện pháp ngăn cản hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị lấy đi một cách công khai). Do vậy, người phạm tội không cần có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản. Người phạm tội không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần hay nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh. Tính chất công khai trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan, nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản. Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lí tài sản, sau đó là với mọi người xung quanh. Còn ở tội trộm cắp tài sản, hành vi là chiếm đoạt tài sản một cách lén lút mà người quản lí tài sản không biết, tuy nhiên có thể công khai với mọi người xung quanh. Ở trường hợp đề bài, tài sản của chị B bị H và Q chiếm đoạt lên tới 10 triệu đồng và rõ ràng H và Q hoàn toàn không có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hay các hành vi khác nhằm tạo điều kiện cho việc chiếm đoạt đó. Tuy nhiên, hành vi mà H và Q thực hiện lại không có dấu hiệu đặc trưng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu “công nhiên”. Mặc dù hành vi này là lợi dụng lúc chị B và hai người bạn không có điều kiện ngăn cản (đang bị say rượu ngủ mê mệt) để chiếm đoạt tài sản nhưng hành vi lại diễn ra trong khi chị B hoàn toàn không biết việc mình bị chiếm đoạt. Hành vi này không diễn ra trước sự chứng kiến của chủ tài sản, không công khai đối với chủ tài sản. Do vậy hành vi của H và Q không có dấu hiệu “công nhiên” và do đó không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. 3. Tội danh của H và Q là trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS Điều 138 BLHS qui định: “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. …” Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lí tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi mất họ mới biết bị mất tài sản. Tính chất lén lút thể hiện ở chỗ người phạm tội giấu diến hành vi phạm tội của mình, điều này đối lập với sự công khai trắng trợn. Tội phạm được thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút, bí mật. Bằng các thủ đoạn khác nhau, người phạm tội trốn tránh sự phát hiện của người quản lí tài sản, tiếp cận tài sản và chiếm đoạt chúng. Ví dụ: Khoét vách, đào tường, dỡ ngói,…Tuy nhiên, người phạm tội che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản là đối với người có trách nhiệm quản lí tài sản mà thôi, còn với người khác ý thức chủ quan của người phạm tội vẫn có thể là công khai. Tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt là tài sản đang có chủ, tức là tài sản còn đang nằm trong sự chiếm hữu của người khác, nằm trong sự chi phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm; hoặc tài sản còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội chuyển dịch được tài sản ra khỏi vị trí cất giữ, quản lí tài sản. Với những tài sản nhỏ gọn, dễ cất giữ như vàng, bạc, đá quí,…thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người. Trong trường hợp đề bài, H và Q đã vó hành vi lợi dụng lúc chị B và hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt để chiến đoạt số tài sản trị giá 10 triệu đồng của chị B. Số tài sản này đang đưcọc chị B đeo trên người, tức là rõ ràng đang nằm trong sự chiếm hữu của chủ tài sản.H và Q không cần và đã không sử dụng phương pháp, thủ đoạn nào để trốn tránh sự phát hiện của chị B cũng như để tiếp cận tài sản. Khi H và Q thực hiện hành vi chiếm đoạt số tài sản trên, chị B hoàn toàn không biết về hành vi đó. Chỉ sau khi hành vi đã được thực hiện xong, chị B mới biết. Vậy hành vi của H và Q đã thỏa mãn dấu hiệu “lén lút” của hành vi chiếm đoạt tài sản trong CTTP tội trộm cắp tài sản. Giá trị của tài sản là 10 triệu đồng, vậy hành vi của H và Q đã thỏa mãn CTTP tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Vậy H và Q là đồng phạm tội trộm cắp tài sản. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. CAND, 2009. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009). Giáo trình luật hình sự - phần các tội phạm, khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Đinh Văn Quế - BLKH BLHS - tập II- NXB Tổng hợp TP HCM Đề bài: Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Về vụ án này có các ý kiến sau: H và Q phạm tội cướp tài sản. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản. Anh (chị) hãy xác định ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là sai và giải thích? Chú thích: *CTTP: Cấu thành tội phạm *BLHS: Bộ luật Hình sự. *BLDS: Bộ luật Dân sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kỳ hình sự đề số 4Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường Thấy chị.doc
Luận văn liên quan