Bài tập học kỳ môn luật dân sự - Module 2

ĐẶT VẤN ĐỀ Pháp luật của nước ta luôn bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Nếu một chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ, thì chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lí đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Cũng như những hành vi vi phạm khác, chủ thể có hành vi xâm phạm đến mồ mả của cá nhân thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mồ mả của người đã khuất là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, luôn được pháp luật, phong tục tập quán tôn trọng và bảo vệ. Vì vậy, người nào xâm phạm đến sẽ phải chịu hậu quả bất lợi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã chọn phân tích những căn cứ phát sinh và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả gây ra. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra 1.1. Một số vấn đề lý luận về TNBTTHNHĐ 1.1.1. Khái niệm TNBTTHNHĐ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến khi BLDS năm 1999 ra đời thì các quy định về trách nhiêm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết. Tiếp đó, BLDS năm 2005 hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 604, BLDS năm 2005 quy định : “ 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4208 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập học kỳ môn luật dân sự - Module 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Pháp luật của nước ta luôn bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân…khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Nếu một chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ, thì chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lí đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Cũng như những hành vi vi phạm khác, chủ thể có hành vi xâm phạm đến mồ mả của cá nhân thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mồ mả của người đã khuất là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, luôn được pháp luật, phong tục tập quán tôn trọng và bảo vệ. Vì vậy, người nào xâm phạm đến sẽ phải chịu hậu quả bất lợi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã chọn phân tích những căn cứ phát sinh và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả gây ra. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lý luận của TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra 1.1. Một số vấn đề lý luận về TNBTTHNHĐ Khái niệm TNBTTHNHĐ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến khi BLDS năm 1999 ra đời thì các quy định về trách nhiêm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết. Tiếp đó, BLDS năm 2005 hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 604, BLDS năm 2005 quy định : “ 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.” Như vậy, theo quy định tại Điều 604, BLDS năm 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Điều kiện phát sinh TNBTTHNHĐ: Không phải trong trường hợp nào người gây thiệt hại cũng phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Do đó việc xác định những yếu tố, cơ sở làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất quan trọng nhằm xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức bồi thường. Là một loại trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định, đó là: - Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là điều kiện bắt buộc trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác. Khi xác định thiệt hại để bồi thường cần lưu ý các thiệt hại này phải thực tế, xác định được. - Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại: hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện, có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, đường lối chính sách của Đảng…. Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Xác định mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng. - Có lỗi của người gây thiệt hại: lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán. 1.2. Khái niệm TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Mồ mả của cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó. Bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kì xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng…Pháp luật của nhà nước ta luôn có những quy định bảo vệ mồ mả của cá nhân, ngăn chặn, trừng trị người có hành vi cố ý xâm phạm mồ mả của cá nhân. BLHS của nước ta cũng có những hình phạt trừng trị người xâm phạm mồ mả với những tội danh cụ thể. Trên thực tế không ít trường hợp gây thiệt hại về mồ mả cho người khác nhưng thiếu cơ sở pháp lý để buộc người gây thiệt hại bồi thường thiệt hại. Bộ luật dân sự năm 2005 là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” (Điều 629 BLDS). Quy định trên là phù hợp với đời sống thực tế. Bởi trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc mở rộng những khu công nghiệp, những nhà chung cư, mở rộng đô thị, hệ thống giao thông, sân bay, bên cảng, nhà ga… là yêu cầu tất yếu. Nhu cầu mở rộng nhà cửa, mở rộng nơi sinh hoạt, mặt bằng sản xuất, kinh doanh cũng phát triển theo. Trong quá trình giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, có thể xuất hiện những trường hợp chủ đầu tư do vô tình hay cố ý xâm phạm đến mồ mả của người khác trên phần đất được cấp quyền sử dụng hoặc có những hành vi lấn chiếm, mở rộng diện tích đã vi phạm địa giới liền kề mà xâm phạm đến mồ mả của người khác. Những trường hợp xâm phạm mồ mả của người khác phát sinh trong đời sống thực tế là khá phổ biến. Do vậy quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả của pháp luật là trách nhiệm pháp lý đặc biệt vì hành vi xâm phạm mồ mả không chỉ xâm phạm về nhân thân mà còn xâm phạm về tài sản. 1.3. Đặc điểm TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra. Dựa vào nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được xác định dựa vào các yếu tố sau: - Mồ mả là nơi mai táng thi thể hoặc hài cốt của cá nhân, do đó mồ mả là quyền nhân thân gắn liền và vĩnh viễn với người chết, không thể dịch chuyển hay thay đổi cho người khác được. Nếu như quyền nhân thân khi còn sống của cá nhân là quyền riêng biệt và có ở mỗi cá nhân xác định thì quyền nhân thân liên quan đến mồ mả của cá nhân có sự khác biệt, nó có tính hai mặt. Mồ mả còn là quyền nhân thân của những người thân thích, người trong dòng tộc của người có mồ mả đó. Do vậy, cần thiết phải làm rõ thuộc tính này để có căn cứ xác định trách nhiệm dân sự của người xâm phạm mồ mả. - Hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn là hành vi trái pháp luật. Mồ mả của cá nhân luôn được tôn trọng và bảo vệ, không những bằng đạo đức mà bằng pháp luật. Mồ mả của cá nhân là bất khả xâm phạm và là một thực thể thiêng liêng không những theo phong tục tập quán, quan niệm tôn giáo mà còn theo bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy mọi hành vi xâm phạm đến mồ mả của cá nhân đều là trái pháp luật. - Người được bồi thường thiệt hại là những người thân thích của cá nhân có mồ mả đó. Những người thân thích như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…là những người gần gũi nhất với cá nhân có mồ mả, họ có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng…với nhau nên khi mồ mả của cá nhân bị xâm phạm thì những người thân thích của họ là những người được bồi thường thiệt hại. Đặc điểm này phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế. - Thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là tài sản, nên hành vi xâm phạm thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là hành vi xâm phạm tài sản mà là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn với thi thể, mồ mả của cá nhân. Thi thể của cá nhân trước hết là một thực thể của tự nhiên, về mặt sinh học thì thực thể đó đã chấm dứt quá trình trao đổi chất. Nhưng theo quy định của pháp luật thi thể, hài cốt của cá nhân là bất khả xâm phạm. Vì vậy không thể coi thi thể, hài cốt của cá nhân là tài sản, điều này trái với đạo đức, phong tục và quan niệm tôn giáo của dân tộc. - Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thực chất là bồi thường những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một trường hợp của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người gây thiệt hại không thể bồi thường và khôi phục tình trạng ban đầu cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại chỉ có thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của mình bằng cách bồi thường những chi phí hợp lý cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Cơ sở pháp lý của TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra 2.1. Điều kiện phát sinh TNBTTH do xâm phạm mồ mả Căn cứ vào những đặc điểm đã nêu trên, trách nhiệm của người xâm phạm mồ mả là trách nhiệm dân sự và phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn được xác định là hành vi trái pháp luật. - Người xâm phạm mồ mả cho dù có lỗi cố ý hay vô ý đều phải chịu trách nhiệm dân sự. - Hành vi xâm phạm mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại về tài sản của những người thân thích của cá nhân có mồ mả. Đồng thời cũng là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả. Hành vi xâm phạm mồ mả thỏa mãn ba điều kiện trên thì người xâm phạm phải có trách nhiệm dân sự về tài sản và nhân thân đối với người thân thích của cá nhân có mồ mả. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết. Pháp luật nước ta bảo vệ quyền bất khả xâm phạm mồ mả của người đã chết. Do đó, hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật. Việc xác định hành vi xâm phạm mồ mả là căn cứ pháp lý để xác định có hay không trách nhiệm dân sự do xâm phạm mồ mả của cá nhân. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm mồ mả: - Thứ nhất, người có hành vi cho dù là với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến sự nguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả. - Thứ hai, người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết (trừ trường hợp phải di dời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); - Thứ ba, người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người chết đó; - Thứ tư, người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó. Người có hành vi xâm phạm mồ mả không cần phải có đầy đủ tất cả các dấu hiệu trên mà chỉ cần có một trong các dấu hiệu đó đã là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Theo đó, thì người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường những chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại đã gây ra. Khi xác định cần xem xét hành vi đó có xâm phạm đến không gian, phạm vi, hình dáng, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ hay không . Vì chúng là một thể thống nhất, vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó, mọi hành vi làm biến dạng kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Ngoài ra, cần phải phân biệt với những hành vi không bị coi là xâm phạm mồ mả nhưng thuộc trách nhiệm dân sự khác để tránh nhầm lẫn dẫn đến xác định sai trách nhiệm bồi thường thiệt hại, như hành vi bịa đặt những tin đồn về người có mồ mả, tạo ra những dư luận làm giảm uy tín, danh dự của người có mồ mả khi còn sống. Những hành vi này cũng là hành vi trái pháp luật nhưng không thuộc hành vi xâm phạm mồ mả. 2.2. Trường hợp miễn trừ TNBTTH do xâm phạm mồ mả 2.2.1. Trường hợp bất khả kháng: Sự kiện được coi là bất khả kháng khi nó là sự kiện bên ngoài, xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài ý chí hay hành động của con người. Trong thực tế, những sự kiện như thiên tai (bão lụt, động đất, núi lửa…), tình trạng chiến tranh…được coi là những sự kiện bất khả kháng. Xâm phạm mồ mả cũng là một trường hợp được loại trừ TNBTTH nếu thiệt hại đó xảy ra là hoàn toàn do sự kiện bất khả kháng gây ra. Ví dụ, do lũ lụt mà mồ mả của cá nhân bị vùi lấp, do chiến tranh mà mộ của người chết bị mất dấu tích… 2.2.2. Trường hợp cải mộ (cải táng) : Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống vì vậy mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán riêng. Tục cải mộ hay cải táng của dân tộc Kinh và nhiều phong tục khác của các dân tộc là những tập tục có từ lâu đời và đến ngày nay vẫn được gìn giữ. Như ông cha ta thường nói: “Sống cái nhà, già cái mồ”. Khi còn sống công dân được pháp luật bảo vệ về chỗ ở và khi chết đi cũng được pháp luật bảo vệ ở “nơi an nghỉ cuối cùng”. Nhân dân ta quan niệm cải mộ (cải táng) mộ người đã chết là nghĩa vụ, trách nhiệm và thể hiện tình cảm của người thân đối với người đã chết, là báo hiếu đối với tổ tiên. Ngôi mộ có giá trị tinh thần to lớn đối với người thân.Vì vậy mà hành vi cải mộ (cải táng) của gia đình người đã chết đối với ngôi mộ không phải chịu TNBTTH do xâm phạm mồ mả. c 2.3. Năng lực và nguyên tắc bồi thường thiệt hại 2.3.1. Năng lực bồi thường thiệt hại: Để xác định được chủ thể BTTH trong các vụ thiệt hại do xâm phạm mồ mả thì việc trước tiên là phải xem họ có năng lực chịu trách nhiệm hay không. Năng lực BTTH của chủ thể là khả năng của chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ thiệt hại xảy ra. Người xâm phạm mồ mả gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân… Điều 606 BLDS quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Theo đó thì năng lực chịu TNBTTH của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng BTTH của cá nhân. Cá nhân xâm phạm mồ mả cũng phải chịu TNBTTH theo quy định chung này: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải BTTH do họ gây ra. Người dưới 18 tuổi là những người không có hoặc không đủ năng lực hành vi nên cha mẹ họ là người BTTH: +, Người dưới 15 tuổi: cha mẹ phải dùng tài sản của mình để bồi thường, nếu không đủ mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng của con để bồi thường. +, Người từ 15 đến 18 tuổi: lấy tài sản của con để bồi thường, cha mẹ chịu trách nhiệm bổ sung phần còn thiếu. Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện quản lý thì trường học , bệnh viện phải bồi thường. Nếu các tổ chức đó không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường. Người giám hộ đương nhiên, giám hộ cử theo quy định tại khoản 2 điều 58 BLDS được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Nếu người giám hộ chứng minh được họ không có lỗi thì họ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Nguyên tăc bồi thường thiệt hại: BTTH do xâm phạm mồ mả cũng dựa trên những nguyên tắc chung của BTTHNHĐ quy định cụ thể tại Điều 605 BLDS và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006: - Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. - Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường (bồi thường một phần) nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại - Thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế: sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại… 2.4. Xác định thiệt hại Thiệt hại về tài sản: Như đã phân tích ở trên, hành vi xâm phạm thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là hành vi xâm phạm tài sản mà là hành vi xâm phậm đến quyền nhân thân gắn với thi thể, mồ mả của cá nhân. Do đó, thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là phần thiệt hại về tài sản liên quan đến những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Những thiệt hại này phải được xác định trên cơ sở những thiệt hại thực tế, đó là những chi phí mua vật liệu xây dựng và những chi phí hợp lý khác cho việc xây dựng mồ mả (tiền công xây dựng mồ mả…). Bồi thường thiệt hại về mồ mả do phần tài sản bị xâm phạm cũng theo nguyên tắc chung của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong một số trường hợp người thân thích của người bị xâm phạm mồ mả đòi những chi phí trả cho thầy bói, cô đồng và những chi phí khác liên quan đến điều cấm của pháp luật như gọi hồn người chết, yểm bùa… thì không được bồi thường thiệt hại. Người xâm phạm mồ mả chỉ phải bồi thường thiệt hại về tài sản khi có thiệt hại về tài sản. Vậy những trường hợp xâm phạm tài sản mà không gây thiệt hại về vật chất như hành vi xâm lấn mồ mả của người khác nhưng không gây thiệt hại về vật chất thì họ có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không?. Bồi thường tổn thất về tinh thân cho những người thân thích của người có mồ mả bị xâm phạm Hành vi xâm phạm mồ mả không những gây thiệt hại về tài sản mà còn xâm phạm đến quyền nhân thân của chính người có mồ mả đó. Đồng thời gây ra những tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết nhưng quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo vệ và cấm mọi hành vi xâm phạm đến mồ mả của các nhân. Mồ mả của cá nhân bị xâm phạm khiến cho những người thân thích của họ bị tổn thất về tinh thần không phải là nhỏ. Bởi theo quan niệm chung thì những người còn sống có bổn phận chăm nom, giữ gìn mồ mả những người đã chết như gìn giữ điều thiêng liêng của người đã chết, thể hiện tình cảm của người còn sống đối với người đã sinh thành, nuôi dưỡng, những người thân thích với mình. Đây cũng là quan niệm đạo đức của nhân dân ta “Sống vì mồ vì mả không ai sống vì cả bát cơm”. Do vậy, những hành vi xâm phạm mồ mả: đào bới, tiêu hủy, giảm sút hài cốt, hủy hoại hài cốt, thi thể của cá nhân được coi như là những hành vi xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm quy định tại Điều 611 BLDS 2005. Mức bồi thường này do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì áp dụng mức bồi thường tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trách nhiệm của người do nhầm lẫn mà xâm phạm mồ mả cuả người khác. Trên thực tế, hành vi nhầm lẫn có thể xảy ra trong trường hợp người ta đào nhầm mồ mả của người khác do thiếu cẩn trọng hoặc xác định sai vị trí mồ mả. Hành vi đào nhầm mồ mả của người khác có phải là hành vi xâm phạm không? Nếu xét về hình thức lỗi, hành vi đào nhầm mồ mả là do vô ý mà gây thiệt hại đến mồ mả của người khác. Nếu xét theo hậu quả thì hành vi đào nhầm cũng là hành vi xâm phạm mồ mả. Hành vi xâm phạm mồ mả cho dù xuất phát từ lỗi vô ý hay cố ý cũng đều gây ra những thiệt hại nhất định về tài sản và gây tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người có mồ mả đó. Hành vi xâm phạm mồ mả bao giờ cũng làm phát sinh thiệt hại hoặc về vật chất hoặc về tinh thần hoặc về cả vật chất và tinh thần của người còn sống, người thân thích của người có mồ mả đó. Từ những nhân đinh trên, người xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm dân sự trước những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Trách nhiệm dân sự không thay đổi trong mọi trường hợp khi có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác. Người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm hại như đã phân tích ở trên. Xác định trách nhiệm dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác là thật sự cần thiết. Chỉ khi nào xác định rõ hành vi xâm phạm mồ mả và hậu quả của hành vi đó, TAND mới có căn cứ pháp lí để xác định người phải bồi thường, người được bồi thường và mức bồi thường do có hành vi trên. Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về TNBTTH do xâm phạm mồ mả. Thực tiễn áp dụng Thực tiễn Trong thời gian gần đây, những vụ việc liên quan đến xâm phạm mồ mả xảy ra khá nhiều, quy mô ngày càng lớn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Điển hình là vụ án băng nhóm xâm phạm mồ mả, hài cốt với quy mô lớn nhất chưa từng có từ trước đến nay ở tỉnh Khánh Hòa: Giữa tháng 11/2000, hàng chục ngôi mộ tại khu vực huyện Ninh Hòa bị đào bới trộm hài cốt xảy ra một cách kỳ lạ. Ban đầu là những vụ đào bới, lấy trộm hài cốt ở xã Ninh Tây, Ninh Thủy sau đó liên tiếp diễn ra ở các xã Ninh An, Ninh Phú, Ninh Phước, Ninh Giang. Do đối tượng gây án luôn thay đổi địa bàn và thời gian hoạt động, hơn nữa nghĩa trang ở xa khu dân cư, nên rất khó phát hiện kịp thời những phi vụ xâm phạm mồ mả, hài cốt. Trong lúc Công an huyện Ninh Hòa đang tập trung truy xét hành tung thủ phạm, thì cuối năm 2004, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khám phá một phi vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu thức đưa người đi xuất cảnh bằng con đường “ăn theo” hài cốt lính Mỹ có liên quan đến đường dây mua bán hài cốt ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Kiên Giang, TP HCM. Trong số các đối tượng bị bắt tạm giam có hai đối tượng ở huyện Ninh Hòa là Nguyễn Cư (52 tuổi), trú ở thôn Hòa Thiện 2, xã Ninh An và Nguyễn Phước Thiện (61 tuổi), trú ở thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy. Mở rộng điều tra, Cơ quan công an đã phát hiện các đối tượng trong đường dây đào bới, xâm phạm mồ mả hài cốt tại huyện Ninh Hòa. Trong số 16 bị cáo có trường hợp là hai cha con, vợ chồng, anh chị em ruột, anh em con nhà chú bác. Hầu hết đều là nông dân ít học, chưa có tiền án tiền sự, nhưng vì hám tiền, cả tin theo kẻ lừa đảo, lãng quên truyền thống đạo lý dân tộc, bất chấp đời sống tâm linh, nên phải vào vòng lao lý. Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo chỉ khai nhận đã gây ra 14 vụ đào bới, lấy trộm hàng chục bộ hài cốt để bán cho Trần Nhựt, Trần Hùng Châu và Trịnh Văn Thuốt với tổng số tiền thu lợi bất chính 65.534.000 đồng. Trong vụ án này, ngoài hành vi xâm phạm mồ mả, hài cốt, Trần Hùng Châu còn dùng rễ cây mục lẫn với đất bỏ vào 6 bao nilon nhựa màu đen có kèm thẻ bài căn cước, rồi nói dối với Trịnh Văn Thuột đó là hài cốt để lừa đảo chiếm đoạt 700 USD. TAND huyện Ninh Hòa đã tuyên xử hình phạt tổng hợp 37 năm 2 tháng tù đối với 16 bị cáo về tội "Xâm phạm mồ mả, hài cốt", riêng Trần Hùng Châu còn bị xử phạt 3 năm 6 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ngoài ra, Dương Hồng Thái và Nguyễn Cư, mỗi bị cáo còn phải chấp hành hình phạt 3 năm tù về tội "Xâm phạm mồ mả, hài cốt" theo bản án hình sự sơ thẩm số 01/2006/HSST ngày 10/1/2006 của TAND tỉnh Đồng Nai. Với những quy định hiện hành về TNBTTHNHĐ nói chung, TNBTTH do xâm phạm mồ mả nói riêng quyền và lợi ích của người bị thiệt hại đã được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã có những vướng mắc, sai sót nhất định trong việc xác định nguyên nhân của thiệt hại, chủ thể có trách nhiệm bồi thường…Ví dụ: Mới đây, TAND tỉnh Phú Yên đã xử phúc thẩm vụ kiện: ông B kiện ông S đòi bồi thường thiệt hại ba triệu đồng vì cho rằng ông S đã làm mộ vợ ông bị sạt lở, phải mất công sức, tiền bạc để di dời đi chỗ khác. Theo đơn kiện của ông B, năm 1985 vợ ông chết, được an táng tại khoảnh đất đồi nằm ở thôn Phước Lý (Sông Cầu). Ông S có một mảnh đất cạnh đó. Cách đây khoảng vài năm, ông S thuê xe đào múc đất phía dưới chân mộ vợ ông để lấy mặt bằng và có xây một bờ tường chắn phía dưới chân mộ. Mùa mưa năm 2007, mưa lũ kéo dài làm sạt lở bờ tường, hư hỏng mộ vợ ông nên ông phải di dời mộ đi nơi khác. Ông B cho rằng nguyên nhân mộ vợ ông bị hư hỏng là do ông S đào múc đất sâu, cách mộ chỉ khoảng một mét nên khi mưa lớn đã gây ra sạt lở. Ông B đã nhiều lần yêu cầu ông S cùng với mình khắc phục chi phí di dời mộ đi nơi khác nhưng ông S không chịu. Do đó, ông B đành phải khởi kiện ra tòa, yêu cầu tòa buộc ông S phải bồi thường ba triệu đồng thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Ông S thì trình bày cách đây bảy năm, ông được cha mẹ cho một diện tích đất nằm giáp quốc lộ 1A, phía trên cao có mộ vợ ông B và một số mộ khác. Phần đất này qua nhiều thời kỳ làm quốc lộ 1A nên đã đào múc đất còn cách mộ vợ ông B khoảng hai mét. Mặt đất phía chân mộ vợ ông B lồi lõm nên ông đã thuê xe đào san lấp cho bằng phẳng để xây nhà. Vì sợ đất trên núi hàng năm hay sạt lở nên ông đã xây một bờ tường, móng đá chẻ chắn ngang phía dưới chân các ngôi mộ. Mùa mưa năm 2007, mưa kéo dài ngày, nước trên núi đổ xuống làm sạt lở đất, sụp bờ tường và sạt lở gần hết mộ vợ ông B. Việc mộ bị sạt lở là do mưa lũ gây ra, là lý do khách quan nên ông không đồng ý bồi thường. Ngày 3- 6, TAND huyện Sông Cầu xử sơ thẩm đã nhận định việc mộ vợ ông B bị sạt lở không phải do lỗi của ông S. Từ đó, tòa đã bác yêu cầu đòi bồi thường của ông B. Không đồng ý, ông B lập tức kháng cáo. Ngày 15-8, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên xử phúc thẩm vụ án. Tại phiên xử, tòa nhận định: Việc ông B cho rằng nguyên nhân làm hư hỏng mộ của vợ ông do lỗi hoàn toàn thuộc về ông S là không có căn cứ. Ông S chỉ có một phần lỗi gián tiếp mà thôi. Tòa phân tích trên thực tế, việc đào ủi, hạ thấp độ cao để làm đường quốc lộ 1A đã có từ trước khi ông S san ủi mặt bằng khu đất của mình. Sau đó, năm 2002, ông S thuê xe san ủi cho khu đất bằng phẳng, vuông vức đã tạo ra độ sâu và khoảng cách nhất định. Ông S cũng thấy và biết sẽ có nguy cơ sạt lở đất, gây hư hại mồ mả của người khác nên đã chủ động xây bờ kè, móng đá chẻ để hạn chế hậu quả có thể xảy ra. Năm 2007, do mưa lớn kéo dài nhiều ngày, mộ vợ ông B. lại ở khu vực trên cao nên bị sạt lở. Việc này đúng là có một phần lỗi gián tiếp do việc san ủi đất của ông S gây ra. Trên cơ sở thiệt hại thực tế được xác định là ba triệu đồng, cuối cùng TAND tỉnh Phú Yên đã chấp nhận một phần kháng cáo của ông B và sửa án sơ thẩm, buộc ông S phải bồi thường 1/3 thiệt hại (một triệu đồng) do xâm phạm mồ mả cho ông B. Như vậy, việc xác định nguyên nhân thiệt hại do xâm phạm mồ mả, ở đây là làm ngôi mộ bị sạt lở ở các cấp Tòa án có sự khác nhau. Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định đúng khi xác định một phần lỗi thuộc về ông S. Mặc dù do mưa lũ kéo dài nhưng một phần lỗi cũng là do ông S san ủi đất gây ra nên ông S cũng phải chịu TNBTTH một phần. Đối với người Việt Nam động đến mồ mả là ảnh hưởng rất nhiều đến những người thân còn sống. Mua bán trái phép những mặt hàng cấm đã là phạm tội, mua bán hài cốt người chết thì đúng là tội ác. Chỉ vì mục đích hám tiền mà khi nghe đồn là người nhà có chôn theo của cải cho người chết chúng nhẫn tâm đào mồ lên. Ví dụ: Chị Phạm Thị Huệ (49 tuổi), con gái út của người quá cố cho biết: Mẹ chị là cụ Nguyễn Thị Chuyền (sinh năm 1924) qua đời ngày 7.9.2011, hưởng thọ 88 tuổi. Gia đình đã tổ chức đám tang và làm lễ ang táng sau đó hai ngày tại nghĩa trang tư gia cách nhà khoảng 1km. Mồ được xây khá kiên cố. Tuy nhiên, theo chị Huệ, đến 8 giờ sáng ngày 16/10 (40 ngày sau khi chôn), một người trong gia đình đi ngang qua mộ phát hiện bên ngoài có hai đống đất to nằm bên ngoài mộ, còn mới đã kịp thời báo người nhà và cán bộ địa phương.“Mẹ tôi lúc còn sống thường nói đùa với mọi người, khi tao chết nhớ đem bị vàng theo cho tao. Và do vợ chồng già sống với nhau nên lúc nào má cũng đeo cái túi vải nhỏ bỏ trầu bên người. Lúc bà chết, khi khâm liệm, người nhà có lấy mấy chỉ vàng đưa cho ông thầy cúng làm phép huơ qua huơ lại trên mặt rồi lấy một tí vàng (rất nhỏ) bỏ vào miệng mẹ, hoàn toàn không có bỏ theo phân vàng nào.Chính vậy, nghi ngờ chúng tôi có bỏ hai cây vàng khi chôn mẹ nên chúng nó nhẫn tâm đào để tìm vàng” - chị Huệ nói. (Theo VnExpress) .         Cũng một trường hợp xâm phạm mồ mả vì mục đích vô nhân tính khác: Cách đây 2 năm, gia đình ông Đinh Văn Nghèo, ở làng Mơ H’Ra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai không may có người thân mất đi. Theo phong tục, gia đình ông chia của cải cho người chết gồm một bộ nồi xoong, bát đĩa và một chiếc ghè cổ. Mới đây, ông ra thăm khu nhà mả, thấy ngôi mộ bị đào bới. Qua kiểm tra thấy mất bộ nồi xoong và chiếc ghè cổ. Ông bức xúc cho biết: “Lúc mới chôn, mình đã cử người đến canh gác thường xuyên nhưng gần 2 năm sau vẫn bị đào trộm”. (theo Báo Gia Lai) Như vậy, việc giải quyết trách nhiệm dân sự nói chung, TNBTTH nói riêng sao cho triệt để được đặt ra nhằm đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật, củng cố lòng tin và ý thức chấp hành pháp luật của người dân. 3.1.2. Nguyên nhân Với những quy định của pháp luật hiện hành, TNBTTHNHĐ nói chug, TNBTTH do xâm phạm mồ mả nói riêng còn tồn tại khá nhiều bất cập, dẫn dến những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên đó là: - Những quy định của pháp luật chưa đầy đủ, các văn bản hướng dẫn luật chưa thật rõ ràng dẫn đến áp dụng sai hoặc thiếu, Luật dân sự hiện hành chưa đưa ra khái niệm BTTH do xâm phạm mồ mả và chưa quy định cụ thể về TNBTTH trong các trường hợp cụ thể… - Ý thức pháp luật của công dân : Cùng với hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, sự thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật của người dân là một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng các vụ án về xâm phạm mồ mả. - Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số thẩm phán, kiểm sát viên chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực dân sự. 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về BTTH do xâm phạm mồ mả. 3.2.1. Giải pháp - Tăng cường công tác giáo dục pháp luật, đưa pháp luật đến với người dân bằng nhiều hình thức khác nhau: thi tìm hiểu, tuyên truyền pháp luật… - Xây dựng đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên có chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. - Chú trọng tới công tác đào tạo sinh viên luật tại các cơ sở đào tạo trong nước vì đây là lực lượng đông đảo giúp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân.  3.2.2. Kiến nghị TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra là một trường hợp cụ thể của TNBTTHNHĐ. Vì vậy, cơ sở pháp lý để giải quyết BTTH do xâm phạm mồ mả gây ra là các quy định của BLDS nhưng nhiều quy định về TNDS, TNBTTHNHĐ trong BLDS trong những năm qua đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về TNBTTHNHĐ nói chung, TNBTTH do xâm phạm mồ mả nói riêng: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về TNBTTH do xâm phạm mồ mả. Cần quy định cụ thể về điều kiện phát sinh TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra. Là một trường hợp cụ thể của TNBTTHNHĐ, nhưng TNBTTH do xâm phạm mồ mả có những điểm khác biệt nhất định, việc quy định cụ thể điều kiện phát sinh sẽ khắc phục những thiếu sót nhầm lẫn trong nghiên cứu, áp dụng pháp luật về TNBTTH do xâm phạm mồ mả. Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân: Khoản 1 và Khoản 3 Điều 606 BLDS quy định như sau: “1. Người từ đủ mời tám tuổi trở lên gây thiệt hại, thì phải tự bồi thường… 3. Khi người cha thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ, thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ, thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”. Về mặt kỹ thuật lập pháp, quy định nêu trên chưa thống nhất, vì khoản 1 đã khẳng định rằng “(mọi) người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”, trong khi đó, khoản 3 lại quy định trường hợp bồi thường đối với người mất năng lực hành vi dân sự (bất kể ở độ tuổi nào, tức là bao gồm cả độ tuổi thành niên). Do đó, khoản 1 Điều 606 cần bổ sung như sau: “người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Hoàn thiện các quy định về mức bồi thường thiệt hại: Điều 605 BLDS tại khoản 1 có quy định “…Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường…”. Quy định như thế sẽ rất nguy hiểm nếu ta cho phép các chủ thể thỏa thuận trước với nhau về việc BTTH, nhất là trong những trường hợp các bên không có vị thế ngang bằng nhau (điều kiện kinh tế không ngang bằng nhau). Do đó, chỉ nên cho phép sự thỏa thuận đó sau khi thiệt hại đã xảy ra. Khoản 2 điều luật này cũng có quy định “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Tuy quy định thể hiện tính nhân đạo rất cao nhưng rất ít tính thực thi. Trong thực tế hầu như không có trường hợp nào, người gây thiệt hại được giảm mức bồi thường theo quyết định của Tòa án nếu không có sự đồng ý của người bị thiệt hại. Quy định này trên thực tế chỉ có thể áp dụng trong trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước. Quy đinh như vậy còn thiếu công bằng cho người bị thiệt hại, họ bị giới hạn mức bồi thường khi người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường toàn bộ. Thiệt hại về tinh thần là không thể xác định được, việc xác định một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần của Luậ dân sự Việt Nam mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc nhưng việc xác định mức bồi thường trong các trường hợp có bồi thường tổn thất về tinh thầm chưa thực sự hợp lý. Điều 609 Khoản 2 quy định mức bồi thường tổn thất về tinh thần không quá 30 tháng lương tối thiểu. Việc chỉ quy định tối đa như vậy khiến những nàh áp dụng pháp luật gặp khó khăn trong việc định mức bồi thường trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, cần xác định mức tối thiểu để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của người bị thiệt hại. Đối với BTTH do tài sản bị xâm hại có ít văn bản hướng dẫn cụ thể xác định thiệt hại do bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng. Cách tính chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại do tài sản bị xâm hại, cách tính chi phí và thủ tục giám định tình trạng tài sản , định giá tài sản, cách tính các thiệt hại phát sinh gắn với việc không còn sử dụng, khai thác được tài sản…không có quy định cụ thể và cơ sở để tính. Đối với BTTHNHĐ nói chung: - BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại: vấn đề xác định phạm vi đối tượng được cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, các chi phí hợp lý trong việc cứu chữa, chăm sóc bồi dưỡng cho người bị thiệt hại, khoản tiền mai táng…là những vấn đề nan giải trong thực tiễn, nhiều khi gây ra sự tùy tiện trong áp dụng, thiếu công bằng, bất hợp lý trong việc giải quyết BTTH. - Cần mở rộng phạm vi các thiệt hại phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi trong một số lĩnh vực nóng bỏng và nhạy cảm hiện nay như: gây thiệt hại trong sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược, gây ô nhiễm môi trường do hóa chất, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… KẾT LUẬN “Nghĩa tử là nghĩa tận”, từ ngàn xưa đến nay người Việt Nam vẫn suy nghĩ theo cái nghĩa ấy. Tang ma là những việc cuối cùng mà người thân có thể làm cho người đã mất nên ai cũng làm mọi thứ trong khả năng có thể làm.  Mồ mả gắn liền với cá nhân người đã chết là thiêng liêng, là ngôi nhà cuối cùng của một đời người. Mọi hành vi xâm phạm đến mồ mả - nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quy định này của pháp luật không những nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân, trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức của mình, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà còn bảo đảm sự phát triển bền vững ổn định của xã hội./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009. Bộ luật dân sự năm 2005. Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb. Hà Nội, 2009. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. TS. Phùng Trung Tập “ Bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm”, Tạp chí luật học số 5/2009. wedsite: http//: congdong.cz congannhandan.vn thongtinphapluatdansu.wordpress.vn vnexpress.vn MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………..........1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………...1 Cơ sở lý luận của TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra 1.1. Một số vấn đề lý luận về TNBTTHNHĐ………………………………....1 1.2. Khái niệm TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra……………….............3 1.3. Đặc điểm TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra………………………...4 Cơ sở pháp lý của TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra 2.1. Điều kiện phát sinh TNBTTH do xâm phạm mồ mả………………...…...6 2.2. Trường hợp loại trừ TNBTTH do xâm phạm mồ mả……………….....…8 2.3. Năng lực và nguyên tắc bồi thường thiệt hại…………………………......8 2.4. Xác định thiệt hại…………………………………………………..........10 Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về TNBTTH do xâm phạm mồ mả. 3.1. Thực tiễn áp dụng………………………………………………………12 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về BTTH do xâm phạm mồ mả………………………………………….17 KẾT LUẬN……………………………………………………………………20 BẢNG TỪ VIẾT TẮT BTTH Bồi thường thiệt hại TNBTTH Trách nhiệm bồi thường thiệt hại TNBTTHNHĐ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng BLDS Bộ luật dân sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kì dân sự 2 được 8 điểm.doc