Bài tập học kỳ Tâm lí học đại cương Rèn luyện trí nhớ

MỤC LỤC A- Đặt vấn đề . 2 B- Giải quyết vấn đề . 2 I. Cơ sở lí luận và khái quát về trí nhớ . 2 1. Khái niệm 2 2. Vai trò trí nhớ . 3 II. Các cách rèn luyện trí nhớ . 3 1. Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm say mê trong công việc 4 2. Phối hợp các giác quan, sự hiểu biết và kinh nghiệm vào quá trình ghi nhớ 4 3. Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, màu sắc, âm điệu . 5 4. Sắp xếp thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lí . 6 5. Phương pháp học một cách logic, có trình tự hợp lí 7 6. Ôn tập và phân chia thời gian ôn tập cho phù hợp . 7 7. Xóa bớt các thông tin không cần thiết 8 III. Liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của bản thân . 9 C- Kết luận . 11 Danh mục tài liệu tham khảo 12

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kỳ Tâm lí học đại cương Rèn luyện trí nhớ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A- Đặt vấn đề 2 B- Giải quyết vấn đề 2 I. Cơ sở lí luận và khái quát về trí nhớ 2 1. Khái niệm 2 2. Vai trò trí nhớ 3 II. Các cách rèn luyện trí nhớ 3 1. Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm say mê trong công việc 4 2. Phối hợp các giác quan, sự hiểu biết và kinh nghiệm vào quá trình ghi nhớ. 4 3. Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, màu sắc, âm điệu 5 4. Sắp xếp thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lí 6 5. Phương pháp học một cách logic, có trình tự hợp lí 7 6. Ôn tập và phân chia thời gian ôn tập cho phù hợp 7 7. Xóa bớt các thông tin không cần thiết. 8 III. Liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của bản thân 9 C- Kết luận 11 Danh mục tài liệu tham khảo 12 A-ĐẶT VẤN ĐỀ Con người sống trong xã hội vì vậy luôn nhận thức được thế giới quan và bản thân, từ đó không ngừng cải tạo thế giới khác quan thông qua việc bày tỏ thái độ, tình cảm và hành động của mình. Tuy nhiên để cải tạo được thế giwos khách quan mỗi người trong số chúng ta đều phải tự tích lũy kinh nghiệm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau rồi mới có thể áp dụng vào thực tiễn. Và để có thể nhận thức và cao hơn là tích lũy tri thức kinh nghiệm và cải tạo thế giới mỗi cá nhân cần phải có các công cụ để thực hiện điều này, một trong số đó chính là trí nhớ. Chính vì vậy việc nghiên cứu khả năng ghi nhớ của con người cũng như các giải pháp để nâng cao khả năng đó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, thu hút được sự quan tâm từ mỗi cá nhân cũng như các nhà khoa học. B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận và khái quát về trí nhớ 1. Khái niệm. Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về trí nhớ vì vậy cũng có không ít khái niệm về vấn đề này, tuy nhiên tất cả có thể được khái quát qua định nghĩa sau. Trí nhớ chính là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện những gì cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình. Có ai tự hỏi vì sao bỗng nhiên những hình ảnh về một sự kiện đã xảy ra từ rất lâu lại hiện ra chân thực trong tâm trí mình có thể là trong giấc mơ và cũng có khi là ngay khi ta tỉnh táo. Đó chính là nhờ trí nhớ đã lưu giữ lại những hình ảnh, kí ức đó lại trong não bộ, và khi có điều kiện là những vấn đề thì những hình ảnh đó được khôi phục, sống lại trong ta như thể sự việc đó đang diễn ra ngay trước mắt vậy. Cùng là một quá trình phản ánh, song nếu như cảm giác và tri giác phản ánh những hiện tượng, sự vật đang trực tiếp tác động vào các giác quan thì trí nhớ phản ánh toàn bộ những kinh nghiệm của con người đã tích lũy được, bao gồm những hình ảnh mà con người tri giác được trước đây, những ý nghĩ rung cảm mà con người đã trải nghiệm, những hoạt động hành vi đã diễn ra trước đó. Nó để lại những dấu vết trong trí nhớ dưới dạng các hình ảnh nhất định gọi là biểu tượng. 2. Vai trò của trí nhớ. Không ai có thể phủ nhân vai trò to lớn của trí nhớ trong đời sống con người. Chúng ta đều đã thấy hoặc nghe nói về những khó khăn mà trong cuộc sống mà những người những người mất trí, hay nhẹ hơn là đãng trí gặp phải. Con người không có trí nhớ thì sẽ không có kinh nghiệm, và không có kinh nghiệm thì không thể thích nghi với môi trường xung quanh, đồng thời không thể thực hiện được bất cứ hành động nào và nhân cách không thể hình thành. Trí nhớ giúp con người thu gom, tiếp thu và lưu giữ các tri thức cũng như các sự vật, hiện tượng để con người có thể tồn tại và phát triển. Ta có thể thấy được trí nhớ có những vai trò cơ bản sau. Nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy được vốn kinh nghiệm. Trong quá trình học tập, lao động trí nhớ giúp con người lưu giữ lại những kinh nghiệm, kiến thức mà con người tiếp thu, tích lũy được vào bán cầu đại não. Khi đã tích lũy được kinh nghiệm, nhờ có trí nhớ mà con người có thể đem những kinh nghiệm vào hoạt động thực tiễn. Trí nhớ giúp con người phục hồi những kinh nghiệm đã tiếp thu trước đó để áp dụng vào giải quyết một vấn đề khác tương tự hoặc có liên quan. Cuối cùng, trí nhớ giúp nhân cách phát triển và ổn định. II. Các cách rèn luyện trí nhớ. Có người nghĩ rằng, một trí nhớ tốt là do tạo hóa ưu ái ban tặng cho một số người, không thể thay đổi được, tuy nhiên họ đã lầm. Cơ địa bẩm sinh của mỗi người cũng có tác động tới khả năng ghi nhớ, tuy nhiên nó chỉ là một trong rất nhiều yếu tố tác động tới trí nhớ. Điều quan trọng hơn cả đó là mỗi người cần có các biện pháp cụ thể và hợp lý để rèn luyện trí nhớ. Mỗi người sẽ chọn cho mình một cách rèn luyện trí nhớ riêng, tuy nhiên rèn luyện trí nhớ không phải là việc đơn giản mà nó đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực và kiên trì trong thời gian dài. Để có thể nâng cao khả năng ghi nhớ bạn có thể áp dụng các phương pháp sau: 1. Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm say mê trong công việc. Trí nhớ có thể ghi lại tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào vào sự tập trung, chú ý của bạn. Dù bạn đang học tập đang làm việc, hãy tập cố gắng tập trung chú ý một cách cao nhất có thể vào công việc bạn đang thực hiện và hạn chế việc xao nhãng vào những công việc khác không cần thiết. Việc bạn mất tập trung trong công việc sẽ làm gián đoạn quá trình ghi nhận, tích lũy kiên thức dẫn đến làm giảm khả năng ghi nhớ. Đồng thời việc tạo cho mình niềm say mê và hứng thú với công việc khiến nó thực sự cuốn hút sẽ giúp sự tập trung của bạn vào công việc đó được đẩy lên cao độ dẫn đến tăng khả năng trí nhớ. Để tăng tính say mê, cuốn hút của công việc cũng như tăng việc tập trung, bạn nên đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định. Tiếp đó bạn hãy tập trung hết khả năng của mình để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Để tăng sự tập trung trong công việc, bạn cũng nên học cách chấp nhận những hoàn cảnh khách quan, thích nghi với nó, tránh bị phân tán bởi những điều kiện khách quan luôn luôn thay đổi. 2. Phối hợp các giác quan, vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm vào quá trình ghi nhớ. Trong học tập cũng như lao động, chúng ta thường nhớ về những vấn đề mà chúng ta hiểu rõ, có nhiều thông tin. Nếu bạn chỉ biết thoáng qua, sơ sài về một vấn đề nào đó, bạn sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ, không biết chắc chắn là đúng hay sai, khiến bạn nhanh chóng quên điều đó đi và bạn không thể đạt được mục đích mong muốn trong công việc.Vì vậy, khi gặp một vấn đề nào đó, ta cần tìm hiểu kĩ về nó, thu thập các tư liệu có liên quan làm cho kiến thức về vấn đề đó nhiều hơn, sâu sắc hơn giúp ta ghi nhớ dễ dàng hơn. Kết hợp với sự hiểu biết và kinh nghiệm chúng ta cần phải biết cách phối hợp các giác quan một cách nhịp nhàng qua cách học tập đa giác quan. Ví dụ, trong việc học nấu ăn chúng ta cần có sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau như thị giác, vị giác, khứu giác, xúc giác. Việc kết hợp hài hòa các giác quan sẽ đem lại khả năng ghi nhớ cao, từ đó hoàn thành tốt công việc cần làm. 3. Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, màu sắc, âm điệu. Việc sử dụng hài hòa các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, màu sắc, âm điệu làm nổi bật sự việc, tạo ra những hình ảnh sống động tác động mạnh vào các giác quan và nhờ vậy chúng ta không thể quên được. Các nghiên cứu cho rằng não bộ hoạt động theo hình ảnh. Một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về não người là Buzan đã cho rằng có nhiều cách để cải thiện trí nhớ của con người, nhưng nói chung là nên sử dụng tính liên tưởng. Bạn hãy làm quen với việc dùng trí liên tưởng của bạn liên kết những hình ảnh bạn yêu thích, quan tâm hay tạo ấn tượng với bạn. Chính vì trí nhớ con người có khả năng nhớ hình ảnh hơn nhớ từ nên đây được xem là phương pháp khá hiệu quả cho việc tăng cường khả năng ghi nhớ. Việc chuyển kiến thức thành hình ảnh, làm cho chúng càng sống động càng nổi bật thì bộ não càng dễ ghi nhớ. Chúng ta thường hay nhớ được những sự việc do tưởng tượng ra, đặc biệt là những sự việc tạo xúc cảm mạnh mẽ như lo sợ, hạnh phúc, yêu thương, giận dữ, đau đớn… bởi chúng để lại những dấu vết lớn in sâu trong não bộ. Do đó, chúng ta nên dùng nhiều giác quan để tưởng tượng có thể tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ này từ đó tăng cường trí nhớ. Âm điệu cũng sẽ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ lại thông tin vì nó giúp kích hoạt bán cầu não phải, bán cầu mà ta thường hay bỏ quên khi học tập. Bình thường khi chúng ta học, trong khi bán cầu não trái phải hoạt động cật lực thì bán cầu não phải lại nhởn nhơ đi chơi. Tại sao chúng ta không tận dụng tối đa cả hai bán cầu đại não trong học tập, ghi nhớ, tránh sự lãng phí này. Chúng ta có thể sử dụng âm điệu trong học tập bằng cách bật nhạc trong lúc học, tạo ra những âm điệu riêng biệt cho những thông tin cần ghi nhớ. Đặc biệt các bạn nên nghe nhạc không lời để kích thích não bộ. Màu sắc là một nhân tố có tác động rất mạnh mẽ đến trí nhớ. Màu sắc có thể tăng trí nhớ con người lên 50%, do đó ta nên dung nhiều màu sắc khi ghi chú. Ví dụ, khi đọc một quyển sách, bạn dùng bút màu gạch chân những ý quan trọng. Như vậy sẽ làm nổi bật thông tin cần ghi nhớ giúp bạn học tốt hơn. Não bộ có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc nổi bật. Việc sử dụng các chi tiết hải hước và các chi tiết vô lý sẽ tạo ra một ấn tượng mạnh về sự việc đó. Ví dụ, trong lúc học trên lớp, việc thầy cô đan xen các chi tiết hài hước vào bài giảng sẽ tạo một ấn tượng đối với các học sinh, giúp học sinh nhớ lâu hơn về vấn đề đó. Ngoài ra, chúng ta cần phải biết tạo ra mối liên kết giữa các việc cần nhớ. Điều này sẽ giúp chún ta dễ dàng tìm kiếm lại thông tin trong trí nhớ để áp dụng khi cần thiết. 4. Sắp xếp thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lí. Tùy theo cơ địa, sinh lí, thói quen và tình trạng sức khỏe mà chúng ta cần sắp xếp thời gian làm việc, học tập cũng như nghỉ ngơi hợp lí. Trong một ngày mỗi người chỉ có một lượng thời gian nhất định vì vậy việc sắp xếp thời gian sao cho khoa học là hết sức cần thiết. Bạn nên tự lập cho mình một thời gian biểu hợp lí, phân phối đề giữa hoạt động và nghỉ ngơi, việc làm này sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ. Theo các nghiên cứu khoa học cho rằng trong bất kì một thời gian học tập nào cũng có hai đỉnh điểm ghi nhớ tốt nhất đó là thời gian bắt đầu học tập và sắp kết thúc học tập. Trong khi đó khoảng thời gian giữa hai đỉnh điểm này (khoảng thời gian giữa lúc học) trí nhơ của chúng ta giảm sút một cách rõ rệt.Vì vậy có thể thấy thời gian học tập tốt nhất đối với nhiều người là vào buổi sáng hay buổi tối, khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc một ngày. Mỗi lần học, thời gian học không nên dài quá hai tiếng. Một lần học lại chia nhỏ làm bốn phần, mỗi phần 25 phút và giữa mỗi phần chúng ta nên nghỉ giải lao 5 phút. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, bạn nên đứng dậy, làm một vài động tác thể dục đơn giản, nhẹ nhàng hoặc nghe một bản nhạc nhẹ… Những việc làm tưởng như đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả rất lớn, nó đem lại sức sống cho tế bào não từ đó ta có thể đương đầu với các căng thẳng, áp lực tiếp theo. Và sau mỗi lần học 2h như vậy ta nên nghỉ ít nhất 30 phút trước khi bước vào khoảng thời gian học tập mới. 5. Phương pháp học một cách logic, có trình tự hợp lí. Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng sự tiếp nối cụ thể. Do vậy, muốn nhớ lại tri thức phải đặt chúng vào những hoàn cảnh nối tiếp cụ thể mà ta tích lũy được. Một cách để áp đặt trật tự lên các thông tin cho dễ nhớ, dễ thuộc là chia thành từng nhóm. Chẳng hạn khi bạn phải liệt kê tên các tỉnh và thành phố của Việt Nam trong giờ Địa lý, hãy bắt đầu kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và phân theo các vùng như Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ… chứ không nên nhớ một cách lộn xộn, và tôi cũng dám chắc rằng nếu bạn liệt kê một cách ngẫu nhiên không có trình tự thì bạn sẽ kể xót rất nhiều. Không chỉ sắp xếp chúng một cách logic theo một nhóm cụ thể mà muốn các thông tin mới nhận được lưu giữ phải được chuyển hóa thành “ngôn ngữ não bộ”, so sánh với các thông tin khác trong kí ức. Tiến trình này giúp bạn mối liên kết giữa con người, vật thể, hình ảnh và ý tưởng có những điểm giống nhau, hoặc có cùng tính chất, qua đó mà tăng khả năng ghi nhớ tất cả. 6.Ôn tập và phân chia thời gian ôn tập cho phù hợp. Đây là công việc vô cùng cần thiết để ghi nhớ bởi vì như mọi người đã biết, trí nhớ là một quá trình lặp đi, lặp lại nhiều lần. “Văn ôn, võ luyện” làm việc gì chúng ta cũng cần phải tiến hành ôn luyện thường xuyên tích cực để việc đó trở nên thành thạo, ăn sâu vào não bộ. Việc ôn luyện nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Lần ôn tập đầu tiên nên diễn ra sau khi bạn học 10 phút (đây là khả năng trí nhớ đạt đỉnh điểm). Những lần ôn tập tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24h, một tuần, một tháng và sau ba đến sáu tháng. Đó là những mốc thời gian ôn tập cho trí nhớ ta luôn ở đỉnh cao. Các bạn không nên liên tục ôn tập trung một loại tài liệu tron một thời gian dài. Trong khoảng thời gian đọc sách bạn nên kết hợp các cử chỉ như thay đổi tư thế, đi lại, nhìn ra xa cho tâm hồn thoải mái, tránh căng thẳng. Nhiều bạn có thói quen học “vẹt”, tuy nhiên nó không có tác dụng ghi nhớ về lâu dài. Quả thật vậy, các nhà khoa học đã chứng minh chúng ta bắt đầu quên ngay sau khi học. Chỉ trong vài giờ, ta không còn có thể nhắc lại 70-80% dung lượng đã học. Vì vậy sau khi đọc xong một phần lí thuyết bạn nên gấp sách lại tự kiểm tra xem mình nhớ được bao nhiêu phần. Vài tiếng sau lại nhớ lại, vài ngày sau lại thử nhớ lại, những lúc rảnh rỗi bạn cũng có thể thử nhớ lại. Cứ như vậy, dần dần bạn sẽ cải thiện khả năng ghi nhớ của mình. Đây có thể coi là cách học “mưa dầm thấm lâu”. 7. Xóa bớt các thông tin không cần thiết. Bạn đã sử dụng máy tính? Dung lượng bộ nhớ máy tính của bạn là bao nhiêu? Cho dù dung lượng ấy có cao bao nhiêu nhưng nó cũng chỉ là một con số hữu hạn. Sau một thời gian sử dụng, bạn liên tục thêm dữ liệu vào máy tính và đến một lúc nào đó bộ nhớ máy tính của bạn sẽ đầy, bạn không thể tiếp tục thêm dữ liệu vào máy nữa. Bộ não con người cũng vậy, chỉ có thể lưu giữ được một lượng thông tin, kiến thức nhất định. Chính vì vậy bạn nên học cách xóa bỏ các thông tin không có ý nghĩa, không cần thiết. Việc làm này sẽ làm bạn bớt căng thẳng vì phải nhớ những thứ không cần thiết mà vô tình không còn chỗ trống để tiếp thu những kiến thức mới cần thiết. Đồng thời bạn cũng cần biết cách chắt lọc lựa chọn các thông tin cần thiết để lưu giữ, bỏ qua các thông tin không có ý nghĩa. III. Liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của bản thân Mỗi người có một cấu trúc não bộ, cơ địa khác nhau vì vậy cũng có các cơ chế ghi nhớ khác nhau. Do đó mỗi người cần có cách rèn luyện trí nhớ thích hợp để nâng cao khả năng của mình. Về phía mình, tôi cũng đã lựa chọn được cho mình một phương pháp rèn luyện trí nhớ riêng trong hoạt động học tập tuy nhiên chưa phải là hoàn hảo rất mong có thêm sự đóng góp, bổ sung từ phía mọi người. Khâu đầu tiên trong quá trình học tập đó chính là chuẩn bị bài. Đây là việc làm rất cần thiết nó tạo cho ta một cơ sở kiến thức ban đầu về bài học, bước đầu nắm bắt được vấn đề. Khi chuẩn bị bài trước chúng ta sẽ hiểu được vấn đề, dễ dàng tiếp thu bài ở trên lớp hơn, tránh tình trạng mơ hồ, khó hiểu khi giáo viên cung cấp thêm các kiến thức mới về vấn đề này giúp cho việc ghi nhớ bài học tốt hơn. Để chuẩn bị bài tốt chúng ta cần đọc trước giáo trình, đề cương bài học và tìm hiểu thêm qua các tài liệu tham khảo và các phương tiện khác như internet, tivi, sách báo… Chúng ta nên gạch chân hoặc chép lại các ý chính, đánh dấu các vấn đề chưa hiểu cần giải đáp. Càng có nhiều thông tin về một vấn đề nào đó chúng ta càng ghi nhớ hơn về vấn đề đó, vì vậy việc chuẩn bị tư liệu là vô cùng cần thiết. Khi ở trên lớp ta cần tập trung tư tưởng nghe giảng, tránh phân tán tư tưởng vào những việc khác, bởi nó có thể làm giảm khả năng ghi nhớ. Tiếp đó, chúng ta cần ghi chép bài một cách khoa học, ngắn gọn, logic, giúp mình nhanh hiểu bài hơn. Chúng ta cần nắm chắc các kiến thức mà giáo viên cung cấp, nhanh chóng chép lại hoặc ghi nhớ những kiến thức chính và chuyên sâu. Chúng ta nên tự đặt ra các vấn đề vô lý về bài học và tự mình phản biện lại vì não bộ có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc nổi bật. Việc sử dụng các chi tiết hải hước và các chi tiết vô lý sẽ tạo ra một ấn tượng mạnh về sự việc đó giúp ta có thể ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Về việc ghi chép chúng ta nên ghi chép bài theo sơ đồ, kết hợp với việc sử dụng nhiều hình ảnh, màu sắc. Bạn cũng nên liên hệ bài học với các vấn đề, hình ảnh, sự kiện thực tiễn, nó sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn. Điều này sẽ kích thích bán cầu não phải hoạt động làm tăng khả năng ghi nhớ. Ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy (mindmap) vào học tập. Đây là một phương pháp mang lại hiệu quả rất cao cho quá trình ghi nhớ, tiếp thu kiến thức. Quá trình ôn luyện lại kiến thức là quá trình vô cùng quan trọng. Bởi vì trí nhớ là một quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần, chính vì vậy việc ôn lại bài ngay hôm đó là rất quan trọng, tránh để kiến thức bị nhạt đi bởi chúng ta bắt đầu quên ngay sau khi học. Bạn nên vẽ sơ đồ các ý chính đã học, thể hiện thứ tự và quá trình như vậy sẽ giúp quá trình học dễ dàng, nhanh hiểu. Hơn nữa việc tham gia thảo luận nhóm trong giờ seminar để mọi người cùng bàn bạc đóng góp ý kiến sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Đây cũng là một dịp để bạn ôn luyện lại kiến thức, bổ sung thêm cá kiến thức mới, tiếp tục tích lũy tri thức. Bạn nên kết hợp thêm việc đọc các tài liệu tham khảo, tuy nhiên bạn cần phải chọn lựa sách để đọc một cách cẩn thận và cần xác định tâm thế đọc sách phù hợp. Mình chia việc ôn tập thành nhiều đợt rải rác và thường xuyên để có thể nhớ kiến thức hơn. Bên cạnh đó mình thường đeo tai nghe và bật một bản nhạc không lời khi đọc sách, vừa giúp kích thích não hoạt động và vừa không bị các yếu tố bên ngoài phân tán. Ngoài ra mình còn kết hợp thực hiện các biện pháp sau để tăng cường trí nhớ: Nếu có điều kiện thì mình sử dụng các thực phẩm tốt cho trí nhớ mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Đồng thời mình tích cực tập luyện nâng cao sức khỏe, luôn giữ tinh thần sảng khoái. Có một cơ thể và bộ não khỏe mạnh thì quá trình sẽ tốt hơn. Là một dân khối A mình có thói quen mang trong mình một quyển sổ nhỏ và một cây bút chì để sẵn sàng ghi lại những kiến thức hữu ích như các công thức, định lí toán học, vật lí và có thể dùng để ghi chép từ mới tiếng Anh. Mình thường xuyên tiến hành các bài tập, trò chơi rèn luyện trí nhớ… C- KẾT LUẬN Trí nhớ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Chính vì vậy việc rèn luyện để có một trí nhớ tốt là một yêu cầu thiết yếu. Đây không phải là việc làm một sớm một chiều mà đòi hòi hỏi cần có sự nỗ lực, quyết tâm lâu dài. Hi vọng với những kiến thức trên các bạn có thể tìm ra cho mình một phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả! Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006. 2. Tony Buzan, Làm chủ trí nhớ của bạn, Nxb Tổng hợp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2009. Các website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kỳ Tâm lí học đại cương Rèn luyện trí nhớ.doc
Luận văn liên quan