Bài tập kỳ - Pháp luật cộng đồng Asean
Một trong sáu nội dung chủ chốt được xác định trong Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC đó là “ Đảm bảo môi trường bền vững”. Nội dung này nhằm giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, ngăn chặn tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường. Nội dung pháp lý và thực tiễn về đảm bảo môi trường bền vững trong ASCC được thể hiện như sau .
Nhìn chung, ASEAN đã có nhiều biện pháp để thực hiện nội dung đảm bảo môi trường bền vững. Tuy nhiên ASEAN cần phải nỗ lực hơn nữa để đối phó với những ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng như các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện nay.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4720 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập kỳ - Pháp luật cộng đồng Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một trong sáu nội dung chủ chốt được xác định trong Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC đó là “ Đảm bảo môi trường bền vững”. Nội dung này nhằm giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, ngăn chặn tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường. Nội dung pháp lý và thực tiễn về đảm bảo môi trường bền vững trong ASCC được thể hiện như sau:
1, Nội dung pháp lý.
Nội dung "Bảo đảm môi trường bền vững” này được nhắc đến lần đầu tiên tại “Tầm nhìn ASEAN 2020” một văn kiện có tính định hướng cho sự phát triển lâu dài của ASEAN được thông qua ngày 14 – 16/12/1997 tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 2 tổ chức tại Kuala Lumpur. Trong văn kiện có đoạn “Chúng tôi hình dung một ASEAN sạch và xanh, có cơ chế hoàn toàn vững chắc cho sự phát triển bền vững, để bảo vệ môi trường và bảo đảm sự bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực và chất lượng cuộc sống cao của nhân dân.”
Sau đó vào năm 2007, Hiến chương ASEAN đã ra đời ngay trong lời mở đầu của Hiến chương đã khẳng định quyết tâm đảm bảo sự phát triển bền vững vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai, và đặt hạnh phúc, đời sống và phúc lợi của nhân dân ở vị trí trung tâm của tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan đã thông quá kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC, đây là văn kiện đề ra các chương trình hành động với các mục tiêu cụ thể và rõ ràng nhất để xây dưng ASCC trong giai đoạn 2009 – 2015 góp phần rút ngắn thời gian hoàn thành xây dựng AC xuống năm 2015.
Ngoài những nội dung pháp lý chủ yếu trên, trong mỗi lĩnh vực ASEAN cũng có những văn kiện quan trọng như: Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới; Tiêu chuẩn chất lượng biển ASEAN; Kế hoạch hành động ASEAN về buôn bán động vật và thực vật hoang dã 2005 – 2010; Mạng lưới thực thi cuộc sống hoang dã; Kế hoạch hành động chiến lược của ASEAN về Quản lí tài nguyên nước; Kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về rừng …
2. Nội dung thực tiễn.
Trong thời gian qua, việc thực hiện nội dung này đã thu được những kết quả đáng khích lệ cụ thể:
Về môi trường nước và không khí: đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường nước và không khí, ngay từ năm 1994 Hội nghị bộ trưởng các nước ASEAN đã thông qua “Tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho không khí và nước sông”. Tiếp đó, các nước ASEAN cũng tham gia Kế hoạch chiến lược và Chương trình môi trường của Ủy hội sông Mê kông về sử dụng nước, xây dựng và thực hiện chính sách quản lý hướng về môi trường. Thêm vào đó, ASEAN còn triển khai hợp tác vì môi trường biển Đông bao gồm việc giám sát và quản lí ô nhiễm trên biển, bảo vệ các hệ sinh thái và tính đa dạng loài của vùng biển, hạn chế tình trạng khai thác thủy sản quá mức, thiết lập và quản lí tốt các khu bảo tồn biển …
Về đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: việc bảo tồn đa dạng sinh học được thúc đẩy bằng việc sử dụng một cách bền vững thông qua việc dào tạo, nghiên cứu và quản lí các cơ sở dữ liệu, tăng cường sự qản lí và phát triển các công viên di sản trong ASEAN. Đồng thời các chương trình phát triển nhân lực, trao đổi thông tin và công nghệ và các hội nghị về quản lý công viên liên tục được tổ chức nhằm củng cố nguồn đa dạng sinh học.
Về vấn đề biến đổi khí hậu: hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu đang là nỗi lo chung của toàn thế giới, ASEAN cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Năm 2009, các Bộ trưởng môi trường ASEAN đã thông qua nghị quyết Singapore về môi trường bền vững và biến đổi khí hậu như một sự cụ thể hóa tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2007 về môi trường bền vững và tuyên bố chung của Hội nghị thượng định ASEAN 2009 về biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 15 của các bên tham gia công ước khung của UN về biến đổi khí hậu và Hội nghị lần thứ 5 của các Bên tham gia nghị định thư Kyoto. Hiện nay, ASEAN đang nỗ lực xây dựng một Kế hoạch hành động ASEAN thực hiện Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN về Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 16, năm 2010 tại Hà Nội.
Về giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức cho cộng đồng: Kế hoạch hành động giáo dục môi trường ASEAN trong giai đoạn 2008 – 2012 đã được các Bộ trưởng môi trường thông qua năm 2008 nhằm nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân các nước ASEAN, qua đó chung tay góp sức để tạo nên một khu vực xanh, phồn thịnh.
Do nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực môi trường, những năm gần đây, các Bộ trưởng ASEAN đã đưa ra 4 bản Báo cáo tình trạng Môi trường ASEAN trong đó vạch ra tình trạng và xu hướng của chất lượng môi trường trong khu vực và những thách thức và biện pháp cần thực hiện.
Nhìn chung, ASEAN đã có nhiều biện pháp để thực hiện nội dung đảm bảo môi trường bền vững. Tuy nhiên ASEAN cần phải nỗ lực hơn nữa để đối phó với những ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng như các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, 2011.
2. Tầm nhìn ASEAN 2020.
3. Hiến chương ASEAN.
4. Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN năm 2007.
5. http// www. aseansec.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập kỳ - pháp luật cộng đồng asean.doc