Bài tập lớn Chính sách đối ngoại (phần II)

Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập sâu vào đời sống quốc tế bằng việc tham gia và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của các tổ chức quốc tế cũng như khu vực. Và việc tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN là một bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Kể từ khi gia nhập tổ chức này, có thể thấy diện mạo của Việt Nam đã thay đổi một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức ASEAN. Đóng góp lớn nhất chính là việc góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong ASEAN thông qua việc góp phần xác định phương hướng và các chính sách hợp tác của ASEAN. Chúng ta đã dựa vào mối quan hệ tốt với các nước ngoài khu vực để làm cầu nối thúc đẩy sự hợp tác về mọi mặt của họ với tổ chức ASEAN. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những sáng kiến hợp lý vào những thời điểm thích hợp để hoặc là tháo gỡ những khó khăn mà tổ chức ASEAN đang gặp phải, hoặc là nhằm tạo tiền đề thúc đẩy đà phát triển cho tổ chức.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn Chính sách đối ngoại (phần II), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập lớn Chính sách đối ngoại (phần II) Sinh viên: Vũ Thùy Linh Lớp I33 Học viện Ngoại giao Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN), ra đời năm 1967, cho đến nay đã được 42 năm. Trải qua những bước thăng trầm lịch sử và những khó khăn, đến nay, ASEAN đã phát triển thành một khối liên minh vững chắc và có những đóng góp rất lớn trong sự phát triển chung trên mọi lĩnh vực đời sống quốc tế. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức ASEAN vào ngày 28 tháng 7 năm 1995. Kể từ khi gia nhập cho đến nay, Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của ASEAN, được cộng đồng ASEAN ghi nhận. Trong phạm vi bài tiểu luận này, chỉ xin phân tích những đóng góp của Việt Nam trong vòng 10 năm kể từ khi gia nhập (từ năm 1995 đến năm 2005). Chỉ chọn nghiên cứu thời điểm từ năm 1995 đến năm 2005, bởi: - 10 năm có thể coi là dấu mốc đáng kể, đáng nhớ đầu tiên để ghi nhận, xem xét và đánh giá một chặng đường kể từ khi gia nhập. - Quãng thời gian 10 năm (1995 – 2005) là quãng thời gian chứng kiến bước chuyển mình của ASEAN với những bước thay đổi, phát triển vượt bậc với những thành tựu tiêu biểu, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy, chọn thời điểm 10 năm, kể từ năm 1995 đến năm 2005 để nhìn nhận sự đóng góp tích cực của Việt Nam vào sự phát triển chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN để có thể có cách nhìn rõ ràng nhất về vai trò của Việt Nam trong cộng đồng này. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. 1. Các thành viên: Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập:  Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):  Cộng hoà Indonesia  Liên bang Malaysia  Cộng hoà Philippines  Cộng hòa Singapore  Vương quốc Thái Lan  Các quốc gia gia nhập sau:  Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)  Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)  Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)  Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)  Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)  Hai quan sát viên và ứng cử viên:  Papua Tân Guinea: quan sát viên của ASEAN.  Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN 2. Mục đích: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội. 3. Nguyên tắc hoạt động: - Nguyên tắc về quan hệ song phương và đa phương: Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, và tiến tới tuân thủ các quy định chung trong Hiến chương ASEAN khi Hiến chương này được tất cả mười thành viên trong Khối phê chuẩn và có hiệu lực. Hiến chương này được xem là Hiến pháp của toàn Khối. Hiến chương Asean sẽ được thông qua vào Tháng Mười Hai, 2008. Nếu được thông qua, Hiến chương sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau khi Văn kiện Phê chuẩn được đệ trình lên Tổng Thư ký của Khối. - Nguyên tắc điều phối hoạt động: có 3 nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc nhất trí, nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc 6-X -Trong quan hệ với nhau, các thành viên của khối đều tuân theo 6 nguyên tắc chính được nêu lên trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là:  Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;  Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;  Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;  Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;  Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;  Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. II. LỢI ÍCH CÓ ĐƯỢC TỪ VIỆC GIA NHẬP ASEAN Quan hệ buôn bán và đầu tư giữa Việt Nam và các nước ASEAN ngày càng được tăng cường, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt nam. Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, trong giai đoạn 6 năm (1988 - 1994), tổng số dự án của các nước ASEAN vào Việt Nam là 160 dự án, với số vốn đăng ký là 2,7 tỷ USD. Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, những con số trên đã tăng vọt. Kết quả là trong giai đoạn 1995 - 2000, các nước ASEAN đã có 296 dự án đầu tư vào Việt nam, với tổng số là 7,365 tỷ USD, chiếm 16% về số dự án và gần 30% tổng số vốn mà các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Trong các nước ASEAN, Singapore là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, tiếp theo là các nước Malaysia, Thái lan, Phillippines và Indonexia. Chỉ riêng Singapore, tính đến tháng 12 năm 2001 đã có 244 dự án với tổng số vốn là 6,88 tỷ USD, trong tổng số 3.043 dự án đầu tư nước ngoài ở Việt nam và vốn đầu tư là 37,6 tỷ USD. Các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam cũng đã có sự thay đổi cơ cấu rõ rệt, từ các lĩnh vực thương mại, khách sạn, dịch vụ chuyển mạnh sang lĩnh vực công nghiệp và sản xuất. Trong tổng số 115 dự án và 1,2 tỷ USD vốn đầu tư của Malaysia ở Việt Nam thì lĩnh vực công nghiệp chiếm khoảng 44% số dự án và 70% số vốn. Tiếp theo Malaysia là Thái Lan với 112 dự án và 1,16 tỷ USD vốn đầu tư. Một số khu công nghiệp và chế xuất mà các nước ASEAN tham gia ở Việt Nam đã hoạt động có hiệu quả như: khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (Bình Dương), Khu công nghiệp Việt Nam - Thái Lan (Amata), Khu chế xuất Việt Nam - Malaysia (Đà Nẵng), khu công nghiệp Việt Nam - Malaysia (Nội Bài)... Có thể nói, đầu tư từ các nước ASEAN đã và đang là một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế Việt nam, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, và đưa Việt Nam tiến kịp các nước trong khu vực. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng không ngừng gia tăng trong những năm qua. Riêng năm 2000, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN đã đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 24% tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam. Singapore, Thái Lan, Philiippines, Malaysia và Indonexia là các bạn hàng lớn trong ASEAN của Việt Nam. Năm 2002, Indonexia đã ký hợp đồng nhập 500.000 tấn gạo của Việt Nam trong tổng số 1 triệu tấn gạo mà nước này dự định nhập khẩu từ nước ngoài. Việt Nam và Thái Lan đã thoả thuận hợp tác về xuất khẩu gạo nhằm nâng giá gạo trên thị trường quốc tế đang còn quá thấp. Quan hệ thương mại giữa hai nước không ngừng được cải thiện cả về kim ngạch hai chiều lẫn cơ cấu mặt hàng với việc Việt Nam đã xuất trở lại Thái Lan các hàng công nghệ, linh kiện điện tử và hàng tiêu dùng. Cùng với quan hệ thương mại, các quan hệ chính trị và những mối quan hệ khác được tăng cường hơn, đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã chính thức tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 1/1/1996. Với việc tham gia AFTA, cả Việt nam và các nước ASEAN đều có điều kiện hơn nữa để thúc đẩy quan hệ thương mại theo những qui định về giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). III. ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM TRONG 10 NĂM (1995 – 2005) Trong vòng 10 năm kể từ khi gia nhập (1995), Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp tích cực trong mọi mặt của ASEAN, góp phần làm thay đổi diện mạo của ASEAN trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chỉ xin đi vào phân tích chi tiết 2 đóng góp sau đây: 1. Đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN và các nước đối thoại. Sự tham gia có hiệu quả của Việt Nam trong ASEAN đã góp phần quan trọng cho việc mở rộng hợp tác của ASEAN với các nước láng giềng bên ngoài, nhất là các đối tác và láng giềng của Việt Nam. a. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc Sự cải thiện nhanh chóng quan hệ Việt – Trung, vị thế chiến lược và sự phát triển năng động của Việt Nam đã giúp Việt Nam thực sự đóng góp một phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác, tăng cường hiểu biết giữa Trung Quốc và ASEAN. Cùng với sự lớn mạnh của ASEAN, Việt Nam đóng góp không nhỏ vào thế cân bằng chiến lược và ảnh hưởng giữa các nước lớn đặc biệt là cân bằng chiến lược Mỹ - Trung – một vấn đề lớn có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác Đông Nam Á. Ông Ong Keng Yong, nguyên tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã có những nhận xét vệ sự đóng góp của Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc như sau: “Là nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam thường xuyên đem những kinh nghiệm lịch sử của mình để giúp ASEAN thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc… Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn đưa ra những đề xuất tích cực và mang tính xây dựng. Đây không phải là vấn đề cảm tính mà là vấn đề tư duy”. Nhờ phát huy tích cực vai trò là cầu nối giữa ASEAN và Trung Quốc của Việt Nam, quan hệ ASEAN – Trung Quốc đã và đang ngày càng khăng khít, gắn bó chặt chẽ với nhau. Bằng chứng là sự tham gia của Trung Quốc trong các cơ chế ASEAN + 1 và ASEAN + 3, cũng như các diễn đàn đa phương của khu vực, quan hệ song phương với từng nước ASEAN. Cụ thể hơn nữa, trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, năm 2002, Trung Quốc - ASEAN đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, mở đường cho việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010. Sự phát triển năng động và mạnh mẽ giữa ASEAN và Trung Quốc đã đưa đến kết quả là năm 2003, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng; và cũng ngay trong năm đó, Trung Quốc đã ký TAC với ASEAN. Trong những sự kiện quan trọng này giữa ASEAN và Trung Quốc thì Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng như một cầu nối chiến lược. b. Quan hệ ASEAN - Ấn Độ Việt Nam và Ấn Độ là những người bạn tốt của nhau. Vì vậy, mỗi khi ASEAN đề cập đến những vấn đề liên quan đến Ấn Độ, đôi lúc là những cuộc thảo luận về các vấn đề rất nhạy cảm, Việt Nam thường xuyên nêu lại những kinh nghiệm và tình hữu nghị của mình với Ấn Độ, gợi ý là tăng cường quan hệ với Ấn Độ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các bên, và còn nói "Nếu chúng ta tổ chức hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chúng ta nên mời Ấn Độ tham dự, bởi vì họ có những ý tưởng hay”. Và thực tế đã chứng minh Ấn Độ là một đối tác lớn đầy tiềm năng của ASEAN. Từ nhiều năm nay, Ấn Độ và ASEAN tổ chức thường xuyên các cuộc gặp thượng đỉnh, đối thoại, làm việc với các nhóm công tác, các quan chức chính phủ... của hai bên. Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến việc tham gia các dự án thuộc tiểu vùng sông Mê Công như: Dự án nối sông Hằng với sông Mê Công, Sáng kiến vịnh Ben-gan về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và công nghiệp. Tháng 11-2004, Ấn Độ và ASEAN đã ký văn kiện Đối tác Ấn Độ - ASEAN vì hòa bình, tiến bộ, cùng chia sẻ thịnh vượng. Kim ngạch thương mại của Ấn Độ với ASEAN chiếm khoảng 30% tổng ngoại thương của Ấn Độ. Tháng 8-2008, Ấn Độ và ASEAN đã hoàn tất đàm phán về Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ. Ấn Độ cũng đã được mời tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á ngay từ lần thứ nhất (năm 2005). c. Quan hệ ASEAN – Các đối tác chiến lược khác Nhìn chung, Việt Nam luôn đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình ra quyết định về các vấn đề đối ngoại giữa ASEAN và các đối tác (Mỹ, Nhật Bản, Liên bang Nga, EU). VN đã sử dụng tốt những kinh nghiệm lịch sử của mình trong quan hệ với các nước nhằm đề xướng những nguyên tắc trong quan hệ đối ngoại của ASEAN, giúp ASEAN tăng cường quan hệ với những đối tác này. Và sự phát triển về mọi mặt quan hệ hợp tác giữa ASEAN và các đối tác chiến lược chính là minh chứng cho những đóng góp tích cực của Việt Nam: Với Nhật Bản, tính đến thời điểm này, Nhật Bản đã tham gia tất cả các cơ chế, diễn đàn đa phương của ASEAN; tích cực triển khai các hoạt động liên kết như: chuyển giao công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại, giáo dục - đào tạo nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ khắc phục thiên tai, giao lưu văn hóa... Những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - Nhật Bản cũng đạt mức cao (khoảng 150 tỉ USD mỗi năm). Với Nga, thế mạnh hợp tác giữa ASEAN và Nga là trên lĩnh vực an ninh – quân sự. Từ sau khi Nga trở thành một bên đối tác, đối thoại đầy đủ của ASEAN (tháng 7-1996), quan hệ Nga - ASEAN bước sang một giai đoạn mới, tạo tiền đề cho những thay đổi về chất trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Cũng từ đó, cơ cấu đối thoại ASEAN - Nga được định hình, bao gồm 4 thiết chế: Ủy ban hợp tác hỗn hợp ASEAN - Nga; Ủy ban quản lý hỗn hợp ASEAN - Nga của Quỹ hợp tác ASEAN - Nga; Hội đồng kinh doanh ASEAN - Nga; và ủy ban ASEAN tại Mát- xcơ-va. Năm 2003, Nga và ASEAN đã ký Tuyên bố chung giữa các bộ trưởng ngoại giao về quan hệ đối tác vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển; năm 2004 ký Tuyên bố chung ASEAN - Nga về phòng chống tội phạm quốc tế, đồng thời ký TAC. Đặc biệt, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nga lần đầu tiên được tổ chức tại Ma-lai-xi-a (tháng 12-2005) đã chứng tỏ một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai bên. Tại Hội nghị này, Nga và ASEAN đã ký kết một số văn kiện quan trọng: Tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện và tiến bộ; Hiệp định hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Nga - ASEAN 2005 - 2015. Với Mỹ, hợp tác giữa Mỹ và các nước ASEAN đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự, văn hóa - xã hội. Về kinh tế, kim ngạch thương mại Mỹ - ASEAN suốt từ năm 2001 đến nay tăng liên tục, vượt quá ngưỡng 100 tỉ USD (năm 2005 gần 150 tỉ USD). Về chính trị, ASEAN và Mỹ nhất trí đưa ra Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác tăng cường ASEAN - Mỹ (tháng 11-2005). Về an ninh, tháng 8-2002, Mỹ và ASEAN đã ký Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố. 2. Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quốc sách lớn của ASEAN, từ đó củng cố môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong ASEAN. Trong khoảng thời gian 10 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quốc sách lớn của ASEAN. Tại lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia đã tuyên bố việc Việt Nam vào ASEAN sẽ làm tăng sức sống và sức mạnh tập thể của ASEAN chứ không chỉ đơn thuần tăng thêm số thành viên từ 6 lên 7. Ngoại trưởng Philippines cũng tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tạo động lực chung để tăng cường vai trò và ảnh hưởng quốc tế của ASEAN. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các nước lại tin tưởng vào những đóng góp đáng kể mà Việt Nam sẽ đem đến như thế: Trong 10 năm (1995 – 2005), Việt Nam đã tham gia tích cực vào các khuôn khổ, diễn đàn và các hoạt động hợp tác khác nhau của ASEAN về kinh tế, chính trị an ninh cũng như hợp tác chuyên ngành: hợp tác á - Âu (ASEM - 1996); hợp tác ASEAN với 3 nước Đông Bắc á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN + 3 - 1997); Hội nghị ARF 7 năm 1999; giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, nhất là việc hoàn tất ý tưởng một ASEAN-10; tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà nội tháng 12 năm 1998… Việt Nam đã cống hiến tích cực vào việc củng cố những nguyên tắc cơ bản đã được thỏa thuận, xác định rõ các phương hướng phát triển của khu vực cũng như thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, Chương trình Tiểu vùng Mê Kông, Sáng kiến phát triển Hành lang Đông-Tây... Trong đó, "Kế hoạch hành động Hà Nội", được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 tại VN năm 1998 đã mang lại sự hiện thực hoá sớm của AFTA và giúp các nước trong khu vực hồi phục kinh tế mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Ngoài ra, Việt Nam còn đề xuất ý tưởng về "Cộng đồng văn hóa xã hội" một trong 3 trụ cột chính xây dựng cộng đồng ASEAN. Từ tháng 7/2000 – 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủy ban Thường trực ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) cũng như một loạt các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về môi trường, ma tuý, tội phạm xuyên quốc gia các năm sau này... Các Bộ/ngành của Việt Nam cũng đăng cai nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp Quan chức cao cấp (SOM) về kinh tế và hợp tác chuyên ngành. Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO) tháng 9/2002... Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội, đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác và tự do hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư trong và với các Đối tác bên ngoài như thực hiện AFTA; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN. Việt Nam cũng đóng vai trò không nhỏ trong cân bằng chiến lược và ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là trong cân bằng chiến lược Mỹ-Trung. Đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á. Hơn nữa, VN cũng có những đóng góp quan trọng vào việc tăng cường hợp tác giữa ASEAN với các nước đối thoại, trong đó có nhiều nước và trung tâm lớn của thế giới, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò nước điều phối quan hệ đối ngoại giữa ASEAN với các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật… Cùng với quan hệ Việt -Trung được cải thiện nhanh chóng trong thập niên qua, vị thế địa lý chiến lược và sự phát triển năng động của Việt Nam thực sự đã và đang đóng góp một phần quan trọng làm cho ASEAN-Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, hiểu biết và hợp tác nhiều hơn. (như đã chứng minh ở trên). Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào quá trình kết nạp các nước thành viên mới bao gồm Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN, hình thành một khối ASEAN thống nhất gồm tất cả 10 quốc gia ở Đông - Nam Á, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ chia rẽ và đối đầu, các nước Đông - Nam Á đã vượt qua những trở ngại để trở thành một khối thống nhất trong đa dạng, đoàn kết và hợp tác trong một tổ chức khu vực, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam và các thành viên mới của ASEAN đã góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến về chất trong nội dung hợp tác khu vực Đông Nam Á. Từ một hợp tác có tính chất đóng cửa thành một hợp tác có tính chất mở cửa. Từ hợp tác bởi các mục tiêu chính trị sang hợp tác do thị trường thúc đẩy, từ hợp tác giữa các nền kinh tế có trình độ phát triể tương tự nhau sang hợp tác giữa các nền kinh tế có trình độ phát triển chênh lệch nhau, từ hợp tác hướng vào bên trong và chia sẻ thị trường sang hợp tác hướng ra bên ngoài và góp chung nguồn lực, v.v… Bước chuyển đổi này là kết quả của quá trình liên tục đổi mới của tất cả các quốc gia trong ASEAN trong đó có thể coi Việt Nam là một thí dụ điển hình. IV. KẾT LUẬN Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập sâu vào đời sống quốc tế bằng việc tham gia và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của các tổ chức quốc tế cũng như khu vực. Và việc tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN là một bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Kể từ khi gia nhập tổ chức này, có thể thấy diện mạo của Việt Nam đã thay đổi một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức ASEAN. Đóng góp lớn nhất chính là việc góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong ASEAN thông qua việc góp phần xác định phương hướng và các chính sách hợp tác của ASEAN. Chúng ta đã dựa vào mối quan hệ tốt với các nước ngoài khu vực để làm cầu nối thúc đẩy sự hợp tác về mọi mặt của họ với tổ chức ASEAN. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những sáng kiến hợp lý vào những thời điểm thích hợp để hoặc là tháo gỡ những khó khăn mà tổ chức ASEAN đang gặp phải, hoặc là nhằm tạo tiền đề thúc đẩy đà phát triển cho tổ chức. Giáo sư Carl Thayer – một chuyên gia về Việt Nam hiện đang giảng dạy tại Học viện Quốc phòng Australia – đã chia sẻ quan điểm của mình về vị thế và vai trò của Việt Nam trong khối ASEAN nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập ASEAN. Ông so sánh Việt Nam khi mới gia nhập ASEAN giống như một cầu thủ bóng đá được mời ngồi ghế dự bị. Việt Nam ngồi và quan sát các cầu thủ khác chơi như thế nào và học tập những kinh nghiệm của họ. Nhưng kể từ năm 1998, khi Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Việt Nam đã bắt đầu thể hiện vai trò tiên phong hơn trong các vấn đề của Hiệp hội. Việt Nam đã khiến các thành viên phát triển của ASEAN công nhận sự cần thiết đặc biệt của nhóm các nước CLMV - Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và đã thể hiện tốt vai trò Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN, tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Trước đây, Việt Nam thụ động và chờ liệu có tiến tới sự đồng thuận hay không trước khi đưa ra quyết định cần làm gì, nhưng giờ Việt Nam đã tự tin hơn trong việc đề xuất những chính sách mới và phát huy nhiều nguồn lực của mình. Việt Nam đã “ghi bàn” khi đề xuất khá nhiều chính sách có ý nghĩa thiết thực. Các nhà quan sát kỳ vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò to lớn hơn trong tương lai. NGUỒN CÁC TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI 1. 2. Tạp chí phát triển khoa học & công nghệ, tập 10, số 09 – 2007. 3. 4. 5. 6. 7. Sài Gòn Giải phóng, 8/2005 8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvuthuylinh_i33_2038.pdf
Luận văn liên quan