Bài tập lớn hình sự module 1_tội giết người
Vì ghen tuông, A có ý định giết chết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B 3 nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS.
Câu hỏi:
1. Căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người. ( 1 điểm )
2. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao. ( 1 điểm )
3. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ tác động trong vụ án. ( 1 điểm )
4. Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết, B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao. ( 2 điểm )
5. Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lý theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao. ( 1 điểm ).
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn hình sự module 1_tội giết người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI
Vì ghen tuông, A có ý định giết chết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B 3 nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS.
Câu hỏi:
Căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người. ( 1 điểm )
Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao. ( 1 điểm )
Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ tác động trong vụ án. ( 1 điểm )
Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết, B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao. ( 1 điểm )
Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết, B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao. ( 2 điểm )
Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lý theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao. ( 1 điểm ).
BÀI LÀM
Câu 1: Căn cứ khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.
Phân loại tội phạm là việc phân chia tội phạm theo các căn cứ cụ thể thành những nhóm tội phạm khác nhau nhằm mục đích nhất định. Phân loại tội phạm luật hình sự là việc phân loại của các cơ quan xây dựng Luật. Cơ quan này dựa vào các căn cứ nhất định để phân loại tội phạm thành những nhóm tội phạm khác nhau nhằm mục đích quy định tội phạm và hình phạt. Căn cứ cũng như kết quả phân loại này được thể hiện gián tiếp qua những điều luật cụ thể của BLHS.
Dựa vào mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội, tội phạm được chia thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây cũng là cách phân loại tội phạm cơ bản và quan trọng được thể hiện trực tiếp trong khoản 3 Điều 8 BLHS: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đói với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hai đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Như vậy, theo nội dung Khoản 3 Điều 8, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi cả dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và cả dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý.
Tội giết người được các nhà làm luật quy định tại Điều 93 BLHS. Tuy nhiên, để thực hiện được hành vi phạm tội trong thực tế rất đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi trường hợp phạm tội khác nhau thì tính chất của hành vi, phương pháp, thủ đoạn, và hậu quả xảy ra cũng rất khác nhau. Do vậy đòi hỏi phải phân loại tội phạm đối với tội giết người để có thể cá thể hóa trách nhiệm hình sự, sự phân biệt và cá thể hóa được chính xác sao cho xét xử đúng người, đúng tội và trách nhiệm hình sự phải phù hợp với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Để đáp ứng đòi hỏi đó, Điều 93 BLHS đã tiến hành phân loại đối với những hành vi giết người có tính chất và mức độ khác nhau thường xảy ra trong thực tế và ấn định khung hình phạt cụ thể đối với các hành vi phạm tội có cùng tính chất.
Dựa vào cơ sở đó và khoản 3 Điều 8 BLHS, tội giết người được phân loại như sau:
1.1. Tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng vì có tính nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội và có mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng cao nhất trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
“ Người nào giết người thuộc trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.”
1.2. Tội giết người được quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS thuộc loại tội rất nghiêm trọng vì có tính nguy hại rất lớn cho xã hội và có mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng lên đến 15 năm tù.
“Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”
Câu 2: Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao.
Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt. Và cụ thể là thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Vì:
A có ý định giết chết B nên đã thực hiện hành vi là rút dao đâm B ba nhát. Tưởng B đã chết nên A bỏ đi. A đã thực hiện được hết các hành vi mà A cho là cần thiết để có thể làm chết B. Nhưng do được phát hiện cấp cứu kịp thời nên B được cứu sống. Trong trường hợp này A tin là hành vi của mình đã gây ra hậu quả chết người mà A mong muốn.
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của con người” (Điều 18 BLHS).
Trong giai đoạn phạm tội chưa đạt ta có thể phân ra các trường hợp:
- Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện.
Dựa vào căn cứ này ta có thể phân biệt tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành và tội phạm chưa đạt đã hoàn thành:
+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì nhưng nguyên nhân khách quan chưa thể thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do những nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra.
- Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt.
+ Trường hợp thứ nhất là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại cho khách thể nhưng thực tế không gây thiệt hại vì không có đối tượng tác động, hoặc vì đối tượng tác động không có tính chất mà người phạm tội tưởng là có.
+ Trường hợp thứ hai phạm tội chưa đạt do người người phạm tội đã sử dụng nhầm phương tiện mà người đó muốn.
Xét trong trường hợp như ở đề bài đã cho thì A thuộc giai đoạn phạm tội phạm tội chưa đạt theo Điều 18 BLHS (trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành).
Câu 3: Đối tượng tác động của tội phạm và công cụ tác động trong vụ án.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội có tác động đến gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Có một số loại đối tượng tác động của tội phạm:
- Con người có thể là đối tượng tác động của tội phạm.
- Các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội có thể là đối tượng tác động của tội phạm.
- Hoạt động bình thường của chủ thể có thể là đối tượng tác động của tội phạm.
Trong trường hợp của câu hỏi thì đối tượng tác động của tội phạm là con người ( trong quan hệ nhân thân ): Quan hệ nhân thân là quan hệ chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự biến đổi tình trạng bình thường của con người. A đã có hành vi đâm dao vào B. Như vậy, hành vi này đang trực tiếp đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của B. Như vậy, A đã làm thay đổi trạng thái bình thường của B thông qua những hành vi phạm tội đã nêu trên.
Công cụ phạm tội trong vụ án như đề bài ra là con dao mà A sử dụng nhằm mục đích đâm chết B.
Câu 4: Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết, B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao.
Trong trường hợp A đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị thương tích với tỉ lệ là 21%. A phải chịu trách nhiệm hình sự vì:
Như trên ta thấy A đâm B một nhát và bỏ đi và không tiếp tục đâm B đến chết.A đã thỏa mãn các dấu hiệu của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo Điều 19 BLHS:
- Việc chấm dứt việc phạm tội của A ở giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành: Dùng dao định giết B, mới đâm 1 nhát B bị thương, A có điều kiện đâm B tiếp nhưng A vẫn không đâm mà bỏ đi.
- Việc không đâm tiếp B mà bỏ đi khi thấy B bị thương là hành động dứt khoát và tự nguyện của A chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối.
Do vậy A được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm là đâm B đến chết.Nhưng do đã đâm B một nhát dẫn tới hậu quả thương tích 21%. Vì vậy A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 2 Điều 104 BLHS đã quy định: “ Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng không thuộc một trong các trường hợp quy định tai các điểm từ a đến k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Câu 5: Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết, B bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao.
Giả sử A đâm B ba nhát, tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi nhưng do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt tòa án quyết định đối với A là không đúng vì:
Trường hợp phạm tội của A là trường hợp phạm tội chưa đạt, mà theo khoản 3 Điều 52 BLHS đã quy định về hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt : “ đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà hình phạt quy định”. Mà như hình phạt tòa án tuyên thì A phải chịu mức hình phạt là 13 năm tù, trong khi mức cao nhất của khung hình phạt trong khoản 2 Điều 93 BLHS là 15 năm tù. Do đó đã vượt quá ba phần tư mức phạt quy định tại khoản 3 Điều 52.
Câu 6: Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lý theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao.
Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lý theo luật hình sự Việt Nam. Vì:
Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong BLHS thì phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự. Luật hình sự có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nếu người phạm tội là người nước ngoài và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì có hai trường hợp xảy ra với A.
- Thứ nhất nếu người phạm tội là đối tượng được hưởng ưu tiên miễn trừ ngoại giao hay các quyền ưu đãi về lãnh sự thì theo khoản 2 Điều 5 BLHS quy định về hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thứ hai, nếu người phạm tội là người nước ngoài mà không có các quyền miễn trừ ưu đãi như theo khoản 2 Điều 5 BLHS quy định thì người phạm tội vẫn sẽ bị truy cưú trách nhiệm hình sự do phạm lỗi trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tạ khoản 1 Điều 5 BLHS .
Trong trường hợp của A như đề bài cho ta thấy A là nhân viên làm thuê cho một công ty liên doanh ở Hà Nội, do vậy A không thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên như theo khoản 2 điều 5 BLHS đã quy định mà phải bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam theo như quy định tại khoản 1 Điều 5 BLHS :
“ Bộ luật hình sự được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A là buộc A phải chịu hình phạt do tội mà mình gây ra, đồng thời có mục đích răn đe, trừng trị, đồng thời giáo dục mọi người tuân theo pháp luật.
Pháp luật Việt Nam không chỉ được áp dụng với công dân Việt Nam mà còn được áp dụng với những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự, nxb CAND, năm 2008.
Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nxb Lao động xã hội, năm 2009.
Viện khoa học pháp lí – Bộ tư pháp, Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999, nxb CTQG, Hà nội, 2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập lớn hình sự module 1_tội giết người.doc