Bài tập lớn học kì môn luật hình sự module 2

A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi, C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết. Hỏi: 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? (3 điểm) 2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A và B được giải quyết như thế nào? Tại sao? (2 điểm) E có phạm tội không? Tại sao? (2 điểm)

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3092 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn học kì môn luật hình sự module 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài 5: A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi, C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết. Hỏi: 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? (3 điểm) Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A và B được giải quyết như thế nào? Tại sao? (2 điểm) E có phạm tội không? Tại sao? (2 điểm) MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. MỞ BÀI 3 B. NỘI DUNG 4 I, PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 4 II, GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 5 1. Xác định tội danh của A và B 5 2. Tội danh của A và B có thay đổi nếu không lấy được tài sản bởi C và D biết là súng giả và chống cự lại 8 3. Xác định tội danh của E 9 C. KẾT LUẬN 11 MỞ BÀI Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp. Những năm gần đây, mỗi năm phát hiện trung bình trên 70 ngàn vụ phạm tội các loại. So với các nước trên thế giới và trong khu vực thì tình hình tội phạm ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp, nhưng có tính chất phức tạp. Sau đây ta cùng phân tích một vụ án với nhiều thủ đoạn tinh vi để có thể nắm rõ hơn tình hình tội phạm trong nước: A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi, C và D không phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết. NỘI DUNG I. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG Bất cứ tội phạm nào xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,…) Trong tình huống này ta có thể nhận biết được hành vi phạm tội của A và B qua các biểu hiện ra bên ngoài như sau: Thứ nhất, cùng nhau tìm mua súng. Mặc dù súng là loại vũ khí quân dụng sử dụng trong lực lượng vũ trang nhưng hành vi này không CTTP chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự quy định tại Điều 230 BLHS. Bởi tội này cấu thành tội phạm vật chất, nghĩa là tội phạm chỉ hoàn thành khi hành vi mua bán được thực hiện. Ở đây, A và B mới chỉ tìm mua súng còn trên thực tế hành vi mua bán vũ khí không hề diễn ra. Với việc tìm mua này tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng qua đây ta có thể khẳng định A và B phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Thứ hai, sau khi không mua được súng, chúng ra một cửa hàng đồ chơi mua một khẩu súng nhựa. Hành vi này nhằm mục đích tạo điều kiện bên ngoài cho việc thực hiện tội phạm được thuận lợi. Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người ta phân hành vi phạm tội thành các giai đoạn để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm. Không nằm ngoài quy luật đó, hành vi của A và B cũng trải qua các giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Nếu như giai đoạn chuẩn bị phạm tội là khoảng thời gian mà người phạm tội có những hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó thì việc mua súng giả của A và B chính là giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Thứ ba, A rút súng ra dọa, do lo lắng tới tính mạng nên khi B mang xe đi C và D không có phản ứng gì. Xét thấy chiếc xe máy rời khỏi sở hữu C và D không phải do ý chí chủ quan mà do tác động khách quan. Nói cách khác do sự đe dọa dùng vũ lực mà A và B mới chiếm đoạt được chiếc xe máy. Thứ tư, A và B đem bán cho E với giá 8 triệu đồng. Hành vi bán ở đây thể hiện mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, cụ thể là: sau khi chiếm đoạt được tài sản muốn có tiền A và B phải bán chiếc xe, cho nên hành vi bán không cấu thành tội phạm, nhưng hành vi mua của E lại xâm phạm tới quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ. Vậy A, B, E phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gì ta cùng đi sâu tìm hiểu ở phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Xác định tội danh của A và B. Như ta đã biết xét về mặt bản chất, nội dung chính trị, xã hội và nội dung pháp lí, tội phạm là hiện tượng xã hội có tính giai cấp và tính lịch sử được đặc trưng bởi tính nguy hiểm và tính trái pháp luật hình sự. Nhưng nếu xét về mặt cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi 4 yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau không tách rời, đó là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Vì vậy 4 yếu tố này cũng là cơ sở để xác định tội danh, cụ thể trường hợp này tội danh của A và B là tội cướp tài sản, bởi: Khách thể bị xâm phạm tới ở đây vừa là quan hệ sở hữu vừa là quan hệ nhân thân. Bằng hành vi rút súng A và B đe dọa xâm phạm đến tính mạng, thân thể của C và D để qua đó có thể xâm phạm được sở hữu. Xét về mặt pháp lý, quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Xét thấy, không chỉ dừng lại ở việc lấy đi chiếc xe máy của C và D mà A và B đem đi bán cho thấy quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt chiếc xe máy đều bị 2 “tên” này xâm phạm đến, và gây thiệt hại. Chủ thể: Trong toàn bộ tình huống năng lực trách nhiệm hình sự của A (độ tuổi, nhận thức,...) không hề được đề cập đến nên có thể hiểu A có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12, 13 của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Mặt khách quan: a. Hành vi khách quan: Theo quy định của điều luật có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp. Đó là: Hành vi dùng vũ lực; Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Xét thấy, A có những hành vi thuộc dạng thứ hai: đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đồng thời dùng vũ lực để vô hiệu hóa khả năng chống cự của C và D bằng hành vi rút súng, kèm theo lời nói “ngồi im không tao bắn chết”, A đã nhanh chóng khống chế được ý chí của C và D. Do sự việc diễn ra bất ngờ và lo lắng cho tính mạng của mình nên C và D không kịp nhận ra khẩu súng mà A sử dụng là súng giả, họ không có sự chống cự gì. Ngay thời điểm đó B lập tức thực hiện hành vi lấy xe máy. b. Địa điểm thực hiện hành vi của A và B là bờ sông, nơi các thanh niên thường ra hóng mát. Đây là nơi không có người bảo vệ cũng như ít người sinh sống. Ngoài ra đây còn là nơi có nhiều mục tiêu dễ dàng để thực hiện chiếm đoạt tài sản vì khả năng phòng bị thấp. Chính vì vậy, đây có thể xem là một không gian thuận lợi để A và B thực hiện hành vi phạm tội của mình. c. Hậu quả của hành vi trên là việc A và B chiếm đoạt được chiếc xe máy vốn thuộc sở hữu của C hoặc D. Nếu đặt hai hành vi của A và B riêng rẽ thì sẽ không thể phát sinh hậu quả. Tuy nhiên hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và khi chúng được thực hiện đồng thời thì chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả trên. d. Công cụ: A và B đã đến một cửa hàng đồ chơi trẻ em để mua một khẩu súng nhựa. Tuy đây là một vật không có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người khác. Nhưng với khẩu súng này A và B có thể đánh lừa người khác để họ tin rằng đó là súng thật, và họ có thể dễ dàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của mình hơn. Như vậy, đây cũng có thể xem làm công cụ để thực hiện tội phạm. - Mặt chủ quan: Như phân tích ở trên lỗi của A và B là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, “bọn chúng” đều biết mình có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể kháng cự được. Hơn nữa, “bọn chúng” còn mong muốn hành vi đó đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người bị tấn công, để có thể thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản. Mục tiêu chiếm đoạt là chiếc xe máy dựng cạnh C và D. Hai đối tượng rất dễ dàng xác định chủ sở hữu của chiếc xe. Việc cần làm là vô hiệu hóa khả năng chống cự của C và D để có thể lấy chiếc xe máy A và B đã có mục đích chiếm đoạt tài sản từ trước với sự chuẩn bị tính toán bằng việc tìm mua súng. Súng là một loại vũ khí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, thường được dùng để trang bị cho các lực lượng vũ trang để đảm bảo an ninh quốc gia. Cá nhân sử dụng súng phải được sự cho phép của người có thẩm quyền cũng như phải có giấy tờ sử dụng. Mọi hành vi mua bán, sử dụng, tàng trữ súng không qua cấp phép sử dụng đều là hành vi trái pháp luật và đều có thể bị truy cứu TNHS theo điều 230 BLHS. Trong trường hợp này A và B đã đi tìm mua súng, hành vi này là trái pháp luật. Tuy nhiên hai người không mua được súng nên TNHS không được đặt ra đối với hành vi này. Tội danh của A và B có thay đổi nếu không lấy được tài sản bởi C và D biết là súng giả và chống cự lại. Điều 133 BLHS quy định về tội cướp tài sản viết: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”. Trong tình huống trên thì A đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực đối với C và D, đó là chĩa súng vào C và D cùng lời đe dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Như vậy A đã thực hiện một trong các hành vi có trong CTTP cướp tài sản với mục tiêu là chủ sở hữu chiếc xe máy và mục đích là chiếm đoạt chiếm tài sản là chiếc xe máy đó. Tuy nhiên vì C và D biết được đó là súng giả và chống cự lại nên hành vi tiếp theo của A và B là chiếm đoạt chiếc xe máy đã không thực hiện được. Như vậy hậu quả chiếc xe máy bị chiếm đoạt đã không xảy ra. Việc chống cự này xuất phát từ ý chí của C và D, đồng thời cũng nằm trong giới hạn phòng vệ chính đáng và cũng chưa gây hậu quả nghiêm trọng nên C và D không thuộc đối tượng phải truy cứu TNHS. Hành vi chống trả của C và D là trái ý muốn phạm tội của A và B. Về chủ quan thì cả A và B đều mong muốn việc cướp tài sản xảy ra thành công với hậu quả là tài sản được lấy đi. Tuy nhiên có rất nhiều rủi ro khi thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Cụ thể như hành vi bị người khác phát hiện, do điều kiện thời tiết, do công cụ, phương tiện sử dụng không đúng hoặc không gây hiệu quả, do tâm lý thực hiện hành vi của người phạm tội là cẩu thả, hấp tấp, vội vàng… và đặc biệt như trong vụ án là do người bị hại chống trả quyết liệt. Tội cướp tài sản quy định tại điều 133 BLHS là tội có CTTP hình thức. Theo đó thì hậu quả chiếm đoạt tài sản không phải là dấu hiệu bắt buộc để tội phạm hoàn thành. Như vậy chỉ cần thực hiện các hành vi sau thì đã phạm tội cướp tài sản: - Dùng vũ lực đối với người chủ của tài sản hoặc người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. - Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với người chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. - Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy có thể thấy ở đây A đã thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực, vì vậy đã đủ cơ sở để truy cứu A về tội quy định tại điều 133 ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. B là đồng phạm với A, tuy B chưa thực hiện hành vi phạm tội của mình nhưng mục đích của B và A là giống nhau và phải cần hành vi của A xảy ra thì B mới thực hiện được hành vi của mình. Như vậy B cũng phải chịu TNHS giống như A. Hình phạt mà A và B phải nhận trong trường hợp này là bằng với hình phạt được quy định tại khoản 2 điều 133. Tuy nhiên có thể xem xét với tình tiết “C và D biết đây là súng giả” để coi đây là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Xác định tội danh của E. Theo tình huống, E là người quen của A và B, E cũng là người mua lại chiếc xe máy là đối tượng của hành vi phạm tội của A và B. Như vậy ở đây E đã tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có. Tuy nhiên để có thể truy cứu TNHS đối với E trong trường hợp này thì cần phải có các điều kiện sau: - E có biết về hành vi phạm tội và có biết chiếc xe máy đó có được là do hoạt động phạm tội của A và B. - E không hứa hẹn trước là sẽ tiêu thụ tài sản do hành vi cướp của A và B tạo ra. Trường hợp thứ nhất. E biết chiếc xe máy là Khi đó E sẽ bị truy cứu TNHS về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại điều 250 BLHS. Hành vi khách quan là tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội. Hành vi này được hiểu là biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn nhận hoặc mua để dùng, nhận để bán lại hoặc giới thiệu người khác mua, chuyển tài sản đó cho người khác theo yêu cầu của người phạm tội. Hành vi này gây sự khó khăn trong việc điều tra, phát hiện, xử lý người phạm tội. Mức án mà E có thể nhận là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Tuy nhiên, nếu E có hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tài sản có được do hành vi phạm tội của A và B thì E sẽ trở thành đồng phạm với A và B, như vậy E sẽ bị truy cứu TNHS về tội mà A và B đã thực hiện. Sở dĩ có điều này bởi vì hành vi hứa hẹn của E sẽ là động lực, mục tiêu để A và B thực hiện việc phạm tội của mình. Ở đây có thể xem E đóng vai trò là người xúi dục trong đồng phạm. Mức án mà E phải nhận bằng với mức án đã tuyên với A và B. Nếu E không biết về hành vi phạm tội của A và B, cũng không biết chiếc xe máy đó là tài sản của hành vi phạm tội của A và B thì việc tiêu thụ tài sản của E là vô ý. Như vậy E không bị truy cứu TNHS. KẾT LUẬN Cướp tài sản là một trong những loại tội phạm phổ biến hiện nay, nó đã và đang gây nguy hiểm hàng ngày cho xã hội. Pháp luật Việt Nam đã có những qui định quan trọng nhằm xử lý và hạn chế tội phạm này, tuy vậy, công việc đó vẫn cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp liên quan, và của toàn xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Tập 1 – 2. Đại học Luật Hà Nội. Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Bình luận khoa học bộ luật Hình sự phần các tội phạm. Tập IX: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. NXB tổng hợp TP HCM. Bình luận khoa học bộ luật Hình sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2009. Tập 1. NXB lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn học kì môn luật hình sự module 2.doc
Luận văn liên quan