Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
NỘI DUNG - 2 -
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN - 2 -
I. Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự - 2 -
II. Giao kết hợp đồng dân sự - 4 -
1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự - 4 -
1.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. - 4 -
1.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng - 5 -
2. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự - 6 -
2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng - 6 -
2.3. Chấp nhận giao kết hợp đồng. - 8 -
3. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự - 9 -
4. Địa điểm giao kết hợp đồng Dân sự - 10 -
B. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - 11 -
C. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - 15 -
Thứ nhất: - 16 -
Thứ Hai: - 16 -
Thứ Ba: - 16 -
KẾT LUẬN - 17 -
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6165 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn học kì về giao kết hợp đồng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng dân sự là cơ sở quan trọng để xác định quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự cụ thể đó. Việc giao kết hợp đồng dân sự phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên với nhau, được pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi để các bên thực hiện hợp đồng dân sự, đồng thời hạn chế vi phạm và giúp cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, chính xác khi có tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự; Khái niệm giao kết hợp đồng dân sự và các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự trên cơ sở lý luận và quy định của pháp luật Việt Nam.
Bài viết cũng tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề: Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự; Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự; Địa điểm, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như so sánh với pháp luật của các nước và quốc tế có liên quan.
Đồng thời, xác định trách nhiệm trong quá trình giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam như: Trách nhiệm dân sự của bên đề nghị giao kết hợp đồng dân sự; Trách nhiệm dân sự của bên được đề nghị giao kết hợp đồng dân sự (bên chấp nhận đề nghị giao kết); Trách nhiệm dân sự của các chủ thể khác trong quá trình giao kết hợp đồng dân sự và phân tích, chỉ ra một số đặc điểm khác biệt trong giao kết hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt như: Giao kết hợp đồng dân sự theo mẫu; Giao kết hợp đồng dân sự với hình thức bằng hành vi cụ thể; Giao kết hợp đồng dân sự bằng phương tiện điện tử; Giao kết hợp đồng dân sự qua hoạt động của các tổ chức trung gian; Giao kết hợp đồng mua bán sau khi dùng thử so với việc giao kết hợp đồng dân sự thông thường.
Cuối cùng, bài nêu ra một số hạn chế, bất cập, chưa thống nhất trong quy định của pháp luật cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện giao kết hợp đồng dân sự trên thực tế; Đồng thời
NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm và bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự
Trong đời sống xã hội, con người với tư cách là một thực thể xã hội của mình luôn luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Thông qua các mối quan hệ quan hệ xã hội con người tự khẳng định mình và khẳng định sự tồn tại của xã hội loài người. Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải cần có những bảo đảm về vật chất phục vụ cho chính những yêu cầu của mình, Một cá nhân trong một cộng đồng xã hội không thẻ tự tạo ra được toàn bộ của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của bản thân. Nhu cầu của mỗi cá nhân chỉ được thỏa mãn đầy đủ thong qua một chuỗi những quan hệ xã hội có tính chất trao đổi.
Trong xã hội nói chung và trong giao lưu dân sự nói riêng việc chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản giữa chủ thể này và chủ thể khác nhằm đáp ừng nhu cầu của nhau có vai trò quan trong. Việc chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản không phải do tự nhiên được hình thành mà phải thong qua bàn bạc, thỏa thuận giữa các bên ( giữa người có tài sản và người được chuyển giao tài sản). Nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của chính mình mà không được bên kia chấp nhận, nghĩa là không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí, thì không thể tạo thành một quan hệ trao đổi. Nghĩa là việc chuyển giao tài sản hoặc phải làm một việc nào đó cũng sẽ không được thực hiện.
Điều 394 BLDS đã quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy Hợp đồng là một loại quan hệ pháp luật dân sự hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận thống nhất ý trí của các bên tham gia trong quan hệ đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhau. Từ sự thỏa thuận thống nhất ý chí các bên đã thiết lập quyền và nghĩa vụ tương ứng để đạt được mục đích mà các bên mong muốn đạt tới. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm đó phân biệt với quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định không phải hình thành do ý chí của các bên tham gia quan hệ. So với quy định tại điều 394 BLDS, pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 đã liệt kê những quan hệ cụ thể như: mua bán, tặng cho, thuê, vay. Điều 1 pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 quy định: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay mượn, tặng cho tài sản, làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dung.”
Như vậy bản chất pháp lý của hợp đồng dân sự là việc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của các bên, mọi cam kết thỏa thuận hợp pháp đó có hiệu lực bắt buộc với các bên. Nếu các bên không tự mình thực hiện đúng các điều khoản về nội dung mà mình đã cam kết thỏa thuận thì sẽ cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.
II. Giao kết hợp đồng dân sự
1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí của mình theo những nguyên tắc nhất định để qua đó xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của bộ luật dân sự, quyền tự do thỏa thuận, cam kết của các chủ thể phù hợp với các quy định của pháp luật trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm. trong giao lưu dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện. không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa , ngăn cản bên nào và phải luôn tôn trọng đạo đức. truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo nguyên tắc sau đây:
1.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Tự do giao kết hợp đồng thể hiện ở sự tự do ý chí của các chủ thể khi đàm phán, ký kết hợp đồng . Theo đó, việc giao kết hợp đồng giữa các chủ thể đó với nhau phải do chính các chủ thể đó quyết định, bất kì cá nhân hay tổ chức nào hay nhà nước cũng không được can thiệp một cách trái pháp luật vào quá trình đó. Các bên có quyền quyết định tham gia hay không tham gia, có quyền thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng xuất phát từ lợi ích của bất kì ai dù đó là nhà nước, của người thứ ba, của xã hội hay chính của chính mình. Bởi việc kí kết và thực hiện hợp đồng khong phải không chỉ là quan hệ đến lợi ích của những chủ thể tham gia kí kết hợp đồng, mà nó còn ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hợi, của cộng đồng thuần phong mỹ tục của xã hội. Vì vậy mặc dù các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhưng pháp luật cũng yêu cầu những hành vi của họ không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nghĩa là các bên không được giao kết hợp đồng mà đối tượng của nó là tài sản bị pháp luật cấm giao dịch. Đối với tài sản pháp luật cho phép giao dịch nhưng phải có điều kiện nhất định thì phải tuân thủ những điều kiện đó. Hợp đồng giao kết phải có mục đích, nội dung không trái với đạo đức xã hội. Đối với những hợp đồng trái với những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng, đi ngược lại lợi ích chung của xã hội, gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của người khác ,v.v… đều bị coi là trái đạo đức xã hội. Những hợp đồng có nội dung như vậy, theo quy định tại điều 127 Bộ Luật Dân sự đều vô hiệu.
1.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Tự nguyện là sự thể hiện thống nhất giữa ý chí và hành động của các chủ thể khi giao kết hợp đồng. Điều này có nghĩa là ý chí được biểu lộ ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ, hành động cụ thể, là ý chí thực sự của bên giao kết hợp đồng. Điều này có nghĩa là ý chí được biểu lộ ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ, hành động cụ thể, là ý chí thực sự của bên giao kết hợp đồng. Tự nguyện ở đây còn biểu hiện ở chỗ các chủ thể hoàn toàn tự quyết định tham gia hay không tham gia vào giao dịch dân sự. Họ có quyền lựa chọn nội dung, hình thức của hợp đồng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, trừ trường hợp nội dung và hình thức do pháp luật quy định bắt buộc phải tuân theo khi giao kết hợp đồng. Mọi lý do dẫn đến biể lộ ý trí ra bên ngoài cho người khác nhận biết không đúng với ý trí thực của họ đều coi là không hoàn toàn tự nguyện.
Bình đẳng nghĩa là các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng đều có nghĩa vụ pháp lý như nhau mà không bên nào được lấy lí do khác biệt về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế , tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với bên kia. Điều này rất có ý nghĩa trong giao kết hợp đồng bởi một khi giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng không có sự bình đẳng ở địa vị pháp lý thì sự tự nguyện giao kết hợp đồng cũng dễ bị vi phạm.
Thiện chí, trung thực, ngay thẳng, hợp tác là việc các bên tham gia hợp đồng không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mà còn tôn trọng, quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không bên nào được lừa dối bên nào, không được lợi dụng lòng tin của người khác để trực lợi, nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thì phải có chứng cứ.
2. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự
2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên bày tỏ ý chí của mình muốn giao kết hợp đồng với một người cụ thể và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể đó. Thao quy định tại khoản 2 điều 390 Bộ luật Dân sự, “ trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ban trong thời hạn chờ bên được được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có phát sinh thiệt hại”. Quy định này không nêu rõ về nội dung đề nghị giao kết hợp đồng quy định tại điều 398 Bộ luật Dân sự 1995. Tuy nhiên, chúng ta có thể hình dung được rằng đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu ra trong đề nghị giao kết hợp đồng những nội dung chủ yếu của hợp đồng như: đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán,v..v.. những nội dung đề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng. Khi đó bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc về những nội dung đã đề nghị và không được thay đổi nội dung đó nếu bên được đề nghị đã đồng ý.
Thời điểm mà đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực do bên đề nghị ấn định. Trong trường hợp bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng bắt đầu có hiệu lực từ khi bên được đề nghị nhận đề nghị đó. Bên được đề nghị được coi là bên đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng khi được đề nghị được chuyển nơi cư trú nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển trụ sở nếu là pháp nhân. Khi đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác cũng được coi là đã nhận được đề nghị.
2.2. Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây( điều 392 BLDS năm 2005):
Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị.
Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị, thì cũng coi như bên được đề nghị đã đưa ra đề nghị mới. Bên được đề nghị trở thành bên đề nghị mới và cũng chịu sự rằng buộc về lời đề nghị thay đổi đó trước bên đã đề nghị đối với mình.
Bên đề nghị cũng có quyền hủy bỏ đề nghị trong đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, bên đề nghị đó phải thông báo cho bên được đề nghị. Thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ( điều 393 BLDS 2005).
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt khi có một trong những trường hợp sau đây ( Điều 394 BLDS 2005):
- Bên nhận đề nghị trả lời không chấp nhận.
- Hết thời hạn trả lời chấp nhận.
- Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực. Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại thông báo đề nghị giao kết hợp đồng, song thông báo thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng đó phải đến trước hoặc cùng thời điểm thông báo trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Khi đó đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt. Trong trường hợp thông báo việc thay đổi đề nghị có hiệu lực thì coi như là một lời đề nghị mới của bên đề nghị giao kết hợp đồng.
- Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực.
- Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên kia trả lời.
2.3. Chấp nhận giao kết hợp đồng.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên được đề nghị đồng ý toàn bộ những yêu cầu mà bên đề nghị giao kết hợp đồng chấp nhận đề nghị thì hợp đồng đó coi như đã giao kết( Điều 404 BLDS 2005)
Tuy nhiên, việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cũng chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định. Nếu bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó. Nếu hết thời hạn ấn định trong đề nghị, bên đề nghị, hoặc trong thời hạn đó mà bên đề nghị yêu cầu thay đổi nội dung của đề nghị khi có điều kiện thì mà bên đề nghị đưa ra trong đề nghị hoặc bên được đề nghị đồng ý với đề nghị, nhưng phải có những điều kiện khác thì lời chấp nhận này được coi là một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời. Lúc này địa vị của các bên trong giao kết hợp đồng đã có sự thay đổi: Bên được đề nghị trở thành bên đề nghị và ngược lại
Các bên cũng có thể thỏa thuận với nhau về thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng khi trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau, kể cả trong trường hợp nói qua điện thoại và các phương tiện khác. Nếu không thỏa thuận về thời hạn trả lời, thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đối với trả lời được chuyển qua bưu điện, thì thời hạn trả lời được tính từ ngày gửi đi kèm theo dấu bưu điện.
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu như thông báo rút lại thông báo chấp nhận đó đến trước hoặc cùng với thời điểm đề nghị được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Đối với trường hợp sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp thuận giao kết hợp đồng mà bên đề nghị đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chấp nhận giao kết hợp đồng của bên được đề nghị đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự cũng vẫn được coi là có giá trị
3. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự
Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với các bên tham gia giao kết hợp đồng. Bởi thông thường, nếu các bên không có sự thỏa thuận khác thì thời điểm giao kết hợp đồng cũng là thời điểm pháp sinh hiệu lực của hợp đồng. Kể từ thời điểm đó hợp đồng có hiệu lực bắt buộc với các bên. Có nghĩa khi xác định được thời điểm giao kết hợp đồng là xác định được thời điểm pháp sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong hợp đồng, nếu các bên tham gia giao kết hợp đồng không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận để nghị giao kết hợp đồng. Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có sự thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
Đối với hơp đồng miệng, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên trực tiếp thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Đối với hợp đồng bằng văn bản, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản
4. Địa điểm giao kết hợp đồng Dân sự
Xác định địa điểm giao kết trong hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trong trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Về nguyên tắc, các bên có thể thỏa thuận lấy bắt kì nơi nào làm địa điểm giao kết hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng được xác định là nơi cu trú của cá nhận hoặc trụ sở của pháp nhân đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng. ( Điều 403 BLDS 2005)
Nơi đặt trụ là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân đó( Điều 90 BLDS 2005) còn nơi cu trú của cá nhân theo điều 48 bộ luật dân sự 1995 quy định là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc xác định nơi cư trú của cá nhận theo tiêu chí này gặp rất nhiều khó khăn bởi có rất nhiều trường hợp người thường xuyên cư trú một nơi, nhưng hộ khẩu lại ở một nơi khác. Do vậy quy định này đã gây ra những phiền phức không đáng có cho cá nhân khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, đó là chưa nói đến việc xác định nơi cư trú của cá nhân là người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy đến bộ luật Dân sự 2005 tại điều 52 quy định nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trong trường hợp không xác định được nơi thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó hiện đang sống.
Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ. Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người đó là nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Người chưa thành niên cũng có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha mẹ đồng ý, pháp luật có quy định. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú củ người giám hộ. Nơi cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân, Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhận chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị đóng quan, Trừ trường hợp họ có nơi thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng kí tàu, thuyền, phương tiện đó , nếu họ không có nơi cư trú thường xuyên.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Việc giao kết HĐDS là việc xác lập quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể. Và khi hợp đồng được giao kết hợp pháp thì pháp thì phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Nhưng trên thực tế việc giao kết đã không bảo đảm được các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã được pháp luật quy định( điều 131 BLDS). Việc vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, hoặc thiếu một trong những điều kiện đó dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Dù hợp đồng vô hiệu tương đối hay tuyệt đối thì khi bị phát hiện tòa đều có thể tuyên bố vô hiệu.
Đối với hợp đồng vô hiệu tương đối trên thực tế xem xét loại hợp đồng vô hiệu này cho thấy: Việc vi phạm ý chí tự nguyện của các bên do bị nhầm lẫn hoặc bị lừa dối thường xảy ra. Lý do hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa là rất hiếm , hay nói cách khác rất ít xảy ra. Trường hợp hợp đồng được giao kết khi một trong các bên không bảo đảm điều kiện về năng lực hành vi cũng thưỡng xảy ra trên thực tế. Nhưng ở những trường hợp này người đại diện cho người chưa có năng lực hành vi khi phát hiện có thể khởi kiện để hủy hợp đồng, hoặc không khởi kiện hủy hợp đồng bởi thực tế hợp đồng tuy không đảm bảo năng lực hành vi nhưng việc thực hiện hợp đồng không có thiệt hại xảy ra, hợp đồng vẫn đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên tham gia. Phần nhiều hợp đồng vô hiệu tương đối là do nguyên nhân bị lừa dối, ví dụ trong một hợp đồng mua bán nhà ở giữa anh Đặng Cao Sơn và chị Đỗ Minh Ngọc . Ngày 12/2/2008 anh Sơn đã bán căn nhà 48A Tây Hồ - An Dương với diện tích 6m x 18m cho chị Ngọc với giá 2 tỷ đồng. Chị Ngọc đã trả cho anh Sơn 1,8 tỷ còn lại 2 trăm triệu sẽ trả khi nào giao nhà. Giấy tờ mua bán được UBND phường chứng nhận nhưng chưa làm thủ tục trước bạ, sang tên. Sau một tháng 15/3/2008 anh Sơn bán ½ căn nhà cho anh Hoàng văn Đại diện tích 3m x 18 m với giá 1,5 tỷ. Việc mua bán này đã được sang tên, anh Đại dọn đến ở, khi anh đến thì xảy ra tranh chấp. Tòa án nhân dân Quận Tây Hồ đã hủy hợp đồng mua bán nhà giữa anh Sơn và anh Đại và anh Đại công nhận hợp đồng mua bán giữa anh Sơn và chị Ngọc. Trong vụ kiện trên cho thấy việc mua bán giữa chị Ngọc và anh Sơn là hoàn toàn tự nguyện và chị Ngọc đã thực hiện nghĩa vụ gần như đã hoàn thành trên thực tế. Mặc dù chưa làm thủ tục trước bạ sang tên. Việc anh Sơn thực hiện mua bán với anh Đại đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện, trong quan hệ này anh Sơn có ý thức lừa dối vì mục đích tư lợi. Về thực chất quyền định đoạt của anh Sơn đối với ngôi nhà gần như không còn, nó bị hạn chế bởi quyền được sở hữu nhà của chị Ngọc, khi đã hợp thức về thủ tục.
Quan hệ mua bán đã hoàn than trên thực tế, chỉ còn chờ sự ghi nhận của pháp luật mà thôi. Bản án quyết định hủy hợp đồng mua bán giữa anh Sơn và anh Đại.
Đối với loại hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là trường hợp giao kết vi phạm điều cấm của pháp luật, giao kết do giả tạo và giao kết do vi phạm về hình thức. Đây là trường hợp hợp đồng đồng đương nhiên bị vô hiệu và về nguyên tắc phải hủy hợp đồng. Trong BLDS cũng xác định thời hiệu khởi kiện để xác định hợp đồng vô hiệu là vô thời hạn. Mức độ hợp lý của quy định đã được bàn đến trong phàn hợp đồng vô hiệu. Trên thực tế nếu đối tượng của hợp đồng là vật không được phép giao dịch( vi phạm điều cấm của pháp luật), thì trong trường hợp đó đều dẫn đến hậu quả hợp đồng vô hiệu. Ví dụ giao dịch dán sự có đối tượng là thuốc phiện, vũ khí, là hàng hóa mà nhà nước thong nhất quản lý khong được phép lưu thong trong thị trường tự do. Thực tiển xét xử của TAND đã có những vụ án vi phạm điều kiện này. Cụ thể vụ mua bán cáp đồng giữa vợ chồng Nguyễn Văn Xim, Nguyễn Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Đức với vợ chồng chị Dương Thị Lưu và Đặng Nhơn Hiệp số lượng mua bán là 2407kg dây cáp đồng là do tỉnh đội Bình Định trả công cho ba anh Xim, Đức, Tuấn khi thực hiện kết hợp đồng khai thác đồng phế liệu cho tỉnh đội. Nhưng cả ban tỉnh đội và ba anh đều không có đầy đủ giấy tờ chứng minh là loại đồng phế liệu ho nên sau khi vợ chồng chị lưu đã bán 1464 kg số còn lại bị công an kinh tế phòng thuế Quy Nhơn tịch thu. TAND tỉnh Bình Định xử phúc thẩm buộc anh Xim, Tuấn, Đức liên đới chịu trác nhiệm trả nợ cho vợ chồng chị Lưu và anh Hiệp số đồng bị tịch thu
Qua vụ án trên cho thấy hợp đồng mua bán bị hủy bởi đối tượng là mặt hàng bị nhà nước cấm lưu thong trên thị trường tự do giữa các tư nhân, nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật.
Một vụ án khác bị tòa án hủy hợp đồng do vi phạm điều cấm của pháp luật đó là vụ mua bán nhà số 187 đường Ngô Gia Tự, Phương 3, quận 10 thành phố Hồ Chí Minh giữa ông Trần Định Quý và TRần Văn Nghệ. Căn nhà này là một phần trong khối tài sản chung cảu ông Nghệ và vợ là bà Nguyễn Thị Hằng bà Hằng và ông Nghệ có 4 người con là Trần Thế Hiệp, Trần Thị Liên, Trần Minh Long, Trần Thị Tâm. Năm 1972 bà Hằng chết không để lại di chúc. Năm 1989 ông Nghệ bán toàn bộ căn nhà trên cho ông Quý với giá 180 lạng vàng và ông Nghệ đã nhận 108 lạng vàng của ông Quý. Hai người con gái của ông Nghệ là bà Liên và bà Tâm đứng ra ngăn cản không cho ông Nghệ bán nhà, nên việc mua bán không làm được thủ Tục. Cấp phúc thẩm nhận định tài sản của bà Hằng có giá trị 96,1 lạng vàng nên kỷ phần của mỗi phần thừa kế là 19,22 lạng vàng riên ông Nghệ là 145 lạng vàng và 6 chỉ bao gồm( tài sản chung, tài sản riêng và kỷ phần thừa kế). Bà Liên đang ở căn nhà 628/22B đường Hậu Giang trị giá 12 lạng vàng, nay đồng ý cho thêm 5 lạng nữa. Còn bà Tâm ông Nghệ đồng ý cho 30 lạng vàng. Do đó quá kỷ phần bà Tâm được hương. Cấp phúc thẩm chấp nhận hợp đồng mua bán. Chánh án TAND tối cao kháng nghị bản án trên, Ủy ban thẩm phán TAND tối cao xử giáo đốc và nhận định đây là di sản thừa kế chưa chia. Do đó việc mua bán trái pháp luật nên quyết định hủy hợp đồng mua bán giữa ông Nghệ và ông Quý.
Trong trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức. Về Nguyên tắc hình thức.
Nhưng đối với một số loại hợp đồng do tầm quan trọng của nó pháp luật quy định hình thức bắt buộc của loại hợp đồng đó mà khi giao kết hợp đồng các bên phải tuân thủ. Nổi nên trong trương hợp này là hợp đồng mua bán nhà ở, luật pháp có quy định đối vơi loại hợp đồng vi phạm điều kiện hình thức, tòa án dành một thời gian nhất định để hoàn tất hình thức thủ tục theo quy định của pháp luật. Nếu hết thời hạn quy định mà hình thức của hợp đồng chưa được hoàn tất thì tòa hủy hợp đồng. Trên thực tế hợp đồng vi phạm hình thức do do các bên thiếu sự hiểu biết cân thiết của pháp luật. Có thể vì trốn tránh việc nộp thuế mà các bên bỏ qua việc tuân thủ hình thức nay. Do đó nhiều trường hợp một trong các bên đã lợi dụng sơ hở về hình thức để xin hủy hợp đồng. Vì vậy trên thực tế . Điêu này không ngoài mục đích ổn định của giao lưu dân sự, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong hợp đồng. Việc giải quyết hợp đồng vô hiệu trong nhiều trường hợp rất phức tạp. Qua thực tiến xét xử của tòa án cho thấy khong phải ngay sau khi hợp đồng giao kết các bên phát hiện ngay ra vi phạm và các bên đều tự nguyện xin hủy hợp đồng. Thương là việc xin hủy hợp đồng không phải do các bên hoàn toàn tự nguyện, mà bên có lợi ích xin hủy hợp đồng. Do đó vấn đề giải quyết tranh chấp về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu gặp rất nhiều khó khăn. Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, BLDS đều có quy định về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Trong BLDS phần này được cụ thể và hòa thiện .
Tuy nhiên trong thực tiễn có rất nhiều vấn đề phải xử lý mà pháp luật không thể giải quyết được .
C. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở việc tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của giao kết hợp đồng dân sự tôi có một vài kiến nghị sau:
Thứ nhất: chúng ta biết BLDS có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Để việc triển khai áp dụng các quy định của pháp luật dân sự vào đời sống xã hội có hiệu quả thì Quốc Hội, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhanh chóng ban hành các văn bản thi hành, giải thích, hướng dẫn thi hành các quy định trong BLDS. Với những điều luật có tính nguyên tắc chung thì cấn phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể chi tiết điều luật đó đặc biệt là những vấn đề của giao kết hợp đồng dân sự thì càng phải quy định chi tiết, cụ thể hơn nữa.
Các vấn đề trên được quy định hướng dẫn cụ thể có ý nghĩa đảm bảo tính chất khả thi của bộ luật trong đời sống xã hội. Đồng thời cũng tạo ra căn cứ pháp lý thống nhất để cơ quan xét xử áp dụng giải quyết các tranh chấp BLDS. Đó là đảm bản nguyên tắc thống nhất, đảm bảo gái trị cơ bản nhất của pháp luật là sự công bằng xong nếu muốn đạt đuợc sự công bằng thì cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể các vấn đề của giao kết hợp đồng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay tình trạng vi phạm trong giao kết hợp đồng đang xảy ra ngày một nhiều,
Thứ Hai: Trong thời gian nhất định cũng cần có sự sửa đổi, bổ sưng đối với những quy định tỏ ra chưa phù hợp với đặc trựng cơ bản của HĐDS và trong thực tiễn áp dụng. Như các quy định về thời hiệu khởi kiện của giao dịch vô hiệu, thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết HĐDS, thời hiệu khởi kiện chung đối với các vi phạm HĐDS để bắt kịp với tình hình kinh tế đất nước.
Thứ Ba: Về đường lối xét xử của TAND đối với các tranh chấp về HĐDS
Mỗi loại HĐDS cụ thể có đặc thù pháp lý riệng biệt do đó những quy định pháp lý của từng loại HĐ cũng có đặc điểm khác biệt. Điều này cũng có nghĩa là đường lối xét xử đối với từng loại HĐ cũng có những đặc điểm khác biệt trong giao kết hợp đồng. Điều này cũng có nghĩa là đường lối xét xử đối với giống nhau bới sự phụ thuộc vào đặc trung riệng của từng loại hợp đồng đó. Việc xét xử của Toà án bảo đảm tính hợp pháp hay không, phụ thuộc vào sự nhận thức của từng người phán xử về tính chất của từng loại HĐ. Do đó sẽ không thể có đường lối xét xử chung cho mọi loại HĐ. Tuy nhiên từ bản chất pháp lý của HĐ với nguyên tắc cơ bản là tự do, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm. Thì nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng trước hết là sự thỏa thuận giữa các bên. Trên cơ sở những nội dung thực tế trong hợp đồng để xác định yêu cầu giữa các bên, sự hợp lý của yêu cầu. Do vậy nguyên tắc đặc thù trong quá trình giải quyết các tranh chấp của hợp đồng DS là sự tụ định đoạt trong quá trình tố tụng đặc trung là hòa giải.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu những vấn đề chung về HĐDS rất rộng và rất nhiều khía cạnh thực tiễn giải quyết tranh chấp cũng rất phức tạp , với mọi khía cạnh của từng loại hợp đồng đan sự thong dụng. Vì vậy trong giới hạn của bài tập nghiên cứu nhỏ, việc nghiên cứu đầy đủ khía cạnh pháp lý của Giao kết hợp đồng là chưa thể đạt đươc. Yêu cầu này chỉ có thể đạt được trong một công trình nghiên cứu khoa học cấp độ cao hơn. Tuy nhiên bài nghiên cứu này cũng đề cập được đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của giao kết hợp đồng một cách chung nhất, cơ bản nhất như: nguyên tắc giao kết, thơi gian giao kết, địa điểm giao kết, Thực tiễn xét xử các vụ án vi phạm về giao kết hợp đồng dân sự.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập lớn học kì về giao kết hợp đồng dân sự 9đ.doc