Bài tập lớn học kỳ hình sự 2
Trên đường uống rượu về, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt trên đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi bảo công an. Về vụ án này có các ý kiến sau đây về tội danh của H và Q:
1. H và Q phạm tội cướp tài sản.
2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
3. H và Q pham tội trôm cắp tài sản.
Anh (chị) hãy xác định ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là sai và giải thích. (7 điểm).
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn học kỳ hình sự 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội biểu hiện của tội phạm càng đa dạng, phức tạp, nhất là các tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người và trật tự, an toàn xã hội chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số các tội phạm xảy ra hằng năm ở nước ta. Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta đã dành một chương riêng quy định những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, đồng thời quy định hình phạt áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.
Để góp phần nghiên cứu một trong các loại tội phạm này, em xin nghiên cứu, tìm hiểu vụ án sau:
Trên đường uống rượu về, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt trên đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi bảo công an. Về vụ án này có các ý kiến sau đây về tội danh của H và Q:
H và Q phạm tội cướp tài sản.
H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
H và Q pham tội trôm cắp tài sản.
Anh (chị) hãy xác định ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là sai và giải thích. (7 điểm).
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Định tội danh là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS). Để định tội cho một hành vi cụ thể, phải căn cứ vào cấu thành tội phạm (CTTP) được rút ra từ những quy định của BLHS. Nếu tình tiết của một hành vi phạm tội phù hợp với các dấu hiệu của một CTTP cụ thể được quy định trong BLHS, thì hành vi đó được xác định theo tội danh của CTTP đó. CTTP là cơ sở pháp lý duy nhất để định tội.
1.H và Q phạm tội cướp tài sản.
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của người quản lý tài sản (tự do, tính mạng, sức khoẻ). Trong đó, quan hệ nhân thân là quan trọng hơn và bị xâm hại trước. Chỉ có thông qua việc xâm hại quan hệ nhân thân, người phạm tội mới có thể xâm hại được đến quan hệ sở hữu. Đối tượng của tội phạm này là con người (nạn nhân) và tài sản. Trong trường hợp này: hành vi của H và Q chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, không xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công dân. H và Q chỉ chiếm đoạt tài sản của chị B mà không dùng vũ lực, gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của chị B.
- Chủ thể: là những người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan: được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích vụ lợi.
- Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội cướp tài sản thể hiện ở hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
+ Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc không có vũ khí) để chủ động tấn công ai đó; hành động tấn công này có khả năng phương hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công và nhằm làm họ mất khả năng chống cự lại.
+ Đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là đe dọa dùng ngay sức mạnh vật chất nói trên nếu người bị tấn công không chịu khuất phục.
+ Hành vi khác có thể sử dụng thuốc mê, ete, các loại thuốc hướng thần khác,….
+ Lâm vào tình trạng không thể chống cự được của người bị tấn công được hiểu là kẻ tấn công dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có biện pháp nào chống lại hoặc làm người bị tấn công mê man, bất tỉnh trong một thời gian nhất định.
Mục đích của việc dùng bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc tiến hành các hành vi khác là để chiếm đoạt tài sản. Các hành vi nói trên thường xảy ra trước hoặc cùng thời điểm với hành vi chiếm đoạt tài sản.
Xét hành vi của H và Q về mặt khách quan: H và Q không có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc các hành vị khác đối với chị B. Lúc H và Q gặp chị B thì chị B đã say nên mê man trước đó, H và Q không có hành vi làm chị B mê man, bất tỉnh không có khả năng chống lại. Vậy mặt khách quan hành vi của H và Q không phù hợp với mặt khách quan của tội cướp tài sản.
Vì hành vi của H và Q không đủ các yếu tố CTTP tội cướp tài sản nên ý kiến: H và Q pham tội cướp tài sản là không đúng.
2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
- Khách thể: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể hiểu là trường hợp công khai chiếm đoạt tài sản trong khi chủ tài sản do hoàn cảnh không có khả năng ngăn cản, bảo vệ tài sản của mình. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản xâm hại khách thể là sở hữu của người khác với tài sản. Trong trường hợp này là xâm hại quyền sở hữu của chị B với số nữ trang(tài sản).
- Chủ thể: bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi (khoản 1,2) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 3,4).
- Chủ quan: được thực hiện do hành vi cố ý trực tiếp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, hành vi được thực hiện công khai. Mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài sản) là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích này chỉ có thể xuất hiện trước khi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài
sản diễn ra.
- Khách quan:
+Hành vi chiếm đoạt: hành vi chiếm đoạt này phân biệt với hành vi chiếm đoạt ở các tội phạm khác qua dấu hiệu công nhiên. Công nhiên chiếm đoạt là công khai chiếm đoạt tài sản của người khác ( như ở hành vi cướp giật) nhưng xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản. Người phạm tội không cần và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào đối phó với người có trách nhiệm về tài sản, người phạm tội không cần dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần chủ tài sản, cũng không cần chạy trốn, nhanh chóng tẩu thoát… Người phạm tội có hành vi chiếm lấy tài sản của người khác một cách công khai mà không cần chạy thoát khỏi sự đuổi bắt của người quản lý. Nét cơ bản của tội phạm này là công khai lấy tài sản trước mặt người quản lý (không nhanh chóng tẩu thoát, không dùng thủ đoạn gian dối, vũ lực gì cả). Người phạm tội không cần tẩu thoát vì lợi dụng sự vướng bận của người quản lý, không thể đuổi bắt kịp. Sự vướng mắc của nạn nhân có thể do chủ quan hoặc khách quan, như đang tắm sông, thiên tai, chỗ đông người hoặc những hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn …Tuy nhiên, những sự vướng mắc này phải là do khách quan hoặc do người khác gây ra chứ không phải do người phạm tội gây ra.
Xét mặt khách quan hành vi của H và Q: tuy hành vi lấy tài sản của H và Q trong điều kiện chị B không có điều kiện ngăn cản vì đã say. Nhưng hành vi của H và Q không phải là hành vi công nhiên, công khai chiếm đoạt tài sản trước mặt chị B vì chị .Vậy mặt khách quan hành vi của H và Q không phù hợp với mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Vì hành vi của H và Q không đầy đủ các yếu tố CTTP tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nên ý kiến: H và Q pham tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là sai.
3. H và Q pham tội trôm cắp tài sản
- Khách thể: tội phạm này xâm phạm quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, trong trường hợp này là số nữ trang của chị B.
- Chủ thể: bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi (khoản 1,2) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 3,4).
- Chủ quan: được thực hiện do hành vi cố ý trực tiếp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Mục đích vụ lợi (nhằm chiếm đoạt tài sản) là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản chỉ có thể hình thành trước khi hành vi trộm cắp diễn ra. Hành vi của H và Q nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, mục đích có trước hành vi.
- Khách quan: Người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút, bí mật. Nét đặc trưng của tội phạm này là hành vi lấy tài sản một cách lén lút, bí mật, tránh sự phát hiện của người quản lý tài sản hay bất cứ người nào khác mà người phạm tội cho là có thể ngăn cản y phạm tội. Thông thường, kẻ phạm tội muốn che giấu toàn bộ hành vi của mình hoặc chỉ muốn che giấu phần hành vi trái pháp luật mà thôi. Che giấu là ý thức của kẻ phạm tội, và việc che giấu có thành công hay không không là cơ sở để định tội. Vì thế, chỉ cần xác định ý chí của kẻ phạm tội là muốn che giấu hành vi lấy tài sản của mình thì có thể định tội trộm cắp tài sản chứ không cần trên thực tế hành vi này được che giấu. Bởi vì có trường hợp người phạm tội nghĩ rằng hành vi phạm tội của mình được thực hiện trong lén lút nhưng trên thực tế có người thấy việc đó, trường hợp này vẫn bị coi là trộm cắp tài sản. Hành vi khách quan của tội này khác với các tội chiếm đoạt tài sản khác ở dấu hiệu lén lút trong hành vi chiếm đoạt tài sản mà người khác đang quản lí.
Xét hành vi của H của Q về mặt khách quan: Hành vi lấy tài sản của H và Q nhân lúc chị B đang say nên lén lút, bí mật, có thể tránh sự phát hiện của chị B hoặc mọi người xung quanh khu vực có tài sản. H và Q không chỉ có ý thức che giấu hành vi đó mà còn có ý thức che giấu tính bất hợp pháp hành vi lấy tài sản của chị B của mình. Vậy mặt khách quan hành vi của H và Q phù hợp với mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản.
Vì hành vi của H và Q đầy đủ các yếu tố CTTP tội trộm cắp tài sản nên ý kiến: H và Q pham tội trộm cắp tài sản là đúng.
Vậy H và Q phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS năm 1999:
“ Tội trộm cắp tài sản:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua vụ án nêu trên, vấn đề định tội danh trong trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu của nhiều CTTP là một vấn đề phức tạp đang còn tranh luận trong thực tiễn cũng như lý luận khoa học Luật Hình sự. Vì vậy cần phải phân biệt, xác định các tình tiết một đúng luật, rõ ràng, chặt chẽ để từ đó có cơ sở định tội danh cho hành vi của người phạm tội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập lớn học kỳ Hình sự 2.doc