Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 đại học luật Hà Nội

Đề bài số 5 A, N, P và T là công nhân của công ty X có mâu thuẫn sâu sắc với B. Một buổi tối, A, N, P và T đến nhà riêng của B để đánh. Khi gặp B và H (bạn Bình) đi chơi về, bọn A, N, P, và T chặn đường gây sự. H can ngăn nhưng bọn chúng không nghe và cả 4 tên xông vào đấm đá B. B bị đánh bất ngờ, đã ngã xuống đất và kêu la, sau đó B cố gượng dậy, tay trái xách dép vừa chạy vừa kêu cứu. A và đồng bọn tiếp tục đuổi theo. B chạy được khoảng 50 mét thì đứng lại, thò tay vào túi rút con dao nhíp (hằng ngày vẫn mang theo) và nói: “ đứa nào vào tao đâm chết!”. N xông vào đấm B thì bị B đâm một nhát vào ngực, sau đó B bỏ chạy. A, P, T đưa N đến bệnh viện cấp cứu thì N chết. Kết quả giám định tử thi ghi: “ Nạn nhân bị thủng vết ngực xuyên qua xương sụn ức vào phần trên tâm nhĩ phải của tim dẫn đến nạn nhân chết”. Về vụ án này có 03 ý kiến sau: B phạm tội giết người (Điều 93 BLHS).B phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS)B không phạm tội vì đây là trường hợp phòng vệ chính đáng. Anh/ chị hãy bình luận quan điểm nêu trên và xác định quan điểm nào đúng, sai.

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4413 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 đại học luật Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 5 A, N, P và T là công nhân của công ty X có mâu thuẫn sâu sắc với B. Một buổi tối, A, N, P và T đến nhà riêng của B để đánh. Khi gặp B và H (bạn Bình) đi chơi về, bọn A, N, P, và T chặn đường gây sự. H can ngăn nhưng bọn chúng không nghe và cả 4 tên xông vào đấm đá B. B bị đánh bất ngờ, đã ngã xuống đất và kêu la, sau đó B cố gượng dậy, tay trái xách dép vừa chạy vừa kêu cứu. A và đồng bọn tiếp tục đuổi theo. B chạy được khoảng 50 mét thì đứng lại, thò tay vào túi rút con dao nhíp (hằng ngày vẫn mang theo) và nói: “ đứa nào vào tao đâm chết!”. N xông vào đấm B thì bị B đâm một nhát vào ngực, sau đó B bỏ chạy. A, P, T đưa N đến bệnh viện cấp cứu thì N chết. Kết quả giám định tử thi ghi: “ Nạn nhân bị thủng vết ngực xuyên qua xương sụn ức vào phần trên tâm nhĩ phải của tim dẫn đến nạn nhân chết”. Về vụ án này có 03 ý kiến sau: B phạm tội giết người (Điều 93 BLHS). B phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS) B không phạm tội vì đây là trường hợp phòng vệ chính đáng. Anh/ chị hãy bình luận quan điểm nêu trên và xác định quan điểm nào đúng, sai. Bài làm I. Hành vi nêu trên của A trong tình huống đưa ra là không phạm tội vì đây là trường hợp phòng vệ chính đáng. Bởi hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu về cơ sở, nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng. Hành vi của A xuất phát từ cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng. Khoản 1 điều 15 BLHS quy định: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống chả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. Như vậy cơ sở để thực hiện hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi đang hiện hữu hành vi khác đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội . Hành vi này có thể là xâm hại tới lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích của công dân khác mà không nhất thiết là xâm hại tới quyền và lợi ích chính đáng của người phòng vệ. Quyền và lợi ích chính đáng bị xâm hại có thể là quyền nhân thân, quyền sở hữu. Những quyền và lợi ích này bị xâm phạm có thể qua những hành động của người tấn công (đâm, chém, đấm, đá, cướp, hiếp…) và cũng có thể thông qua không hành động. Hành vi tấn công của con người là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng nhưng nó chỉ là cơ sở chừng nào còn đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngày tức khắc. Do vậy một hành vi gây thiệt hại mà không bị coi là tội phạm và là phòng vệ chính đáng khi và chỉ khi thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên. Xét hành vi của B nêu trong tình huống trên: Ở đây B đã thực hiện hành vi gây ra thiệt hại về tính mang và tước đoạt tính mạng của N, tuy nhiên B đã thực hiện hành vi nếu trên khi mà cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng xuất hiện. B và H đi chơi về thì bị nhóm A, P, T, N chặn đánh B: A, T, P,N xông vào trước sự can ngăn của H đấm đá B túi bụi làm cho B ngã xuống đất, sau đó B đã cố gượng dậy, chạy trốn trước hành vi tấn công mạnh mẽ của nhóm của A nhưng vẫ bị nhóm của A đuổi theo tấn công, hành vi tấn công vẫn tiếp tục cho đến khi B thực hiện hành vi chống trả lại nhóm của A. Như vậy quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe thân thể là quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân và được pháp luật bảo vệ. A, N, P, T đã ỷ thế đông người với những hành động tấn công bất ngờ, liến tiếp xâm phạm tới quyền lợi chính đáng của B ở đây là quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Không có lý do chính đáng, A, N, P,T chỉ vì mâu thuẫn cá nhân mà đã lao vào đánh B, hành vi trên trực tiếp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho B do vậy mà cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng của B đã được phát sinh. Chỉ cần có hành vi đấm, đá của A, N, P, T đã trở thành cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng bởi cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng không nhất thiết phải là tội phạm. Nếu coi một hành vi là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng là tội phạm thì mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn tội phạm không còn đạt được. Do vậy ở đây hành vi của A,N,T,P tuy chưa là tội phạm tuy nhiên đã trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của B đã phản ánh cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng của B. Mặt khác, hành vi tấn công của A, N, P, T xâm ở đây đã xâm phạm đến lợi ích chính đáng của B và đã phản ánh mức độ nguy hiểm đáng kể. “A, P, N, T xông vào đấm đá liên tiếp cho đến khi B ngã xuống đât, B bỏ chạy nhưng chúng vẫn tiếp tục đuổi theo và tiếp tục lao vào đấm B hành vi tấn công liên tiếp cường độ mạnh” Ở đây, so sánh về tương quan lực lượng: bốn người đánh một người, mức độ tấn công: bất ngờ, liên tiếp, thực hiện đến cùng, thời gian; đêm tối, địa điểm; nơi vắng người. Sau khi bỏ chạy và thoát khỏi sự tấn công đó thì hành vi của A,N,P,T vẫn chưa kết thúc chúng tiếp túc đuổi theo B, khi B không chạy được nữa đứng lại cảnh báo ANPT tuy nhiên bỏ mặc sự cảnh báo đó N vẫn lao vào đấm B điều đó càng thể hiện tính hung hãn côn đồ, ý chí thực hiện hành vi tấn công tới cùng. Xét một loạt các yếu tó như vậy thì ta thấy hành vi tấn công trên là rất nguy hiểm bởi nếu để hành vi tấn công trên tiếp tục diễn ra thì thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của A về mức độ đáng kể là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Ở vào tình thế như vậy thì ta có thể kết luận hành vi dùng vũ lực tấn công B của A, N, P, T đã phát sinh cơ sở để B thực hiện quyền phòng vệ chính đáng để bảo vệ bản thân khỏi thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Đồng thời B đã thực hiện quyền phòng vệ chính đáng của mình một cách kịp thời khi mà hành vi tấn công của A, N, P, T đang diễn ra mà chưa hề kết thúc“sau khi bị đấm đá bất ngờ B đã bỏ chạy nhưng vẫn tiếp tục bị đuổi theo, N tiếp tục xông vào đấm B, rùi sau đó B đã đâm N để chấm dứt hành vi tiếp tục tấn công của N cũng như của A, T, P” Như vậy hành vi tấn công của A, T, P, N còn đang xảy ra mãnh liệt và liên tục với B như vậy trường hợp phòng vệ của B là kịp thời đã ngăn chặn được hành vi tiếp tục tấn công của A, N, P, T. Hành vi phòng vệ được thực hiện đúng lúc kịp thời và phù hợp với quy định của pháp luật về thời điểm tiến hành quyền phòng vệ chính đáng. Từ sự phân tích nêu trên thì hành vi gây thiệt hại về tính mạng cho N của B đã thỏa mãn điều kiện về cơ sở của hành vi phòng vệ chính đáng theo quy định của Điều 15 BLHS. à Ý kiến cho rằng B phạm tội giết người theo điều 93 BLHS là sai. Bởi Như vậy B đã thực hiện hành vi gây thiệt hại về tính mạng cho N khi đã thỏa mãn điều kiện về cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng như đã phân tích ở trên do vậy hành vi tước đoạt tính mạng của N do B thực hiện không thể là hành vi khách quan của CTTP của tội giết người theo điều 93 BLHS. B thực hiện hành vi giết người ở đây là N khi thỏa mãn dấu hiệu về cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng thì tính nguy hiểm của hành vi tước đoạt tính mạng do B thực hiện thuộc quy định tại điều 93 BLHS đã được loại trừ. Hành vi giết người theo quy định tại điều 93 là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác với lỗi cố ý. Ở đây B thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của N là phù hợp với cách xử xự của xã hội, do vậy hành vi đó không có lỗi, tính nguy hiểm của tội phạm giết người đã bị loại trừ bởi cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng. 2. Hành vi của B phù hợp với nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đán theo quy định của pháp luật. Khi đã có cơ sở cho phép phòng vệ, người phòng vệ có quyền chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công, ngay cả trong những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công. Đó là nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ mà Điều 15 BLHS đã xác định: Như vậy sau khi phát sinh quyền phòng vệ chính đáng của mình thì B đã thực hiện nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng phù hợp với quy định tại Điều 15 BLHS. Cụ thể: Về đối tượng mà B hướng tới để phòng vệ chính đáng: Để ngăn chặn kịp thời tội phạm, ngăn chặn những hành vi nguy hiểm gây thiệt hại cho xã hội thì luật hình sự yêu cầu người tiến hành quyền phòng vệ chính đáng phải hướng hành vi phòng vệ của mình đến người đang có hành vi gây thiệt hại. Ở đây xét tình huống, B bị tấn công bởi A,N,P,T cả 4 người cùng xông vào đấm, đá B, khiến cho B ngã xuống đất và hô cứu ở giai đoạn này B hoàn toàn có quyền tiến hành phòng vệ chính đang và có thể nhằm vào bất cứ một đối tượng nào tuy nhiên B đã bỏ chạy để chấm dứt hành vi đó tuy nhiên thì nhóm của A vẫn đuổi theo khi B không chạy được nữa và dừng lại thì N xông vào tiếp tục tấn công B: “ N xông vào đấm B”. Ở đây cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng vẫn đang hiện hữu tuy nhiên trong 4 người đánh B thì chỉ có N là trực tiếp lao vào tiếp tục tấn công do vậy người mà B có quyền tác động để thực hiện quyền phòng vệ chính đáng là N bởi N là người đang trực tiếp có hành vi tấn công xâm hại đến lợi ích hợp pháp của B. Do vậy để ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình đang bị trực tiếp xâm hại thì B đã đâm N để ngăn chặn hành vi tấn công bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy hành vi phòng vệ chíng đáng của B đã phù hợp với quy định của pháp luật về đối tượng tác động để thực hiện quyền phòng vệ chính đáng. Sự chống trả của B ở đây là sự chống trả cần thiết, kịp thời: Theo điều 15 BLHS thì biện pháp chống trả của người phòng vệ là những biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được sự tấn công, hạn chế được những thiệt hại có thể bị người tấn công gây ra. Ở đây sau khi bị tiếp tục tấn công bởi N, B đã thực hiện hành vi dùng vũ lực tác động trở lại để ngăn cản N và những người khác tấn công mình. Và thực tế thì hành vi của B đã ngăn cản, chấm dứt sự tấn công của N và của những người còn lại. Tuy có khả năng sử dụng các biệ pháp khác nhưng B đã dùng dao đâm N và gây ra thiệt hại, tuy nhiên thì nội dung của quyền phòng vệ chính đáng không yêu cầu người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng phải lựa chọn được biện pháp tối ưu nhất và cũng cho phép gây ra thiệt hại cho người có hành vi xâm phạm. Bởi vì hành vi phòng vệ chính đáng mà pháp luật cho phép B thực hiện trong trường hợp này không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi hành vi tấn công mà đó còn là hành vi tích cực, chống lại sự xâm hại, chống lại những hành vi coi thường luật pháp. Đồng thời tính cần thiết của hành vi mà B đã thực hiện còn thể hiện ở việc nó đã ngăn chặn được hậu quả mà hành vi xâm hại của A,P,T cùng như N sẽ gây ra. Xem xét mức độ tấn công cũng như thái độ mà những người xâm hại đã thực hiện thì nếu không được ngăn chặn kịp thời thì hậu quả từ hành vi đó tức thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho B chắc chắn là sẽ xảy ra và ở một mức độ rất nghiêm trọng. Hành vi phòng vệ của B ở đây là tương xứng và phù hợp với hành vi xâm hại, không có sự chênh lệch quá lớn giữa hành vi phòng vệ với tính chât và mức độ của hành vi xâm hại. Ở tình huống đưa ra: B ở vào tình thế bị một nhóm người tấn công trước, bất ngờ nên phải bỏ chạy. Sự tấn công tuy là bằng chân tay không, nhưng là do đông người gây ra, lại gây ra trong đêm tối, B phòng vệ bằng dao có sẵn trong người, đã răn đe trước, nhưng vẫn bị đối phương ỷ thế đông người tiếp tục tấn công. Hành vi phòng vệ của B là bằng cách dùng dao đâm một trong số những người đã và tiếp tục tấn công ở đây là N đã dẫn đến cái chết của N. Hành vi phòng vệ đó được coi là tương xứng, là chính đáng, là hợp pháp. Bởi vì để đánh giá sự tương xứng và phù hợp giữa hành vi phòng vệ của B với hành vi xâm hại của N có tương xứng hay không thì không nhất thiết là thiệt hại mà B gây ra cho N phải nhất thiết là bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại mà N gây ra cho B. Giữa hai thiệt hại đó có thể không có sự phù hợp về lượng hoặc về chất, chỉ miễn là không có sự chênh lệch quá đáng sau khi cân nhắc tính chất quan trọng của lợi ích được bảo vệ bằng phòng vệ chính đáng, sức mạnh của sự xâm hại, khả năng và hoàn cảnh thực tế của B. Ở đây sự tương xứng và phù hợp giữa hành vi phòng vệ của B và hành vi xâm hại nguy hiểm của N được thể hiện qua các mặt sau: Thứ nhất về khách thể cần bảo vệ: B đã bị nhóm của N tấn công và có hành vi dùng vũ lực tấn công một cách mãnh liệt, liều lĩnh và đến cùng. Do vậy mà khách thể bị xâm hại ở đây trước hết là sức khỏe của B tuy nhiên nếu để những hành vi tấn công tiếp tục tiếp diễn thì rất có thể B sẽ bị thiệt hại về tính mạng bởi tính liều lĩnh và cố ý tới cùng của A,P, T cũng như của N. Như vậy khách thể cần bảo vệ ở đây chính là tính mạng của B. Tầm quan trọng của khách thể cần được bảo vệ cho phép biện pháp mà B tiến hành để phòng vệ và hậu quả có thể xảy ra là tương xứng với hành vi xâm phạm. Thứ hai: Về mức độ của hành vi tấn công: B bị tấn công bất ngờ bởi 4 người với những đòn tấn công liên tục khiến B ngã gục nhưng họ không buông tha và đuổi đánh tận cùng. Sau đó A,T,P đứng ở xung quanh sãn sàng hỗ trợ, N lao vào tấn công B mặc dù B đã rút dao ra cảnh báo những người tấn công nếu tiếp tục tấn công tuy nhiên bất chấp sự cảnh báo đó thì N vẫn thực hiện hành vi tiếp tục tấn công. Ở đây hành vi tấn công chỉ là đấm đá tay chân tuy nhiên sự tấn công đó là liên tục, được thực hiện bởi nhiều người với mọt người, tính cố tình tấn công đến cùng được thể hiện rõ, tính côn đồ hung hãn bất chấp sự cảnh báo, đuổi tận cùng để thực hiện hành vi của mình. Điều đó cho thấy tính nguy hiểm của hành vi tấn công. Bị dồn ép vào hoàn cảnh trước những hành vi tấn công liên tiếp như vậy, sự trực tiếp bị đe dọa về tính mạng thì biện pháp phòng vệ ở đây mà B có thể sử dụng để chống lại hành vi tấn công với một mức độ nguy hiểm và liên tục như vậy có thể là biện pháp thích đáng để bảo vệ tính mạng sức khỏe trước hành vi tấn công đó. Thứ ba: Về điều kiện hoàn cảnh lúc có hành vi xâm hại: Ở đây, A,N,P,T đã chặn đánh bất ngờ, giữa nơi vắng người và vào buổi tối ở vào không gian và hoàn cảnh đó thì chác chắn rằng tâm lý của B lúc này là hoang mang, hoảng sợ không thể bình tĩnh để xử lý tình huống, lựa chọn biện pháp phù hợp. Do vậy mà yếu tố tinh thần và hoàn cảnh khách quan cũng là những yếu tố để đánh giá tính tương xứng của biện pháp phòng vệ mà B đã thực hiện. Như vậy từ sự phân tích về hành vi tấn công mà A,N,P,T đã thực hiện thì cho thấy tuy hành vi tấn công chỉ bằng chân tay đơn thuần nhưng hành vi đó cũng đã thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm của hành vi đối với sức khỏe tính mạng của B. Do vậy mà hành vi phòng vệ của B ở đây là đâm N, khiến N tử vong là tương xứng bởi nếu so sánh hành vi tấn công và biện pháp phòng vệ mà B đã thực hiện với các tiêu chí như ở trên thì rõ ràng hành vi phòng vệ đó là tương xứng, hợp lý và phù hợp. Đồng thời hành vi phòng vệ của B còn thể hiện tính tích cực trong việc ngăn chặn tội phạm xảy ra. à Hành vi phòng vệ của B là phù hợp và không vượt quá nội dung phòng vệ chính đáng do vậy mà B không phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS). Khoản 2 Điều 15 BLHS quy định: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp vơi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại” Như vậy đây là trường hợp mà người phòng vệ đã dùng phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện và phương pháp đó. Tuy nhiên teho sự phân tích ở trên thì hành vi tấn công xâm hại của A,P,T và N đã thể hiện rõ tính nguy hiểm cũng như đe dọa hậu quả xảy ra sẽ là rất nghiêm trọng. Do vậy mà hành vi chống trả phòng vệ của B ở đây là hoàn toàn phù hợp, tương xứng với hành vi tấn công, không vượt quá nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng do vậy mà b không phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS). Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình luật hình sự 2009 – Trường đại học luật Hà Nội. Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. Chỉ thị 07/TATC ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết 02/H ĐTP ngày 5/1/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 (8 điểm) đại học luật hà nội k34.doc
Luận văn liên quan