Bài tập lớn học kỳ môn luật so sánh: Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law
Hiện nay, hai dòng họ pháp luật lớn là civil law và common law đang có xu hướng hội tụ. Vì vậy, các phán quyết của tòa (án lệ) là nguồn luật chủ yếu và quan trọng bậc nhất của dòng họ pháp luật common law, hiện nay cũng đang có một vị trí khá quan trọng trong hệ thống pháp luật civil law.
1. Một số vấn đề chung về pháp luật thuộc dòng họ Civil law và án lệ
Civil law là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới mà nền tảng của nó là luật La Mã cổ đại. Hình thành và phát triển qua hàng ngàn thế kỉ, dòng họ civil law có một nguồn luật phong phú và đa dạng, bao gồm : luật thành văn (statute law), án lệ (case law, judge – made law), tập quán pháp luật (custom), các học thuyết pháp luật (legal doctrine) và các nguyên tắc pháp luật (legal principle)
2. Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng học civil law
*Cũng tương tự như vậy trong hệ thống pháp luật nước ta
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6048 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn học kỳ môn luật so sánh: Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm
Hiện nay, hai dòng họ pháp luật lớn là civil law và common law đang có xu hướng hội tụ. Vì vậy, các phán quyết của tòa (án lệ) là nguồn luật chủ yếu và quan trọng bậc nhất của dòng họ pháp luật common law, hiện nay cũng đang có một vị trí khá quan trọng trong hệ thống pháp luật civil law.
1. Một số vấn đề chung về pháp luật thuộc dòng họ Civil law và án lệ
Civil law là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới mà nền tảng của nó là luật La Mã cổ đại. Hình thành và phát triển qua hàng ngàn thế kỉ, dòng họ civil law có một nguồn luật phong phú và đa dạng, bao gồm : luật thành văn (statute law), án lệ (case law, judge – made law), tập quán pháp luật (custom), các học thuyết pháp luật (legal doctrine) và các nguyên tắc pháp luật (legal principle)…
Trong lịch sử lập pháp của thế giới, án lệ là nguồn chủ yếu và quan trọng của hệ thống pháp luật common law (Anh, Mỹ, Australia, …), nhưng lại chỉ được coi là nguồn thứ yếu nhất trong hệ thống pháp luật civil law (Pháp, Đức, Italy …). Tại các tòa án khu vực Châu Âu lục địa, các Bộ luật và Luật thành văn là nguồn chính thức và quan trọng hàng đầu ở các nước thuộc truyền thống pháp luật dân sự. Khi xem xét mối quan hệ giữa phán quyết của tòa và luật do nhà nước ban hành, chúng ta thấy rõ rằng thẩm phàn chỉ dựa vào luật thành văn hoặc luật đã được hệ thống hóa của thẩm phán trong hệ thống pháp luật dân sự tại tòa án dân sự. Bất kì sự sáng tạo nào của thẩm phán hoặc sáng kiến lập pháp của thẩm phán chỉ được thể hiện trong nội dung ‘giải thích pháp luật’ (legislative intepratation). Theo truyền thống luật Romano-Germanic, nguyên tắc pháp luật phải có nguồn gốc lập pháp hoặc nguồn gốc từ các chính sách của chính phủ. Chính vì vậy, một nguyên tắc nền tảng là tòa án tư pháp không được căn cứ vào các quyết định của tòa án trước đó để làm cơ sở cho phán quyết của mình. Mặc dù về mặt lý luận, Luật thành văn và các Bộ luật vẫn giữ vai trò là nguồn chính trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law, nhưng án lệ cũng có vai trò và tầm quan trọng riêng ở các nước này.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu án lệ (case law) một cách cụ thể như sau:
- Hiểu theo nghĩa rộng, “án lệ” là một hệ thống những quy tắc bất thành văn đã dược công nhận và được hình thành thông qua những các quyết định của tòa án.
- Hiểu theo nghĩa hẹp, “án lệ” là một cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc sẽ xảy ra trong tương lai. Đây chính là phương pháp điển hình của sự hình thành và phát triển truyền thống pháp luật án lệ.
2. Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng học civil law
Trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law, các nguyên tắc, giải pháp pháp lí rút ra án lệ không có cùng giá trị như luật thành văn. Đó là các giải pháp không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ và sửa đổi bất kì lúc nào phụ thuộc vào vụ việc mới. Thực tiền xét xử của Tòa án không bị ràng buộc bởi các quy phạm do chính nó tạo ra và cũng không thể dựa vào các quy phạm đó có thể biện luận cho quyết định của mình. Án lệ chỉ được áp dụng khi thẩm phán thấy nó phù hợp với vụ án đang xét xử. Án lệ không được coi là nguồn cơ bản của pháp luật. Đặc điểm này cũng có thể hiểu rằng thẩm phán là những người giải thích pháp luật chứ không phải là những người sáng tạo pháp luật .
Bộ luật dân sự Napoleon (bộ luật nổi tiếng của hệ thống pháp luật Civil Law) cũng đã thiết lập một số quy định gây cản trở cho sự phát triển của án lệ, như Điều 5 “Cấm các thẩm phán đặt ra các quy định chung và có tính lập quy để tuyên án đối với những vụ việc được giao xét xử”. Điều 1351 cũng quy định “Bản án chỉ có hiệu lực pháp luật đối với một vụ việc. Chỉ được xem là cùng một vụ việc khi yêu cầu về cùng một vấn đề, dựa trên cùng một căn cứ và giữa cùng các bên tranh chấp”.
Mặc dù về mặt lí luận, luật thành văn và các bộ luật giữ vai trò là nguồn chính trong hệ thống pháp luật civil law, cho nên việc sử dụng án lệ như một nguồn luật trong hệ thống này có nhiều cản trở và khó khăn. Nhưng trên thực tế hiện nay, vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil law ngày càng quan trọng và được minh chứng trong quá trình phát triển của pháp luật. Điều đó được minh chứng qua những biểu hiện sau:
Thứ nhất, Trong những quy định của hệ thống pháp luật dân sự, án lệ cũng được coi là những căn cứ pháp luật mà thẩm phán được quyền sử dụng trong trường hợp không có luật thành văn hoặc luật tục tương tự. Điều 4 Bộ luật Dân sự của Pháp quy định rằng : “nếu thẩm phán từ chối đưa ra phán quyết khi dựa trên cơ sở pháp luật không quy định về vấn đề đó, quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ, thì bản thân anh ta có thể bị kiện vì lý do phủ nhận công lý. Do vậy anh ta phải đưa ra được một phán quyết”. Để đưa ra phán quyết có tính thuyết phục, rõ ràng thẩm phán Pháp cần phải sử dụng các nguồn pháp luật khác. Tuy nhiên, Điều 5 Bộ luật dân sự pháp lại chỉ dẫn rõ rõ hơn rằng: “ những phán quyết mang tính bắt buộc để đặt thành những nguyên tắc chung là những án lệ có tính chất quyết định”. Trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại, ở pháp người ta cũng chủ yếu dựa vào án lệ vì trong bộ luật dân sự rất ít quy định về vấn đề này. Điều 1 Bộ luật dân sự Thụy Sỹ cũng hướng dẫn các Thẩm Phán rằng: “Trong trường hợp không có luật thành văn, hoặc luật tục tương tự thì Thẩm phán có quyền quyết định tuân theo những nguyên tắc mà anh ta đã đặt ra và nếu anh ta ‘tự hành động như nhà lập pháp’ thì anh ta phải chứng minh ‘bằng những nguyên tắc luật pháp đã được công nhận và các án lệ”. Hơn nữa, trong luật hành chính của Pháp và luật hiến pháp của Đức, các án lệ cũng đã và đang được sử dụng chủ yếu.
Thứ hai, Trong các phán quyết kiểu mẫu của các toà án khu vực Châu Âu lục địa với tư cách là các kiểu phán quyết trái ngược với kiểu phán quyết của toà án nước Anh, thì việc sử dụng “án lệ” lại là một ngoại lệ đối với những nguyên tắc chung này. Ngoại lệ của nguyên tắc chung này là khi tồn tại một chuỗi tiền lệ thống nhất mà những tiền lệ này cùng xuất phát từ một cách nhìn về một câu hỏi xác định, thì ở quốc gia nói ngôn ngữ French, Mexico, và Spanish, hiện tượng tồn tại một chuỗi các quyết định tương tự có tác động thực tiễn đối với tiền lệ án hoặc các án lệ có tính bắt buộc. Năm 1955 giáo sư Tunc tranh luận rằng: phán quyết của tòa giám đốc thẩm là án lệ riêng lẻ cũng tạo thành pháp luật và lý thuyết “pháp luật bất biến” đã trở nên lạc hậu và không chính xác. Năm 1968, Giáo sư Nicholas khẳng định sự tiếp tục tồn tại của khái niệm “pháp luật bất biến” và khái niệm này dường như tồn tại song song với khái niệm “ án lệ riêng lẻ”. Vì vậy, Lambert và Wasserman đã tuyên bố một cách đúng đắn rằng: “Nước Pháp cũng có nhiều án lệ như ở Anh”, và các tiếp cận của Tòa án phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể xảy ra ở tòa. Và ở các nước có hiến pháp thành văn và Tòa án hiến pháp riêng như ở Italia và ở Đức tồn tại những điều khaonr lập pháp cho phép những loại phán quyết nhất định có hiệu lực bắt buộc. Đoạn 31 luật về tào án hiến pháp liên bang Đức (Gesetz uber das Bundesverfassungsgericht) cũng đề cập đến tình huống này. Tương tự như vậy, tại điều 136 hiến pháp Italia cũng quy định rằng: “ Khi tòa án tuyên bố một điều khoản pháp luật không phù hợp với Hiến pháp, thì điều khoản đó sẽ hết hiệu lực kẻ từ sau ngày phán quyết của tòa án được tuyên bố”. Vì vậy, trong thực tế, có nhiều tình huống mà Thẩm phán thuộc hệ thống pháp luật civil law phải tuân theo quan điểm tư pahps thống nhất đã được thể hiện ở một loạt các phán quyết thống nhất do tòa án cấp trên đặt ra…
Từ những biểu hiện minh chứng trên đã cho thấy một điều rõ rệt rằng án lệ trong hệ thống pháp luật civil law có một vị trí và vai trò hết sức đặc biệt và quan trọng trong những trường hợp mà không có các quy định của luật thành văn hoặc các quy định này không rõ ràng.
Cũng tương tự như vậy trong hệ thống pháp luật nước ta, từ trước đến nay, án lệ chưa được thừa nhận một cách chính thức là một nguồn của hệ thống pháp luật nước ta, nhưng án lệ ( hay còn được gọi là tiền lệ án) đang dần được công nhận như là một nguồn của pháp luật Việt Nam. Biểu hiện cụ thể cho việc này chính là việc sử dụng những quy định hướng dẫn xét xử trong nhiều Thông tư của Tòa án nhân dân tối cao đối với các Tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử mà những hướng dẫn này là kết quả thu được từ kinh nghiệm xét xử được Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu và hệ thống hóa thành các quy định để hướng dẫn Tòa án cấp dưới trong công tác xét xử. Một biểu hiện mới nhất gần đây là Tòa án nhân dân tối cao đã xuất bản hai tuyển tập Giám đốc thẩm bao gồm các quyết định dân sự và hình sự.
Nhìn chung, khi áp dụng án lệ, tòa án thuộc hệ thống pháp luật civil law rất thận trọng đánh giá hai khả năng: Một là hoàn cảnh cấp thiết bắt buộc họ viện dẫn án lệ mang tính hướng dẫn, hai là một loạt án lệ chỉ được sử dụng để chứng minh cho nguyên tắc chung của pháp luật, mà những án lệ này thường củng cố lí luận cho một phán quyết của tòa.
Vì vậy, ta thấy các quốc gia theo hệ thống luật Civil law trong thực tế đã xem án lệ như là một nguồn của pháp luật, nhưng chỉ trong những trường hợp riêng biệt mà không bao giờ tuyên bố chính thức công nhận án lệ là nguồn của pháp luật. Năm 1985, David và Brierley đã phân biệt án lệ khi trở thành nguồn của các nguyên tắc pháp luật nhưng không phải là nguồn của pháp luật. Lí do là mặc dù án lệ được viện dẫn với mục đích xác định pháp luật, nhưng nguồn thực sự của pháp luật vẫn là các luật lệ hoặc nguyên tắc pháp luật phát sinh từ những quy định của chính phủ, luật thành văn hoặc các bộ luật. Còn common law như Anh, Mĩ… còn được gọi là hệ thống luật thông lệ, luật án lệ tức là họ coi trọng án lệ. Ở đó, các luật sư được đào tạo theo chiều hướng tranh tụng trên phiên tòa là chính và họ sẽ đóng vai trò là người sáng tạo ra luật.
Tóm lại, mặc dù án lệ chỉ được công nhận là một nguồn thứ yếu trong hệ thống pháp luật Civil law nhưng án lệ vẫn có một vị trí riêng, nhất định trong hệ thống này. Và nó đang dần trở thành một nguồn luật chính thức trong dòng họ pháp luật civil law khi hai dòng họ pháp luật civil law và common law đang ngày càng có xu hướng hội tụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật so sánh – NXB Công an nhân dân – Hà Nội – 2008.
Michael Bogdan - Luật so sánh (Bản Tiếng Việt) – NXB.Kluwer – Norstedts Juridik – Tano – 2002.
Lưu Tiến Dũng - Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ (Commom Law) và các nước theo hệ thống dân luật (Civil Law) - Tạp chí Tòa án nhân dân - 1/2006.
Một số trang báo điện tử: - Luathoc.vn
- Tuoitre.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập lớn học kỳ môn luật so sánh- Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law.doc