Bài tập lớn luật hôn nhân gia đinh - Vấn đề nuôi con nuôi

Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi. * Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết.

docx11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3286 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn luật hôn nhân gia đinh - Vấn đề nuôi con nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và đều được pháp luật các nước điều chỉnh. Ở nước ta, nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhân đạo, được Đảng và nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Trong hoàn cảnh đất nước còn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, mức thu nhập của nhân dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở nên cấp thiết trong xã hội. Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, việc nuôi con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của người nhận con nuôi. Nuôi con nuôi là một thực trạng xã hội phản ánh nhu cầu của con người trong cuộc sống. nuôi con nuôi cũng là một loại quan hệ xã hội đặc biệt đã tồn tại từ lâu trong lịch sử. Nuôi con nuôi có thể được thực hiện vì nhiều mục đích khác nhau, song trong thời đại ngày nay, lợi ích của đứa trẻ được nhận làm con nuôi luôn là mối quan tâm hàng đầu và cũng là đối tượng bảo vệ chính của chế định nuôi con nuôi mà pháp luật của các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế công nhận. Những thập niên gần đây, nuôi con nuôi ngày càng phát triển với quy mô rộng lớn, nó không chỉ giới hạn phạm vi biên giới quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Do đó, hiện tượng nuôi con nuôi cũng có những diễn biến đa dạng và phức tạp hơn. Ngoài bản chất mà mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là nhắm xây dựng mối quan hệ gia đình , thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nuôi và đứa trẻ được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ được cuộc sống tốt hơn, cũng còn xuất hiện những việc làm phi đạo đức lợi dụng danh nghĩa cho trẻ em làm con nuôi để thu gom. Môi giới, dẫn dắt, mua bán trẻ em nhằm mục đích kiếm lời. Những hiện tượng đó không thể chấp nhận và không thể tồn tại trong thời đại này, khi mà các giá trị nhân văn, dân chủ tiến bộ của con người, ngày càng được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Việt Nam là nước có số trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài khá lớn và xu thế đó khả năng ngày càng gia tăng. Điều đó đòi hỏi nhà nước ta cần phải quan tâm hoàn thiện cơ chế quản lí, tổ chức cũng như hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu khách quan của việc hội nhập quốc tế và khu vực, đồng thời bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài. Từ những lí do khách quan về lí luận và thực tiễn trên, em nhận thấy vấn đề nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa nghĩa cấp thiết rất lớn trong chế định nuôi con nuôi. Chọn đề tài này em mong làm rõ hơn vấn đề nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do pháp luật Việt Nam quy định. Đó chính là lí do em đã chọn đề tài này. Bài làm của em còn có nhiều thiếu sót, mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 1. khái niệm và ý nghĩa của việc nuôi con nuôi. Trong xã hội việc nuôi con nuôi là một hiện tượng khá phổ biến và thể hiện tính nhân đạo sâu sắc. Trong quá trình phát triển của xã hội, việc nuôi con nuôi được xác lập vì các mục đích khác nhau, đó có thể là nhằm đáp ứng những nhu cầu, lợi ích vật chất như có thêm lao động,có người thừa tự, có người chăm sóc khi tuổi già… hay hướng tới những nhu cầu, lợi ích về tinh thần, hoặc xuất phát từ lòng nhân đạo như sự cảm thông, chia sẻ…Hiện nay vì lợi ích tốt đẹp của trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăm mà việc nuôi con nuôi ngày càng được khuyến khích, được nhà nước quan tâm. Việc nuôi con nuôi có thể được xem xét ở các góc độ: xã hội và pháp lí. Dưới góc độ xã hội: Nuôi con nuôi là việc hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trên thực tế mà không dựa vào quan hệ huyết thống và không phải bao giờ cũng có sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử, hình thành trên cơ sở cá nhân “tiếp nhận những quan hệ mới mang tính chất gia đình” . Trong thực tế, xuất phát từ tình yêu thương, hay phong tục tập quán của các điạ phương….quan hệ nuôi con nuôi được xác lập mà không dựa trên sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc nuôi con nuôi này được hình thành từ nhiều lý do khác nhau, có thể là người xin nhận nuôi con nuôi bị vô sinh nên muốn nhận nuôi con nuôi, vì lòng thương người hay cưu mang những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tích phúc đức cho con cháu về sau ….trên thực tế, với tư cách là các quan hệ xã hội việc nuôi con nuôi có thể là nuôi con nuôi trên danh nghĩa hay nuôi con nuôi trên thực tế với việc thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như cha mẹ con với nhau. Những trường hợp nhận nuôi con nuôi này, mặc dù không được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng quan hệ cha mẹ và con giữa 2 bên vẫn tồn tại trong thực tế. Do đó trong xã hội dù có sự công nhận hay không công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc nuôi con nuôi vẫn được xác lập, hình thành và tồn tại quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi. Dưới góc độ pháp lý: Nuôi con nuôi được xem xét dưới góc độ pháp lý là quan hệ nuôi con nuôi được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Nuôi con nuôi là một sự kiện pháp lý, làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trên cơ sở ý chí của các bên và khi giữa họ không có quan hệ huyết thống trực hệ, không phải là anh chị em với nhau. Nuôi con nuôi là một sự kiện pháp lý phức tạp bao gồm nhiều sự kiện pháp lý hợp thành, đó là : sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi, khi nhận nuôi con nuôi người nhận nuôi phải thể hiện mong muốn mục đích nuôi con nuôi của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và sự thể hiện ý chí phải bằng văn bản. 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về chế định nhận nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi – là một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm nuôi con nuôi…;dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Trước đây, pháp luật của nhà nước thực dân phong kiến ở Việt Nam quy định chế định nuôi con nuôi thường xuất phát từ lợi ích của người nhận nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa các con: con đẻ và con nuôi, con trai và con gái, con trong giá thú với con ngoài giá thú… việc nhận nuôi con nuôi nhằm nhiều mục đích bảo đảm quyền lợi của người nhận nuôi con nuôi ( như nuôi con nuôi để có người thừa tự, nuôi con nuôi để có “ kẻ hầu người hạ ” trong gia đình; để có người làm công không phải trả tiền hoặc để “gánh vạ “ cho gia đình)….. Chế định nuôi con nuôi được quy định trong luật hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm 1959 đến nay xuất phát trước tiên vì lợi ích của người con nuôi, đồng thời bảo đảm lợi ích của người nhận nuôi con nuôi (Điều 24 Luật hôn nhân gia đình năm 1959; Điều 34 Luật hôn nhân gia đình năm 1986; Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Việc nuôi con nuôi được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình có ý nghĩa góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đồng thời góp phần giải quyết một phần hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây ra trước đây. Vì vậy, mục đích của việc nuôi con nuôi theo điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 200 quy định: “1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phù hợp với đạo đức xã hội …… 2. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi. 3. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác”. Như vậy, việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích của người con nuôi, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người nuôi (cha, mẹ nuôi). Để việc nhận nuôi con nuôi có hiệu lực, phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đã quy định cụ thể các điều kiện để nhận nuôi con nuôi hợp pháp, cũng như về hậu quả pháp lý và thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi. 3. Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi” Người nước ngoài muốn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trước hết phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nuôi con nuôi theo pháp luật của nước, nơi người đó thường trú, đồng thời còn phải đáp ứng các điều kiện về nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam – Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình; đối với người không quốc tịch, thì phải tuân thủ theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú và phải tuân theo pháp luật Việt Nam về các điều kiện nuôi con nuôi Theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài muốn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ - Phải hơn con nuôi ít nhất từ 20 tuổi trở lên - Có tư cách đạo đức tốt - Có các điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. - Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, vợ, chồng, cha , mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. 4. Điều kiện người nước ngoài nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam. Ngoài việc phải đáp ứng những điều kiện trên thì theo quy định tại Điều 35 và khoản 1 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006, những người sau đây được xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi:  - Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi. Người thuộc đối tượng này được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghi định 68 làm con nuôi. - Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghị định 68 làm con nuôi: a) Người có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên. Thời gian 6 tháng được tính theo một lần nhập - xuất cảnh Việt Nam; nếu hai vợ chồng xin nhận con nuôi thì chỉ cần một người đáp ứng điều kiện này; b) Người có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam. Người gốc Việt Nam được hiểu là người hiện nay hoặc trước đây từng có quốc tịch Việt Nam; người có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay hoặc trước đây đã có quốc tịch Việt Nam; c) Người có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi. Quan hệ họ hàng được hiểu là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác với trẻ em là cháu được xin làm con nuôi (theo bên nội hoặc bên ngoại). Trường hợp người có quan hệ họ hàng là ông, bà xin nhận cháu hoặc anh, chị em xin nhận nhau làm con nuôi, thì không giải quyết. Quan hệ thân thích là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là chồng với con riêng của vợ hoặc vợ với con riêng của chồng. - Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi và cũng không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 nghị định 68, thì chỉ được xin nhận con nuôi là trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại gia đình hoặc tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, hoặc trẻ em mồ côi đang sống tại gia đình cũng thuộc diện này. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghị định 68 làm con nuôi, không phụ thuộc vào việc Việt Nam với nước ngoài nơi người đó định cư cùng hoặc không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, không kể người đó đã nhập quốc tịch nước ngoài hay chưa. Nếu bạn là người Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch Mỹ, bạn có quyền xin nhận con nuôi ở Việt Nam. Việc người nước ngoài (bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài) xin con nuôi Việt Nam được quy định cụ thể tại Nghị định 69/2006/NĐ-CP về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài như sau: Người nhận con nuôi phải thỏa mãn các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Nếu người xin con nuôi đang có vợ hoặc có chồng thì vợ chồng phải là người khác giới và cả hai cùng đồng ý xin nhận con nuôi. Người nhận con nuôi không thuộc đối tượng đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Người nhận con nuôi là người nước ngoài còn phải thuộc một trong các trường hợp sau: a. Là công dân của những nước ký hiệp định song phương hoặc điều ước quốc tế về con nuôi mà Việt Nam có tham gia. b. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên; - Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam; - Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi. c. Đối với người nước ngoài tuy không thuộc một trong các trường hợp quy định như trên, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết; d. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi là * Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống. Trẻ em từ trên mười lăm tuổi đến dưới mười sáu tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân. * Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm: - Trẻ em bị bỏ rơi; - Trẻ em mồ côi; - Trẻ em khuyết tật, tàn tật; - Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; - Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; - Trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác; - Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. * Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi. * Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài tập lớn luật hôn nhân gia đinh - vấn đề nuôi con nuôi.docx