Bài tập lớn môn Luật Dân sự

Một điểm nữa khiến cho quyền hiến bộ phận cơ thể người vẫn không trở nên phổ biến là bởi vì thực tế cơ sở y tế của nước ta cũng chưa an toàn tuyệt đối với người hiến, chỉ cần suy nghĩ thông thường là “vì sao mình phải hiến trong khi những tai họa trong phẫu thuật sẽ làm cuộc sống của mình bị đảo lộn”. Vì thế điều hết sức quan trọng cần phải làm đó là phải tiến hành xây dựng nhiều những ngân hàng tiếp quản và phân phối bộ phận cơ thể người, đồng thời các cơ sở y tế cũng cần có trang thiết bị cùng với những bác sĩ lành nghề để tiến hành lấy và ghép mô, bộ phận cơ thể một cách an toàn bảo về tối đa sức khỏe của người hiến và người ghép.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3308 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn môn Luật Dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 1 Đề tài: “Bài tập lớn môn Luật Dân sự” Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 2 LỜI MỞ ĐẦU: Kinh tế ngày càng phát triển thì những vấn đề xã hội cũng ngày một phức tạp hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực như văn hóa, công nghệ khoa học kĩ thuật…thì ngành luật ở Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện để phục vụ cuộc sống. Các điều luật không chỉ gói gọn trong khuôn khổ chật hẹp tàn dư chế độ cũ với những e ngại về ảnh hưởng đến những vấn đề nhạy cảm mà đã hoàn toàn thay đổi, hay nói cách khác chúng ta đã dám đối mặt với những yêu cầu mà cuộc sống đề ra chứ không còn e dè trong bế tắc nữa. Một trong những biểu hiện cụ thể nhất là quyền nhân thân, quyền con người đã được quan tâm một cách sâu sắc. Đặc biệt là các quyền như hiến bộ phận cơ thể, hiến bộ phận cơ thể hay hiến xác sau khi chết, quyền nhận bộ phận cơ thể, quyền xác định lại giới tính…lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật dân sự nước ta năm 2005. Khi mà nhu cầu được cấy ghép bộ phận cơ thể luôn ở mức cao, tỉ lệ cho chỉ bằng phần một phận rất nhỏ nhu cầu thì những những qui định của pháp luật về vấn đề này càng đáng quan tâm hơn và cần có những nghiên cứu mang tính chất tổng quát. Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 3 NỘI DUNG: 1.Thực trạng quyền cho và nhận bộ phận cơ thể ở Việt Nam: 1.1.Thực trạng pháp luật: BLDS 1995 quy định trên tinh thần "Công dân được làm những gì phù hợp với quy định pháp luật", còn BLDS 2005 thì quy định theo hướng "Công dân được làm những gì pháp luật không cấm". Theo ông Đinh Trung Tụng, thứ trưởng Bộ tư pháp: “BLDS 2005 thể hiện theo nguyên tắc các chủ thể QHDS được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và không trái với đạo đức xã hội. Quy định như thế tạo thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế và các QHDS theo nghĩa rộng, có môi trường thoáng hơn, người ta có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”, về vấn đề những điểm khác biệt nổi bật trong Bộ luật dân sự 2005 so với Bộ luật dân sự năm 1995 Thứ trưởng nói: “Đây là sự bổ sung những quyền dân sự cơ bản của công dân mới được quy định trong BLDS 2005. Trong BLDS 2005, các quyền nhân thân của cá nhân có bổ sung hai quyền rất quan trọng là quyền được hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, quyền được xác định lại giới tính. Đây là hai quyền dân sự cơ bản mới, được quy định cụ thể trong BLDS 2005, nhưng cũng quy định có tính nguyên tắc thôi. Đây là quyền của công dân, mọi người được hiến, được nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học. Nghiêm cấm các hành vi nhằm mục đích kinh doanh, thương mại. Quyền xác định lại giới tính cũng xác định cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 4 trường hợp có dị tật bẩm sinh hoặc giới tính chưa được định hình rõ”. Có thể thấy rằng qui định về quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể người là một quyền mới, xuất phát trừ nhu cầu của xã hội và điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh chống hiện nay. Điều 33. Quyền hiến bộ phận cơ thể Cá nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học Điều 35. Quyền nhận bộ phận cơ thể người Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phân của người khác nhằm mục đích thương mại Như vậy ngay từ điều luật mang tính khái quát như điều 33 và 35, ta cũng nhận thấy rằng việc hiến hoặc nhận là quyền của cá nhân, cá nhân có quyền được hiến và nhận bộ phân cơ thể, và cũng thể hiện rõ mục đích của việc hiến bộ phận cơ thể đó là vì chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Quyền hiến bộ phận cơ thể là tiền đề để có quyền nhận bộ phận cơ thể. Quyền hiến bộ phận cơ thể là một quyền nằm trong hệ thống quyền nhân thân cơ bản vì thế nó có đầy đủ đặc điểm của một quyền nhân thân, đó là đặc điểm tính cá nhân tuyệt đối, không xác định bằng tiền, quyền nhân thân không xác lập dựa vào các sự kiện pháp lí mà chúng được xác định trực tiếp bằng qui định của pháp luật, là một loại quyền tuyệt đối. Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 5 Để có những qui định cụ thể về vấn đề này ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 đã thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác số 75/2006/QH11.  Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Luật này quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại Việt Nam.  Về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác  Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong quyền hiến và nhân bộ phận cơ thể con người. Là một quyền nằm trong hệ thống quyền nhân thân của công dân, chính vì thế nó có đầy đủ các đặc điểm của một quyền nhân thân cơ bản. Tự nguyên là bảm thân tự quyết định không bị ép buộc từ bất cứ cá nhân tổ chức nào. Nó thể hiện quyền năng của chủ thể, hay nói cách khác là nó thể hiện ý chí của chủ thể, hơn nữa quyền hiến bộ phận cơ thể luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể dịch chuyển cho những chủ thể khác, theo đó quyền hiến bộ phận cơ thể là quyền của một cá nhân, cá nhân đó có quyền được thể hiện ý chí của mình, quyền này không thể để cho người nào khác quyết định thay. Luật Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 6 này của Việt Nam nằm trong hệ thống chủ động đồng ý, khác với các nước Pháp, Tây Ban Nha, Nauy…lại thuộc hệ thống suy đoán đồng ý, tuy nó đều dựa trên nguyên lí tôn trọng quyền chủ thể nhưng trên thực tế các nước nằm trong hệ thống suy đôán đồng ý thường có tỉ lệ hiến bộ phận cơ thể cao hơn rất nhiều so với những nước trong hệ thống chủ động đồng ý.  Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Đây là mục đích có ý nghĩa to lớn nhất trong quyền hiến bộ phận cơ thể. Như đã biết khi nói đến quyền người ta thường nghĩ tới quyền lợi của chủ thể, là quyền năng mà chủ thể có thể dựa vào đó thể hiện lọi ích của mình, tuy nhiên với quyền hiến bộ phận cơ thể này nó lại vì mục đích cộng đồng nhiều hơn là của chủ thể, lợi ích của chủ thể là một phần rất nhỏ so với đóng góp mà xã hội nhận được. Đó cũng chính là điểm khác biệt căn bản giữa quyền hiến bộ phận cơ thể với các quyền nhân thân khác, nó hướng tới lọi ích của cả cộng đồng. Đa phần các nước trên thế giới đều quy định rõ sử dụng cho mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học... Cũng giống như Pháp, Tynidi, mục đích hiến mô, bộ phận cơ thể người ở Ma rốc cũng chỉ được thực hiện trong một số mục đích nhất định như hiến vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học, do các cơ sở được cấp phép đảm nhiệm. Ở Việt Nam pháp luật hiện hành quy định ngoài mục đích hiến mô, bộ phận cơ thể được hiến và sử dụng vào mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học thì hiến mô, bộ phận cơ thể còn được sử dụng vào mục đích giảng dạy. (Xem thêm Khoản 2, Điều 4, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006). Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 7  Không nhằm mục đích thương mại Trong cơ thể con người có những bộ phận có thể tài sinh, nhưng cũng có những bộ phận không thể tái sinh được, hơn nữa số người hiến quá ít so với nhu cầu được ghép, theo qui luật cung cầu giá trị vật chất của bộ phận cơ thể là rất cao. Chính vì thế để bộ phận cơ thể con người không biến thành món hàng hóa, khéo theo đó là hàng loạt những hệ quả xã hội thì nguyên tắc quan trọng không kém là không được dùng bộ phận cơ thể người trong mọi trường hợp vì mục đích thương mại. GS Sadek Beloucif, thành viên Ủy ban Tư vấn đạo đức quốc gia CH Pháp tỏ ra đồng tình với quy định trên và chia sẻ: "Có quốc gia đã định giá đến 30.000 USD một quả thận, 100.000 USD một mảnh gan giành cho ghép. Tuy nhiên, không thể thương mại hóa việc cho - nhận tạng. Bởi như vậy, sẽ tăng thêm hố sâu ngăn cách giàu nghèo. Người nghèo sẽ chết vì không thể có những khoản tiền lớn cho mua tạng ghép".  Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Nguyên tắc này được các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam hết sức coi trọng. Thứ nhất nhằm tránh sự mua bán ngầm giữa người hiến và người nhận, thứ hai tránh các quyền và nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ gia đình phát sinh (trường hợp hiến tinh trùng, trứng, phôi), thứ ba nó khiến cho người nhận không bị ám ảnh về bộ phận của người khác mà mình đang giữ khi hai người có cuộc sống rất khác biêt. Tuy nhiên trường hợp những người có quan hệ huyết thống lấy nhau không phải là không có, do vậy nguyên tắc vô danh cũng gây bất lợi. Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 8  Về điều kiện hiến bộ phận cơ thể  Độ tuổi: Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể khi còn sống và sau khi chết (Điều 5 Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006). Qua đó có thể thấy pháp luật Việt Nam quy định về độ tuổi hiến sau khi chết của cá nhân muộn hơn so với ở Pháp (pháp luật Việt Nam quy định đủ 18 tuổi trở lên mới được hiến hoặc đăng ký hiến sau khi chết, còn pháp luật Pháp quy định là 13 tuổi). Sở dĩ có quy định như vậy bởi các nhà làm luật nước ta quan niệm rằng ở tuổi đó, người hiến mới phát triển đầy đủ về tâm, sinh lý cũng như về mặt pháp lý họ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể bằng hành vi của mình tham gia xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Nếu độ tuổi là một dấu hiệu định lượng, là điều kiện cần để hiến mô, bộ phận cơ thể thì khả năng nhận thức và điều khiển hành vi là dấu hiệu định tính để xác định xem cá nhân đã hoàn thiện về mặt tâm lý, về khả năng nhận thức hay chưa.  Sức khỏe: Việc hiến bộ phận cơ thể là vì mục đích chữa bệnh nên sự bảo đảm an toàn cho người nhận là hết sức quan trọng. Ở Việt Nam, Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006 chỉ quy định chung chung người hiến và người nhận đều phải làm những thủ tục để kiểm tra sức khỏe, nhưng Luật không quy định kiểm tra sức khỏe bao gồm những gì, nhưng nghiên cứu các quy định cụ thể trong Quyết định số 43/2006/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2006 về việc ban hành quy trình kỹ thuật ghép thận từ Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 9 người cho sống và quy trình kỹ thuật ghép gan từ người cho sống có quy định điều kiện để người hiến được tuyển sử dụng là không bị ung thư, xơ gan, nhiễm HIV dương tính,... điều đó cho thấy những quy định cụ thể về sức khỏe với người hiến thận hoặc gan ở Việt Nam được quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật và có thể thấy các quy định về vấn đề này là tương đối chặt chẽ nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả người hiến và người nhận.  Thủ tục đăng kí hiến và nhận bộ phận cơ thể: Được qui định rất rõ ràng tại điều 12 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác số 75/2006/QH1( bên cạnh đó tại điều 13 có qui định về thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống). Mẫu đơn, có thể tham khảo Quyết định số 07/2008QĐ-BYT ngày 14/2/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành các mẫu đơn tự nguyện hiến, hủy đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống, sau khi chết và hiến xác; các mẫu thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và hiến xác.  Quyền lợi của chủ thể hiến bộ phận cơ thể: Qui định tại điều 17 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006. Theo đó người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế; được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí; được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế; được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 10 Ngoài ra điều kiện của các cơ sở y tế trong việc lấy và ghép cũng được qui định rất cụ thể trong luật này. 1.2.Thực trạng xã hội:  Nhu cầu về ghép mô bộ phận cơ thể người ở Việt Nam Ở Việt Nam trong những năm qua, nhu cầu được ghép mô và nhu cầu có xác để phục vụ việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy là rất lớn và ngày một gia tăng. Cả nước có khoảng 5.000 – 6.000 người suy thận mạn cần được ghép thận. Riêng Hà Nội đã có gần 1.500 người được chỉ định ghép gan. Do không có nguồn của người hiến nên cho đến nay đã có hàng trăm người phải sang Trung Quốc, Singapore và một số nước khác để ghép thận, ghép gan. Còn ở trong nước chỉ có khoảng 300 ca được ghép thành công, trong đó chủ yếu là ghép thận chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó đến ghép tế bào máu (ghép tủy) và ghép gan. Tất cả các ca ghép này đều lấy thận, gan của người sống là cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình, cùng huyết thống, có các chỉ số sinh học tương đương. Trong khi đó, trên thế giới các nguồn lấy mô, bộ phận cơ thể người để ghép đều có nguồn từ người cho sống cùng huyết thống và từ người cho sống không cùng huyết thống. Đó là những người bị chết não hay bệnh nhân đã ngừng tim. Nhu cầu ghép giác mạc rất cao, theo số liệu điều tra năm 2007, tỷ lệ mù lòa trong cả nước là 0,59% (trong đó có 5,6% mù do sẹo giác mạc và mù do đục giác mạc chiếm tỷ lệ 8,9%, trong tổng số người mù do các nguyên nhân khác nhau) ước tính sơ bộ tương đương với khoảng 27.800 người mù do các bệnh lý giác Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 11 mạc đòi hỏi cần có giác mạc để ghép, nhưng trên thực tế không có đủ nguồn của người cho giác mạc. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, tình trạng thiếu mô, bộ phận cơ thể người để ghép luôn tạo nên những sức ép lớn, theo số liệu của WHO (năm 2002) thì trên thế giới có 36.857 triệu người mù, trong đó 5,1% là mù lòa do bệnh giác mạc và mỗi năm có khoảng 10 triệu người bị mù do hỏng giác mạc, nhưng chỉ khoảng 120.000 người được ghép giác mạc. Riêng châu Á, ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối nhưng chỉ có khoảng 60.000 bệnh nhân được ghép thận (50% từ người chết não và 50% từ người cho sống). Trước thực trạng đó, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đủ mạnh, đồng bộ để tạo cơ sở cho việc hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể người đáp ứng nhu cầu khẩn thiết ngày nay, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho cán bộ y tế khi tiến hành lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và đó cũng chính là lý do để Quốc hội đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007.  Thực trạng về vấn đề vi phạm các nguyên tắc hiến bộ phận cơ thể: Chính vì giá trị rất lớn của bộ phận cơ thể người nên đã có không ít những hành vi trái pháp luật xảy ra, vi phạm hầu hết các nguyên tắc hiến bộ phận cơ thể. Nếu đi ngang qua các bệnh viện lớn có thể thấy rất nhiều người đứng ở cổng ra vào, đó là những con người nghèo khổ, vì kế sinh nhai họ chấp nhận bán bộ phận cơ thể của mình khi ai đó có nhu cầu mua, lợi dụng tâm lí đó nhiều cò mồi đã thu được những món lời khá lớn. Trong thời gian gần đây trên Mạng Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 12 (Internet) thỉnh thoảng xuất hiện những lời rao bán thận cho biêt là người bán đang trong cảnh khốn khó, cần tiền nhiều hoặc cần gấp. Có trường hợp để nuôi người thân nằm bệnh viện như vợ nuôi chồng, mẹ nuôi con nằm bệnh viện đã lâu đang cạn tiền thang thuốc. Có trường hợp là sinh viên ra tỉnh học không còn được tài trợ vì gia đình đang khốn khó. Mua bán nội tạng, đến nay vẫn bị xem là hành vi bất hợp pháp trên thế giới. Thế nhưng chuyện rao bán nội tạng hoặc nhờ có mối lái trong việc bán nội tạng là điều vẫn xảy ra ở Việt Nam. Hoặc những người không may sa vào lưới của bon buôn thịt bán người xuyên quốc gia thì cũng rất dề bị bán nội tạng. Mua bán nội tạng con người, bị lên án vì vấn đề đạo đức. Các nguyên tắc bình đẳng, công bằng, và nhân phẩm con người bị cho là không đựơc tôn trọng khi những người nghèo khổ phải hy sinh sức khỏe và đôi khi cả mạng sống để đổi lấy đồng tiền qua cách bán đi một phần cơ phận của họ. Hiện nay ở Việt Nam ghép thận là có phần trăm thành công lớn nhất cho nên mua bán thận xảy ra rất nhiều với mức độ ngày một tinh vi hơn. Bác sĩ Trần Ngọc Sinh, Trưởng Khoa Tiết Niệu - Bệnh Viện Chợ Rẫy, xác nhận với báo chí trong nước rằng thật sự là có chuyện mua bán thận, và bản thân ông, ở chức vị này, từng được rất nhiều người xin giúp đỡ, thực hiện việc cấy ghép thận trong các vụ mua bán. Ông cũng nói rằng nếu như người bán và người mua có thỏa thuận trước, người bán sẵn sàng làm đơn hiến tặng thì như vậy bác sĩ khó long biết được, đây cũng là một lỗ hổng trong pháp luật mà những kẻ buôn bán nội tạng trái phép dựa vào để lách luật. Năm 2008, một sinh viên bị liệt não do bán thận, đó là anh Tô Công Luân sinh viên trường kinh tế kĩ thuật công nghiệp 1 thành phố Hồ Chí Minh. Khi bệnh viên nhận Luân đang ở trong trạng thái suy Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 13 thận cấp, không có phản ứng cơ, trên bụng và ngực đầy những vết sẹo, qua kiểm tra cho biết Luân đã mất một quả thận, bệnh máu khó đông. Những vết sẹo cho thấy Luân đã trải qua ít nhất là 3 ca phẫu thuật nhiều lần chìm trong trạng thái hôn mê đây cũng chính là nguyên nhân khiến não Luân không hoạt động bình thường, ít lâu sau khi về nhà Luân đã tử vong. Một người có thể cho thận mà sức khỏe vẫn bình thường nhưng cái chết thương tâm này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về vấn đề buôn bán thận trái pháp luật và đạo đức nhân nghĩa trong xã hội đã xuống cấp trầm trọng, coi mạng người không bằng cỏ rác. Một vấn đề nữa là chợ đen trong mua bán trứng người ở nước ta, cũng như mua bán nội tạng, việc mua bán trứng người cũng diễn ra thông qua các đường dây khá chuyên nghiệp, tại các bệnh viện phụ sản hay bệnh viện Nam y chỉ cần để ý chúng ta cũng thấy được tình trạng cò mồi lảng vảng ngay cửa chính. Có thể nói rằng tình trạng chợ đen trong buôn bán mô bộ phận cơ thể con người ngày một tăng cao hơn về số lượng, hành động của chúng cũng ngày một tinh vi hơn, phạm vi hoạt động của chúng mở rộng trên toàn cầu, những điểm nóng như Trung Quốc, Ấn Độ, vùng Nam Mĩ, đáng lo ngại là vấn đề này xuất hiện ở cả nước đang phát triển và cả nước phát triển. Vấn đề bức thiết đặt ra là làm sao để quyền hiến bộ phận cơ thể được mở rộng mà không gây ra các hiện tượng tiêu cực khác.  Dấu chấm hỏi trong luật hiến bộ phận cơ thể người Trên các phương tiện thông tin đại chúng có xuất hiện trường hợp tử tù tự nguyện hiến bộ phận cơ thể của mình, mặc dù những người tử tù là những người không còn năng lực hành vi pháp luật nhưng họ vẫn có quyền được hiến vì đó là Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 14 một nghĩa cử cao đẹp, làm ích cho đời, trả nợ cho đời. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu có nên giảm án cho những người tử tù đó hay không, thực tế vấn đề này đã tốn không ít giấy mực của giới báo chí và luật gia. 2.Nguyên nhân và một số giải pháp cho vấn đề. 2.1.Điều kiện kinh tế - xã hội Xã hội loài người có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các phương diện. Trong đó đáng kể nhất là sự phát triển thần tốc của ngành khoa học công nghệ, trên cơ sở đó công nghệ tế bào sinh học, y học mà đặc biệt là giải phẫu học đã đạt được nhiều thành tựu hết sức lớn lao, làm cuộc sống con người thay đổi kỳ diệu, từ chỗ con người có thể bị chết do một bộ phận cơ thể nào đó bị bệnh, hỏng, con người lại có thể được tái sinh sự sống của mình qua việc được cấy, ghép một mô, bộ phận cơ thể của người nào đó sống hoặc đã bị chết hiến tặng. Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa vì vậy quyền lợi của người dân được đặt ở vị trí cao nhất, bảo vệ sức khỏe tính mạng thân thể của công dân là trách nhiệm của nhà nước, chính vì vậy quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể người thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật Việt Nam đồng thời cũng cho thấy việc nắm bắt nhu cầu xã hội nhanh chóng của các nhà làm luật. Tuy nhiên nhìn ở một khía cạnh khác, chúng ta vẫn thấy những lỗ hổng trong pháp luật, đó là điều kiện để những kẻ xấu có cơ hội kiếm tiền. Nguyên nhân cũng khác dễ hiểu, bởi vì quyền hiến nhận bộ phận cơ thể con người là một quyền mới, không những thế nó còn có tính chất hết sức phức tạp liên quan đến những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Mặt khác cũng phải thừa nhận rằng luật Việt Nam rất cụ thể nhưng vẫn lỏng lẻo, thường khó khăn cho những người chấp Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 15 hành tốt pháp luật và lại dễ dàng cho những kẻ phạm pháp?? Trước hết chúng ta cần quan tâm tới việc bổ sung các điều luật làm mở rộng phạm vi tác động của quyền hiến bộ phận cơ thể người. Có thể thêm vào đối tượng áp dụng của quyền hiến bộ phận cơ thể như người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam cũng có quyền hiến, hay về các nguyên tắc hiến mô bộ phận cơ thể nên học tập những nước đã công nhận quyền hiến bộ phận cơ thể người từ lâu như Pháp, Anh… Ở Pháp, trong các đạo luật về đạo đức y sinh quy định việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người phải tôn trọng các nguyên tắc như: nguyên tắc an toàn về y tế và cẩn trọng (Điều L.1211-6/7 Bộ luật Y tế cộng đồng Cộng hòa Pháp), nguyên tắc này nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra với người hiến và người nhận trong quá trình hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; nguyên tắc phân phối sản phẩm ghép và thủ tục đăng ký vào danh sách chờ ghép. Bên canh đó những qui định về điều kiện hiến cũng cần chặt chẽ hơn. 2.2.Vấn đề đưa quyền hiến nhận mô bộ phận cơ thể người đến mọi người dân Thực sự vấn đề tuyên truyền vận động người dân hiến bộ phận cơ thể chưa hoạt động thực sự có hiệu quả nếu không muốn nói là quá xã dời thực tế. Quan niệm của người dân ta là khi chết, con người phải được bảo toàn về thân thể, nó là một nét truyền thống tâm linh nhưng nó cũng chính là nguyên nhân của việc người dân Việt không chấp nhận hiến bộ phận cơ thể là một việc làm tốt. Không những thế các cuộc vận động hiến mô bộ phận cơ thể cũng cần tổ chức sôi nổi có hiệu quả hơn, từ đó làm thay đổi suy nghĩ của người dân về việc hiến bộ phận cơ thể mình, để họ có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Đây là một công việc hết sức khó khăn, tuy nhiên bản chất người Việt Nam là lương thiện và nhân đạo cho Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 16 nên để không phải là không thể, chỉ có điều cần có thời gian và phải có những qui định đảm bảo lợi ích của người hiến. 2.3. Cơ sở vật chất của y tế Việt Nam Một điểm nữa khiến cho quyền hiến bộ phận cơ thể người vẫn không trở nên phổ biến là bởi vì thực tế cơ sở y tế của nước ta cũng chưa an toàn tuyệt đối với người hiến, chỉ cần suy nghĩ thông thường là “vì sao mình phải hiến trong khi những tai họa trong phẫu thuật sẽ làm cuộc sống của mình bị đảo lộn”. Vì thế điều hết sức quan trọng cần phải làm đó là phải tiến hành xây dựng nhiều những ngân hàng tiếp quản và phân phối bộ phận cơ thể người, đồng thời các cơ sở y tế cũng cần có trang thiết bị cùng với những bác sĩ lành nghề để tiến hành lấy và ghép mô, bộ phận cơ thể một cách an toàn bảo về tối đa sức khỏe của người hiến và người ghép. 2.4 Chính sách đối ngoại: Lợi dụng những ưu đãi cho người nước ngoài ở Việt Nam, với những chính sách trên tinh thần hữu nghị và tôn trọng, những kẻ xấu đã tạo thành những đường dây buôn bán trẻ em phụ nữ thậm chí là cả nam giới cho đến nội tạng con người. Những con đường làm ăn phi pháp và trái với đạo nghĩa làm người ấy đã và đang làm giàu nhanh chóng cho những kẻ buôn thịt bán người. Cần có sự móc nối giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, chỉ có thế, nạn mua bán mô bộ phận cơ thể mới không có điều kiện để tồn tại. Bài tập lớn học kỳ môn Luật Dân sự I Nguyn Th Kim Cúc – 351823 – Lớp N02 17 KẾT LUẬN: Trên đây là một số nghiên cứu của bản thân về quyền hiến bộ phận cơ thể và nhận bộ phận cơ thể, trong đó có nêu thực trạng nguyên nhân và một số giải pháp. Đây là một vấn đề khá mới trong luật dân sự Việt Nam, chính vì thế nó có những phức tạp riêng. Để nhận thức được vấn đề chúng ta cần có cài nhìn rộng, thoáng và công bằng để giải quyết chúng. Tuy vẫn còn tồn đọng một số vấn đề nhưng nhìn chung quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể đã co những bước phát triển chậm nhưng vững chắc. Khi điều kiện xã hội và điều kiện khoa học đang phát triển từng ngày thì luật về quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể cũng cần có những bổ sung cho hợp lí, các biện pháp trừng trị kẻ cố tình vi phạm pháp luật về vấn đề này cũng cần cụ thể, với mức cao, bên cạnh đó cũng cần xây dựng niềm tin cho người dân thông qua các hoạt động xã hội và việc xây dựng cơ sở y tế đạt chất lượng cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdan_su_cuoi_ky__6155.pdf