Bài tập lớn – Môn luật đất đai

TÌNH HUỐNG: Gia đình ông A và gia đình bà B là hai chủ sử dụng đất liền kề. Hai gia đình thỏa thuận lấy cây mít làm ranh giới giữa hai thửa đất. Năm 2003, Nhà nước làm đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực này đã thu hồi một phần đất của hai gia đình. Cây mít bị chặt bỏ để làm đường. Năm 2008, hộ ông A xây dựng nhà đã xây tường rào ngăn cách giữa hai gia đình. Hộ bà B phản đối việc xây dựng tường rào với lý do, ông A đã xây lấn sang phần đất nhà bà. Tranh chấp đất xảy ra. 1) Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc: 1) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: 3) Trong vụ việc này ai là người sử dụng đất hợp pháp? 4) Giải pháp GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: 1) Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc: a) Trình tự giải quyết vụ việc: Có 2 con đường cho các chủ thể tranh chấp đất đai lựa chọn là tự hòa giải hoặc hòa giải thông qua cơ quan hòa giải:

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn – Môn luật đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG: Gia đình ông A và gia đình bà B là hai chủ sử dụng đất liền kề. Hai gia đình thỏa thuận lấy cây mít làm ranh giới giữa hai thửa đất. Năm 2003, Nhà nước làm đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực này đã thu hồi một phần đất của hai gia đình. Cây mít bị chặt bỏ để làm đường. Năm 2008, hộ ông A xây dựng nhà đã xây tường rào ngăn cách giữa hai gia đình. Hộ bà B phản đối việc xây dựng tường rào với lý do, ông A đã xây lấn sang phần đất nhà bà. Tranh chấp đất xảy ra. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc: Trình tự giải quyết vụ việc: Có 2 con đường cho các chủ thể tranh chấp đất đai lựa chọn là tự hòa giải hoặc hòa giải thông qua cơ quan hòa giải: Hai bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau, hòa giải tranh chấp đất đai giữa 2 gia đình(tự hòa giải) Nếu hòa giải tranh chấp thành công thì coi chấm dứt tranh chấp. Nếu hòa giải không thành công thì hòa giải thông qua các cơ quan hòa giải (UBND xã, phường, tổ chức địa phương). Điều 135: Hoà giải tranh chấp đất đai 1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai. Thủ tục giải quyết vụ việc: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu: Trình tự giải quyết: +Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận Phiếu xử lý đơn thư theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND cấp huyện. + Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành xác minh, thu thập thông tin chứng cứ, báo cáo UBND cấp huyện và tham mưu UBND cấp huyện văn bản trả lời đơn thư. Thành phần số lượng hồ sơ: + Phiếu xử lý đơn thư (bản gốc); + Đơn kiến nghị, Đơn yêu cầu của đương sự (tự viết, bản gốc); + Trích lục vị trí (bản gốc); + Báo cáo đề xuất, tờ trình của UBND cấp xã, thị trấn (bản gốc); + Biên bản hòa giải của xã, phường, thị trấn, Hội đồng tư vấn cấp xã; (bản sao có thị thực tại UBND nơi hoà giải). + Các biên bản làm việc, kiểm tra, xác minh. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Thời hạn giải quyết 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó: Phòng Tài nguyên và Môi trường: 25 ngày - UBND cấp huyện: 5 ngày. Cơ sở pháp lí: + Luật Đất đai năm 2003; + Luật Khiếu nại tố cáo; + Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về Thi hành Luật Đất đai; + Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ; + Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ; + Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ TNMT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về Thi hành Luật Đất đai; + Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 2/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ; + Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành phố về giải quyết Khiếu nại tố cáo. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai lần cuối cùng (thuộc thẩm quyền UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thụ lý). Thành phần số lượng hồ sơ: + Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất của đương sự (bản chính), sau khi nhận được Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu của Chủ tịch UBND cấp huyện thời gian không quá mười lăm (15) ngày. + Biên bản triển khai Quyết định giải quyết nêu trên của Chủ tịch UBND cấp huyện. + Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND huyện, thị xã (bản sao có chứng thực), kèm biên bản triển khai quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (bản sao). + Các giấy tờ khác có liên quan đến tranh chấp. Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai lần cuối cùng không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc. Căn cứ pháp luật: + Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về  thi hành Luật Đất đai. + Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. + Thông tư số 01/2005 /TT-BTNMT ngày 13 tháng 4  năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Thông thường, có 2 cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Đó là Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân. Căn cứ để xác định tranh chấp nào thuộc thẩm quyền xử lí của cơ quan nào là: - Đối với những vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết (khoản 1 điều 136 luật đất đai năm 2003) - Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau (khoản 2 điều 136 Luật đất đai năm 2003: + Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng. + Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. Trong vụ việc này, gia đình ông A và gia đình bà B đều không phải là người sử dụng đất hợp pháp vì: Trước kia, hai gia đình đã lấy cây mít làm vật mốc để phân định phần diện tích đất của hai nhà. Tuy nhiên, cây mít lại không phải là một vật mốc cố định, cây mít có khả năng sinh trưởng và phát triển, thay đổi theo tự nhiên. Hơn nữa, việc lấy cây mít làm mốc là sự thỏa thuận giữa hai gia đình, không có bất cứ sự chứng kiến, chứng nhận của bất kì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay tổ chức pháp luật nào cả. Vì vậy, việc phân định đất đai như trên của 2 gia đình là thiếu căn cứ pháp lí, không đủ điều kiện để xác định người sử dụng đất hợp pháp. Giải pháp: Theo cá nhân em, trước hết hai gia đình nên tự thương lượng, thỏa thuận, thống nhất với nhau để phân chia phần diện tích đất hiện tại sao phù hợp nhất. Do sự phân chia đất trước đây là sự thỏa thuận giữa hai gia đình, không có sự chứng thực của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mang tính pháp lý cả vì thế sẽ là thiếu căn cứ pháp khi xác định ai là người sử dụng đất hợp pháp. Chính vì thế, tự hòa giải là phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này. Trước khi có sự thỏa thuận, thương lượng giwuax hai bên, hai gia đình nên ngừng các hoạt động nhà đất liên quan tới phần diện tích đất tranh chấp để tránh gây ra mâu thuấn phức tạp. Bên cạnh đó, khi tiến hành thương lượng, thỏa thuận giữa gia đình ông A và gia đình bà B, cần có sự hiện diện của các tổ chức hòa giải, UBND xã, phường, thị trấn; làng xóm, tổ dân phố,… nơi hai gia đình đang sinh sống để chứng thực kết quả của quá trình thỏa thuận trên. UBND xã, phương, thị trấn phải đóng vai trò là cơ quan hòa giải trung gian giữa hai bên, xác nhận về mặt pháp lí những thỏa thuận thống nhất của 2 gia đình. Nhà nước Việt Nam khuyến khích người dân thực hiện quyền làm chủ của mình; ủng hộ việc tự hòa giải giữa các chủ thể tranh chấp đất đai và tôn trọng quyết định của các chủ thể nếu các quyết định đó phù hợp với ý chí của nhà nước và quy định của pháp luật. Nếu sau một quá trình thương lượng, được sự vận động, tuyên truyền, hòa giải, thuyết phục của các tổ chức hòa giải, của chính quyền địa phương mà hai bên vẫn không tự thống nhất được cách phân chia đất, tranh chấp đất đai vẫn chưa được giải quyết thì các bên có quyền được làm đơn khởi kiện, gửi lên tòa án nhân dân các cấp, để toà án nhân dân giải quyết việc phân chia đất theo quy định của Luật đất đai, Luật dân sự hiện hành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài cuối học kì ĐẤT ĐAI- Gia đình ông A và gia đình bà B là hai chủ sử dụng đất liền kề.doc
Luận văn liên quan