I, MỞ ĐẦU 1
II, NỘI DUNG 1
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng Cộng sản 1
2. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước 2
a) Phong trào công nhân. 2
b) Phong trào yêu nước 3
c) Sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước 4
3. Những hoạt động thực tiễn chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết tiến tới thành lập Đảng 5
III, KẾT LUẬN 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
I, MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh (1890-1969) - danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta đến những thắng lợi vĩ đại. Một trong những đóng góp quan trọng của Người trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là việc thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930,
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3940 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn Tư tưởng Hồ Chí Minh Nêu tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I,
I, MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh (1890-1969) - danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta đến những thắng lợi vĩ đại. Một trong những đóng góp quan trọng của Người trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là việc thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930, đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trải qua một quá trình chuẩn bị lâu dài về mọi mặt. Nhằm góp phần làm rõ và đem lại hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài “Nêu tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam”.
II, NỘI DUNG
Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương ( Đảng cộng sản Việt Nam – Chương trình tóm tắt của Đảng) và đầu năm 1930”. Điều đó chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở những tiền đề sau:
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng Cộng sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ học thuyết C. Mác và trực tiếp từ học thuyết về xây dựng Đảng kiểu mới của V.I.Lênin. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam đã đưa Hồ Chí Minh đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
C. Mác và V.I.Lênin chủ yếu quan tâm đến vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở các nước Tư bản chủ nghĩa, với nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động làm cách mạng nhằm lật đổ chế độ tư bản và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Do đó, xuất phát từ tình hình thực tế ở các nước tư bản phương Tây và Nga, V.I.Lênin đã nêu ra luận điểm: Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân phương Tây. Chủ nghĩa Mác là học thuyết xã hội khoa học, mang lý tưởng về một xã hội nhân đạo thực sự. Còn giai cấp công nhân phương Tây là giai cấp tiên tiến, đông đảo về lực lượng, lại được rèn luyện và thử thách trong nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa, có khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội.
Hồ Chí Minh quan tâm tìm kiếm những cơ sở thực tế dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng Sản ở những nước lạc hậu, phụ thuộc với những tàn tích Phong kiến còn rất nặng nề. Theo đó, Đảng phải là một tổ chức chính trị tiên phong, vững mạnh, có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn; có khả năng vận động, tập hợp, tổ chức quần chúng và gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản thế giới. Đồng thời, Đảng phải có nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến chủ nghĩa xã hội và cao hơn là chủ nghĩa cộng sản, giải quyết triệt để hai mâu thuẫn cơ bản là đánh đuổi thực dân đế quốc và lật đổ phong kiến, tư sản đem lại ruộng đất cho dân cày.
Nói một cách khác, Đảng Cộng sản ở những nước lạc hậu, phụ thuộc cần phải được vũ trang bằng lý luận khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác – Lênin, phải được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, bởi vì, chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết chân chính nhất, chắc chắn nhất và cách mạng nhất. Học thuyết ấy đã chỉ ra con đường của sự tự giải phóng con người và sự phát triển xã hội.
Hơn nữa, ở đây Đảng Cộng sản còn phải công khai lập trường, quan điểm của mình là đứng về phía nào? Bênh vực, bảo vệ ai, cái gì và chống lại ai, cái gì? Và phải có phương pháp biện chứng duy vật trong đấu tranh cách mạng và vận động quần chúng, nghĩa là phương pháp phải mềm dẻo, linh hoạt, nhạy bén, nắm thời cơ và đưa quần chúng ra đấu tranh, tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn.
Phong trào công nhân và phong trào yêu nước
a) Phong trào công nhân
Dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sâu sắc tình hình thực tế ở Việt Nam, một nước phong kiến nửa thuộc địa, kinh tế nông nghiệp lạc hậu và nông dân chiếm đa số trong xã hội và phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của giai cấp công nhân Việt Nam so với các nước khác trên thế giới. Giai cấp công nhân ra đời từ những năm đầu của thế kỉ XX, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Do vậy, giai cấp công nhân Việt Nam mới hình thành, còn mỏng về số lượng, chưa có kinh nghiệm đấu tranh thực tiễn, chưa mạnh về tiềm lực, trình độ còn thấp, do vậy phong trào công nhân còn non yếu, chưa thể tạo thành sức mạnh to lớn, chưa thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình.
Nhưng điều đó không cản trở được lòng yêu nước của giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, là giai cấp cách mạng, ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới như có ý thức tổ chức, kỉ luật cao, tính tự giác cao, có trình độ tri thức khoa học cao và khả năng tiếp thu nhanh, nhạy bén với cái mới… thì giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc trưng riêng như chịu ba tầng áp bức bóc lột, gắn bó máu thịt với giai cấp nông dân, kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, sớm bị ảnh hưởng bởi các trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. Do vậy giai cấp công nhân vừa là lực lượng chủ yếu vừa giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp công nhân là “người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”, là giai cấp tiến hành cách mạng triệt để nhất. Chính họ là người nắm giữ sứ mệnh lịch sử cao cả - sứ mệnh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Phong trào công nhân không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn quy mô, ví dụ như từ 27 cuộc đấu tranh trong những năm 1926-1927 lên đến hơn 40 cuộc đấu tranh vào năm 1928-1929 với nhiều phong trào lớn, chủ yếu dưới hình thức bãi công, biểu tình,…
b) Phong trào yêu nước
Trong khi đó, ở Việt Nam những phong trào yêu nước đã phát triển từ lâu, rộng lớn đã và đang lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân như nông dân, công nhân, tiểu tư sản - trí thức, một số bộ phận trung, tiểu địa chủ và thương nhân, chủ yếu là nông dân, vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, phong kiến. Mặc dù phong trào yêu nước có ưu điểm đông về lực lượng, hùng hậu về sức mạnh; có nhiều kinh nghiệm, trưởng thành từ các cuộc đấu tranh nhưng vẫn chưa đạt được thắng lợi do phong trào yêu nước ở Việt Nam thiếu một hệ tư tưởng cách mạng dẫn đường; sự liên kết lỏng lẻo, thiếu tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn; không có khả năng đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
Những phong trào yêu nước thể hiện tình yêu nước, tinh thần căm thù giặc sâu sắc trong đó phải kể đến những phong trào của nông dân và những phong trào của trí thức yêu nước.
Phong trào của nông dân tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu bởi Đề Thám (Hoàng Hoa Thám), với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam, cuộc khởi nghĩa kéo dài gần 30 năm thì bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu ước quật cường của nông dân Yên Thế đại diện cho nông dân cả nước.
Phong tràocủa trí thức tiêu biểu như phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu kêu gọi nhân dân giúp vua giệt giặc, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của Phan Bội Châu và phong trào yêu nước của Phan Châu Trinh.
Các phong trào này đều thất bại, do hệ tư tưởng phong kiến không thể lật được hệ tư tưởng tiến bộ hơn là hệ tư tưởng tư bản. Hồ Chí Minh đánh giá con đường cứu nước của Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, của Phan Chu Trinh giống như “xin giặc rủ lòng thương” và con đường trực tiếp đánh Pháp của Hoàng Hoa Thám tuy thực tế, nhưng nặng cốt cách phong kiến.
c) Sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Trước những đòi hỏi khách quan trong điều kiện phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nước ta đang phát triển mạnh mẽ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra được tiền đề thứ hai cho sự ra đời của Đảng cộng sản. Người chỉ rõ việc gắn kết hai phong trào trên sẽ tạo ra được sức mạnh vô cùng to lớn đối với cách mạng. Người đã cho thấy với phong trào yêu nước làm nòng cốt và phong trào công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản làm lực lượng lãnh đạo thì cuộc cách mạng nhằm giải phóng ách áp bức, bóc lột của thực dân - phong kiến nhất định thắng lợi.
Nếu kết hợp được phong trào yêu nước của đông đảo quần chúng nhân dân với phong trào công nhân thì sẽ tạo ra sức mạnh to lớn. Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh đã có sự sáng tạo lí luận, bổ sung và phát triển học thuyết của C.Mác và V.I.Lênin về xây dựng Đảng: “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.”
Ở Việt Nam, nếu phong trào công nhân không gắn bó chặt chẽ với phong trào yêu nước, không trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước, thì cách mạng cũng không đủ lực lượng để mở rộng được cuộc đấu tranh và đưa nó đến thắng lợi. Thành công của Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đã kết hợp nhuần nhuyễn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng đảng kiểu mới với việc phân tích sâu sắc tình hình thực tế của cách mạng ở Việt Nam để hoàn thiện lí luận về xây dựng Đảng của mình.
Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đi đến giác ngộ giai cấp, kết hợp giác ngộ dân tộc với giác ngộ giai cấp trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin là con đường mà Hồ Chí Minh đã chọn và đã đi. Từ đó dẫn tới hệ luận điểm: “Không phải mọi người yêu nước đều là cộng sản, nhưng việc tiếp cận đường lối của Đảng Cộng sản lại là điều kiện cần thiết để xác định được mục tiêu yêu nước đúng đắn; còn mỗi người cộng sản trước hết phải là người yêu nước, hơn nữa phải là người yêu nước tiêu biểu, phải thường xuyên truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm đường lối của Đảng trong nhân dân và lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối đó.
Việc gắn phong trào công nhân với phong trào yêu nước, giai cấp với dân tộc của Hồ Chí Minh đã có lúc bị hiểu lầm, bị đánh giá là nặng về dân tộc, nhẹ về giai cấp, là người dân tộc chủ nghĩa. Song, thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới đã kiểm nghiệm và chứng minh quan điểm về việc gắn chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, giai cấp với dân tộc là hoàn toàn đúng đắn. Sự gắn bó ấy không chỉ đúng với cách mạng Việt Nam, với cách mạng của các nước thuộc địa, mà còn đúng với tất cả những nước đang đi vào con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3. Những hoạt động thực tiễn chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết tiến tới thành lập Đảng
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh không những đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của một chính Đảng cách mạng, mà còn chuyển nhận thức đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách
mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Với nhận thức đó, từ rất sớm, trong những hoạt động thực tiễn, Nguyễn
Ái Quốc luôn quan tâm chú ý đến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức
để tiến tới thành lập một chính Đảng cách mạng ở Việt Nam.
Sau khi được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, chế độ Xô Viết mới ra đời và tích cực tham gia nhiều hoạt động của Quốc Tế Cộng sản. Hội liên hiệp thuộc địa được thành lập năm 1921 và Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông được thành lập năm 1925 là những tổ chức quốc tế đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc, mà Nguyễn Ái Quốc vừa là người khởi xướng, vừa là người tổ chức, lãnh đạo với vai trò chủ yếu nhất.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc chuẩn bị về cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng sau này. Thông qua tổ chức tiền thân Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, có Cộng sản Đoàn làm nòng cốt, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên theo chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng mới, bằng cách mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu từ năm 1925 đến năm 1927. Sau các khóa phần lớn họ trở về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân, còn một ít được chọn vào trường Quân sự Hoàng Phố và Trường đại học Phương Đông học tập để sau đó trở về Việt Nam hoạt động trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân khác, làm cho phong trào chuyển dần từ tự phát sang tự giác. Đây chính là sự gặp gỡ tất yếu của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam với tư tưởng cách mạng tiên tiến nhất mọi thời đại.
Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930 là sản phẩn tất yếu của phong trào công nhân và phong trào yêu nước dâng cao, là sản phẩm tất yếu của sự chuyển biến về ý thức hệ. Những người Cách mạng Việt Nam trong nước đã nhận thấy tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên không còn đáp ứng đước yêu cầu của tình hình mới, cần phải có Đảng Cộng sản thay thế. Nhưng trong một nước không thể tồn tại đồng thời ba tổ chức cộng sản có cùng mục tiêu, lý tưởng. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập đại biểu và chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày mồng 3-2-1930. Việc hợp nhất đó đã đáp ứng được đòi hỏi bức thiết của thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Tóm lại, sự sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam chính là ở chỗ dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng để nghiên cứu tình hình thực tế ở Việt Nam, từ đó có sự khái quát về tư tưởng, lý luận. Và tường bước tổ chức hoạt động thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những tư tưởng, lý luận đã tổng kết, khái quát được của mình.
III, KẾT LUẬN
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho sự phát triển nhảy vọt trong lich sử hào hung của dân tộc ta. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới đó là nhiệm vụ mới đó là “xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Tường( chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh- Một số nhận thức cơ bản, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2009.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2009.
3. Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia và các bộ môn khoa học Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, nxb CTQG, Hà Nội, 2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập lớn Tư tưởng Hồ Chí Minh Nêu tiền đề ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.doc