Bài tập luật cạnh tranh: Cho ý kiến của anh chị về những khẳng định sau: a, Chỉ đến khi quốc hội nước ta thông qua LBVQLNTD thì người tiêu dùng Việt Nam mới có cơ sở pháp lý

Bài tập luật cạnh tranh và bvntd: Cho ý kiến của anh chị về những khẳng định sau: a, Chỉ đến khi quốc hội nước ta thông qua LBVQLNTD thì người tiêu dùng VN mới có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình. b, Thương nhân chỉ có trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện cho NTD theo quy định tại các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3100 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập luật cạnh tranh: Cho ý kiến của anh chị về những khẳng định sau: a, Chỉ đến khi quốc hội nước ta thông qua LBVQLNTD thì người tiêu dùng Việt Nam mới có cơ sở pháp lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 14: Cho ý kiến của anh chị về những khẳng định sau: a, Chỉ đến khi quốc hội nước ta thông qua LBVQLNTD thì người tiêu dùng VN mới có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình. b, Thương nhân chỉ có trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện cho NTD theo quy định tại các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. ***** Bài làm: a, Khẳng định: “Chỉ đến khi quốc hội nước ta thông qua LBVQLNTD thì người tiêu dùng VN mới có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình” là Sai. Việc Quốc hội thông qua LBVQLNTD có ý nghĩa hết sức to lớn, là một bước ngoặt trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của NTD, là cơ sở pháp lý vững chắc để NTD có thể bảo vệ quyền lợi của mình tuy nhiên đây không phải là cơ sở pháp lý duy nhất để NTD bảo vệ quyền lợi của mình, trước khi có LBVQLNTD thì người tiêu dùng VN cũng có nhiều các cơ sở pháp lý để có thể bảo vệ quyền lợi của mình, cơ sở pháp lý quan trọng nhất có thể kể đến đó chính là Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999. Bảo vệ quyền lợi NTD từ sớm đã là vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội, trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ thuộc về các cơ quan Nhà nước mà còn là nghĩa vụ của cả cộng đồng, của toàn xã hội. Để thiết thực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH ngày 27 tháng 4 năm 1999. Pháp lệnh này đã quy định các nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ quyền lợi NTD: quy định mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong nước; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu và người tiêu dùng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật liên quan. Pháp lệnh nghiêm cấm các hành vi gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của NTD. Ngoài ra pháp lệnh còn quy định về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng; trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm của các bộ ban ngành và ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng… Như vậy, sự ra đời của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tạo nên hành lang pháp lý quan trọng trong bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì một số văn bản pháp luật khác cũng có quy định các biện pháp để bảo vệ quyền lợi NTD như Bộ luật cạnh tranh, Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật sở hữu trí tuệ, Pháp lệnh an toàn vệ sinh thực phẩm 2003, một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…. b, Khẳng định: “Thương nhân chỉ có trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện cho NTD theo quy định tại các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng” là Sai. Căn cứ vào khoản 5 Điều 12 Luật BVQLNTD thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có nghĩa vụ “cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành”. Vấn đề trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 21 LBVQLNTD theo đó “hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật” như vậy thương nhân có trách nhiệm bảo hành hàng hóa linh kiện cho NTD theo những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên tại Điều 21 cũng có quy định trường hợp bắt buộc phải bảo hành theo quy định của pháp luật đây có thể là trường hợp đặc biệt vì có thể linh kiện hàng, hóa được pháp luật quy định bắt buộc bảo hành không được thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên luật không hề ghi rõ những trường hợp nào thì linh kiện, hàng hóa phải bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật gây ra nhiều khó khăn cho cả cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa và cả NTD. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Bộ luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010; 2, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH ngày 27/04/1999 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; 3, Nguyễn Thị Hương, “ Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2007; 4, Bùi Thị Long, “Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2007; 5, Nguyễn Văn Vân, “Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Khoa học pháp lý số 4/2010; 6, Đinh Ngọc Vượng, “ Bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 9/2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập luật cạnh tranh và bvntd- Cho ý kiến của anh chị về những khẳng định sau- a, Chỉ đến khi quốc hội nước ta thông qua LBVQLNTD thì người tiêu dù.doc
Luận văn liên quan