Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, lợi dụng đêm tối M lén vào nhà ông D khi cả nhà đang ngủ say để lấy chiếc xe đạp mới mua. Khi đang dắt xe cửa thì hành vi của M bị ông D phát hiện. Ông D hô mọi người bắt giữ M và nắm đuôi chiếc xe đạp kéo lại không cho M dắt đi. M dùng chân đạp vào ngưc ông D làm cho ông ngã đập đầu xuống sàn nhà (thương tích không đáng kể). Sau khi đạp ông D, M tiếp tục dắt xe ra ngoài đường nhưng thấy mọi người nghe tiếng kêu cứu đang đổ xô lại nên y phải bỏ lại chiếc xe trong ngõ.
HỎI:
1. Xác định hành vi của M ?
2. Giả sử chiếc xe đạp có trị giá 1.500.000 đồng thì M có phạm tội không ?
3. Giả sử ông D bị M đạp ngã xuống sàn và chết thì tội danh của M được xác định như thế nào ?
GIẢI QUYẾT
1. Xác định hành vi của M.
Trong trường hợp này M thực hiện hay hành vi sau:
- ¬Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản: "lợi dụng đêm tối M lén vào nhà ông D khi cả nhà đang ngủ say để lấy chiếc xe đạp mới mua".
Lén lút là để che giấu không cho chủ sở hữu biết hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Người phạm tội khi thực hiện hành vi có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình và việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với chủ tài sản.
- Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản: "M dùng chân đạp vào ngực ồng D làm cho ông ngã đập đầu xuống sàn nhà”.
Dùng vũ lực là người phạm tội dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác (chủ sở hữu tài sản, những người có lợi ích liên quan, những người giúp đỡ, ) nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt như: xô ngã, đánh, đá , đấm, .
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3709 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn hình sự 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 8
Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, lợi dụng đêm tối M lén vào nhà ông D khi cả nhà đang ngủ say để lấy chiếc xe đạp mới mua. Khi đang dắt xe cửa thì hành vi của M bị ông D phát hiện. Ông D hô mọi người bắt giữ M và nắm đuôi chiếc xe đạp kéo lại không cho M dắt đi. M dùng chân đạp vào ngưc ông D làm cho ông ngã đập đầu xuống sàn nhà (thương tích không đáng kể). Sau khi đạp ông D, M tiếp tục dắt xe ra ngoài đường nhưng thấy mọi người nghe tiếng kêu cứu đang đổ xô lại nên y phải bỏ lại chiếc xe trong ngõ.
HỎI:
Xác định hành vi của M ?
Giả sử chiếc xe đạp có trị giá 1.500.000 đồng thì M có phạm tội không ?
Giả sử ông D bị M đạp ngã xuống sàn và chết thì tội danh của M được xác định như thế nào ?
GIẢI QUYẾT
Xác định hành vi của M.
Trong trường hợp này M thực hiện hay hành vi sau:
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản: "lợi dụng đêm tối M lén vào nhà ông D khi cả nhà đang ngủ say để lấy chiếc xe đạp mới mua".
Lén lút là để che giấu không cho chủ sở hữu biết hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Người phạm tội khi thực hiện hành vi có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình và việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với chủ tài sản.
Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản: "M dùng chân đạp vào ngực ồng D làm cho ông ngã đập đầu xuống sàn nhà”.
Dùng vũ lực là người phạm tội dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác (chủ sở hữu tài sản, những người có lợi ích liên quan, những người giúp đỡ,…) nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt như: xô ngã, đánh, đá , đấm,...
Ở hành vi đầu tiên hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của M là hành vi khách quan của tôi trộm cắp tài sản (Điều 139 BLHS). Tiếp theo đó do bị ông D phát hiện hô mọi người bắt giữ và mình thì giữ lấy đuôi chiếc xe không cho M đi M đã dùng chân đạp vào ngực ông D. Ở lần thứ hai M lại dùng vũ lức để đẩy ngã ông D nhằm chiếm đoạt tài sản là chiếc xe đạp. Đây là hành vi khách quan của tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS). Trong tình huống này khi M đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì bị ông D phát hiện để bảo vệ tài sản mình vừa trộm được M đã dùng chân đạp ngã ông D nhằm tẩu thoát cùng với tài sản là chiếc xe đạp nhưng đến lúc dắt xe ra ngoài đượng thấy hiều người đổ xô lại nên M đành bỏ lại chiếc xe đạp nhăm thoát thân. Và chính ở hành vi dùng vũ lực nhằm bảo vệ tài sản vừa trộm được của M đã tạo nên sự chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản.
2. Giả sử chiếc xe đạp có giá trị 1.500.000 đồng thì M có phạm tội không ?
Theo phân tích ở ý 1 thì để xác định M có phạm tội hay không ta phải dựa vào Điều 133 tội cướp tài sản của BLHS.
Khoản 1 Điều 133 BLHS quy định: "Người nào dùng vũ lưc, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm"
Khách thể của tội phạm: là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi phạm tội của mình M đã xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của ông D đồng thời xâm hại đến quyền sở hữu của gia đình ông đối với chiếc xe đạp mới mua.
Đối tượng tác động: là tài sản. Tài sản này còn nằm trong sự chiếm hữu quản lý của chủ tài sản. Trong trường hợp này chiếc xe đạp đang được để ở trong nhà nên tất nhiên nó vẫn nằm trong sự chiếm hữu, quản lý của gia đình ông D.
Mặt khách quan: Theo quy định của điều luật có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. trong tình huống trên M đã dùng vũ lực để xâm hại đến tình trạng sức khỏe, tính mạng của ông D băng hành vi dùng chân đạp ngã ông D. Đây là tội cấu thành hình thức nênkhông bắt buộc phải có hậu quả xảy ra mới phạm tội nay.
Mặt chủ quan: lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp vì khi thực hiện hành vi M nhận thức được hành vi làm cho nạn nhân (ông D) lâm vào tình trạng không thể chống cự được và M mong muốn hành vi đó có thể đè bẹp hoặc làm tê liệt sự cản trở của ông D đối với việc lấy chiếc xe đạp của y. Mục đích của M là mục đích tư lợi.
Chủ thể: là chủ thể bình thường nên chỉ đòi hỏi có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Căn cứ vào những dấu hiệu pháp lý nên trên thì M phạm tội cướp tài sản mà không cần bết giá trị tài sản mà M muốn cướp là bao nhiêu. Vì vậy, việc chiếc xe có giá trị là bao nhiều thì M vẫn phạm tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS.
3. Giả sử ông D bị M đạp ngã xuống sàn và chết thì tội danh của M được xác định như thế nào?
Trong trường hợp này M vẫn phạm tội cướp tài sản nhưng lại thuộc vào trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 133 BLHS.
Vì tội cướp tài sản là tội cấu thành tội phạm hình thức nên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Nhưng trong một số trường hợp hành vi dùng vũ lực,… lại gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tội ấy vẫn là tội cướp tài sản nhưng phải chịu một hình phạt nặng hơn. Trong trường hợp này M dùng vũ lực gây hậu qủa chết người (ông D chết) thì M sẽ phạm tội cướp tài sản với tình tiết đinh khung tăng nặng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 133 BLHS.
"4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
a. Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc chết người ;
…"
Vậy tội danh của M vẫn là tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng năng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 133 BLHS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập 2). Nxb CAND. Hà Nội – 2007.
Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Bình luận khoa học bộ luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, tập 2. Đinh Văn Quế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cá nhân hình sự 2.doc