10.000 m2 đất tại thị trấn Bến Lức ( tỉnh Long An) thuộc sở hữu của ông A (có giấy tờ sử dụng đất của chính quyền cũ cấp). Năm 1973, ông A xuất cảnh sang Mỹ. Trước khi đi ông nhờ anh H, là người bà con trông nom hộ. Năm 1976, chính quyền địa phương đã lấy diện tích đất này để làm trường mẫu giáo ( không có văn bản thu hổi đất hay tịch thu tài sản; không có văn bản giao đất cho trường mẫu giáo). Năm 1980, trường mẫu giáo không còn nhu cầu sử dụng nữa nên chính quyền đã giao lại cho anh H tiếp tục sử dụng. Năm 2000, ông A uỷ quyền cho anh B là cháu ngoại ở Hà nội thay ông làm đơn khiếu nại gửi các cấp chính quyền đòi lại đất. UBND huyện Bến Lức ra quyết định giải quyết khiếu nại, chấp nhận trả lại đất cho ông A. Anh H khiếu nại lên UBND tỉnh Long An. UBND tỉnh Long An chấp nhận một phần đơn đòi đất của ông A và chia cho ông A 5000 m2 đất, anh H 5000 m2 đất.
Hỏi:
a. Việc UBND huyện Bến Lức và UBND tỉnh Long An trả lại đất cho ông A là đúng hay sai ? Vì sao?
b. Bình luận về các quyết định giải quyết khiếu nại nói trên
c. Quan điểm của sinh viên đối với các trường hợp đòi lại đất đã giao cho người sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4671 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn luật đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tóm tắt tình huống :
10.000 m2 đất tại thị trấn Bến Lức ( tỉnh Long An) thuộc sở hữu của ông A (có giấy tờ sử dụng đất của chính quyền cũ cấp).
Năm 1973, ông A xuất cảnh sang Mỹ. Trước khi đi ông nhờ anh H, là người bà con trông nom hộ.
Năm 1976, chính quyền địa phương đã lấy diện tích đất này để làm trường mẫu giáo ( không có văn bản thu hổi đất hay tịch thu tài sản; không có văn bản giao đất cho trường mẫu giáo).
Năm 1980, trường mẫu giáo không còn nhu cầu sử dụng nữa nên chính quyền đã giao lại cho anh H tiếp tục sử dụng. Năm 2000, ông A uỷ quyền cho anh B là cháu ngoại ở Hà nội thay ông làm đơn khiếu nại gửi các cấp chính quyền đòi lại đất. UBND huyện Bến Lức ra quyết định giải quyết khiếu nại, chấp nhận trả lại đất cho ông A.
Anh H khiếu nại lên UBND tỉnh Long An. UBND tỉnh Long An chấp nhận một phần đơn đòi đất của ông A và chia cho ông A 5000 m2 đất, anh H 5000 m2 đất.
Hỏi:
Việc UBND huyện Bến Lức và UBND tỉnh Long An trả lại đất cho ông A là đúng hay sai ? Vì sao?
Bình luận về các quyết định giải quyết khiếu nại nói trên
Quan điểm của sinh viên đối với các trường hợp đòi lại đất đã giao cho người sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với tình huống trên nhóm chúng tôi xin được giải quyết như sau :
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trước khi đi tìm hiếu từng vấn đề cần giải quyết trong các câu hỏi đặt ra, trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ: Trong tình huống này việc khiếu nại đòi trả lại đất của ông A đối với anh H là trường hợp đòi lại quyền sử dụng đất và đối tượng là cá nhân cụ thể là ông A và anh H. Nhóm chúng tôi xin đi vào từng câu hỏi cụ thể :
1. Việc UBND huyện Bến Lức và UBND tỉnh Long An trả lại đất cho ông A là đúng hay sai ? Vì sao ?
Việc UBND huyện Bến Lức và UBND tỉnh Long An trả lại đất cho ông A là đúng vì :
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “ . Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho người đó.” Nên 10.000 m2 đất tại thị trấn Bến Lức ( tỉnh Long An ) thuộc sở hữu của ông A do ông có giấy tờ sử dụng đất của chính quyền cũ cấp. Đó là giấy tờ hợp pháp theo quy định tại điểm a, e khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009:
“ a. Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...e. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.”
Mặt khác khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất... để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, Nhà nước đã công nhận 10.000 m2 đất tại thị trấn Bến Lức ( tỉnh Long An ) thuộc sở hữu của ông A và ông A có đầy đủ quyền của người sử dụng đất đó.
Anh H không đồng ý việc trả lại đất cho ông A. Năm 1976, chính quyền địa phương đã lấy diện tích đất này để làm trường mẫu giáo. Sau đó năm 1980, trường mẫu giáo không còn nhu cầu sử dụng nữa nên chính quyền đã giao lại cho anh H tiếp tục sử dụng. Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003, sử đổi bổ sung năm 2009 về những đảm bảo cho người sử dụng đất: “ 2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Và điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 181/ 2004/ NĐ – CP về thi hành Luật Đất đai của Chính phủ :
“ 1. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp sau: ....d. Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết các tranh chấp ruộng đất.”
Nhưng trong trường hợp này, việc khiếu nại đòi lại đất giữa ông A và anh H không phải là trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2003, sửa đổi bổ sung 2009 và Nghị định 181/2004/ NĐ –CP về thi hành Luật Đất đai của Chính Phủ bởi vì :
Thứ nhất, Năm 1976, chính quyền địa phương đã lấy diện tích đất này để làm trường mẫu giáo mặc dù việc thu hồi đất này phù hợp với lợi ích công cộng (theo khoản 1, Điều 38 Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung 2009 ). Nhưng việc thu hồi này không đúng thẩm quyền của chính quyền địa phương vì theo khoản 2 Điều 44 Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009: “. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”
Vì vậy, mà việc thu hồi đất là vi phạm thẩm quyền. Ở đây, thẩm quyền thu hồi đất là phải thuộc về UBND huyện Bến Lức. Mặt khác, khi thu hồi đất chính quyền địa phương không có văn bản thu hồi hay tịch thu tài sản; không có văn bản giao đất cho trường mẫu giáo nên việc thu hồi 10.000 m2 đất này là không có hiệu lực.
Thứ hai, Năm 1980 trường mẫu giáo không còn nhu cầu sử dụng nữa nên chính quyền đã giao lại cho anh H tiếp tục sử dụng cũng vi phạm thẩm quyền giao đất vì theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung 2009 về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: “ 2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.” Mà ở đây phải thuộc về UBND huyện Bến Lức.
Đồng thời theo Điều 32 giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác: “ Việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó.”
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 105 Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009 về quyền chung của người sử dung đất, ông A có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Do đó năm 2000, ông A ủy quyền cho anh B đòi lại đất là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật vì ông A có giấy tờ sử dụng đất của chính quyền cũ cấp. Anh H không có giấy tờ sử dụng đất và việc thu hồi đất, giao đất cho anh H là vi phạm thẩm quyền đồng thời không có văn bản thu hồi đất hay tịch thu tài sản; không có văn bản giao đất cho trường mẫu giáo nên không có hiệu lực. Vì vậy, việc UBND huyện Bến Lức và UBND tỉnh Long An trả lại đất cho ông A là đúng.
2. Bình luận về các quyết định giải quyết khiếu nại nói trên.
Trong tình huống, mặc dù UBND huyện Bến Lức và UBND tỉnh Long An đều có quyết định giải quyết khiếu nại là trả lại đất cho ông A nhưng việc trả lại đất cho ông A như thế nào lại khác nhau do đó đã có hai quyết định giải quyết khiếu nại:
Một là, quyết định của UBND huyện Bến Lức giải quyết khiếu nại, chấp nhận trả lại 10.000 m2 đất cho ông A.
Hai là, quyết định của UBND tỉnh Long An đó là chấp nhận một phần đơn đòi đất của ông A và chia cho ông A 5000 m2 đất, anh H 5000 m2 đất.
Bình luận về hai quyết định giải quyết khiếu nại trên :
Trước hết, theo quy định tại Điều 135 Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung 2009 trong trường hợp này khi có xảy tranh chấp, khiếu nại, đòi lại đất giữa ông A và anh H, chính quyền nên giải quyết theo phương pháp hòa giải trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận giữa các bên. Nếu việc hòa giải thành công không chỉ hạn chế sự tốn kém về tiền của giữa các bên mà còn giảm bớt công việc, gánh nặng, thời gian cho cơ quan Nhà nước, vẫn giữ vững tình họ hàng.
Tuy nhiên nếu trường hợp hòa giải mà các bên vẫn không đồng ý thì theo quy định tại Điều 138 Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung 2009 về giải quyết khiếu nại về đất đai, việc Ông A ủy quyền cho anh B khiếu nại lên UBND huyện Bến Lức và anh H không chấp nhận quyết định của UBND huyện và khiếu nại nên UBND tỉnh Long An đúng theo quy định của pháp luật.
● Đầu tiên, UBND huyện Bến Lức ra quyết định giải quyết khiếu nại, chấp nhận trả lại 10.000 m2 đất cho ông A theo nhóm chúng tôi là hợp lý vì :
Ông A có giấy tờ sử dụng đất của chính quyền cũ cấp là giấy tờ hợp lệ ( theo quy định tại điểm e khoản e Điều 50 ) do đó Nhà nước đã công nhận 10.000 m2 đất là thuộc sở hữu của ông A. Trước sang Mỹ ông có nhờ anh H trông hộ mảnh đất này, việc trông nom hộ không phải là ông A đã chuyển nhượng, cho thuê, hay tặng cho ... anh H.
Năm 1976, chính quyền địa phương lấy đất này để xây trường mẫu giáo tuy là lợi ích công cộng và sau đó năm 1980 trường mẫu giáo không có nhu cầu đã giao lại cho anh H sử dụng. Việc thu hồi và giao đất của chính quyền địa phương đều vi phạm thẩm quyền và không đúng với quy định của pháp luật đó là không có văn bản thu hồi hay tịch thu tài sản; không có văn bản giao đất cho trường mẫu giáo ( trái với theo quy định tại Điều 44, 37 , 32 đã phân tích ở phần a ).
● Quyết định của UBND tỉnh Long An đó là chấp nhận một phần đơn đòi đất của ông A và chia cho ông A 5000 m2 đất, anh H 5000 m2 đất theo nhóm chúng tôi là không hợp lý. Cách giải quyết này hợp tình hơn là hợp lý vì nếu như năm 1973 trước khi ông A đi Mỹ không nhờ anh H trông nom hộ thì sau 27 năm mảnh đất của ông A đã được giao cho người khác sử dụng vì khi ông sang Mỹ mảnh đất đó sẽ bị bỏ hoang và trở thành mảnh đất vô chủ thì khi Nhà nước thực hiện chính sách cải cách ruộng đất mảnh đất đó sẽ bị thu hồi và giao cho người khác sử dụng và dù sau này quay trở về khiếu nại đòi lại mảnh đất đó thì theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung 2009 và khoản 1 Điều 4 Nghị định 181/ 2004/ NĐ – CP về thi hành Luật Đất đai 2003 ( đã trích ở phần a) của ông A sẽ không thể đòi lại 10.000 m2 tại thị trấn Bến Lức ( tỉnh Long An ). Tuy nhiên việc giải quyết khiếu nại vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
3. Quan điểm của sinh viên đối với các trường hợp đòi lại đất đã giao cho người sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo quy định của Luật Đất đai 2003 (sửa đổi bổ sung 2009), tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 4 Nghị định 181/2004/ QĐ – CP về thi hành Luâth Đất đại 2003: “ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp:
a) Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;
b) Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân;
c) Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;
d) Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;
đ) Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.”
Theo quan điểm của chúng tôi thì: nhóm đồng ý với những quy định trong khoản 2 Điều 10 cũng như tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 181 của chính phủ. Qua đó ta thấy rằng, nhà nước đã có những quy định, chính sách quản lí đất đai, bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng đất. Đây là những quy định xuất phát từ việc đảm bảo hạn chế việc tranh chấp, khiếu nại về đất đai do lịch sử để lại. Do hoàn cảnh lịch sử, nước ta phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh lâu dài và khắc liệt; khi giành được độc lập ta đã thực hiện những phong trào cải cách ruộng đất, phong trào “hợp tác hóa”, đóng góp ruộng đất, các phong trào khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới… Nhà nước đã có những chính sách cụ thể trong việc phân bổ đất đai thời gian này nhằm ổn định để phát triển kinh tế đồng thời khẳng định quyền sở hữu đất đai là quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện.
Tuy nhiên, có thể thấy việc pháp luật quy định không giải quyết đối với tất cả các trường hợp đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng là chưa hoàn toàn thỏa đáng. Bởi đất đai là sở hữu của toàn dân, người dân có quyền sử dụng đất nhưng vẫn chịu sự chi phối của Nhà nước. Các cơ quan có thẩm quyền nhiều khi thu hối đất một cách vô tội vạ rồi lại giao cho người khác sử dụng. Nghiễm nhiên, người bị thu hồi đất mất đi mảnh đất mình đã từng gắn bó, sinh sống nay lại thuộc về tay người khác. Trong thời kì đi theo tiếng gọi của nhà nước (khai hoang, lập vùng kinh tế mới) người dân đã phải giao lại đất ở và đất vườn cho hợp tác xã, người dân mất đi mảnh đất của cha ông tổ tiên để lại; nét đẹp văn hóa của một làng, một địa phương cũng theo đó mà mất đi.
Vì vậy, Nhà nước cần có những quy định nhằm giải quyết các trường hợp bị mất đất do khi Nhà nước thu hồi trong quá trình thực hiện chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 như tạo công việc ổn định, đào tạo nghề nghiệp.... Đồng thời việc quản lý của các cơ quan có thẩm quyền cần phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai như việc thu hồi đất hay giao đất. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về quản lý đất đai cũng như các quy định của pháp luật về Đất đai phải phù hợp với thực tiễn.
KẾT LUẬN
Đất đai là nguồn tài sản không chỉ riêng của mỗi cá nhân mà còn là nguồn lực để phát triển kinh tế của bất kì quốc gia nào. Đăc biệt trong bối cảnh hiện nay, đất đai trở thành một đề tài đáng quan tâm. Việc khiếu nại đòi quyền sử dụng đất trên thực tế còn gây nhiều tranh cãi. Ví dụ trên chỉ là một trong vô vàn những vụ việc diễn ra trong thực tế. Trong khi đó nhiều quy định trong bộ Luật đất đai còn chung chung, chưa rõ rang, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện thực… Điều này đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung Luật đất đai cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cải cách thủ tục hành chính… cũng như nâng cao ý thức của người dân và những cán bộ, cơ quan có thẩm quyền nhằm phát huy tốt nguồn lực đất đai, thuận lợi hơn cho người sử dụng đất và đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lí..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BT môn Luật Đất Đai.doc