Bài tập môn luật hình sự module 2

ĐỀ BÀI SỐ 2 A là nhân viên bảo vệ kho hàng (của doanh nghiệp Nhà nước), trong một ca trực đêm, do một người vắng mặt nên A phải trực một mình. Vào lúc 1 giờ sáng, trong khi đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ A bị ba tên côn đồ B, C, D xông tới kề dao vào cổ doạ giết chết nếu không giao chìa khoá kho hàng cho chúng. Trong tình trạng đó, A buộc phải giao chìa khoá cho chúng. Bọn côn đồ trói A lại, nhét khăn vào miệng A, sau đó chúng đã chiếm đoạt số hàng hoá trị giá khoảng 300 triệu đồng. Ngày hôm sau vụ việc được phát hiện. Toà án xác định B, C, D phạm tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS). Hỏi: a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS hãy xác định trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 133 BLHS thuộc loại tội phạm nào? (2 điểm) b. Phân tích khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp nêu trên. (2 điểm) c. Nếu D đủ 15 tuổi thì D có phải chịu TNHS đối với việc cùng tham gia cướp tài sản trong trường hợp này không? Tại sao? (2 điểm) d. Cấu thành tội cướp tài sản là cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức? Tại sao? (1 điểm)

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3960 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn luật hình sự module 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI SỐ 2 A là nhân viên bảo vệ kho hàng (của doanh nghiệp Nhà nước), trong một ca trực đêm, do một người vắng mặt nên A phải trực một mình. Vào lúc 1 giờ sáng, trong khi đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ A bị ba tên côn đồ B, C, D xông tới kề dao vào cổ doạ giết chết nếu không giao chìa khoá kho hàng cho chúng. Trong tình trạng đó, A buộc phải giao chìa khoá cho chúng. Bọn côn đồ trói A lại, nhét khăn vào miệng A, sau đó chúng đã chiếm đoạt số hàng hoá trị giá khoảng 300 triệu đồng. Ngày hôm sau vụ việc được phát hiện. Toà án xác định B, C, D phạm tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS). Hỏi: a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS hãy xác định trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 133 BLHS thuộc loại tội phạm nào? (2 điểm) b. Phân tích khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp nêu trên. (2 điểm) c. Nếu D đủ 15 tuổi thì D có phải chịu TNHS đối với việc cùng tham gia cướp tài sản trong trường hợp này không? Tại sao? (2 điểm) d. Cấu thành tội cướp tài sản là cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức? Tại sao? (1 điểm) MỤC LỤC TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS hãy xác định trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 133 BLHS thuộc loại tội phạm nào?.....................................1 2. Phân tích khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp nêu trên 2.1 Xác định khách thể của tội phạm trong trường hợp nêu trên…………..3 2.2 Xác định đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp nói trên....5 3. Nếu D đủ 15 tuổi thì D có phải chịu TNHS đối với việc cùng tham gia cướp tài sản trong trường hợp này không? Tại sao?.,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,…6 4. Cấu thành tội cướp tài sản là cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức? Tại sao?..........................................................................................................9 TÀI LIỆU THAM KHẢO GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS hãy xác định trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 133 BLHS thuộc loại tội phạm nào? (2 điểm) Trả lời: Theo khoản 3, Điều 8 BLHS, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 3 điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Như vậy, theo nội dung Khoản 3 Điều 8 BLHS, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi tính chất nguy hiểm cho xã hội (dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội) và cả mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy (dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý). Tội cướp tài sản được các nhà làm luật ấn định tại Điều 133 BLHS, thực tiễn đã thừa nhận tất cả các hành vi cướp tài sản khi xảy ra đều có chung đặc điểm. Tuy nhiên, để thực hiện được hành vi phạm tội trong thực tế rất đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi trường hợp phạm tội khác nhau thì tính chất của hành vi, phương pháp, thủ đoạn và hậu quả xảy ra cũng rất khác nhau. Do vậy đòi hỏi phải phân loại tội phạm đối với hành vi cướp tài sản để có thể cá thể hóa trách nhiệm hình sự, sự phân biệt và cá thể hóa được chính xác sao cho xét xử đúng người, đúng tội và trách nhiệm hình sự phải phù hợp với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Để đáp ứng đòi hỏi đó, Điều 133 BLHS đã tiến hành phân loại đối với những hành vi có tính chất và mức độ khác nhau thường xảy ra trong thực tế và ấn định khung hình phạt cụ thể đối với các hành vi phạm tội có cùng tính chất. Khoản 3 Điều 133 BLHS quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.” Như vậy, theo khoản 3, Điều 133 BLHS, khung hình phạt áp dụng cho người phạm tội cướp tài sản là 12 năm đến 20 năm. Theo căn cứ phân loại tội phạm đã được quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, tội cướp tài sản mà B, C, D đã thực hiện là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, vì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 20 năm tù (loại tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội). 2. Phân tích khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp nêu trên. (2 điểm) Trả lời: 2.1 Xác định khách thể của tội phạm trong trường hợp nêu trên Khách thể chung của tội phạm Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Tuy nhiên, không phải tất cả quan hệ xã hội đều là khách thể của tội phạm, mà chỉ những quan hệ xã hội được nhà nước xác định cần được bảo vệ bằng quy phạm pháp luật hình sự và bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở mức độ nhất định mới trở thành khách thể của tội phạm. Dựa vào phạm trù cái chung, cái riêng và cái đặc thù của phép biện chứng duy vật trong triết học Mac-Lenin, Khoa học Luật Hình Sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tội phạm: - Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Khách thể chung của tội phạm được xác định trong điều 1 và điều 8 của bộ luật hình sự. - Khách thể loại của tội phạm là nhóm các quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm. - Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại. Khách thể của tội cướp tài sản Bất cứ tội phạm nào cũng đểu có khách thể trực tiếp; có tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp nhưng cũng có tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp. Đó là trường hợp tội phạm xâm hại trực tiếp nhiều quan hệ xã hội và sự gây thiệt hại cho bất cứ quan hệ xã hội nào trong số những quan hệ xã hội bị gây thiệt hại cũng đều chưa thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi chỉ được thể hiện một cách đầy đủ trong sự tổng hợp các thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho tất cả các quan hệ xã hội. Đối với tội cướp tài sản, khách thể của tội phạm bao gồm cả quan hệ về sở hữu và quan hệ nhân thân; hay nói cách khác, tội cướp tài sản là tội phạm cùng một lúc xâm hại hai khách thể. Nhưng khách thể bị xâm hại trước là quan hệ nhân thân; thông qua việc xâm hại đến nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ sở hữu (dũng vũ lực để chiếm đoạt tài sản). Nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội cướp tài sản không thể xâm phạm đến quan hệ sở hữu được. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản, nếu chỉ xâm hại đến một trong hai quan hệ xã hội thì chưa phản ánh đầy đủ bản chất của tội cướp tài sản. Và đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội cướp tài sản với các tội khác xâm phạm sở hữu và các tội có hành vi dũng vũ lực ngay tức khắc nhưng không nhằm chiếm đoạt tài sản. Tình huống đề bài đưa ra: khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu (quyền sở hữu số hàng trị trá khoảng 300 triệu của doanh nghiệp Nhà nước) và quan hệ nhân thân (quyền được bảo đảm tính mạng của A). Đối với quan hệ sở hữu: Bọn côn đồ đã chiếm đoạt kho hàng hóa trị giá 300 triệu của doanh nghiệp nhà nước nên đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu số hàng hóa đó của doanh nghiệp này. Đối với quan hệ nhân thân: Bọn côn đồ đã “ kề giao vào cổ dọa giết chết A” nên chúng đã đe dọa tính mạng A, trực tiếp xâm phạm đến quyền được bảo đảm tính mạng của A. Bên cạnh đó, chúng còn có hành vi trói và nhét khăn vào miệng A. Điều này đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe và quyền tự do của con người. Mối quan hệ giữa hai khách thể (quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản) của tội cướp tài sản trong trường hợp trên: B, C, D muốn cướp được số hàng hóa trong kho hàng, trước tiên, chúng phải uy hiếp A, buộc A giao chìa khóa cho chúng. Sau đó, các đối tượng mới thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản (kho hàng khoảng 300 triệu). 2.2 Xác định đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp nêu trên Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Bất cứ tội phạm nào cũng đều tác động làm biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động cụ thể. Sự làm biến đổi tình trạng này là phương thức gây thiệt hại cho quan hệ xã hội. Một số loại đối tượng của tội phạm có thể kể đến là con người, các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội và hoạt động bình thường của chủ thể. Trong tội cướp tài sản được quy định tại điều 133 BLHS thì đối tượng tác động của tội cướp tài sản là con người và đối tượng vật chất. Về con người có thể là chủ thể của những quan hệ xã hội khác nhau. Trong số những quan hệ xã hội đó có những quan hệ xã hội chỉ có thể bị gây thiệt hại khi có sự biến đổi tình trạng bình thường của con người. Quan hệ nhân thân là quan hệ xã hội thuộc loại này. Những hành vi phạm tội của nhóm tội này có thể là hành vi tước đoạt tính mạng, hành vi gây tổn hại đến sức khỏe hoặc hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của con người. Trong những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, có những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại qua việc làm biến đổi tình trạng bình thường của những đối tượng vật chất như quan hệ sở hữu... Tất cả những hành vi làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản một cách trái pháp luật đều là những hành vi gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu. Sự làm biến đổi tình trạng này có thể do những loại hành vi khác nhau gây ra như hành vi chiếm đoạt, hành vi chiếm giữ, hành vi sử dụng, hành vi hủy hoại hay làm hư hỏng, ... Trong trường hợp này, đối tượng tác động là tài sản (hàng hóa trong kho trị giá khoảng 300 triệu đồng đã bị B, C, D cướp từ kho hàng) và con người (anh A). Thứ nhất, nhân viên bảo vệ A - chủ thể của quan hệ nhân thân là đối tượng tác động của tội phạm. Trong lúc đang trực ca đêm một mình đã bị ba tên cướp B, C, D khống chế. Chúng đã sử dụng công cụ là một con dao, dây trói và khăn làm phương tiện đe dọa xâm phạm đến tính mạng A. Thứ hai, tài sản nhà nước (số hàng hóa trị giá khoảng 300 triệu) đã bị chiếm đoạt cũng là đối tượng tác động của tội phạm. Về mặt pháp luật thì quyền sở hữu số hàng hóa trên thuộc về doanh nghiệp nhà nước nơi A đang làm việc. Hành vi cướp tài sản của ba tên côn đồ trên đã làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản một cách trái pháp luật, qua đó gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu. 3. Nếu D đủ 15 tuổi thì D có phải chịu TNHS( trách nhiệm hình sự) đối với việc cùng tham gia cướp tài sản trong trường hợp này không? Tại sao? Trả lời: Điều 12 BLHS quy định về tuổi chịu TNHS: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng .” Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi có phải chịu TNHS hay không phụ thuộc vào loại tội phạm mà người đó thực hiện. Ở độ tuổi này, họ không phải chịu TNHS về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng cũng như tội rất nghiêm trọng (do lỗi vô ý). Còn nếu phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (dù lỗi cố ý hoặc vô ý) và tội rất nghiêm trọng (lỗi cố ý) thì họ đều phải chịu TNHS. Trong trường hợp này, theo giả thiết đề bài D đủ 15 tuổi thì D sẽ phải chịu TNHS đối với việc cùng tham gia cướp tài sản. Bởi vì: Thứ nhất, căn cứ vào loại tội mà D phạm. Theo qui định tại khoản 3 điều 133 BLHS về tội cướp tài sản: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.” Trong trường hợp này, Tòa án hoàn toàn có đủ bằng chứng để xác định tội phạm mà B, C, D thực hiện cấu thành tội cướp tài sản theo khoản 3 Điều 133. B, C, D đã có hành vi kề dao vào cổ dọa giết chết A (nhân viên bảo vệ) nếu không giao chìa khóa cho chúng. Hành vi này đã được mô tả trong cấu thành tội cướp tài sản. Và số tài sản mà B, C, D cướp được trị giá 300 triệu đồng (thuộc điểm b khoản 3 Điều 133). Như vậy, hành vi của B, C, D là tội phạm cướp tài sản theo khoản 3 Điều 133. Từ phân tích ở câu a, trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 133 BLHS thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, tội mà D phạm thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng và D đã đủ 14 tuổi trở lên nên D phải chịu TNHS. Thứ hai, căn cứ theo nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm của những người đồng phạm. Khoản 1 điều 20 BLHS: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Theo nội dung này, đồng phạm đòi hỏi có những dấu hiệu sau: - Có từ 2 người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm (có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS). Xét trong trường hợp này, D đủ độ tuổi chịu TNHS. - Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (D đã cùng B, C thực hiện hành vi phạm tội cướp kho hàng). - Những người cùng thực hiện đều có lỗi cố ý và cùng mục đích phạm tội. Trong trường hợp này, D cùng với B, C cố ý chiếm đoạt kho hàng và cùng mục đích là cướp kho hàng đó. Trong trường hợp này ta có thể khẳng định B, C, D là đồng phạm. Theo nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm: Trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do sự nỗ lực hợp tác chung của tất cả những người cùng tham gia; cụ thể ở đây B, C, D đã cùng hợp tác thực hiện vụ cướp. Hành vi của mỗi người là bộ phận cần thiết trong hoạt động chung đó. Hậu quả của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm. Hơn nữa, bản thân tội phạm cũng là một thể thống nhất, không thể chia cắt tội phạm để buộc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm. Theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam đã xác định: Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi chế tài ấy qui định. Các nguyên tắc chung về việc truy cứu TNHS, về quyết định hình phạt, về thời hiệu đối với loại tội những người đồng phạm đã được áp dụng chung cho tất cả. Căn cứ vào nguyên tắc trên, D và B, C đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh cướp tài sản theo điều 133 BLHS (cụ thể được qui định tại điểm b khoản 3 điều này). 4. Cấu thành tội cướp tài sản là cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức? Tại sao? (1 điểm) Để có thể hiểu rõ tội cướp tài sản thuộc loại cấu thành tội phạm nào trong hai loại: cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất thì ta cần hiểu về cả hai loại cấu thành này. Cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức là hai dạng của cấu thành tội phạm khi phân loại cấu thành tội phạm dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan. Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Điểm khác nhau giữa CTTP vật chất và CTTP hình thức ở chỗ nhà làm luật quy định dấu hiệu hậu quả là bắt buộc hay không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP. Việc xác định loại tội phạm nào có CTTP vật chất hay CTTP hình thức phải dựa vào quy định của luật. Tránh quan niệm cho rằng nếu có hậu quả xảy ra thì tội phạm đang xem xét có CTTP vật chất và ngược lại; nếu hành vi phạm tội chưa gây ra hậu quả thì tội có CTTP hình thức. Theo định nghĩa tội cướp tài sản đã được miêu tả trong BLHS tại Điều 133 khoản 1: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm…”. Như vậy, tội cướp tài sản được xác lập khi có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không chống cự được. Tội cướp tài sản xâm hại hai quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản; trong đó, xâm hại quan hệ nhân thân trước rồi mới đến quan hệ tài sản. Tuy nhiên chỉ cần hành vi xâm hại đến quan hệ nhân thân vì mục đích tài sản, thuộc một trong ba hành vi kể trên là đã cấu thành tội cướp tài sản mà không cần phải có hậu quả xảy ra. Vì vậy ta có thể khẳng định: tội cướp tài sản thuộc loại cấu thành tội phạm hình thức. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam tập 1; NXB Công An Nhân Dân Bộ Luật Hình Sự sửa đổi và bổ sung 2009 Đinh Văn Quế; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm tập 2; NXB Thành phố Hồ Chí Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập môn luật hs module 2.doc
Luận văn liên quan