Năm 2004, công ty Hoàng Phúc (Hoàng Phúc), TP HCM, quyết địnhđầu tư mua máy nghiền đá của viện nghiên cứu ở Hà Nội. Hoàng Phúc đặt mua loạimáy hiện đại, mới 100%, do Nga sản xuất với giá 4 tỷ đồng.
Hợp đồng có hiệu lực, đến hơn nửa nămtrời, bên bán mới bàn giao được giàn máy cho Hoàng Phúc. Tuy nhiên, các kỹ sưlắp ráp máy của bên bán về Hà Nội được gần bốn tháng thì lại phải quay vào TPHCM để sửa chữa vì máy nằm im. Trước đó, Hoàng Phúc đã chuyển cho bên bán 90%giá trị máy (3,6 tỷ đồng) theo đúng thỏa thuận. Máy không hoạt động được. HoàngPhúc liên tục thúc ép bên bán vào sửa chữa nhưng chỉ nhận được những lời hứa hão ."
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập: một doanh nghiệp thay vì mua máy mới 100% thì lại ôm về một đống sắt vụn, ra tòa để kiện bên bán, toà cho bên mua thua kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập 1:
Một doanh nghiệp thay vì mua máy mới 100% thì lại ôm về một đống sắt vụn. Ra tòa để kiện bên bán, Toà cho bên mua thua kiện.
Năm 2004, công ty Hoàng Phúc (Hoàng Phúc), TP HCM, quyết định đầu tư mua máy nghiền đá của viện nghiên cứu ở Hà Nội. Hoàng Phúc đặt mua loại máy hiện đại, mới 100%, do Nga sản xuất với giá 4 tỷ đồng.
Hợp đồng có hiệu lực, đến hơn nửa năm trời, bên bán mới bàn giao được giàn máy cho Hoàng Phúc. Tuy nhiên, các kỹ sư lắp ráp máy của bên bán về Hà Nội được gần bốn tháng thì lại phải quay vào TP HCM để sửa chữa vì máy… nằm im. Trước đó, Hoàng Phúc đã chuyển cho bên bán 90% giá trị máy (3,6 tỷ đồng) theo đúng thỏa thuận. Máy không hoạt động được. Hoàng Phúc liên tục thúc ép bên bán vào sửa chữa nhưng chỉ nhận được những lời hứa hão.
Hoàng Phúc sau đó mời Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm định thì tá hỏa vì chất lượng máy quá kém, đa số phụ tùng là cũ do nhiều quốc gia sản xuất, được xi mạ, sơn phết lại. Một số bộ phận mới như thùng chứa nguyên liệu do Việt Nam tự hàn. Nồi hơi có thể được mua ở Chợ Lớn… Do cấu kiện không đồng bộ nên máy hoạt động trục trặc là điều không tránh khỏi.
Ngay sau khi có kết quả kiểm định, Hoàng Phúc gửi ngay cho bên bán và một số cơ quan để khiếu nại. Vài tuần sau, đại diện bên bán vào TP HCM để làm việc với Hoàng Phúc. Đại diện bên bán đề nghị Hoàng Phúc: “Cứ để cho chúng tôi thay thế một số bộ phận hư hỏng, cho chạy thử tiếp một thời gian, nếu không được thì hai bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Trước mắt, bên bán trả lại cho bên mua 10% trị giá máy”.
Nghe vậy, Hoàng Phúc đồng ý ngay. Hai bên ký phụ lục hợp đồng với nội dung như sau: “Bên bán thay thế một số bộ phận hư hỏng, để máy lại cho bên mua chạy tiếp thời gian và hoàn trả lại cho bên mua 10% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký phụ lục này”. Sau khi ký xong, bên bán đã làm cho máy vận hành được, nhưng chỉ hơn 10 ngày nó lại nằm im. Bên mua lại réo nhưng lần này bên bán không chịu sửa nữa. Tức mình Hoàng Phúc nộp đơn kiện. Tuy nhiên, cả HĐXX của phiên sơ thẩm và phúc thẩm xử cho Hoàng Phúc thua kiện với lý do: “Trong phụ lục hợp đồng, bên mua đã chấp nhận nhận máy với giá được giảm so với thỏa thuận ban đầu là 10%”.
Hỏi: Theo anh/chị lý do cơ bản nào làm cho Hoàng Phúc thua kiện?
Bài tập 2:
Hãy dùng kiến thức lôgích bình luận về đoạn sau trong trang 58-59, Giáo trình LHSVN phần chung, Trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Khoa Luật. Hà Nội 1993
“Thông thường, một hành vi đã thừa nhận là tội phạm thì phải bị xử lý bằng hình phạt hình sự. Do đó, nếu hành vi khi đã không bị xử lý bằng hình phạt hình sự thì không thể bị coi là tội phạm. Không có tội phạm thì không có hình phạt hình sự và ngược lại. Thế nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt, tội phạm không phải chịu hình phạt vì người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt (Điều 48 BLHS) hoặc miễn chấp hành hình phạt (Điều 51 BLHS). (Lưu ý: Các điều luật này là theo BLHS cũ- Lê Duy Ninh)
Trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt không phải là nhằm xác định không có tội phạm. Ở đây, tội phạm đã xảy ra, nhưng vì một lý do nào đó mà không cần phải áp dụng hình phạt”. Tóm lại, tội phạm bao giờ cũng phải đủ bốn dấu hiệu cơ bản là: hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, phải được quy định trong luật hình sự, phải bị xử lý bằng hình phạt. Bốn dấu hiệu này là tiêu chuẩn phân biệt có tội phạm hay không có tội phạm, cũng là cở sở để xác định xem phải áp dụng biện pháp cưỡng chế của luật hình sự hay cần truy cứu trách nhiệm pháp lý khác đối với mỗi hành vi mà pháp luật cấm thực hiện hoặc buộc phải thực hiện thường xảy ra trong xã hội.
Bài tập 3: Vi phạm yêu cầu nào của quy luật nào của tư duy ?.
Hậu vụ án Epco - Minh Phụng
(Những phần sau được biên tập từ báo Pháp luật Tp.HCM số ra ngày 09-12-2007, 11-12-2007 và 13-12-2007 )
Bản án tuyên “thu hồi số tiền đầu tư”, tòa lại giải thích là “thu hồi giá trị số tiền đầu tư”...
Mới đây, Thi hành án dân sự TP.HCM đã gửi văn bản đến Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao,Viện trưởng VKSND tối cao kiến nghị xem xét lại việc giải thích bản án phúc thẩm vụ Epco - Minh Phụng của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM.
Theo cơ quan này, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã nhiều lần giải thích án mâu thuẫn, sai nội dung án tuyên, gây khó cho quá trình THA, khiến quyền lợi của những người liên quan bị xâm hại...
Một phán quyết, nhiều giải thích khác nhau!
Tháng 1-2000, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM ra bản án phúc thẩm vụ Epco - Minh Phụng, trong đó có nội dung: “Giao cho Công ty Epco thu hồi số tiền Liên Khui Thìn đầu tư trên các sở đất ở quận 2 và quận 9 (TP.HCM) để trả nợ cho ICBV-HCMC (bản án xác định tổng số tiền đầu tư là trên 46 tỷ đồng)”.
Gần đây, để phục vụ việc điều tra một vụ án liên quan, Công an TP.HCM đã đề nghị tòa này giải thích rõ hơn về nội dung phán quyết trên. Tòa này đã có công văn để giải thích trong đó có các nội dung như sau:
Đầu tiên, ngày 2-1-2007, Tòa phúc thẩm có công văn giải thích rằng: Theo nội dung phần quyết định nêu trên của bản án thì “Công ty Epco chủ động thu hồi số tiền Liên Khui Thìn đầu tư trên các sở đất ở quận 2 và quận 9 (TP.HCM) để trả nợ cho ICBV-HCMC”.
Giải thích lần hai vào ngày 28-3, theo tòa: “Về tiền đầu tư: được hiểu là giá trị tài sản, là đất đai đã được thực hiện đền bù giải tỏa, có xây dựng hoặc chưa xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà do Liên Khui Thìn bỏ tiền ra để đầu tư trên các sở đất này ở quận 2 và quận 9 (TP.HCM). Công ty Epco có trách nhiệm chủ động thu hồi tiền đầu tư này, tức là thu hồi giá trị tài sản nói trên”...
Đến ngày 11-6, tòa lại tiếp tục ra công văn giải thích thứ ba (thay thế hai công văn trước). Theo đó, “... bên phải thi hành án là Công ty Epco có nhiệm vụ thu hồi số tiền Liên Khui Thìn đã bỏ ra đầu tư trên các sở đất ở quận 2 và quận 9 (TP.HCM)... Số tiền Liên Khui Thìn đã đầu tư trên các sở đất quận 2 và quận 9 chưa được tính toán cụ thể tại thời điểm xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Nên theo quy định của pháp luật dân sự thì việc thu hồi giá trị số tiền Liên Khui Thìn đã đầu tư được tính vào thời điểm thi hành án”...
Làm thay đổi nội dung bản án
Trong công văn kiến nghị, THA TP cho rằng các lần giải thích của tòa đã bộc lộ sự thiếu thống nhất: Lần giải thích thứ nhất chỉ nói thu hồi số tiền đầu tư. Trong lần giải thích thứ hai, tòa cho rằng điều đó được hiểu là thu hồi giá trị tài sản đất đai nhưng ở lần giải thích thứ ba lại đổi thành thu hồi giá trị số tiền đã đầu tư. Chưa kể, có lần giải thích, tòa bảo tài liệu liên quan đến số tiền đầu tư này hiện đang lưu giữ tại TAND tối cao và bản án cũng xác định tổng số tiền đầu tư là trên 46 tỷ đồng. Thế nhưng, ở lần giải thích thứ ba, tòa lại nói số tiền đầu tư chưa được tính toán cụ thể tại thời điểm xét xử sơ, phúc thẩm...
Đặc biệt, THA TP khẳng định giải thích của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã làm thay đổi nội dung bản án!
Theo cơ quan này, bản án tuyên thu hồi số tiền đầu tư thì số tiền ở đây phải được hiểu là “cái hữu hình”, được định lượng cụ thể. Trong khi đó, giải thích ở lần ba, tòa lại cho rằng phải thu hồi giá trị số tiền đã đầu tư thì vô hình trung tòa đã biến cái “hữu hình” thành cái “vô hình”. Bởi “giá trị” đây là làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa hoặc là đáng quý về mặt nào đó. Cái “vô hình” này biến động theo thời gian nên không thể định lượng được mà chỉ mang tính chất định tính!
Như vậy, theo THA TP, việc tòa bổ sung thêm cụm từ “giá trị” trong nội dung giải thích đã khiến nội dung bản án bị thay đổi và làm phát sinh hai cách THA hoàn toàn khác nhau: Nếu thu hồi số tiền đầu tư thì chỉ thu hồi số tiền cụ thể (vốn đầu tư) đã bỏ ra, còn nếu thu hồi giá trị số tiền đã đầu tư tính vào thời điểm THA (vốn và lợi nhuận phát sinh) thì phải phát mại các lô đất mới xác định được.
Được không?
Cũng theo THA TP, giải thích của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM không phù hợp quy định hiện hành.
Theo quy định, khi giải thích bản án, quyết định của tòa, người có thẩm quyền giải thích phải căn cứ vào biên bản phiên tòa, biên bản nghị án. Việc không thống nhất trong nội dung giải thích của tòa thể hiện tòa đã không thực hiện đúng quy định này. Mặt khác, về nguyên tắc, các văn bản giải thích bản án của tòa phải được gửi cho cơ quan THA để tổ chức thi hành nhưng cả ba lần giải thích tòa đều “quên” cơ quan này.
Đi sâu hơn, THA TP còn cho rằng giải thích của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM là chưa đúng nguyên tắc. Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành tòa án năm 1990, Chánh án TAND tối cao đã kết luận: “Bản án đã tuyên rồi thì không ai có quyền thay đổi. Nếu phát hiện thấy sai thì phải báo cáo với tòa án cấp trên để sửa theo trình tự giám đốc thẩm, tuyệt đối không sửa chữa, bổ sung thêm. Chỉ được phép đính chính có sự nhầm lẫn do tính toán sai như số 2 + 2 = 4 nhưng cộng lại thành 5 hoặc do sơ suất khi đánh máy mà nhầm hoặc sót vài chữ, vài con số”. Cạnh đó, điểm 2 Mục IV Thông tư liên ngành 981 của Bộ Tư pháp, TAND tối cao, VKSND tối cao ngày 21-9-1993 cũng đã quy định rõ: “Khi giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai sót về số liệu, tòa án không được sửa đổi, bổ sung bản án, quyết định”...
Chỉ ra những “lấn cấn” trên, THA TP nhận định vì giải thích “sai nội dung bản án” của tòa mà chấp hành viên dù có thi hành đúng bản án cũng vẫn bị cho là sai, phải chịu trách nhiệm. Thực tế đã có người của cơ quan THA bị truy cứu trách nhiệm hình sự với lý do đã THA không đúng. Vì sự “an toàn” của chấp hành viên trong khi làm nhiệm vụ nói riêng và vì sự thống nhất trong quan điểm pháp luật nói chung, THA TP kiến nghị những người có trách nhiệm xem xét lại các giải thích của tòa, đồng thời quan tâm giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thi hành bản án này.
Giải thích bản án vụ Epco-Minh Phụng: Thu hồi “giá trị” là sai!
Số trước, chúng tôi đã phản ánh ý kiến của nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã giải thích sai nội dung bản án phúc thẩm vụ Epco-Minh Phụng:
Án tuyên thu hồi số tiền đầu tư, tòa lại giải thích thành thu hồi giá trị số tiền đầu tư...
Kỳ này, chúng tôi giới thiệu tiếp ý kiến của một số luật sư từng tham gia và nắm rất rõ vụ án này.
Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM, bào chữa cho bị cáo Liên Khui Thìn):
Tòa giải thích sai
Tôi thấy nội dung bản án “Giao cho Công ty Epco thu hồi số tiền Liên Khui Thìn đầu tư trên các sở đất ở quận 2 và quận 9 (TP.HCM) để trả nợ cho ICBV-HCMC” là có căn cứ. Bản án đã xác định giao dịch giữa các hộ dân với Công ty Epco là vô hiệu theo pháp luật dân sự tại thời điểm đó. Về nguyên tắc, giao dịch vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì mình tham gia giao dịch, có nghĩa là tòa tuyên “thu hồi số tiền đầu tư” ban đầu là chính xác. Vì thế, việc sau này tòa giải thích rằng phải “thu hồi giá trị đầu tư” là sai.
Luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn luật sư TP.HCM, bào chữa cho Tăng Minh Phụng):
Làm thay đổi bản chất
Án tuyên “thu hồi số tiền đầu tư” thì rõ ràng số tiền này đã được ấn định bằng đúng số tiền ban đầu Liên Khui Thìn đầu tư vào các lô đất. Số tiền Thìn đầu tư ban đầu hoàn toàn xác định được (sổ sách chứng từ, hồ sơ vụ án), trong khi giá trị đầu tư bao gồm số tiền đầu tư ban đầu cộng với những giá trị tăng thêm hoặc giảm đi theo thời gian. Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau.
Thẩm phán hiểu rất rõ nguyên tắc giải thích án để làm rõ bản án. Ở đây, việc giải thích dẫn đến một phạm trù khác như thế là làm thay đổi bản chất của bản án rồi.
Luật sư Trần Công Ly Tao (Đoàn luật sư TP.HCM, bào chữa cho Trần Tấn Thành):
Giống như ra một bản án khác
Trong tố tụng hình sự, mọi số liệu cần phải được làm rõ, chính xác, không thể là con số mập mờ, chưa cụ thể vì nó còn ảnh hưởng đến việc định khung, định tội... Ở vụ này, tòa đã nhận định rõ về số tiền đầu tư hơn 46 tỷ đồng và đến khi quyết định cũng cho rằng phải “thu hồi số tiền đầu tư”. Tuy nhiên, khi giải thích thì lại bảo phải “thu hồi giá trị đầu tư”. Đây là một sự giải thích quá đà, suy diễn, không chuẩn xác bởi số tiền đầu tư là số tiền cụ thể bỏ ra đầu tư vào một thời điểm nhất định, trong khi giá trị đầu tư là một con số thay đổi ở từng thời điểm...
Tôi không nghĩ việc giải thích bất nhất là ẩn chứa tiêu cực nhưng rõ ràng đã làm thay đổi nội dung án tuyên. Tại thời điểm tuyên án, có thể ý chí của tòa là “thu hồi giá trị đầu tư” nhưng một khi đã “bút sa” là “thu hồi số tiền đầu tư” thì phải giữ nguyên nội dung đó. Anh mắc sai sót khi tuyên án là lỗi tại anh và anh phải chịu trách nhiệm về điều này. Anh sửa sai bằng cách kiến nghị giám đốc thẩm để hủy, sửa án chứ không thể giải thích theo một hướng hoàn toàn khác với nội dung đã tuyên. Như vậy chẳng khác nào anh đã ra một bản án khác rồi!
Luật sư Nguyễn Việt Vương (Đoàn luật sư TP.HCM, bào chữa cho Nguyễn Thanh Phong):
Hậu quả rất nghiêm trọng
Là người trực tiếp tham gia vụ án, tôi thấy ý chí của hội đồng xét xử ngày đó đúng với nội dung bản án đã tuyên, tức là thu hồi số tiền đầu tư cụ thể chứ không phải để cho người khác hiểu mênh mang bằng hai từ “giá trị” như giải thích của tòa.
Một sự giải thích sai gây hậu quả rất nghiêm trọng, nhiều khi còn nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan tư pháp và không thể khắc phục được. Chẳng hạn trong vụ này, giả sử cơ quan thi hành án cứ vô tư phát mại tài sản theo sự giải thích sai thì hậu quả sẽ nghiêm trọng vì số tiền thi hành lớn. Vậy nên khi giải thích, tòa phải dựa vào ý chí của hội đồng xét xử và suy nghĩ thật kỹ để cơ quan thi hành án có thể thi hành. Làm sao để không còn ai tranh luận được nữa thế mới là giải thích.
Theo tôi, nếu đã giải thích sai thì Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM nên đề nghị cấp trên hủy các văn bản của mình để cơ quan thi hành án làm đúng pháp luật.
Luật sư Đỗ Hữu Hào (Đoàn luật sư TP.HCM, bào chữa cho Nguyễn Đức Ánh):
Tuyên sao, thi hành vậy
Tại thời điểm xét xử, Liên Khui Thìn đầu tư hơn 46 tỷ đồng vào các lô đất. Tuy nhiên khi đó việc hợp thức hóa giấy tờ chưa hoàn thành nên Epco chưa có quyền sử dụng trên các lô đất này. Chính vì thế mà cơ quan tố tụng không đưa các sở đất vào khối tài sản bị kê biên. Cũng bởi lý do không bị kê biên, chưa có quyền sử dụng đất nên tòa tuyên là “thu hồi số tiền Liên Khui Thìn đầu tư”, tức thu hồi lại hơn 46 tỷ đồng mà Thìn đã bỏ ra. Lúc ấy tòa đâu có thể đoán trước là Epco có hợp thức hóa được quyền sử dụng số đất này hay không mà đòi “thu hồi giá trị số tiền đầu tư”. Chừng nào tòa tuyên là thu hồi toàn bộ giá trị các lô đất thì mới phát mại, thu lại toàn bộ. Đằng này tòa chỉ “khoanh vùng” số tiền đầu tư bằng chữ nghĩa rõ ràng thì không thể giải thích khác được.
Một lãnh đạo THA dân sự TP.HCM:
Tòa nên đề nghị hủy các văn bản của mình!
Theo chúng tôi, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã giải thích bản án mâu thuẫn, sai nội dung khiến quyền lợi của những người liên quan bị xâm hại. Quan trọng hơn, nó đã gây khó khăn lớn cho cơ quan Thi hành án (THA) trong quá trình thi hành. Vì thế, chúng tôi đưa ra kiến nghị này với mong muốn tạo một hành lang pháp lý an toàn cho chấp hành viên khi tổ chức hoạt động THA. Đây không chỉ đơn giản là vấn đề của THA TP.HCM hay riêng vụ án Minh Phụng mà còn là vấn đề chung của nhiều vụ án và THA các tỉnh trong cả nước, vì nếu tòa cứ giải thích thế này thì cơ quan THA không biết đường nào mà lần.
Chúng tôi mong muốn chính Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM lên tiếng kiến nghị TAND tối cao xem xét, hủy các văn bản giải thích của mình. Những giải thích này không thể thực thi bởi tiền hậu bất nhất, làm thay đổi nội dung bản án khiến nó không còn như ban đầu nữa. Với những giải thích ấy, cơ quan THA luôn phải thụ động, lệ thuộc vào tòa, dẫn đến hệ quả là ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người có tài sản trong vụ án.
Nhìn rộng hơn, việc Tòa phúc thẩm giải thích tiền hậu bất nhất, vi phạm nguyên tắc “tòa án không được sửa đổi hay bổ sung bản án, quyết định đã tuyên” gây hậu quả nghiêm trọng, nặng nề cho cơ quan THA. Trước hết là làm cho cá nhân người đứng đầu cơ quan THA rất khó xử lý. Sau nữa, giả sử cơ quan THA cứ máy móc thi hành theo văn bản giải thích lần đầu của tòa, lỡ sau này tòa lại ra văn bản giải thích khác ngược lại, chẳng phải đã làm khó cho THA hay sao? Lúc ấy, cơ quan THA từ chỗ làm đúng lại thành làm sai, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Một thẩm phán TAND tối cao (đề nghị không nêu tên):
Không được giải thích sai bản chất
Khi nhận định, bản án nêu rất rõ: “Epco đầu tư vào các lô đất ở quận 2 và quận 9 (TP.HCM) hơn 46 tỷ đồng... Việc này sẽ giao cho Epco thu hồi vốn đầu tư, nộp ngân hàng để thanh toán nợ cho bị cáo”. Nhận định này phù hợp với phần quyết định: “Giao Epco thu hồi số tiền Liên Khui Thìn đầu tư”... Rõ ràng ở đây, hội đồng xét xử đã cụ thể hóa số tiền thu hồi là hơn 46 tỷ đồng đầu tư ban đầu chứ không nói gì đến giá trị các lô đất đó cả.
Cạnh đó, về chữ nghĩa thì từ “thu hồi” mà hội đồng xét xử tuyên đã hàm ý rất rõ: thu về lại, lấy lại cái trước đó đã đưa ra (Từ điển Tiếng Việt năm 1992 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam). Nói cách khác, cụm từ “thu hồi số tiền đầu tư” mà hội đồng xét xử tuyên, rõ ràng có ý nghĩa là thu hồi số tiền hơn 46 tỷ đồng đầu tư ban đầu chứ không nói gì đến chuyện thu hồi toàn bộ giá trị tài sản là các thửa đất tại thời điểm THA. Việc giải thích thêm chữ “giá trị” vào trước “số tiền đầu tư” như thế là sai về bản chất của bản án!
Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn luật sư TP.HCM, người đã bào chữa cho bị cáo Tăng Minh Phụng trong vụ án này):
Phải giải thích đúng ý nghĩa bản án
Tòa tuyên “thu hồi số tiền đầu tư” tức là thu hồi một số tiền cụ thể mà Liên Khui Thìn đã bỏ ra. Chẳng hạn, khi Liên Khui Thìn bỏ 100 ngàn đồng “mua” các sở đất, đầu tư các công trình trên đất..., đến khi THA cũng chỉ thu hồi đúng 100 ngàn đồng này thôi. Chừng nào án tuyên rằng “thu hồi toàn bộ giá trị đầu tư”, lúc ấy cơ quan chức năng mới bán đấu giá đất, thu hồi một cục, kể cả số tiền mà đất đó sinh lợi, có thể cao hơn gấp hàng chục lần vốn bỏ ra ban đầu.
Tôi cho rằng tòa nói gì thì nói cũng phải theo đúng ý nghĩa của bản án chứ không thể giải thích khác nội dung đã tuyên. Ở đây theo tôi, cơ quan chức năng chỉ thu hồi số tiền mà Liên Khui Thìn bỏ ra đầu tư ban đầu, nếu chậm THA thì phải tính lãi suất, còn cách thức thu hồi như thế nào là chuyện khác.
Luật sư Trịnh Thanh (Văn phòng luật sư Người nghèo):
Tôn trọng ý chí ban đầu của hội đồng xét xử
Giải thích bản án là chuyện thường ngày và cần thiết của tòa án trong các trường hợp án tuyên không rõ. Tuy nhiên khi giải thích, tòa phải tôn trọng ý chí ban đầu của hội đồng xét xử. Ở vụ này, tòa thêm chữ “giá trị” đã làm thay đổi nội dung ban đầu của bản án. Bởi lẽ, xét về ngữ nghĩa thì “số tiền đầu tư” khác xa với “giá trị số tiền đầu tư”, vì một đằng là con số hữu hình, cụ thể; một đằng là con số biến động, không xác định.
Việc giải thích bản án đã có các quy định. Tòa không thể tự giải thích sai với nội dung ban đầu, từ đó làm sai luôn bản chất sự việc.
Tòa từng bác việc “thu hồi giá trị đầu tư”
Sau khi có bản án phúc thẩm vụ Epco-Minh Phụng, tháng 7-2003, Công ty TNHH Epco đã gửi công văn đến Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM kiến nghị “Tòa phúc thẩm có công văn gửi Phòng Quản lý đô thị và UBND phường Thảo Điền thông báo việc giao Công ty Epco đứng ra thu hồi giá trị đầu tư trên các sở đất quận 2 nộp cho phòng thi hành án trả nợ cho ICBV-HCMC”...
Tuy nhiên, tòa không đồng ý với yêu cầu của Epco mà đã có công văn ngày 24-7-2003 xác định: “Phần quyết định ở mục 4 phần xử lý tài sản Tòa phúc thẩm đã tuyên như sau: Giao cho Công ty Epco thu hồi số tiền Liên Khui Thìn đầu tư trên các sở đất ở quận 2 và quận 9 (TP.HCM) để trả nợ cho ICBV-HCMC (chưa đưa vào tài sản thế chấp). Cho đến nay, phần xử lý tài sản nêu trên chưa bị cơ quan nào có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Vì vậy, phần này có hiệu lực pháp luật thi hành”.
Như vậy, tòa đã không đả động gì đến việc thu hồi giá trị đầu tư như Epco kiến nghị mà vẫn khẳng định lại nội dung bản án là thu hồi số tiền đầu tư.
Bài tập 4:
Hãy bình luận các tình huống sau dưới góc độ lôgích học.
Ông A là một triệu phú góa vợ, có con gái tên M, 25 tuổi. Sau một thời gian ngắn kể từ khi vợ chết, ông làm quen với một phụ nữ khá trẻ tên D, chỉ hơn con gái ông ta 5 tuổi.
Ngày 25/9/1996 ông A bị bắn chết ngay tại nhà mình. D và M lập tức bị tạm giữ.Theo lời khai của người con gái thì chính mắt cô ta nhìn thấy D tay cầm súng dính máu và áo củng dính máu của ông A. Theo M, chính D đã giết ông A nhằm lấy tiền của ông. Nhưng D một mực kêu oan, nói rằng ông A đã bị giết trước khi cô D về nhà, cô chỉ vô tình cầm cây súng mà thôi.
Tại cơ quan điều tra, luật sư của D không những chứng minh được D vô tội mà còn tìm ra thủ phạm giết ông A.
Luật sư hỏi nhân chứng (cô M):
Cô nói rằng cô đã nhìn thấy bà D cầm súng bắn ông A?
Không, nhưng khi tôi tắm xong và bước xuống nhà thì thấy bà ấy cầm súng, áo dính máu, và ba tôi thì nằm trên sàn. Chính bà ấy đã giết ba tôi.
Nói vậy là khi bà D giết ba cô, thì cô đang có mặt ở nhà.
Đúng vậy !
Cô có nghe tiếng súng không?
Không, thưa luật sư. Lúc đó tôi đang tắm, gội đầu, tiếng nước chảy mạnh khiến tôi không nghe được tiếng súng.
Cô nói cô không nghe được tiếng súng vì lúc đó cô đang tắm… ?. Điều đó có phải là ý cô muốn nói, trong trường hợp này, nếu cô không tắm, không gội đầu, không bị tiếng nước chảy làm ồn ào thì cô nghe được tiếng súng ?
Vâng !.
Thế theo cô bà D có biết cô ở nhà không?
Um… tôi nghĩ là không vì sáng đó tôi nói với bà D là tôi đi uốn tóc sau đó đến nhà bạn chơi tới chiều mới về...
Vậy nghĩa là cô đi uốn tóc rồi về nhà gội đầu, tắm rửa luôn à.
Vâng, tôi đi uốn tóc rồi về gội đầu, tắm rửa luôn.
Cô uốn tóc bao nhiêu lần rồi?
Tôi uốn tóc nhiều lần rồi, tôi uốn từ năm tôi 20 tuổi, mỗi năm tôi uốn 2 lần
À…Cô uốn tóc từ năm 20 tuổi, bây giờ cô đã 25, mỗi năm cô uốn tóc 2 lần, tức là cô đã có gần 10 lần uốn tóc. Với một người uốn tóc thâm niên như cô, chẳng lẽ lại không biết rằng sau khi uốn tóc thì không được gội đầu trong vòng 3 -5 ngày để giữ nếp cho tóc ?.
Tôi biết điều đó !.
Và cô vẫn luôn làm theo điều đã biết ấy chứ?
Chắc chắn rồi, tôi vẫn luôn làm theo điều tôi đã biết mà cho là đúng !
Vậy thưa cô, với mái tóc kia của cô thì chắc chắn không thể nào sau khi uốn cô lại gội đầu ngay bởi vì rỏ ràng nó còn rất nguyên nếp, chứng tỏ lúc đó cô không gội đầu, thế nên chắc chắn cô phải nghe tiếng súng ở dưới lầu, cô lại nói là không nghe tiếng súng, vậy lời khai của cô là sai, nghĩa là bà D không hề giết ông A mà chỉ vô tình trở về nhà sau khi ông A đã bị giết chết …
Sau một lúc nín lặng cô M buột miệng : Bà ta thật là đồ phù thủy, bà ta mê hoặc ba tôi để được ông ấy cưới làm vợ nhằm được chia di sản thừa kế. Đáng lẽ số tài sản đó phải thuộc quyền của tôi. Khi tôi nói cho ông ấy nhận ra bộ mặt thật của bà ta, ông ấy chẳng những không nghe lại còn chỉ trích tôi nữa, ông ta xứng đáng được tôi cho 1 phát đạn …
Nói xong M gục đầu xuống bàn khóc nức nở
Bài tập 5:
Yết thị.
Nếu là nhà làm luật thì anh/chị ngay từ đầu đưa ra quy định như thế nào để khỏi phải liên tục sửa luật như trong câu chuyện trên ?
Đêm nọ, quan Phủ Doãn đi khám « điền thổ ». Trời tối, ngoài đường lại không có đèn, quan Phủ Doãn đi vấp phải người ta, bị lộ nên lấy làm giận lắm. Sáng mai, quan ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn”. Đêm hôm ấy quan đi, lại vấp phải một người. Quan mắng:- Ngươi không đọc yết thị à? Người kia đáp: - Bẩm, có đọc. - Thế sao ngươi không thắp đèn? - Bẩm, trong yết thị chỉ thấy viết phải cầm đèn, chứ không thấy viết phải cắm nến.Quan Phủ Doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”.Đêm hôm ấy quan đi, lại vấp phải một người.Quan lại mắng:- Đi đêm sao không có đèn, không có nến? Người kia đáp: - Bẩm, tôi có đủ đèn, đủ nến ạ? - Thế sao ngươi không thắp lên? - Bẩm, vì trong yết thị không thấy nói đến thắp nến. Quan Phủ Doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp”.Nhưng lại một hôm, nửa đêm, quan đi lại vấp phải một người có đèn, có nến nhưng nến đã hết .Quan lại mắng. Người kia nói:- Bẩm, trong yết thị không thấy nói thắp hết cây nến này, phải tiếp cây nến khác ạ.
Hôm sau quan lại ra yết thị:“Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp, thắp hết cây này phải thắp cây khác”.
Bài tập 6:
Dưới góc độ lôgích học, Quỳnh đã dựa vào yêu cầu nào của quy luật tư duy nào để làm cho lệnh của vua vô hiệu ?
Quan tư thiên xem thiên văn, thấy địa phận tỉnh Thanh có một ngôi sao sáng, chắc ở đấy có người tài, nhưng không biết làng nào, mới tâu vua. Vua giao cho đinh thần xét. Có một vị tâu:- Xin tư cho tỉnh thần Thanh Hoá sức mỗi làng phải tiến một con dê đực chửa, hạn một tháng, không có thì trị tội.Trát đến làng, các cụ kỳ lo lo sốt vó, nhất là ông thân sinh ra Quỳnh lại càng sợ, Ông ta là huynh thứ trong làng, tất phải tội trước. Ông ta phàn nàn nhà vua đòi những chuyện oái oăm.Quỳnh thấy bố buồn rầu mới hỏi:- Hôm nay thầy có việc gì mà không được vui?Ông bố đương bực mình liền mắng:- Việc làng, việc nước, trẻ con biết gì mà hỏi?Quỳnh nhất định hỏi cho ra, ông bố phải kể thực cho nghe. Quỳnh nghe xong, thưa:- Con tưởng việc gì, chứ việc ấy thì thầy không phải lo! Nhà vua bắt mua một con, chứ bắt mua mười con cũng có. Xin thầy cứ ra nhận lời với làng, chồng cho con trăm quan tiền để con đi mua. Không thì mình chịu tội cho cả làng.Ông bố thấy con nói thế, lạ lắm, nhưng nghĩ bụng: "Ta thử nghe trẻ con xem sao!" mới đánh liều ra nhận với làng, làm tờ cam đoan, đem tiền bảo con đi mua.Sáng sớm, hai bối con khăn gói, cơm nắm, vác chục quan tiền ra Thăng Long mua dê. Đến nơi, Quỳnh nói với bố hỏi dò xem hôm nào vua ngự chơi phố. Hôm đó, Quỳnh dậy thật sớm, lén xuống dưới cổng cửa Đông nằm chực.Đợi đến quá ngọ, nghe tiếng xe ngựa quan quân đi xình xịch trên cổng, Quỳnh liền khóc thật lớn. Vừa lúc xa giá đi qua, vua nghe tiếng trẻ khóc mà không thấy người, sai lính đi tìm, lôi được Quỳnh ở dưới cống lên. Vua hỏi:- Sao mày lại chui xuống cống?Quỳnh giả vờ không biết là vua, nói:- Thưa ông, tôi thấy xe ngựa đông, sợ chết chẹt nên tránh xuống cống.- Thế tại sao khóc?- Thưa ông, mẹ tôi chết đã ba năm nay mà mãi không thấy bố tôi đẻ để có em mà ẵm nên tôi khóc!- Thằng này mới dở hơi chứ! Làm gì có đàn ông đẻ bao giờ.- Thưa ông, mới rồi tôi thấy các cụ làng tôi rủ nhau đi mua dê đực chửa để tiến vua. Dê đực chửa được thì chắc bố tôi cũng đẻ được.Vua và các quan đi hộ giá đều bật cười, biết đứa bé này có tài, ứng vào ngôi sao sáng, liền thưởng tiền và tha cho dân làng không phải cống dê đực chửa nữa.
Bài tập 7:
Dưới góc độ lôgích học, nguyên tắc tiền lệ pháp dựa vào yêu cầu nào của quy luật nào của tư duy ?
Vụ án Elizabeth Manley. Elizabeth Manley đã trình báo với cảnh sát rằng có một người đàn ông dã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc.Tuy nhiên khi cảnh sát điều tra đã phát hiện vụ việc trên là không có thật. Tòa án kết tội Elizabeth Manley với tội danh “làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng”.Tội danh này không có quy định trong luật. Do đó, tòa đã đưa ra hai lí do và sau đó hình thành nên tiền lệ. Thứ nhất, đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ; thứ hai, là tốn thời gian và công sức của cảnh sát cho quá trình điều tra vụ việc không có thật. Vụ án Elizabeth Manley đã hình thành nên tiền lệ sau đây trong phán quyết của tòa án: “ Bất kì người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải điều tra một vụ án không có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, ảnh hưởng đến trật tự công cộng”.
Vụ án của bà May Jones. Bà Jones đang đi mua sắm ở cửa hàng thì phát hiện mình bị mất chiếc ví.Bà ta nhớ lại trước đó ít phút, có một người đàn ông đã đi lướt qua và chạm vào người bà. Ba ta lập tức báo cảnh sát và miêu ta nhận dạng người đàn ông ấy. Ngày sau đó, cửa hàng gọi điện đến và báo rằng bà Jones đã để quên ví ở cửa hàng.Trong vụ này, bà Jones cũng bị kết tộI như cô Maley vì đã làm cảnh sát điều tra một vụ việc khộng có thật và đặt người vô tội trước rủi ro bị truy tố.
Bài tập 8 : Anh Nguyễn Tất Thắng đã vi phạm yêu cầu nào của quy luật nào của tư duy ?
Anh Nguyễn Tất Thắng-đội trưởng đội dân quân xã Lam Hồng làm đơn xin Chủ tịch xã cho giết một con trâu để để ăn mừng chiến công của đội dân quân vừa bắn rơi chiếc F111 của Mỹ. Chủ tịch xã không đồng ý và phê vào đơn : « Trâu cày không được giết ». Trên đường về, anh Thắng rất buồn, suy nghĩ mãi, cuối cùng anh quyết định thêm vào câu phê của Chủ tịch xã duy nhất một dấu phẩy « , ». Chiều hôm đó Chủ tịch xã nhận được thư cám ơn và lời mời của đội dân quân đến ăn liên hoan. Khi đến dự liên hoan, Chủ tịch xã hoảng hồn vì thức ăn đựơc chế biến chủ yếu là từ thịt trâu vừa mới được giết mà mọi người đều nói là từ bút phê của Chủ tịch. Hai bên cải nhau bất phân thắng bại rằng, Chủ tịch có cho hay không cho giết trâu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập- Một doanh nghiệp thay vì mua máy mới 100% thì lại ôm về một đống sắt vụn Ra tòa để kiện bên bán, Toà cho bên mua thua kiện.doc