Bài tập nhóm tháng 2 môn Luật An sinh xã hội
Đề số 5:Anh M sinh năm 1958, là kỹ sư xâydựng của công ty X. Ngày 18/6/2010, dù đã hết giờ làm việc nhưng anh và một sốđồng nghiệp vẫn cố làm nốt một số công việc chuẩn bị cho ngày hôm sau. Khôngmay, giàn giáo bị sập làm cho anh M bị thương suy giảm 54% khả năng lao động,phải vào viện điều trị trong 4 tháng.a. Hãy giải quyết quyền lợi cho anh M theo quy định pháp luật hiện hành.b. Nếu có nhu cầu, anh M có thể xin về hưu và hưởng chế độ hưu trí hàngtháng được không? Tại sao?
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5255 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm tháng 2 môn Luật An sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anh M sinh năm 1958, là kỹ sư xây dựng của công ty X. Ngày 18/6/2010,
dù đã hết giờ làm việc nhưng anh và một số đồng nghiệp vẫn cố làm nốt một số
công việc chuẩn bị cho ngày hôm sau. Không may, giàn giáo bị sập làm cho anh
M bị thương suy giảm 54% khả năng lao động, phải vào viện điều trị trong 4
tháng.
a. Hãy giải quyết quyền lợi cho anh M theo quy định pháp luật hiện hành.
Để có thể giải quyết quyền lợi cho anh M thì chúng ta cần xác định tai nạn
của anh M có phải là tai nạn lao động không.
Căn cứ pháp lý:
Điều 105 Bộ luật lao động quy định về tai nạn lao động như sau: “Tai nạn
lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ
thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.
Điều 19 Nghị định 152/ 2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về
bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao
động theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: “1. Bị
tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao,
ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
2. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc
theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
3. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng
thời gian và tuyến đường hợp lý.
Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi
làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là
tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú
đến nơi làm việc và ngược lại”.
Điểm quan trọng nhất để phân biệt tai nạn lao động với tai nạn rủi ro là ở
chỗ tai nạn đó gắn liền với việc thực hiện công việc nhiệm vụ của người lao
1
động hay không. Chỉ được coi là tai nạn lao động khi tai nạn đó xảy ra trong quá
trình người lao động đó thực hiện các nghĩa vụ lao động được pháp luật quy
định, nội quy, quy chế của đơn vị sử dụng lao động quy định hoặc do sự thỏa
thuận của hai bên trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động… Những
trường hợp khác đều được coi là tai nạn rủi ro và áp dụng chế độ bảo hiểm ốm
đau để giải quyết quyền lợi của người lao động.
Căn cứ vào tình huống: Ngày 18/6/2010, dù đã hết giờ làm việc nhưng
anh và một số đồng nghiệp vẫn cố làm nốt một số công việc chuẩn bị cho ngày
hôm sau. Không may, giàn giáo bị sập làm cho anh M bị thương suy giảm 54%
khả năng lao động, phải vào viện điều trị trong 4 tháng.
Có thể khẳng định đây là tai nạn lao động.
Bởi lẽ, thứ nhất, tai nạn xảy ra tại công trường, nơi làm việc của anh M.
Thứ hai, sự việc xảy ra làm cho anh M bị thương. Xét theo đúng quy định của
Điều 105 Bộ luật lao động nêu trên thì tai nạn này là tai nạn lao động, vì nó xảy
ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động (cố làm nốt một số công việc chuẩn bị cho ngày hôm sau).
Vậy căn cứ vào quy định của pháp luật và sự việc xảy ra khẳng định đây
là tai nạn lao động.
Giải quyết quyền lợi:
Vì đề bài không nêu rõ nên nhóm giả định giữa anh M và công ty có kí kết
hợp đồng lao động trên 3 tháng và do đó hai người này thuộc đối tượng phải
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội về : Điều kiện hưởng
chế độ tai nạn lao động:
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều
kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
2
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu
cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian
và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1
Điều này.
Căn cứ vào quy định trên ta thấy anh M có đủ điều kiện để được hưởng
chế độ tai nạn lao động do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Các chế độ đó như sau:
Thứ nhất: Anh M được giới thiệu đi giám định tại hội đồng giám định y
khoa có thẩm quyền và được thanh toán các chi phí liên quan. Trường hợp
thương tật hoặc bệnh tật tái phát, anh M được đi giám định lại mức suy giảm khả
năng lao động và hưởng trợ cấp theo mức suy giảm mới, thời điểm hưởng trợ
cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa (Khoản
2 Điều 44 Luật bảo hiểm xã hội 2006).
Thứ hai: Được trợ cấp thương tật hàng tháng theo quy định tại điều 43
Luật bảo hiểm xã hội 2006:
- Tại khoản 1 Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì điều kiện để người lao
động được hưởng trợ cấp hàng tháng: khi thương tật là 31% trở lên. Anh M
trong tình huống này có kết quả giám định thương tật là 54%. Vì vậy, anh M
thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Mức trợ cấp được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động: “Suy giảm
31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung,
sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu
chung”. Mức lương tối thiểu chung do công ty quy định, nhưng không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Anh M suy giảm sức khỏe
54% như vậy anh sẽ được nhận trợ cấp như sau:
Tiền trợ cấp = 30% + (24 x 2%) = 78% mức lương tối thiểu chung
Ngoài mức trợ cấp trên, hằng tháng anh M còn được hưởng thêm một
3
khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống
được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính
thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để điều trị. Tùy vào số năm thực tế anh M đã đóng bảo hiểm
để xác định mức trợ cấp theo quy định này.
Thứ ba: Anh M còn được hưởng các chế độ khác kèm theo chế độ trợ cấp
thương tật để đảm bảo các điều kiện khác nhằm giải quyết những nhu cầu mới
phát sinh. Các chế độ này bao gồm:
- Được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn
cứ vào tình trạng thương tật ( Điều 45 Luật BHXH 2006 )
- Khi anh M nghỉ việc sẽ được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo
đảm ( Điều 23 Nghị định 152/2006NĐ – CP )
- Anh M còn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương
tật, bệnh tật nếu sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà sức
khỏe còn yếu.( Điều 48 Luật BHXH 2006 )
Thời gian hưởng và mức hưởng được cụ thể hóa tại Điều 24 Nghị định
152/2006 NĐ– CP như sau:
+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ
lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số
ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban
Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết
định. Trường hợp của Anh M sẽ được nghỉ tối đa 10 ngày (Mức độ thương tật
trên 51 %)
+ Mức hưởng:
Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe tại gia đình;
Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.( Nghị
4
định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo
hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động).
Thứ tư, nếu tái phát, anh M sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ốm
đau với thời gian cụ thể trong một năm tối đa như sau:
Lao động trong điều kiện bình thường là 30 ngày nếu đóng bảo hiểm xã
hội dưới 15 năm, 40 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30
năm, 60 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên (không tính ngày nghỉ
lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần).
Đối với các bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế ban hành
thì được hưởng 150 ngày một năm, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng
tuần. Nếu hết thời hạn trên mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị thì tiếp tục
được hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
Mức hưởng là 75% mức lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng
liền kề trước đó. Trường hợp người lao động mắc bệnh Timur trị dài ngày thì
thời gian Timur trị thêm sau 180 ngày sẽ được hưởng mức: 65% mức lương
tháng liền kề trước đó nếu đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm; 55% mức lương
tháng liền kề trước đó nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm;
45% mức lương tháng liền kề trước đó nếu đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Ngoài ra, anh M còn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau
khi sức khoẻ còn yếu từ 5 – 10 ngày trong một năm. Mức hưởng một ngày bằng
25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình; 40% mức lương tối thiểu
chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
b. Nếu có nhu cầu, anh M có thể xin về hưu và được hưởng chế độ hàng
tháng không? Tại sao?
Theo dữ liệu của đề bài thì anh M sinh năm 1958. Đến năm 2010, khi có
yêu cầu anh M viết đơn xin về hưu. Như vậy tính tới thời điểm làm đơn xin nghỉ
5
hưu, anh M được 52 tuổi.
Do đề bài không có các dữ liệu cụ thể về thời gian anh M làm việc cho
công ty cũng như thời gian anh M tham gia đóng bảo hiểm. Vì vậy ở đây sẽ xét
tới hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, giả sử anh M tham gia bảo hiểm xã hội với thời
gian dưới 20 năm. Khi xin nghỉ hưu, tuổi của anh M là 52 tuổi.
Căn cứ vào các quy định tại mục 4 (Chế độ hưu trí) Chương III Luật Bảo
hiểm xã hội và mục 4 Chương II Nghị định số 152/2006/ NĐ – CP ngày 22
tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã
hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì anh M không đủ điều kiện để được hưởng
chế độ lương hưu hàng tháng do chưa đủ độ tuổi và thời gian đóng bảo hiểm
của anh chưa đủ 20 năm. Trong khi tất cả các trường hợp hưởng lương hưu hàng
tháng đều quy định người lao động muốn được hưởng chế độ lương hưu thì phải
có thời gian tham gia bảo hiểm ít nhất là 20 năm.
Do đó, nếu có làm đơn xin nghỉ hưu anh M có thể thuộc trường hợp được
hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại khoản c Điều 55 Luật bảo
hiểm xã hội:
“ 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật
này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
…c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu
cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;”
Mức lương bảo hiểm xã hội một lần sẽ được tính theo số năm đã đóng bảo
hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, anh M có thể xin về hưu nhưng không được hưởng lương hưu
hàng tháng vì anh M chỉ đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Trường hợp thứ hai, giả sử anh M tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với
6
thời gian trên 20 năm, đủ thời gian hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo
hiểm xã hội.
Tính tới thời điểm làm đơn xin nghỉ hưu, anh M được 52 tuổi. Nếu anh M
muốn nghỉ hưu trước tuổi thì phải đảm bảo quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm
xã hội và Điểu 27 Nghị định 152/2006/ NĐ – CP ngày 22 tháng 12 năm 2006
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng
lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, theo đó:
“Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm
khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thì không kể tuổi đời.”
Nhưng trong trường hợp này anh M đã 52 tuổi là kỹ sư xây dựng và khi bị
tai nạn làm suy giảm 54% khả năng lao động nên không thuộc các trường hợp
trên. Vì vậy, muốn được hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định của Luật
bảo hiểm xã hội thì sau khi nghỉ việc anh M sẽ phải chờ đến khi đủ tuổi hưởng
chế độ hưu trí theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội:
Ngoài ra, trong trường hợp anh M đã đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm
còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 54 Luật
Bảo hiểm xã hội với mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm
xã hội kể từ năm thứ 31 trở đi. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính
bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội 2006 và quy định tại
Điều 26 Nghị định 152/2006/NĐ – CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc thì “người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một
trong các trường hợp sau:
7
1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20
năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ
cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm
xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm
lò;
4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm
đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”
Do vậy anh M không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng mà chỉ
thuộc về trường hợp phải chờ đủ điều kiện về tuổi đời để được hưởng lương hưu
hằng tháng.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội thì: “Người lao
động nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để nhận lương hưu… hoặc chưa nhận bảo
hiểm xã hội một lần… thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.” Do đó,
nếu có nhu cầu anh M xin về hưu thì anh sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo
hiểm xã hội để chờ tới đủ độ tuổi (60 tuổi) để được nhận lương hưu như bình
thường.
Khi đã đủ độ tuổi theo luật định (60 tuổi) thì anh M sẽ được hưởng lương
hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều
28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt
buộc. Theo đó, mức lương hưu hàng tháng của anh M được tính bằng 45% mức
bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 31
Nghị định số 152/2006/NĐ – CP tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội,
sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa
bằng 75%.”
8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập nhóm tháng 2 môn Luật An sinh xã hội.pdf