Bài tập tâm lí học đại cương

A. Lời mở đầu Nhà tâm lý học người Nga A.N. Leonchiev đã chỉ ra: “nhân cách con người không phải được đẻ ra mà được hình thành. Nó là một quá trình, một sự bồi đắp từ từ. Cũng chính vì vậy, nhà duy vật người Pháp Hôn-Bách đã khẳng định “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên. Câu nói trên của nhà duy vật phần nào đề cập đến vấn đề nhân cách. Nhân cách là một phương tiện để đánh giá, nhìn nhận con người. Chính là bởi nó là một quá trình hình thành không chỉ từ bẩm sinh bên trong mà còn bởi nhân tố bên ngoài, từ môi trường khách quan ảnh hưởng đến nó. MỤC LỤC A. Lời mở đầu 1 B. Nội dung 1 1. Về câu nói của Hôn-Bách 1 2. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nhân cách con người 2 2.1 Khái niệm nhân cách 2 2.3 Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến nhân cách con người 3 2.3 Sự tác động của các yếu tố bên ngoài 3 2.3.1 Yếu tố hoàn cảnh sống 3 2.3.2 Yếu tố giáo dục 5 2.3.3 Yếu tố hoạt động 7 2.3.4 Yếu tố giao tiếp 7 3. Thực tiễn trong cuộc sống sinh viên hiện nay 8 3.1 Những mặt tiêu cực từ cuộc sống sinh viên 8 3.2 Những mặt tích cực trong cuộc sống sinh viên 10 C. Kết luận 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tâm lí học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nhà tâm lý học người Nga A.N. Leonchiev đã chỉ ra: “nhân cách con người không phải được đẻ ra mà được hình thành. Nó là một quá trình, một sự bồi đắp từ từ. Cũng chính vì vậy, nhà duy vật người Pháp Hôn-Bách đã khẳng định “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên. Câu nói trên của nhà duy vật phần nào đề cập đến vấn đề nhân cách. Nhân cách là một phương tiện để đánh giá, nhìn nhận con người. Chính là bởi nó là một quá trình hình thành không chỉ từ bẩm sinh bên trong mà còn bởi nhân tố bên ngoài, từ môi trường khách quan ảnh hưởng đến nó. Nội dung Về câu nói của Hôn-Bách Hôn-Bách đã nói lời khẳng định này từ thế kỷ XVIII nhưng đến nay, nó vẫn có ý nghĩa, giá trị to lớn. Về mặt tâm lý, câu nói của Hôn-Bách đề cập đến nhân cách, cụ thể là những nhân tố hoàn cảnh, yếu tố bên ngoài tác động đến sự hình thành nhân cách của con người. Con người không phải sinh ra đã hoàn thiện, đã phát triển hoàn chỉnh. Và tâm lý con người cũng không phải ngoại lệ. Con người càng trưởng thành thì sự tiếp xúc với xã hội, môi trường sống càng nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn. Và chính vì vậy, họ chịu tác động của môi trường, của các yếu tố đến từ xã hội bên ngoài. Câu nói của Hôn-Bách không hẳn đề cập đến vấn đề đạo đức, đó là một tri thức tâm lý lớn lao. Và câu nói ấy là đúng tuy nhiên không phải là tuyệt đối. Đúng bởi lẽ “thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo ra”. Nếu như không phải vậy, nếu như con người khi sinh ra vốn đã thiện hay ác, vốn đã được chúa trời, thượng đế hay một đấng linh thiêng tối cao nào đó ấn định địa vị, bản chất con người mình, vậy sao vẫn tồn tại những con người từ thiện thành ác, từ ác thành thiện trong xã hội. Điều này chỉ có thể được giải thích bởi môi trường sống của con người. Thiện, ác hay nói rộng hơn là nhân cách con người không phải là hằng số mãi không thay đổi như trong toán học. Nhân cách phần nhiều được hình thành do những tác động mà môi trường mang lại và có thể thay đổi khi sự tác động, yếu tố môi trường thay đổi. Nhưng lời khẳng định của Hôn-Bách cũng không phải là hoàn toàn đúng đắn. Không thể khẳng định nhân cách con người thiện ác hoàn toàn chỉ do những hoàn cảnh sống, những tác động của yếu tố bên ngoài hình thành nên. Nhân tố bên trong, những yếu tố do bẩm sinh-di truyền tuy không phải là những tác động đáng kể nhưng nó cũng ảnh hưởng đến nhân cách, hành vi xã hội của con người. Một ví dụ khẳng định điều này chính là việc xác định tính cách con người qua nhóm máu. Đó không phải hoàn toàn là mê tín mà phần nào cũng được chứng minh trên cơ sở khoa học và thực nghiệm bao quát. 2. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nhân cách con người 2.1 Khái niệm nhân cách Thiện ác mà Hôn-Bách nói đến không bó hẹp ở đạo đức con người mà rộng lớn hơn đó là nhân cách. Trong tâm lí học, nhân cách là một vấn đề rất phức tạp mà ở mỗi một quan điểm lại có một định nghĩa khác nhau. Theo quan điểm sinh vật hóa nhân cách, Lombrozo lại cho rằng nhân cách ở góc mặt, Sheldon lại cho rằng ở thể tang hay S.Freud lại coi nhân cách ở bản năng vô thức. Quan điểm xã hội học nhân cách lại thấy các quan điểm xã hội (gia đình, họ hàng, hàng xóm…) để thay thế một cách đơn giản máy móc các thuộc tính tâm lý của cá nhân đó. Các nhà tâm lý học khoa học cho rằng nhân cách là một phạm trù xã hội có bản chất xã hội-lịch sử. A.G Covaliov định nghĩa: nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định. E.V. Solokhova lại nhận định: nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý, quy định hình thức của hoạt động và hành vi có ý nghĩa của xã hội. Từ đây có thể nói rằng: nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó. 2.3 Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến nhân cách con người Yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến nhân cách của con người chính là nhân tố bẩm sinh, di truyền. Mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não. Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể. Chứng minh cho điều này I.P.Pavlov khi nghiên cứu về khí chất-một trong những thuộc tính của nhân cách nhận thấy đặc điểm cá thể của hành vi, động thái của hoạt động tâm lý đều phụ thuộc vào những khác biệt cá thể trong hoạt động của hệ thần kinh. Theo đó kiểu thần kinh mạnh, cân bằng linh hoạt có khí chất linh hoạt. Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng không kinh hoạt có kiểu khí chất bình thản. Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng là khí chất nóng. và kiểu thần kinh yếu có khí chất ưu tư. 2.3 Sự tác động của các yếu tố bên ngoài Trong tâm lý học, quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: yếu tố bẩm sinh-di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giao tiếp…Trong câu nói của mình, Hôn-Bách đã khẳng định những yếu tố bên ngoài, hoàn cảnh có tác động quan trọng tới nhân cách con người và quả thật nó có vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển nhân cách. 2.3.1 Yếu tố hoàn cảnh sống Hoàn cảnh sống là môi trường bên ngoài, hệ thống các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Có thể phân thành hai loại: hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Hoàn cảnh tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên-hệ sinh thái phục vụ cho hoạt động sinh sống của con người. Hoàn cảnh địa lý, nước, không khí, đất đai, động thực vật, khí hậu, thời tiết... đều thuộc hoàn cảnh tự nhiên. Hoàn cảnh tự nhiên chính là hiện thực khách quan, là thực tế bên ngoài tác động vào giác quan, bộ não của ta khiến chúng ta cảm giác, tri giác, tư duy. Hoàn cảnh xã hội hay môi trường xã hội bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử… được thiết lập. Con người hòa nhập với xã hội thông qua môi trường này. Tác động của môi trường xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách qua các mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân tham gia tích cực vào các mối quan hệ đó. Hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội đều tác động đến con người. Môi trường, hoàn cảnh góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động và giao lưu của cá nhân. Qua đó con người chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người. Từ đó mà nảy sinh, hình thành và phát triển nhân cách của mình. Chính bởi vậy mà trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ, người ta quan tâm nhiều đến môi trường xung quanh trẻ. Trẻ được tiếp xúc với môi trường tự nhiên, được thoải mái khám phá thế giới xung quanh sẽ linh hoạt hơn, hoạt bát hơn và trí tuệ trẻ cũng phát triển hơn. Thêm vào đó, môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng hình thành, phát triển nhân cách con người. Những môi trường xã hội khác nhau sẽ hình thành nét tâm lý, nhân cách khác nhau. Trong môi trường đầy những kẻ thô lỗ, cục mịch, bản thân con người cũng bị ảnh hưởng theo. Và ngược lại, người nhân cách tốt, đối xử chan hòa, tình cảm với mọi người chính là bởi họ học hỏi được từ những người xung quanh, từ cha mẹ, họ hàng tới hàng xóm láng giếng. Đối với trẻ em, môi trường xã hội này càng trở nên quan trọng. Ngày nay, người ta đề cập rất nhiều đến nạn bạo hành gia đình. Hậu quả xấu của nạn bạo hành phần nhiều để lại ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Bởi đây là những cá nhân chưa được hoàn thiện đầy đủ về nhân cách, tâm sinh lý và vô cùng non nớt. Theo ước tính, 91% các vụ bạo hành gia đình đều có ảnh hưởng đến trẻ em. Không chỉ sự phát triển về thể chất không bình thường mà còn là tâm lý. Trẻ có thể dễ xa lánh với mọi người, trầm cảm hoặc cũng có thể thô lỗ cục mịch và nhiễm nhiều những hành vi này trong khi giao tiếp, xử sự với những người khác trong xã hội. Theo thống kê tội phạm học những năm gần đây, cho thấy số thanh thiếu niên có nguồn gốc từ gia đình buôn bán, làm ăn bất hợp pháp chiếm 50.49%; gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 45.6%. Trẻ em hư có nguồn gốc từ gia đình không trong sạch, lành mạnh chiếm 86.6%…). Rõ ràng hoàn cảnh sống, môi trường sống có ảnh hưởng đến nhân cách con người. Những tác động của môi trường hay hoàn cảnh được phản ánh vào nhân cách và thể hiện trong những hành vi xã hội mà người đó thể hiện. 2.3.2 Yếu tố giáo dục Cùng với hoàn cảnh sống, môi trường, giáo dục cũng là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển nhân cách của con người. Mỗi con người tồn tại trong xã hội đều xây dựng nhân cách với một nền tảng giáo dục từ gia đình, môi trường sống. Giáo dục tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người. Thông qua giáo dục, phương hướng cho sự hình thành nhân cách được tạo dựng. Với một đứa con, mỗi người làm cha làm mẹ đều mong muốn giáo dục nhân cách tốt cho con. Nhưng giáo dục của mỗi người lại khác nhau. Có người có con trai, họ giáo dục con họ trở thành một người mạnh mẽ, kiên định. Nhưng có người có con gái, họ lại tạo dựng, giáo dục cho con gái họ biết cách sống thùy mị, nết na, đảm đang. Giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội – một mô hình nhân cách xác định đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống. Giáo dục là cách thức giúp con người chọn lọc, phản ánh hiện thực khách quan. Với mỗi cách giáo dục khác nhau, mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa, xã hội, lịch sử đã được tinh lọc, hệ thống hóa để tạo nên nhân cách của mình. Tùy vào sự giáo dục mà họ được nhận. Như người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Hai nước tuy gần nhau nhưng cách nhau một dãy núi, nét văn hóa khác nhau vì vậy họ khác nhau về tính tình. Người dân Tây Ban Nha là những người nổi tiếng là những người có dòng máu nóng và chịu chơi. Còn người Bồ Đào Nha, họ tình cảm, nồng nhiệt nhưng có phần trầm lắng, bình thản, không như những người Tây Ban Nha. Thông qua giáo dục, có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo mong muốn của xã hội. Một đứa trẻ ham chơi, đua đòi và dính vào tội trộm cắp. Đứa trẻ đó có những hành vi, nhân cách không tốt như vậy có thể do môi trường cũng có thể do giáo dục của gia đình. Nhưng để sửa đổi nhân cách, định hướng lại nhân cách chỉ có thể thực hiện bằng giáo dục, từ gia đình hay từ những nhà chức trách. Đó là sự giáo dục từ những trại cải tạo, trại thanh thiếu niên. Và chính từ những nơi này, hằng năm đã có không biết bao nhiêu người hoàn lương với một nhân cách tốt, một cách sống lành mạnh. Không chỉ có tác dụng hình thành nhân cách, giáo dục còn là một phương pháp tích cực phát triển nhân cách. Giáo dục có thể đón trước được sự phát triển, nó “hoạch định nhân cách tương lai” để tác động hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hiện nay trong quá trình phát triển không ngừng của công nghệ, mỗi ngày qua đi là hàng ngàn những phát minh, những tìm kiếm khám phá mới mẻ. Con người phải không ngừng chạy đua với những biến chuyển đó. Việc giáo dục con người cũng phải phù hợp với sự phát triển của xã hội. Con người trong thời đại ngày nay mang những phẩm chất của xã hội hiện đại, năng động, tự tin, quyết đoán. Đó là những nhân cách cần có để con người tồn tại và phát triển trong xã hội. Sẽ không thể có sự giáo dục nào làm con người thấy tự ti, nhút nhát lại khiến con người ta thành đạt trong cuộc sống. Sự giáo dục trong nhân cách con người là rất cần thiết. Bởi như chúng ta biết, nhân cách con người phụ thuộc vào môi trường sống. Nhưng môi trường sống không phải lúc nào cũng tốt đẹp, bên cạnh đó còn rất nhiều những cạm bẫy, những hố đen. Nếu không có sự định hướng của giáo dục, sự hình thành và phát triển của nhân cách con người có thể đi theo những con đường sai lệch. Và sự giáo dục của gia đình là một trong những điều rất cần thiết. Ở những gia đình đã ly hôn, hay có bố hoặc mẹ đã chết trẻ thường không được giáo dục một cách hoàn chỉnh, thiếu sự cân bằng…hình thành những cảm xúc tiêu cực như buồn khổ, tự ti, chán nản…(44.9% trẻ luôn cảm thấy buồn chán về gia đình, 15.25% cảm nhận về gia đình luôn chỉ là sự nặng nề, 19.4% cảm thấy trống trải, cô đơn. Như vậy có tới 79.55% trong số những trẻ có gia đình không hoàn thiện đã không có được sự thanh thản và thực sự yên ổn ở gia đình). Chúng sẽ tìm sự cân bằng ở những người khác, có thể trong họ hàng, láng giềng nhưng cũng có khi ở những nhóm bạn cùng cảnh ngộ hoặc các tệ nạn như nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp nhằm quên đi những thiếu hụt đó. Một ví dụ khác, việc gia đình không kiểm soát được con cái khi chúng tiếp xúc các phim ảnh đồi trụy, bạo lực đã khiến cho con cái họ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Theo thống kê của Tổng cục cảnh sát nhân dân năm 1996 cho thấy: 45.6% trẻ phạm tội trộm cắp, 12.3% phạm tội hiếp dâm, 1.8% phạm tội trộm cắp, 1.6% phạm tội chống người thi hành công vụ…Đó là những hậu quả không nhỏ tới nhân cách hành vi của con người nếu không có giáo dục. Có thể thấy, giáo dục có vai trò quyết định cả trong sự hình thành và trong sự phát triển của nhân cách. 2.3.3 Yếu tố hoạt động Mọi tác động của giáo dục sẽ là vô nghĩa nếu thiếu hoạt động của cá nhân. Khi con người hoạt động, đó không phải là một hoạt động vô thức, những hoạt động đều có tính mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác, công cụ nhất định. Khi hoạt động con người cũng phải suy nghĩ, phải tư duy và đòi hỏi những năng lực phẩm chất tâm lý nhất định. Giống như khi câu cá, không phải lúc nào ta cũng câu được cá và không phải lần nào cũng câu được cá ngay. Câu cá đâu thể chỉ chuẩn bị mồi câu và cần câu tốt là xong. Câu cá cần một phẩm chất nhân cách quan trọng là kiên nhẫn. Và vì vậy, để rèn luyện nhân cách này rất nhiều người đã chọn phương pháp đi câu. Như trên ta đã khẳng định, giáo dục có ý nghĩa chi phối trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người nhưng hoạt động của cá nhân lại là nhân tố quyết định trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách. 2.3.4 Yếu tố giao tiếp Giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại cũng như sự phát triển của mỗi con người. Không những vậy, nó còn là con đường để hình thành nhân cách. Qua con đường giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, các chuẩn mực xã hội và tổng hòa các quan hệ xã hội thành bản chất con người. Con người học được cách đánh giá hành vi, thái độ, lĩnh hội được tiêu chuẩn đạo đức một cách trực tiếp từ cuộc sống, kiểm tra và vận dụng những tiêu chuẩn đó vào thực tiễn, dần dần hình thành nguyên tắc đạo đức trong cuộc sống của mình. Như vậy, những phẩm chất nhân cách quan trọng như tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, tính trung thực, lòng nhân ái…được biểu hiện và được hình thành chính trong quá trình giao tiếp, quá trình làm việc, học tập trong môi trường tập thể. Cũng nhờ có giao tiếp, con người mới có thể đóng góp sức lực, tài năng của mình cho sự phát triển của xã hội. Đồng thời, trong quá trình giao tiếp con người, con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình để hình thành một thái độ, giá trị cảm xúc với bản thân. Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực ý thức - một phần quan trọng của nhân cách. 3. Thực tiễn trong cuộc sống sinh viên hiện nay 3.1 Những mặt tiêu cực từ cuộc sống sinh viên Mỗi con người sống trong xã hội đều chịu sự tác động của môi trường xung quanh. Và đối với sinh viên sự tác động này càng sâu sắc hơn. Họ tuy đã là những con người về mặt pháp luật được coi là trưởng thành nhưng về mặt xã hội, họ chỉ là những người mới bước vào đời. Họ chưa từng trải đủ để đối diện với các cạm bẫy tệ nạn của xã hội và không ít người đã mắc phải những cạm bẫy đó. Vào được môi trường đại học, bước chân vào cuộc sống sinh viên, trước đó họ phải trải qua một cuộc thi căng thẳng, thử thách ý chí và sự nỗ lực của bản thân. Chắc chắn khi vào được đại học, họ là những người có học thức, có sự giáo dục tốt. Nhưng do môi trường sống thay đổi, nhất là đối với các bạn sinh viên từ các tỉnh khác đến, điều kiện sống không gần gia đình. Hơn thế, môi trường học tập tại các trường cũng không còn như thời phổ thông, thầy cô khó có thể kiểm soát được hàng ngàn sinh viên, sự quản thúc không còn, dễ dẫn đến những hành vi không đúng đắn để lại những hậu quả sai lầm không đáng có. Ban đầu đó chỉ là những hành vi lừa đảo trộm cắp những tài sản của bạn bè, nhưng về sau này có thể là những vụ cướp của giết người. Một trong những tệ nạn thường thấy nhất của sinh viên là chơi lô đề, cờ bạc. Điều này không chỉ có trong đời sống của các sinh viên nam mà còn là trong đời sống của các sinh viên nữ. Đúng mùa giải World cup 2010, công an TP.HCM đã bắt tạm giữ một ổ cá độ tại quán cà phê số 72 đường Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú, Q.9 vào đêm 18/6. Đa số các con bạc đều là sinh viên. Ngày 11/12, công an huyện Từ Liêm bất ngờ ập vào căn nhà thôn Yên Xá, xã Minh Khai, bắt quả tang 62 người đang sát phạt nhau dưới hình thức chơi tôm, cua, cá. Những người bị bắt phần lớn là sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tại hiện trường, cảnh sát thu giữ một bộ chơi tôm, cua, cá; 2 thùng carton đựng tiền... Cơ quan điều tra cũng thu giữ 16 xe máy các loại mà các con bạc đặt lấy tiền đánh bạc. Không chỉ là những tệ nạn lô đề, cờ bạc, một số sinh viên còn trộm cắp, cướp giật tài sản lấy tiền để có thể chơi bời, đua đòi.. Sáng ngày 25/6/2010, công an phường Bến Thủy (TP Vinh, Nghệ An) phối hợp với Trường ĐH Vinh đã bắt gọn đối tượng Nguyễn Công Tuấn (SN 1985), trú K7, phường Bến Thủy, TP Vinh. Tuấn đã gây ra 8 vụ trộm máy tính xách tay và 4 điện thoại di động tại ký túc xá của lưu học sinh Lào và khu vực xung quanh. Và gần đây, một vụa sn nổi tiếng của nữ sinh viên đi lừa việc du học Mỹ để lấy tiền xài rồi phải vào tù. Đó là trường hợp của Nguyễn Thị Ngọc Thúy, từng học tại trường đại học quốc tế CAREM ở Huế. Thúy bị xử tù 4 năm, 6 tháng tù giam về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Những vụ án này là một thực trạng đáng báo động về lối sống xuống dốc của sinh viên hiện nay. Cờ bạc, lô đề, trộm cắp, lừa đảo và có thể dẫn đến giết người. Những vụ án sinh viên cướp của giết người cứ liên tục xuất hiện trong những trang báo là minh chứng cụ thể cho những sai lầm khủng khiếp của sinh viên hiện nay. Ngày 16/11, Công an tỉnh Hà Nam cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Trịnh Công Trường (18 tuổi, ở Hà Trung, Thanh Hóa), sinh viên cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ, trụ sở ở thành phố Phủ Lý, để điều tra về hành vi giết người cướp tài sản. Sau những sai lầm ấy là những lời xin lỗi, lời hối hận muộn màng nhưng tại sao mỗi sinh viên đó không tự kiếm chế, thiếu bản lĩnh để rồi sa ngã, mắc phải những tệ nạn, để lại những vết đen trong cuộc đời mà có hối hận cũng không kịp. 3.2 Những mặt tích cực trong cuộc sống sinh viên Nhiều những tiêu cực, những tình trạng nguy hiểm đáng báo động trong cuộc sống sinh viên. Nhưng như người ta vẫn nói về hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Vẫn còn đó những sinh viên có cách sống tốt, những sinh viên sống có ý nghĩa, xứng đáng là những con người năng động, những con người của sức trẻ, sức khỏe. Họ cũng gặp những môi trường xấu nhưng họ đã vượt qua, họ sống có ý nghĩa bởi họ có ý chí và bản lĩnh. Hằng năm, vẫn có nhiều những hoạt động tình nguyện của sinh viên được tổ chức và có rất nhiều những sinh viên tham gia. Sinh viên trường Y tình nguyện về những nơi vùng cao để khám bệnh cho những người nghèo, những người dân tộc vùng cao. Không những vậy, ở các trường đại học, sinh viên vẫn tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo. Tất cả những hoạt động đó đều thể hiện cuộc sống ý nghĩa mà sinh viên đang có. Và chúng ta, mỗi sinh viên cần phải duy trì nó. Kết luận Không thể phủ nhận, môi trường và hoàn cảnh có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con người. Con người tốt xấu, thiện ác đều chịu sự tác động của môi trường, của sự giáo dục, trong giao tiếp, cư xử và trong hoạt động của họ. Nhân cách con người có thể được rèn luyện, có thể được sửa đổi, được bồi đắp cũng chính vì những sự tác động này. Vậy nên, nhà duy vật Pháp đã khẳng định: “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác.Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình tâm lí học đại cương. NXB Công an nhân dân, năm 2009 Giáo trình tâm lí học đại cương. NXB đại học sư phạm, năm 2008 Một số trang web MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập tâm lí học đại cương.doc
Luận văn liên quan