Bài tập thương mại 2 - Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại cùng với các hình thức kinh doanh khác đã tạo nên một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới. Hình thành từ thế kỷ 19, hình thức này không ngừng được mở rộng, phát huy tính hiệu quả trong kinh doanh. Tại Việt Nam, hình thức nhượng quyền thương mại hình thành vào những năm 90 của thế kỷ 20. Từ khi ra đời, nhượng quyền thương mại không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho các bên trong quan hệ mà còn tác động trực tiếp theo hướng tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập thương mại 2 - Nhượng quyền thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhượng quyền thương mại cùng với các hình thức kinh doanh khác đã tạo nên một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới. Hình thành từ thế kỷ 19, hình thức này không ngừng được mở rộng, phát huy tính hiệu quả trong kinh doanh. Tại Việt Nam, hình thức nhượng quyền thương mại hình thành vào những năm 90 của thế kỷ 20. Từ khi ra đời, nhượng quyền thương mại không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho các bên trong quan hệ mà còn tác động trực tiếp theo hướng tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại
Luật thương mại 2005 tại mục 8, điều 284 đã đề cập đến khái niệm nhượng quyền thương mại. Theo đó, “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Nhượng quyền thương mại chính là việc nhượng quyền kinh doanh kèm theo đó là uy tín, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh cũng như các kiến thức, bí quyết kinh doanh, dây truyền thiết bị công nghệ cho một thương nhân. Trên cơ sở đó, thương nhân nhận quyền thương mại phát triển một cơ sở kinh doanh mới, một cơ sở kinh doanh có thể bán, sản xuất – kinh doanh một loại hàng hóa nhất định hoặc cung cấp các dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức, phương thức phục vụ như thương nhân nhượng quyền và được thương hiệu của thương nhân nhượng quyền. Đây là hình thức kinh doanh, hợp tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi một cách rõ ràng nhất. Thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền nhận được phí nhượng quyền, mở rộng được hệ thống kinh doanh, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Bên nhượng quyền nhượng quyền thương mại (tài sản vô hình) của mình cho người khác nhưng không bị mất đi tài sản đó mà còn làm tăng giá trị của tài sản. Bên nhận quyền thương mại không phải tốn kém chi phí cho việc xây dựng mô hình kinh doanh, không phải tìm tòi cách thức kinh doanh mà có thể kinh doanh ngay vì khách hàng đã quen với sản phẩm dịch vụ của bên nhượng quyền, vì vậy có thể thu hồi vốn nhanh.
2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Thứ nhất, về mặt chủ thể: nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, gồm có bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại. Trong đó, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống và cơ sở kinh doanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền tài sản” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền là một doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền. Như vậy, cả hai bên đều phải là các thương nhân và có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với nhau. Sau khi nhận quyền thương mại, bên nhận quyền thương mại được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên cơ sở sự cho phép của bên nhượng quyền thương mại để khai thác lợi ích cho chính mình.
Thứ hai, về mặt hình thức biểu hiện, nhượng quyền thương mại có thể bao gồm nhượng quyền độc quyền thương mại (một bên nhượng quyền nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền duy nhất); nhượng quyền cho nhiều cơ sở; nhượng lại hoặc nhượng chung quyền thương mại (nhiều bên nhượng quyền nhượng quyền thương mại cho một bên nhận quyền); nhượng quyền thương mại phát triển khu vực; liên kết nhượng quyền thương mại; nhượng quyền thương mại khác nhau (nhượng nhiều quyền thương mại cùng một lúc)…
Thứ ba, đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo…của bên nhượng quyền.
Thứ tư, trong nhượng quyền thương mại luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công việc của bên nhận quyền. Bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của bên nhận quyền
Thứ năm, về tính gắn kết của các bên. Đây là một đặc điểm khác biệt của nhượng quyền thương mại với các hoạt động thương mại khác. Mục đích và cũng là yêu cầu của nhượng quyền thương mại là nhân rộng một mô hình kinh doanh đã được trải nghiệm thành công trên thương trường. Chính vì vậy, nhượng quyền thương mại cần được bảo đảm được tính đồng nhất về các yếu tố liên quan trực tiếp đến quy trình kinh doanh như: chất lượng hàng hoá, dịch vụ; phương thức phục vụ; cách thức bài trí cơ sở kinh doanh; việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại của bên nhượng quyền; hoạt động quảng bá, khuyến mại; đồng phục của nhân viên; các ấn phẩm của cơ sở kinh doanh…Tính đồng nhất trong các mắt xích của một hệ thống nhượng quyền thương mại chỉ có thể được bảo đảm khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính mật thiết của mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền thể hiện từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng quyền thương mại. Kể từ thời điểm đó, bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền cũng như sau đó phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập thương mại 2 - nhượng quyền thương mại.docx