ĐỀ BÀI - 1 -
GIẢI QUYẾT TÌNH HUÔNG - 3 -
Câu 1. Nhận xét về tính hợp pháp của bản hợp đồng trên - 3 -
2. XÁC ĐỊNH NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH TÌNH HUỐNG TRÊN - 6 -
Câu 3. Tòa nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên ? - 8 -
Câu 4. Huớng giải quyết của Vụ việc nói trên - 9 -
Câu 5. Ngày 14.03.2007, tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn kiện của công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ. Sau đó tòa án đã gửi cho viện kiểm sát cùng cấp thông báo thụ lí vụ án. Hãy cho biết Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có tham gia thụ lý vụ án nêu trên hay không ? tại sao? - 11 -
Ngày 07/06/2006, công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ ( có trụ sở tại chùa láng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) ký hợp đồng mua bán số 06 với công ty TNHH Duyên thế kỷ ( công ty TNHH hai thành viên trở lên, có trụ sở tại khu công nghiệp Song khê huyện Thường Tín, tỉnh Hà tây). Hợp đồng do hai phó giám đốc của hai công ty kí.
Trong bản hợp đồng này, hai bên thỏa thuận một số nội dung sau:
1. Công ty Duyên thế kỷ bán cho công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ 02 chiếc máy mài chuyên dung, lỗ sâu, model 2M.2125 do một công ty ở Trung Quốc sản xuất với phụ kiện đồng bộ và các đặc tính kĩ thuật theo catalogue của nhà sản xuất. Chất lượng máy mới 100%, sản xuất năm 2006. Các thông số kỹ thuật và trang bị được kèm theo hợp đồng.
2. Tổng giá trị của hợp đồng là 1.910.000 đồng VN đã bao gồm các loại thuế và các chi phí khác.
Trong vòng 5 ngày sau khi hợp đồng bên mua đặt cọc cho bên bán 30% giá trị hợp đồng là 573 triệu đồng VN.
3. Trường hợp có tranh chấp thì tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ giải quyết.
4. Hợp đồng có hiệu lực từ khi bên nhận được tiền đặt cọc cho đến khi hai bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
Câu Hỏi:
1. Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng trên.
2. Xác định nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trên
Tình tiết bổ sung
Thực hiện hợp đồng trên, ngày 17.06.2006. bên mua đã đặt cọc 191 triệu đồng và ngày 08.07.2006 đặt cọc nốt 382 triệu đồng. Ngày 15.11.2006 bên bán có văn bản đề nghị sẽ cung cấp cho bên bán máy mài lỗ sâu lớn nhất do công ty Trung Quốc sản xuất, theo model HMT 2500 mm – 01. Ngày 25.11.2006, bên mua bằng văn bản đã thong báo lại không đồng ý thay model máy. Ngày 01.12.2006 ben mua đã gửi cho bên bán chứng từ bảo lãnh số 01 của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cấp ngày 30.11.2006
Do không nhận được máy giao theo hợp đồng, ngày 20.2.2007, bên mua bằng văn bản số 11 do tổng giám đốc ký đã đề nghị được chấm dứt hợp đồng với bên bán
Ngày 22.1.2007, bên bán hàng bằng văn bản do tổng giám đốc ký đã xác nhận đồng ý chấm dứt hợp đồng mua bán nêu trên vì lí do không có hàng để bán và hợp đồng số 06 là vô hiệu nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Cho rằng quyền lợi của mình bị vi phạm nên ngày 02.03.2007, công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ làm đơn kiện đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội với yêu cầu buộc công ty TNHH Duyên thế kỷ như sau:
- Trả lại tiền đặt cọc là 573 triệu đồng VN
- Bồi thường 73.329.000 đồng Vn. Đây là khoản tiền mà công ty chế tạo than phạt hợp đồng vì đã không có máy bán cho họ
- Phạt 6% giá trị hợp đồng vì đã không thực hiện hợp đồng
- Trả các chi phí giao dịch, bảo lãnh, lãi vay ngân hàng là 82 triệu đồng VN
- Lợi nhuận đáng lẽ được hưởng( khoản chênh lệch giữa hợp đồng mua máy với hợp đồng bán máy cho công ty chế tạo than) là 96 triệu đồng
Câu hởi 3:
Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên
Câu hỏi 4:
Hướng giải quyết vụ án nói trên
Câu hỏi 5
Ngày 14.03.2007, tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn kiện của công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ. Sau đó tòa án đã gửi cho viện kiểm sát cùng cấp thông báo thụ lí vụ án. Hãy cho biết Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có tham gia thụ lý vụ án nêu trên hay không ? tại sao?
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 23186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống môn luật thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI
Ngày 07/06/2006, công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ ( có trụ sở tại chùa láng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) ký hợp đồng mua bán số 06 với công ty TNHH Duyên thế kỷ ( công ty TNHH hai thành viên trở lên, có trụ sở tại khu công nghiệp Song khê huyện Thường Tín, tỉnh Hà tây). Hợp đồng do hai phó giám đốc của hai công ty kí.
Trong bản hợp đồng này, hai bên thỏa thuận một số nội dung sau:
Công ty Duyên thế kỷ bán cho công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ 02 chiếc máy mài chuyên dung, lỗ sâu, model 2M.2125 do một công ty ở Trung Quốc sản xuất với phụ kiện đồng bộ và các đặc tính kĩ thuật theo catalogue của nhà sản xuất. Chất lượng máy mới 100%, sản xuất năm 2006. Các thông số kỹ thuật và trang bị được kèm theo hợp đồng.
Tổng giá trị của hợp đồng là 1.910.000 đồng VN đã bao gồm các loại thuế và các chi phí khác.
Trong vòng 5 ngày sau khi hợp đồng bên mua đặt cọc cho bên bán 30% giá trị hợp đồng là 573 triệu đồng VN.
Trường hợp có tranh chấp thì tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ giải quyết.
Hợp đồng có hiệu lực từ khi bên nhận được tiền đặt cọc cho đến khi hai bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
Câu Hỏi:
Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng trên.
Xác định nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trên
Tình tiết bổ sung
Thực hiện hợp đồng trên, ngày 17.06.2006. bên mua đã đặt cọc 191 triệu đồng và ngày 08.07.2006 đặt cọc nốt 382 triệu đồng. Ngày 15.11.2006 bên bán có văn bản đề nghị sẽ cung cấp cho bên bán máy mài lỗ sâu lớn nhất do công ty Trung Quốc sản xuất, theo model HMT 2500 mm – 01. Ngày 25.11.2006, bên mua bằng văn bản đã thong báo lại không đồng ý thay model máy. Ngày 01.12.2006 ben mua đã gửi cho bên bán chứng từ bảo lãnh số 01 của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cấp ngày 30.11.2006
Do không nhận được máy giao theo hợp đồng, ngày 20.2.2007, bên mua bằng văn bản số 11 do tổng giám đốc ký đã đề nghị được chấm dứt hợp đồng với bên bán
Ngày 22.1.2007, bên bán hàng bằng văn bản do tổng giám đốc ký đã xác nhận đồng ý chấm dứt hợp đồng mua bán nêu trên vì lí do không có hàng để bán và hợp đồng số 06 là vô hiệu nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Cho rằng quyền lợi của mình bị vi phạm nên ngày 02.03.2007, công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ làm đơn kiện đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội với yêu cầu buộc công ty TNHH Duyên thế kỷ như sau:
Trả lại tiền đặt cọc là 573 triệu đồng VN
Bồi thường 73.329.000 đồng Vn. Đây là khoản tiền mà công ty chế tạo than phạt hợp đồng vì đã không có máy bán cho họ
Phạt 6% giá trị hợp đồng vì đã không thực hiện hợp đồng
Trả các chi phí giao dịch, bảo lãnh, lãi vay ngân hàng là 82 triệu đồng VN
Lợi nhuận đáng lẽ được hưởng( khoản chênh lệch giữa hợp đồng mua máy với hợp đồng bán máy cho công ty chế tạo than) là 96 triệu đồng
Câu hởi 3:
Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên
Câu hỏi 4:
Hướng giải quyết vụ án nói trên
Câu hỏi 5
Ngày 14.03.2007, tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn kiện của công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ. Sau đó tòa án đã gửi cho viện kiểm sát cùng cấp thông báo thụ lí vụ án. Hãy cho biết Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có tham gia thụ lý vụ án nêu trên hay không ? tại sao?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUÔNG
Câu 1. Nhận xét về tính hợp pháp của bản hợp đồng trên.
Trường hợp 1: Phó giám đốc của công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ và phó giám đốc công ty TNHH Duyên Thế Kỷ đều không phải là nguời đại diện uỷ quyền có hai công ty. Hoặc chỉ cần phó giám đốc của một trong hai công ty không phải là đại diện uỷ quyền của công ty thì hợp đồng ký giữa hai phó giám đốc hai công ty là vô hiệu. Vì:
Chỉ có nguời đại diện theo pháp luật của công ty mới có quyền đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch. Trừ truờng hợp người đại diện theo pháp luật của công ty uỷ quyền cho nguời khác thay mặt maình thực hiện giao dịch thì mới đuợc phép thực hiện.
Theo quy định tại điều 91 BLDS 2005 về đại diện của pháp nhân là:
1. Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại chương VII, phần thứ I, bộ luật này.
2. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Khoản 4 điều 141 BLDS năm 2005 quy định người đại diện theo pháp luật :
4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định tại điều 48 luật doanh nghiệp 2005 về “ người đại diện theo ủy quyền”
Người đại diện theo uỷ quyền
1. Việc chỉ định người đại diện theo uỷ quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
b) Tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền được chỉ định;
d) Thời hạn uỷ quyền;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thành viên, của người đại diện theo uỷ quyền của thành viên.
Việc thay thế người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản cho công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định và có hiệu lực kể từ ngày công ty nhận được thông báo.
2. Người đại diện theo uỷ quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty;
d) Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp hay cổ phần sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ không được cử làm người đại diện theo uỷ quyền tại công ty con.
3. Người đại diện theo uỷ quyền nhân danh thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên theo quy định của Luật này. Mọi hạn chế của thành viên đối với người đại diện theo uỷ quyền của mình trong việc thực hiện các quyền thành viên thông qua Hội đồng thành viên đều không có hiệu lực pháp lý đối với bên thứ ba.
4. Người đại diện theo uỷ quyền có nghĩa vụ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thành viên; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ tối đa lợi ích hợp pháp của thành viên và công ty.
5. Người đại diện theo uỷ quyền có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp được uỷ quyền.
Truờng hợp thứ hai: Phó giám đốc của cả hai công ty đều là nguời đại diện uỷ quyền của hai công ty trong truờng hợp này thì hợp đồng đuợc kí giữa hai phó giám đốc hai công ty là hợp pháp ( có hiệu lực).
Khi hai phó giám đốc của hai công ty đuợc uỷ quyền là đại diện của công ty thì hoàn toà có quyền đuợc phép đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch. Vì vậy hợp đồng của đuợc ký là hợp pháp.
2. XÁC ĐỊNH NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH TÌNH HUỐNG TRÊN
Nguồn luật điều chỉnh trong tình huống trên là luật thuơng mại năm 2005vì trong tình huống trên là hoạt động mua bán hàng hoá giữa hai công ty: Công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ và công ty TNHH Duyên Thế Kỷ vì: dựa vào khái niệm và những đặc điểm của mua bán :
-Là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa.
-Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh – thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Theo điều 428-Bộ luật dân sự : " Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là bên mua và bên bán hàng hóa :
- Theo quy định của luật thương mại 2005, ít nhất một trong các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân. Thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.Thương nhân có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc mang quốc tịch nước ngoài.
- Bên cạnh đó, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa còn là các tổ chức, cá nhân khác có các hoạt động liên quan đến thương mại hoặc chủ thể không phải là thương nhân tham gia hợp đồng mua bán không nhằm mục đích lợi nhuận. Trong đó, thương nhân là chủ thể thường xuyên của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
- Theo luật thương mại 2005, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai
- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải được phép giao dịch trên thị trường. Nghĩa là hàng hóa không thuộc danh mục những đối tượng mà nhà nước cấm kinh doanh. Đối với những hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi các bên tham gia và hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và điều kiện để kinh doanh hàng hóa đó do chính phủ quy định và sửa đổi, bổ sung theo từng điều kiện kinh tế - xã hội. Trong hợp đồng hàng hóa phải được xác định rõ (nếu là vật) và phải có căn cứ xác thực chứng minh thuộc quyền sở hữu của bên bán.
Đặc điểm về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hình thức mua bán hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
+ Trường hợp pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được thể hiện bằng một hình thức nhất định, thì có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên. Văn bản hợp đồng có thể do các bên thoả thuận lập hoặc có thể lập theo mẫu. Phụ lục hợp đồng cũng được coi là một trong những hình thức của hợp đồng và có hiệu lực như hợp đồng.
+ Trường hợp pháp luật quy định loại hợp đồng đó phải được thực hiện bằng một hình thức nhất định như :văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó.
Vậy nguồn luật điều chỉnh của tình huống trên là luật thuơng mại 2005
Câu 3. Tòa nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên ?
Việc giải quyết tranh chấp nói trên thì tòa án nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. vì trong trường hợp trên, quan hệ tranh chấp là "Mua bán hàng hóa" theo điểm a khoản 1 Điều 29 BLTTDS và thẩm quyền thuộc TAND cấp huyện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 BLTTDS. Việc các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa kinh tế Tòa án nhân dân Hà Nội là không phù hợp với quy định trên nên không được chấp nhận.Trên thực tế hai bên có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp nhưng sự lựa chọn phải phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án các cấp
Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.
2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;
b) yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.
Câu 4. Huớng giải quyết của Vụ việc nói trên
Nghĩa vụ cơ bản và quan trọng nhất là giao hàng đúng số lượng, chất luợng, và thời gian.
Nếu như trong hợp đồng không quy định thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời gian hợp lí. Trong truờng hợp chỉ xác định thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo truớc cho bên mua.
Do không nhận đuợc máy giao theo hợp đồng, ngày 20/01/2007 bên mua bằng văn bản số 11 do tổng giám đốc ký đã đề nghị chấm dứt hợp đồng mua bán với bên bán.
Vậy bên bán đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng cho bên mua vì vậy Công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ hoàn toàn có quyền kiện công ty TNHH Duyên thế kỷ và sẽ giải quyết như sau:
- Do hợp đồng đã bị chấp dứt nên công ty TNHH phải trả lại cho công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ số tiền đặt cọc là 573 triệu đồng VN.
- Công ty Duyên thế kỷ phải bồi thuờng cho Công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ 73.329.000 đồng VN do công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ bị công ty chế tạo than phạt hợp đồng vì không có máy giao cho họ. Do có thiệt hại thực tế xảy ra nên công ty TNHH Duyên thế kỷ phải bồi thuờng
- Công ty Duyên thế kỷ phải trả cho công ty cổ phần sản xuất mỏ 82 triệu đồng tiền phí giao dịch, bảo lãnh, kí gửi, vay lãi ngân hàng.
- việc trả 96 triệu tiền lợi nhuận mà đáng nhẽ công ty sản xuất mỏ đuợc hưởng là không hợp lý vì việc giao hàng không hợp lý vì hợp đồng đã bị chấm dứt nên không thể tính đến chuyện lợi nhuận.
Trong hợp đồng không quy định về việc phạt hợp đồng nên không thể phạt công ty Duyên thế kỷ 6% hợp đồng đã thực hiện đuợc chỉ khi nào có sự thỏa thuận trong hợp đồng thì mới có phạt vi phạm hợp đồng và mức phạt thì phải tuân theo quy định của pháp luật.
Câu 5. Ngày 14.03.2007, tòa án có thẩm quyền đã thụ lý đơn kiện của công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ. Sau đó tòa án đã gửi cho viện kiểm sát cùng cấp thông báo thụ lí vụ án. Hãy cho biết Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có tham gia thụ lý vụ án nêu trên hay không ? tại sao?
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có tham gia thụ lý vụ án trên vì:
Theo Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC thì:
Để thi hành đúng và thống nhất một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là BLTTDS) về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự (bao gồm các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động), bảo đảm tốt mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số điểm như sau:
1. Thông báo về việc thụ lý vụ việc dân sự
1.1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Toà án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ việc dân sự. Trong trường hợp thụ lý nhiều vụ việc dân sự, Toà án có thể thông báo trong một văn bản về các vụ việc dân sự mà Toà án đã thụ lý. Văn bản thông báo phải có đầy đủ các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTDS.
1.2. Sau khi thụ lý vụ việc dân sự, nếu xét thấy vụ việc dân sự đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thì Toà án đã thụ lý vụ việc dân sự ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc cho Toà án có thẩm quyền theo qui định tại khoản 1 Điều 37 BLTTDS, đồng thời gửi ngay quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
2. Chuyển hồ sơ vụ việc dân sự
2.1. Chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để tham gia phiên toà, phiên họp
Toà án phải chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp trong các trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà, phiên họp theo qui định của BLTTDS, trừ các trường hợp sau đây:
Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp phúc thẩm đã kháng nghị phúc thẩm;
Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc theo thủ tục tái thẩm.
Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà sơ thẩm theo qui định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS và được hướng dẫn tại mục 1 Phần II của Thông tư này, Toà án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án dân sự cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát ngay sau khi Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án theo qui định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS
Vậy trong truờng hợp này viện kiểm sát và tòa án nhân dân cùng cấp cung tham gia thụ lí vụ án.
b) Trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 264 BLTTDS và được hướng dẫn tại mục 2 Phần II của Thông tư này, Toà án cấp phúc thẩm gửi hồ sơ vụ án dân sự cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát ngay sau khi Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án theo qui định tại khoản 2 Điều 262 BLTTDS.
c) Trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên toà, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc dân sự, Toà án gửi hồ sơ vụ việc dân sự cùng với quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát ngay sau khi Toà án ra quyết định kháng nghị. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ việc cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm theo qui định tại khoản 2 Điều 290 và Điều 310 BLTTDS.
d) Trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự, Toà án gửi hồ sơ việc dân sự cùng với quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát ngay sau khi Toà án ra quyết định mở phiên họp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp theo qui định tại khoản 1 Điều 313 BLTTDS.
đ) Trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên họp phúc thẩm đối với các quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp phúc thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát ngay sau khi Toà án ra quyết định mở phiên họp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập tình huống môn luật thương mại.doc