Bài tập tình huống môn tố tụng hình sự nhóm

A và B đánh D gây thương tích. Kết luận giám định xác định tỉ lệ thương tật là 27%. Ông C là bố của D làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và kết thúc điều tra đối với A và B về tội cố ý gây thương tích. Viện kiểm sát cấp huyện đã ra quyết định truy tố A và B về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. (Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án này, A, B và D đều trên 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi). Câu hỏi: 1. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán phát hiện trong giai đoạn điều tra, bị can A không có người bào chữa. Thẩm phán phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nhận được tin báo A đã trốn khỏi địa phương còn B có biểu hiện của bệnh tâm thần. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? 3. Giả sử trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, bị cáo B yêu cầu thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa. Yêu cầu này sẽ được Tòa án giải quyết như thế nào? Tại sao? 4. Giả sử trong giai đoạn điều tra, A và B đều nhờ người bào chữa nhưng đến ngày mở phiên tòa, chỉ có người bào chữa của B có mặt còn người bào chữa cho bị cáo A vắng mặt và có gửi bản bào chữa cho Tòa án. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? 5. Giả sử trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án nhận được đơn của D xin không đưa A và B ra xét xử. Tòa án phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 6. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, người bào chữa của B xuất trình một tài liệu khẳng định khi thực hiện hành vi gây thương tích cho D thì B chưa đủ 16 tuổi. Tài liệu này không thể xác minh tại phiên tòa được. Hội đồng xét xử sơ thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 7. Giả sử Hội đồng xét xử sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 104 BLHS tuyên phạt tù các bị cáo. Ông C kháng cáo yêu cầu áp dụng Khoản 2 Điều 104 BLHS. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào và tại sao, nếu: a. Có căn cứ chuyển sang Khoản 2 Điều 104 BLHS; b. Không có căn cứ áp dụng Khoản 2 Điều 104 BLHS vì hành vi của A và B chỉ cấu thành tội phạm theo Khoản 1 Điều 104 BLHS nhưng có căn cứ xác định khi thực hiện tội phạm thì B chưa đủ 16 tuổi. 8. Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, B cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là người thân thích của D. Hội đồng xét xử phải giải quyết thế nào nếu chứng minh tài liệu mà B cung cấp là chính xác? 9. Giả sử chỉ có A kháng cáo xin giảm hình phạt, VKS cùng cấp kháng nghị bản án sơ thẩm đề nghị tăng hình phạt với B. Tại phiên tòa A rút toàn bộ kháng cáo của mình, Hội đồng xét xử xác định kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 10. Giả sử sau khi bản án bị kháng cáo phúc thẩm, ông C làm đơn rút yêu cầu khởi tố của mình, Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào? Tại sao?

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12853 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống môn tố tụng hình sự nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 1 A và B đánh D gây thương tích. Kết luận giám định xác định tỉ lệ thương tật là 27%. Ông C là bố của D làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và kết thúc điều tra đối với A và B về tội cố ý gây thương tích. Viện kiểm sát cấp huyện đã ra quyết định truy tố A và B về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. (Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án này, A, B và D đều trên 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi). Câu hỏi: Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán phát hiện trong giai đoạn điều tra, bị can A không có người bào chữa. Thẩm phán phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nhận được tin báo A đã trốn khỏi địa phương còn B có biểu hiện của bệnh tâm thần. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? Giả sử trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, bị cáo B yêu cầu thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa. Yêu cầu này sẽ được Tòa án giải quyết như thế nào? Tại sao? Giả sử trong giai đoạn điều tra, A và B đều nhờ người bào chữa nhưng đến ngày mở phiên tòa, chỉ có người bào chữa của B có mặt còn người bào chữa cho bị cáo A vắng mặt và có gửi bản bào chữa cho Tòa án. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? Giả sử trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án nhận được đơn của D xin không đưa A và B ra xét xử. Tòa án phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, người bào chữa của B xuất trình một tài liệu khẳng định khi thực hiện hành vi gây thương tích cho D thì B chưa đủ 16 tuổi. Tài liệu này không thể xác minh tại phiên tòa được. Hội đồng xét xử sơ thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Giả sử Hội đồng xét xử sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 104 BLHS tuyên phạt tù các bị cáo. Ông C kháng cáo yêu cầu áp dụng Khoản 2 Điều 104 BLHS. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào và tại sao, nếu: Có căn cứ chuyển sang Khoản 2 Điều 104 BLHS; Không có căn cứ áp dụng Khoản 2 Điều 104 BLHS vì hành vi của A và B chỉ cấu thành tội phạm theo Khoản 1 Điều 104 BLHS nhưng có căn cứ xác định khi thực hiện tội phạm thì B chưa đủ 16 tuổi. Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, B cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là người thân thích của D. Hội đồng xét xử phải giải quyết thế nào nếu chứng minh tài liệu mà B cung cấp là chính xác? Giả sử chỉ có A kháng cáo xin giảm hình phạt, VKS cùng cấp kháng nghị bản án sơ thẩm đề nghị tăng hình phạt với B. Tại phiên tòa A rút toàn bộ kháng cáo của mình, Hội đồng xét xử xác định kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Giả sử sau khi bản án bị kháng cáo phúc thẩm, ông C làm đơn rút yêu cầu khởi tố của mình, Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào? Tại sao? GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu 1/ Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán phát hiện trong giai đoạn điều tra, bị can A không có người bào chữa. Thẩm phán phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Trong tình huống này, Thẩm phán giải quyết theo một trong hai phương án sau: Phương án 1: Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo điểm c khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Thẩm phán sẽ phải ra quyết định này khi mà việc bị can A không có người bào chữa rơi vào trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Vì bị can A là người chưa thành niên trong cả giai đoạn điều tra, truy tố cho đến hiện tại A vẫn chưa đủ 18 tuổi, nên theo khoản 2 Điều 57 BLTTHS thì nếu bị can A hay người đại diện của bị can không tìm được người bào chữa; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho A. Tại mục 4.4 Phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 hướng dẫn thi hành một số qui định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có đưa ra một ví dụ về trường hợp được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Đó là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án không yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo khi bị can, bị cáo có thuộc trường hợp nêu tại điểm b khoản 2 Điều 57 BLTTHS, đây là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Dựa vào ví dụ mà Nghị quyết trên đưa ra có thể thấy rằng nếu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không yêu cầu phân công người bào chữa cho A thì tức là họ đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Căn cứ vào việc A người chưa thành niên, không có người bào chữa do không được cử người bào chữa thì Thẩm phán đã có đủ căn cứ pháp luật để ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Pháp luật qui định như vậy là rất hợp lí bởi vi phạm nghiêm trọng thủ tục là trường hợp BLTTHS qui định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo (theo mục 4.4 Phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP). Người chưa thành niên là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ đặc biệt nên không thể để quyền lợi của họ bị xâm phạm, pháp luật phải đề ra qui định nhằm bảo vệ họ. Phương án 2: Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử: Tương tự như trường hợp trên, bị can A không có người bào chữa. Nhưng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho A. Khi được cử người bào chữa thì chính A và người đại diện hợp pháp của A đều từ chối người bào chữa thì theo như ví dụ tại mục 4.4 Phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, do đó mà Thẩm phán không có cơ sở để ra một quyết định nào khác ngoài quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu hiện tại, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, A vẫn chưa có người bào chữa do từ chối người bào chữa thì để giải quyết này trước khi mở phiên tòa Thẩm phán vẫn triệu tập người bào chữa đã được cử tham gia phiên tòa theo thủ tục chung. Tại phiên tòa thì việc A không có người bào chữa mà phiên tòa không bị hoãn, vẫn có thể bắt đầu nếu tòa án cùng Hội đồng xét xử tuân theo đúng qui định tại mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2/10/2004 hướng dẫn thi hành một số qui định trong Phần thứ nhất “Những qui định chung” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Câu 2/ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nhận được tin báo A đã trốn khỏi địa phương còn B có biểu hiện của bệnh tâm thần. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? Câu 3/ Giả sử trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, bị cáo B yêu cầu thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa. Yêu cầu này sẽ được tòa án giải quyết như thế nào? Tại sao? Điều 43 BLTTHS quy định: Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc về: “1. Kiểm sát viên; 2. Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ; 3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.” Ở đây, bị cáo B là người có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng hay nói cách khác là Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa của mình. Tuy nhiên, việc yêu cầu này phải có căn cứ xác định. Căn cứ tình tiết đề bài, theo quy định tại Điều 42; 46 BLTTHS, ta có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau: Trường hợp 1: Nếu nhận thấy việc đề nghị thay đổi thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa của bị cáo B là không có căn cứ và không phù hợp theo quy định tại Điều 42; 46 BLTTHS thì tòa án sẽ từ chối yêu cầu của bị cáo B và giữ nguyên thẩm phán vì không có lý do xác đáng. Trường hợp 2: Nếu nhận thấy việc đề nghị thay đổi thẩm phán của bị cáo B là có căn cứ hoặc bị cáo B đưa ra được lý do xác đáng về việc đề nghị thay đổi thẩm phán của mình theo quy định tại Điều 42; 46 BLTTHS thì tòa án sẽ thay đổi thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa theo yêu cầu của bị cáo B. Theo quy định tại Mục 4 Phần I Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003”, thì Thẩm phán sẽ bị thay đổi khi có các căn cứ sau: “2.1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLTTDS thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án dân sự. 2.2. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự: a. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự b. Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự; c. Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự; d. Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. 2.3. Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định trên thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc...mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế... Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó. Ngoài ra, việc thay đổi thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa sơ thẩm sẽ được giải quyết căn cứ Khoản 2 điều 46 BLTTHS: “Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định. Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.” Căn cứ theo điều luật trên, thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa sơ thẩm sẽ do: - Chánh án tòa án nhân dân quận ( huyện) đó quyết định. - Nếu thẩm phán chính là Chánh án Toà án nhân dân của huyện đó thì việc quyết định thay đổi sẽ thuộc thẩm quyển của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh mà huyện đó trực thuộc. Câu 4/ Giả sử trong giai đoạn điều tra, A và B đều nhờ người bào chữa nhưng đến ngày mở phiên tòa, chỉ có người bào chữa của B có mặt còn người bào chữa cho bị cáo A vắng mặt và có gửi bản bào chữa cho tòa án. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao ? Căn cứ Điều 190 BLTTHS thì: “Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử. Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.” Theo quy định này, người bào chữa có thể vắng mặt tại phiên tòa và gửi bản bào chữa cho Tòa án và tòa vẫn mở phiên xét xử bình thường trừ trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà người bào chữa không có mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Theo tình tiết đề bài, trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án này A và B đều trên 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi, tức là cả A và B đều chưa đủ độ tuổi thành niên thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 57 BLTTHS nên Hội đồng xét xử sẽ phải ra quyết định hoãn phiên tòa. Câu 5/ Giả sử trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án nhận được đơn của D xin không đưa A và B ra xét xử. Tòa án phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án nhận được đơn của D xin không đưa A và B ra xét xử, trường hợp này Tòa vẫn tiếp tục tiến hành thủ tục tố tụng với vụ án bình thường. Vì lí do sau: Căn cứ Khoản 2 Điều 105 BLTTHS: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”. Như vậy, người đã yêu cầu khởi tố vụ án mới được rút đơn yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm. Theo tình tiết đưa ra, người đã làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án này là ông C- bố của D (người bị hại) chứ không phải D là người đã yêu cầu khởi tố. Vì D là người trên 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi vẫn là người chưa thành niên theo quy định tại Điều 68 BLHS nên ông C là bố của D được coi là người đại diện hợp pháp cho D có quyền yêu cầu khởi tố vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 BLTTHS và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP. Vậy, trong trường hợp này, tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Còn với việc làm đơn xin không đưa A và B ra xét xử của D, nếu tòa xác minh D không bị ép buộc mà tự nguyện thì có thể căn cứ theo Khoản 2 Điều 46 BLHS coi đây là căn cứ để giảm nhẹ hình phạt cho A và B. Câu 6/ Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, người bào chữa của B xuất trình một tài liệu khẳng định khi thực hiện hành vi gây thương tích cho D thì B chưa đủ 16 tuổi. Tài liệu này không thể xác minh tại phiên tòa được. Hội đồng xét xử sơ thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Căn cứ Điều 184 BLTTHS: “1. Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa. 2. Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.” Căn cứ Điều 194 BLTTHS: “Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 45, 46, 47, 187, 189, 190, 191, 192 và 193 của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa”. Với các quy định này, khi đã vào phiên tòa sơ thẩm xét xử, vụ án phải được xét xử liên tục và bản án phải căn cứ vào các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa. Và các trường hợp tạm hoãn phiên tòa theo Điều 194 BLTTHS, không có quy định về trường hợp hoãn phiên tòa về vấn đề tài liệu, chứng cứ mới không xác minh được tại phiên tòa. Căn cứ Khoản 1 Điều 217 BLTTHS: “…Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà”. Với quy định này, phần luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa yêu cầu về tài liệu, chứng cứ là đã được xác minh tại phiên tòa chứ không căn cứ vào tài liệu, chứng cứ không xác minh được. Ngoài ra, Khoản 3 Điều 222 BLTTHS cũng có quy định: “Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà”. Như vậy, tòa chỉ xét xử dựa trên các căn cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa để luận tội. Việc người bào chữa của B đưa ra tài liệu chứng minh khi thực hiện tội phạm B chưa đủ 16 tuổi nhưng lại không thể xác minh được tại phiên tòa điều này sẽ dẫn đến tòa sẽ không căn cứ vào tài liệu đó để đưa ra phán quyết đối với B. Vậy, trong trường hợp này, Hội đồng xét xử sơ thẩm vẫn tiếp tục tiến hành xét xử dựa trên các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa. Câu 7/ Giả sử Hội đồng xét xử sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 104 BLHS tuyên phạt tù các bị cáo. Ông C kháng cáo yêu cầu áp dụng Khoản 2 Điều 104 BLHS. Theo Điều 226 BLTTHS sau khi tuyên án Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác trong Hội đồng xét xử có thể giải thích thêm về quyền kháng cáo, đồng nghĩa với việc lúc này quyền kháng cáo của những người tham gia tố tụng bắt đầu có hiệu lực. “Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Toà án cấp sơ thẩm phải ...kiểm tra người làm đơn kháng cáo có thuộc chủ thể có quyền kháng cáo và nội dung kháng cáo có thuộc giới hạn của việc kháng cáo được quy định tại Điều 231 của BLTTHS... hay không, đồng thời kiểm tra kháng cáo có được làm trong thời hạn quy định tại Điều 234 của BLTTHS ...để tiến hành tiếp các công việc theo quy định của BLTTHS...” Điểm a Điều 3.1 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự. , như vậy ta có: Thứ nhất, ông C là bố hay người đại diện theo pháp luật của D. Căn cứ theo Điều 231 BLTTHS hướng dẫn chi tiết tại Khoản 1 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP quy định rằng “Người bị hại, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của người bị hại trong trường hợp... người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo” thì việc ông C kháng cáo và nội dung kháng cáo là yêu cầu áp dụng tăng khung hình phạt cho bị cáo là hoàn toàn hợp lý. Thứ hai, xét tới thời hạn mà ông C yêu cầu kháng cáo. Nếu sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án ông C không gửi yêu cầu kháng cáo tới thì “việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lý do chính đáng” như trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định Căn cứ khoản 1 Điều 235 BLTTHS hướng dẫn thi hành tại Điều 5 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự. . Trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo quá hạn thì dù có căn cứ tăng khung hình phạt hay có căn cứ chứng minh bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự như 2 trường hợp dưới đây đều không ảnh hưởng tới xét xử phúc thẩm. Như vậy, giả thiết ông C thỏa mãn thủ tục kháng cáo thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như sau: a/ Nếu có căn cứ chuyển sang khoản 2 Điều 140 BLHS: Trước hết phải nói rằng việc áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn là Hội đồng xét xử xét theo hướng tăng nặng đối với bị cáo. Khoản 2 Điều 249 không qui định rõ nhưng từ qui định trên của điều luật có thể khẳng định rằng việc chuyển khung hình phạt sang khung có mức cao nhất của khung hình phạt cao hơn khung xét xử ban đầu là một trường hợp tăng nặng với bị cáo. Kháng cáo của ông C là theo hướng nặng hơn, không có lợi cho bị cáo và kháng cáo này là có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử chỉ quyết định việc sửa bản án sơ thẩm, quyết định áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn sau khi có kháng cáo của người bị hại. Ông C chỉ là người đại diện hợp pháp của người bị hại chứ không phải người bị hại. Theo khoản 1 Điều 51 BLTTHS thì “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Qua định nghĩa này thì người bị hại chỉ là D, con ông C. Do đó ông C tuy có quyền kháng cáo nhưng kháng cáo của ông không làm ảnh hưởng đến quyết định của Hội đồng xét xử. Không có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại theo hướng nặng hơn nên Hội đồng xét xử chỉ có thể quyết định giữ nguyên hoặc sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo. b/ Không có căn cứ áp dụng khoản 2 Điều 140 BLHS vì hành vi của A và B chỉ cấu thành tội phạm theo khoản 1 Điều 104 BLHS nhưng có căn cứ xác định khi thực hiện tội phạm thì B chưa đủ 16 tuổi: Trong tình huống này Hội đồng xét xử phải giải quyết như sau: Ông C kháng cáo và yêu cầu tăng khung hình phạt song quá qua quá trình xét xử do không có căn cứ đúng pháp luật nên yêu cầu này không được này không được chấp nhận. Tuy nhiên, lại xuất hiện căn cứ mới xác định B không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 12 BLHS. . Như đã biết căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm là khi xác định Tòa án sơ thẩm áp dụng không đúng quy định của Bộ luật hình sự. Nhất là khi căn cứ này sẽ làm bản án thay đổi theo hướng có lợi cho bị cáo. Bởi khi sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo, Tòa ấn cấp phúc thẩm không bị ràng buộc bởi phạm vi và hướng kháng cáo cho nên việc ông C kháng cáo, yêu cầu tăng nặng khung hình phạt cho bị cáo B không ảnh hưởng đến việc Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyết định sẽ xem xét căn cứ tuổi của bị cáo B. Về việc xác định được khi thực hiện tội phạm B chưa đủ 16 tuổi thì ở đây, Hội đồng xét xử phải quyết định hủy án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo B không có tội theo Điều 251 BLTTHS. Trường hợp của B chính là thuộc căn cứ qui định tại điểm 2 Điều 107 BLTTHS. Vì theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự người từ đủ 14 tuổi nhung chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Mà tội của B thuộc khoản 1 Điều 104 BLHS chỉ là tội ít nghiêm trọng do có khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù, nên hành vi của B không cấu thành tội phạm. Với các căn cứ pháp lí này, Hội đồng xét xử cùng Tòa án phải ra quyết định hủy án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo B không có tội nhưng không thể ra kèm quyết định đình chỉ vụ án bởi vụ án này có hai bị cáo, ngoài B còn có bị cáo A. Do đã có kháng cáo nên Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử phúc thẩm đối với A. Bị cáo A sẽ được xét xử theo hướng có lợi hoặc giữ nguyên bản án sơ thẩm tùy thuộc vào quyết định của Thẩm phán và Hội đồng xét xử. Câu 8/ Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, B cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là người thân thích của D. Hội đồng xét xử phải giải quyết thế nào nếu chứng minh tài liệu mà B cung cấp là chính xác? Điều 42 BLTTHS quy định những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, có trường hợp người tiến hành tố tụng là người thân thích người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bị can, bị cáo; Điểm 4 Mục I Nghị quyết 03/2003/NQ-HĐTP cũng có quy định tương tự với Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự khi quy định người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của một trong những người sau đây trong vụ án hình sự mà họ được phân công xét xử: - Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; - Bị can, bị cáo. Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định rõ thêm về khái niệm người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo tại điều 42 là người có quan hệ sau đây với một trong những người này: - Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; - Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; - Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Đối với những trường hợp Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định như trong trường hợp này, Toà án cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới căn cứ điểm a khoản 2 Điều 250 BLTTHS. Như vậy, với trường hợp chứng minh được Thẩm phán là thân thích của người bị hại D, phiên toà phúc thẩm sẽ huỷ bản án sở thẩm để xét xử sơ thẩm lại. Câu 9/ Giả sử chỉ có A kháng cáo xin giảm hình phạt, VKS cùng cấp kháng nghị bản án sơ thẩm đề nghị tăng hình phạt với B. Tại phiên tòa A rút toàn bộ kháng cáo của mình, Hội đồng xét xử xác định kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Bị cáo có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 231 BLTTHS; VKS có quyền kháng nghị yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án theo hướng tăng nặng hơn cho bị cáo theo Khoản 3 Điều 249 BLTTHS. Như vậy, những dữ kiện của đề bài đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Điều 238 BLTTHS quy định: “Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.” Trong trường hợp A kháng cáo xin giảm hình phạt nhưng tại phiên tòa lại rút toàn bộ kháng cáo, căn cứ theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán tối cao tại Điểm 7 Mục I Nghị quyết số 05/2005/NQ-ban hành năm 2005 đối với việc người kháng cáo rút một phần trong kháng cáo của mình hoặc có nhiều người kháng cáo, nhưng có người rút kháng cáo, có người không rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trong kháng nghị của mình thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi vào biên bản phiên tòa việc rút toàn bộ kháng cáo của bị cáo A. Khi đã không còn phần có kháng cáo này của A thì Tòa án không cần xét xử về phần đó nữa. Tiếp đó, Hội đồng xét xử phải tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung với phần kháng nghị còn lại của VKS đã đưa ra. Bởi: Thứ nhất, về việc A rút toàn bộ phần kháng cáo của mình tại phiên tòa thì đây được coi như là căn cứ để xác định đã không còn kháng cáo, kháng nghị về phần xin giảm án của A. Khoản 2 Điều 238 BLTTHS 2003 đã quy định, trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo thì việc xét xử phải được đình chỉ. Tuy nhiên, tại phiên tòa vẫn còn kháng nghị của VKS nên Tòa án vẫn tiếp tục xử lý phần kháng nghị này, còn đối với phần của bị cáo A thì tòa án không xem xét. Thứ hai, về kháng nghị tăng nặng của VKS là hoàn toàn có căn cứ. Căn cứ điểm b.2 khoản 2 Mục 7 NQ 05/2005/NQ-HĐTPTC thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn phải tiến hành xét xử theo thủ tục chung. Như vậy, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết để xem xét lại tội danh của B theo phần kháng nghị của VKS. Câu 10/ Giả sử sau khi bản án bị kháng cáo phúc thẩm, ông C làm đơn rút yêu cầu khởi tố của mình, Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào? Tại sao? Để giải quyết câu hỏi này, trước hết cần hiểu nhiệm vụ của xét xử phúc thẩm là gì. Điều 230 BLHTTHS 2003 đã quy định: “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”. Xét xử phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm. Như vậy, nhiệm vụ của Tòa án phúc thẩm là xem xét, đánh giá lại sự thật của vụ án, kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Căn cứ vào đây, ta có thể thấy Tòa án phúc thẩm không có nhiệm vụ xem xét với phần bản án không bị kháng cáo, kháng nghị. Đối với những phần này Tòa án phúc thẩm có thể chỉ xem xét lại nếu việc xem xét lại những phần đó có điểm cần được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Mặt khác, khoản 2 Điều 105 BLTTHS có quy định: “2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”. Pháp luật tố tụng hình sự đã trao cho người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại quyền được rút yêu cầu khởi tố một cách tự nguyện. Điều 105 BLTTHS năm 2003 quy định đối với một số tội phạm do tính chất hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự… của người bị hại thì có thể thông qua những hình thức xử lý khác mà không nhất thiết phải đưa nhau ra tòa. Tuy nhiên, quyền này của họ chỉ có được trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của phiên tòa xét xử sơ thẩm. Như vậy, trong trường hợp này ông C đã rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án không đúng thời điểm. Song, tại khoản 2 Điều 46 BLHS lại quy định: “2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Trong pháp luật hình sự hiện hành, cụm từ “tình tiết khác” chưa được làm rõ, nhưng trong quá trình xét xử thì Tòa án có thể xem xét các tình huống của vụ án đã xảy ra tại phiên tòa và có thể coi đó là tình tiết giảm nhẹ. Căn cứ vào đây, ta có thể thấy việc ông C rút đơn yêu cầu có thể được tòa án phúc thẩm coi là tình tiết giảm nhẹ của vụ án. Khi xác định đây là tình tiết giảm nhẹ, Tòa án phải ghi rõ trong bản án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập tình huống môn tố tụng hình sự nhóm 9đ.doc
Luận văn liên quan