Bài tập tình huống_ 9 điểm ĐH Luật Hà Nội 2011

Bài tập cá nhân/tuần 1 – số 15: Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H, D, E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Ông bà A, B có một mảnh đất diện tích 500 m2 tại quận M thành phố H. Sau khi ông A, bà B chết C, D xẩy ra tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất trên. C đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế. Anh chị hãy xác định: a) Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án này ? Tại sao ? b) Sau khi nhận đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất trên chưa qua hòa giải ở cơ sở. Anh (chị) hãy bình luận cách giải quyết trên của Tòa án.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3266 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống_ 9 điểm ĐH Luật Hà Nội 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cá nhân/tuần 1 – số 15: Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. C cư trú tại quận N thành phố H, D, E cư trú tại quận P thành phố Q. Năm 2005 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Ông bà A, B có một mảnh đất diện tích 500 m2  tại quận M thành phố H. Sau khi ông A, bà B chết C, D xẩy ra tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất trên. C đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế. Anh chị hãy xác định: a) Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án này ? Tại sao ? b) Sau khi nhận đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất trên chưa qua hòa giải ở cơ sở. Anh (chị) hãy bình luận cách giải quyết trên của Tòa án. 1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án này là Tòa án nhân dân quận M thành phố H. Bởi vì: Căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 33 thì “Toà án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyển giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại điều 25 và điều 27 bộ luật này”. Đối chiếu với Khoản 5, khoản 7 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định thì: tranh chấp về thừa kế tài sản, tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Theo như tình huống trong đề bài ta thấy: “… ông bà A, B có một mảnh đất diện tích 500 m2  tại quận M thành phố H và sau khi ông A, bà B chết thì C, D xẩy ra tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất trên…” Đống thời, theo điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định thì “Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.” Như vậy, Tòa án nhân dân quận M thành phố H sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ án này. Quy định này được xây dựng dựa trên quan niệm là Tòa án nhân dân quận M - Toà án nơi có bất động sản là Toà án có điều kiện tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ, tất cả các hồ sơ, giấy tờ về bất động sản do cơ quan quản lý bất động sản nắm giữ, cơ quan này nắm vững thực trạng, nguồn gốc của bất động sản. Do vậy, Tòa án nhân dân quận M sẽ có điều kiện xác minh để giải quyết sát với thực tế: xem xét, thẩm định tại chỗ (xác minh thực địa); cho định giá tài sản; thu thập tài liệu từ cơ quan nhà đất. Đồng thời, đối với các tranh chấp về bất động sản, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu Tòa án nơi không có bất động sản giải quyết. Vấn đề đặt ra cần phải làm rõ như thế nào là tranh chấp về bất động sản để xác định Toà án có thẩm quyền. Thiết nghĩ, quy định này cần được hiểu là áp dụng đối những vụ tranh chấp mà đối tượng của vụ tranh chấp là bất động sản, bao gồm: tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng; yêu cầu chia thừa kế nhà, quyền sử dụng đất; tranh chấp diện tích mua bán, mốc giới... Tóm lại: Đối với tình huống trong đề bài này ta thấy, Tòa án nhân dân quận M thành phố H (nơi có di sản thừa kế là mảnh đất 500 m 2) là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án này. Đồng thời, anh C sẽ làm đơn khởi kiện ra Tòa án dân quận M thành phố H để yêu cầu giải quyết tranh chấp về việc chia di sản thừa kế mảnh đất trên. 2. Sau khi nhận đơn khởi kiện của C, Tòa án đã không thụ lý vụ án vì cho rằng tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất trên chưa qua hòa giải ở cơ sở là đúng. Bởi vì: Hiện nay, theo quan điểm của những người làm công tác thực tiễn thì mọi tranh chấp đất đai đều phải qua thủ tục hoà giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường trước khi khởi kiện ra Toà án. Theo Khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 quy định:“Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí” thì được giải quyết như sau: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết”. Quy định này dẫn tới cách hiểu trong thực tiễn tố tụng tại Toà án là mọi tranh chấp đất đai đều bắt buộc phải thông qua con đường hoà giải cơ sở. Đồng thời, theo Điều 2 Công văn số 116 của TANDTC ngày 22/7/2004 quy định thì “Theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp... Do vậy, “Kể từ ngày 01/07/2004 trở đi, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Toà án”. Đối chiếu với tình huống trong đề bài ta thấy, vụ tranh chấp xảy ra vào năm 2005. Như vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải được tiến hành hoà giải tại UBND cấp xã. Quan niệm này lại được khẳng định một lần nữa trong bản tham luận của Toà Dân sự TANDTC ngày 3/1/2005. Theo đó, Toà Dân sự TANDTC cho rằng, khi có tranh chấp về những quyền thuộc nhóm quyền chung của người sử dụng đất theo Điều 105 Luật Đất đai năm 2003 và nhóm quyền thứ hai theo Điều 106 của Luật Đất đai năm 2003 thì đó là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tất cả các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất nói trên đều phải qua hoà giải cơ sở tại UBND xã, phường, thị trấn. Đối chiếu với tình huống trong đề bài ta thấy, đây là tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng mảnh đất 500 m 2, đồng thời với việc tranh chấp này thì các bên sẽ phải tiến hành việc hòa giải ở UBND phường nơi có mảnh đất xảy ra tranh chấp. Bình luận cách giải quyết trên của Tòa: Qua cách giải quyết trên của Tòa thì em thấy rằng: Tòa án nhân dân quận M thành phố H đã dựa trên cơ sở của những quy định pháp luật nhằm mục đích khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, tạo cơ hội để các bên trong gia đình ông bà A, B thương lượng giải quyết, giữ được tình cảm gia đình. Tuy nhiên, nếu quan niệm tất cả các tranh chấp về quyền sử dụng đất đều phải qua hoà giải cơ sở thì phải chăng đã tạo thêm một trở ngại cho người dân trên con đường đi tìm công lý. Em có thể đưa ra một tình huống giả định như sau: Ông A và bà B có ba người con chung là C, D, E. Trong đó C cư trú tại quận N thành phố Hà Nội, còn D và E lại cư trú tại quận P thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2005 ông A, bà B chết không để lại di chúc. Ông bà A, B có một mảnh đất diện tích 500 m2  tại phường X quận M thành phố Hà Nội. Sau khi ông A, bà B chết C, D xẩy ra tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế mảnh đất trên…Như vậy, thì việc những người thừa kế bắt buộc phải tụ hội về phường X quận M thành phố Hà Nội để tham gia hoà giải cơ sở, trước khi khởi kiện ra Toà án quận M thành phố Hà Nội. Điều này sẽ gây mất thời gian và tổn phí cho các đương sự trong việc đi lại. Phải chăng vấn đề không còn là khuyến khích hoà giải cơ sở nữa, mà là bắt buộc phải hoà giải cơ sở và quyền tự định đoạt của đương sự đã không được tôn trọng một cách đúng mức. Theo em, sẽ hợp lý hơn nếu việc hoà giải cơ sở đối với các tranh chấp về đất đai được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các đương sự và việc hoà giải cơ sở chỉ bắt buộc đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, mốc giới giữa các hộ liền kề nhằm duy trì tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Tóm lại: Đối với tình huống trong đề bài ta thấy, trước khi làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận M thành phố H, thì các đương sự phải tiến hành hòa giải tại UBND phường nơi có mảnh đất 500 m2 đang xảy ra tranh chấp. Bài tập cá nhân/tuần 2 – số 19: Anh A, chị K có một căn nhà cấp 4 trên diện tích đất là 100m 2 tại xã P huyện Q tỉnh M, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất năm 2004. Năm 2006, anh A đã viết giấy bán nhà và đất cho anh B với giá 500 triệu đồng nhưng chưa hoàn tất thủ tục sang tên tên trước bạ. Năm 2007, do giá trị của mảnh đất theo thời giá thị trường là 800 triệu nên anh A đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng mua bán giữa anh A và anh B với lý do chị K không ký vào giấy mua bán và không đồng ý việc mua bán trên. Có quan điểm cho rằng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải. 1. Anh ( chị) hãy bình luận quan điểm trên. 2. Giả sử vụ việc đã được Tòa án thụ lý, hãy xác định tư cách của các đương sự trong vụ án và giải thích tại sao? 1. Có quan điểm cho rằng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải. Hãy bình luận quan điểm trên. Hiện nay, theo quan điểm của những người làm công tác thực tiễn thì mọi tranh chấp đất đai đều phải qua thủ tục hoà giải tại Ủy ban nhân dân xã trước khi khởi kiện ra Toà án. Bởi vì: Theo Khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 quy định:“Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí” thì được giải quyết như sau: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết”. Quy định này dẫn tới cách hiểu trong thực tiễn tố tụng tại Toà án là mọi tranh chấp đất đai đều bắt buộc phải thông qua con đường hoà giải cơ sở. Đồng thời, theo Điều 2 Công văn số 116 của TANDTC ngày 22/7/2004 quy định thì “Theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp... Do vậy, “Kể từ ngày 01/07/2004 trở đi, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Toà án”. Đối chiếu với tình huống trong đề bài ta thấy, vụ tranh chấp xảy ra vào năm 2007. Như vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải được tiến hành hoà giải tại UBND xã P. Quan niệm này lại được khẳng định một lần nữa trong bản tham luận của Toà Dân sự TANDTC ngày 3/1/2005. Theo đó, Toà Dân sự TANDTC cho rằng, khi có tranh chấp về những quyền thuộc nhóm quyền chung của người sử dụng đất theo Điều 105 Luật Đất đai năm 2003 và nhóm quyền thứ hai theo Điều 106 của Luật Đất đai năm 2003 thì đó là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tất cả các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất nói trên đều phải qua hoà giải cơ sở tại UBND xã, phường, thị trấn. Đối chiếu với tình huống trong đề bài ta thấy, đây là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đồng thời với việc tranh chấp này thì các bên sẽ phải tiến hành việc hòa giải ở UBND huyện nơi có mảnh đất xảy ra tranh chấp. Bình luận quan điểm Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi việc tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải : - Ưu điểm: Quan điểm này của Tòa án nhân dân huyện Q tỉnh M đã dựa trên cơ sở của những quy định pháp luật nhằm mục đích khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, tạo cơ hội để các bên gia đình anh A, chị K với anh B thương lượng giải quyết, giữ được tình cảm gia đình , bạn bè, làng xóm…tốt đẹp. - Tuy nhiên: Theo em, nếu quan niệm tất cả các tranh chấp về quyền sử dụng đất đều phải qua hoà giải cơ sở thì phải chăng đã tạo thêm một trở ngại cho người dân trên con đường đi tìm công lý. Em xin đưa ra một tình huống giả định như sau: Vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà H và anh L do TAND huyện Q đang giải quyết: theo đơn khởi kiện, bà H yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đất vô hiệu, buộc anh L trả lại đất cho bà vì cho rằng vợ anh L không ký vào hợp đồng. Tranh chấp này chưa qua hòa giải tại cấp xã, mặc dù quan điểm của Tòa án là loại tranh chấp này không cần qua hòa giải nhưng để bảo đảm an toàn (khỏi bị hủy án) nên đã yêu cầu đương sự làm đơn yêu cầu UBND xã hòa giải mới tiếp tục giải quyết vụ án. Như vậy, rõ ràng với cách giải quyết trên của TAND huyện Q thì phải chăng đã tạo thêm một thủ tục phiền hà, gây mất thời gian cho người dân. Trên thực tế kết quả việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở cho thấy thủ tục này chỉ mang tính hình thức, động viên và ghi nhận hòa giải không thành để chuyển sang Tòa án giải quyết. Do tranh chấp đất đai thường rất gay gắt, phức tạp vượt quá khả năng giải quyết của cán bộ địa phương, mặt khác trong quá trình hòa giải ở cơ sở, các bên đương sự thường không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ nên Hội đồng hòa giải cơ sở cũng khó hòa giải thành. Nhiều trường hợp mâu thuẫn đã có từ lâu và đến khi phải ra đến chính quyền giải quyết là lúc tranh chấp giữa hai bên đã rất căng thẳng. Mặt khác, ở nhiều địa phương,cán bộ tham gia hòa giải nhiều khi là họ hàng hoặc quen biết cả hai bên nên có phần e ngại va chạm, vì thế có tâm lý né tránh, gây thêm khó khăn cho đương sự trong việc giải quyết tranh chấp. Nhiều nơi cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc hòa giải qua quýt, không đúng thủ tục, gây mất thời gian. Kết quả là việc hòa giải đó không giải quyết được tranh chấp mà lại thêm thủ tục phiền hà cho người dân. Về hiệu quả pháp lý của việc tiến hành hòa giải tại cơ sở, thực tế còn xảy ra trường hợp Ủy bân nhân dân cấp xã hòa giải thành nhưng sau đó một hoặc các bên tranh chấp không thực hiện nội dung hòa giải  lại tiếp tục khởi kiện dẫn đến vụ việc tranh chấp kéo dài. Chính vì vậy quy định bắt buộc các đương sự muốn khởi kiện tại Tòa án phải qua hòa giải tại địa phương là không cần thiết vì hiệu quả không cao do không có chế tài mà chỉ dựa trên sự tự nguyện của các bên. Về thành phần tham gia hòa giải tại cơ sở, theo khoản 2 Điều 135 Luật đất đai :  “ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai” là quá rộng . Trên thực tế khi Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải, thành phần hòa giải thường không đầy đủ do thiếu cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoặc  cán bộ của các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức hội phụ nữ, tham gia hòa giải. Trong trường hợp này, khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện,  có nơi  Ủy ban nhân dân cấp xã chấp nhận tổ chức hòa giải lại, nhưng có nơi Ủy ban nhân dân cấp xã lại từ chối vì cho rằng tranh chấp đã được hòa giải, dẫn đến tình trạng việc giải quyết tranh chấp bị kéo dài, gây mất nhiều thời gian, công sức của người dân và cơ quan Tòa án. Về thời hiệu khởi kiện, khoản 2, Điều 166 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định“ ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi “trong khi Luật đất đai quy định thời hạn tiến hành hòa giải ở cơ sở là 30 ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.  Như vậy giai đoạn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện hòa giải không được tính vào thời hiệu khởi kiện. Do vậy, nhiều trường hợp đương sự đợi để được hòa giải ở địa phương xong, gửi đơn đến Tòa án thì hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật, làm thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của đương sự. 2- Một số kiến nghị: Để khắc phục bất cập về mặt pháp luật và tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định nêu trên, nên chăng chỉ quy định khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở trước khi khởi kiện ra tòa án mà không quy định đó là một thủ tục bắt buộc; hoặc chỉ nên quy định hòa giải cơ sở đối với các tranh chấp về đất đai trên cơ sở yêu cầu của đương sự. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không tiến hành hòa giải, không có điều kiện hòa giải, hoặc một bên đương sự không có thiện chí nên không có mặt, hay không thể có mặt thì đương sự có quyền khởi kiện ra Tòa án. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể có thể khởi kiện thẳng đến Tòa án, không phải giải quyết tranh chấp đất đai qua nhiều cấp, tiết kiệm được thời gian, kịp thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm. Mặt khác tại Tòa án cũng có thủ tục hòa giải. Ngay cả khi cấp cơ sở đã tiến hành hòa giải cho các bên tranh chấp, khi thụ lý giải quyết tại Tòa án, Tòa án vẫn phải hòa giải, đây là một thủ tục bắt buộc trong hoạt động tố tụng. Nếu vẫn quy định việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở là điều kiện bắt buộc thì nên quy định hiệu lực pháp luật của các vụ việc tranh chấp đã được hòa giải thành, đồng thời xem xét lại thời hiệu khởi kiện để không ảnh hưởng đến thời hiệu của người khởi kiện. Đồng thời để nâng cao chất lượng công tác hòa giải tại cơ sở, cần đầu tư nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và tăng cường đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về đất đai, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn, đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải tranh chấp đất đai của cấp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cán bộ , thẩm phán Tòa án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập tình huống_ 9 điểm ĐH Luật Hà Nội 2011.doc
Luận văn liên quan