Bài tập về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại - Bài tập nhóm luật thương mại 2

ĐỀ BÀI TM2.NT1-11: Doanh nghiệp A (Việt Nam) ủy thác cho Doanh nghiệp B (Việt Nam) nhập một lô giày phụ nữ để bán vào mùa đông với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc theo đúng yêu cầu của A. Theo đúng nội dung đó, B ký hợp đồng mua lô hàng trên của Doanh nghiệp C (Trung Quốc) để chuyển giao cho A. Do có sự biến động trên thị trường nên C đã không có đủ hàng để giao theo thỏa thuận, C thông báo với B sẽ chậm giao hàng trong thời hạn 2 tháng. Vì vậy, B cũng không có hàng để giao cho A. Vì không có hàng để bán vào mùa đông, và đến khi hàng được giao thì đã hết thời điểm có thể bán được hàng nên A bị chịu rất nhiều thiệt hại. Do đó, A đã phát đơn kiện B ra Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội yêu cầu B phải bồi thường thiệt hại cho A. Hỏi: 1. Cần phải làm rõ những vấn đề gì để biết Doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho Doanh nghiệp A hay không? 2. Nếu cũng trong tình huống trên, Doanh nghiệp B không phải là bên nhận ủy thác của Doanh nghiệp A mà là đại lý của Doanh nghiệp A thì có sự khác biệt không? Tại sao? Từ đó đưa ra ý kiến của nhóm về sự phân biệt đại lý thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam. 3. Nếu giả sử trong tình huống trên, Doanh nghiệp C giao hàng đúng thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng Doanh nghiệp A không chuyển tiền để Doanh nghiệp B thanh toán cho Doanh nghiệp C thì sẽ giải quyết như thế nào?

docx11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại - Bài tập nhóm luật thương mại 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tổ chức Thương mại thế giới WTO phân loại thương mại dịch vụ ra thành 12 ngành và 155 tiểu ngành, chẳng hạn như: ngành dịch vụ kinh doanh (bao gồm các dịch vụ nghề nghiệp như pháp lý, kế toán kiểm toán, kiến trúc, tư vấn, cho thuê, quảng cáo…); ngành dịch vụ thông tin liên lạc (bao gồm các dịch vụ bưu chính viễn thông, nghe nhìn…); ngành dịch vụ xây dựng và kỹ thuật; ngành dịch vụ phân phối; dịch vụ tài chính; dịch vụ môi trường; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch; dịch vụ thể thao- văn hóa- giải trí; dịch vụ y tế và xã hội; và dịch vụ khác. Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO và mở cửa thị trường dịch vụ. Nhưng, như chúng ta đã biết Luật Thương mại 2005 tiếp cận vấn đề thương mại theo nghĩa hẹp, cho nên, chúng ta chỉ đề cập đến các dịch vụ thương mại được quy định trong luật. Và theo quy định hiện nay của Luật Thương mại 2005, bao gồm các dịch vụ thương mại sau: Xúc tiến thương mại; trung gian thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa dịch vụ; logistics; gia công trong thương mại khác và một số loại dịch vụ khác. Trong bài tập nhóm tháng số 1, chúng em xin tập trung vào hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, cũng như đại lý thương mại để có thể giải quyết tốt tình huống đã đưa ra. Do hạn chế về mặt kiến thức và khả năng tổng hợp các vấn đề, bài làm của nhóm còn nhiều thiếu xót. Mong thầy cô có những đóng góp để em hệ thống được kiến thức của mình. Chúng em xin trân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. Lý luận chung về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại 1. Ủy thác mua bán hàng hóa Ủy thác là một dịch vụ rất phổ biến của các nước công nghiệp phát triển. Các nhà kinh doanh sử dụng dịch vụ ủy thác nhiều trong nhiều lĩnh vực: mua bán, vận chuyển, chứng khoán, ngân hàng… Luật thương mại 2005 chỉ điều chỉnh các quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa mà thôi. Dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa được sử dụng nhiều trong việc hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Theo Điều 155 Luật Thương mại 2005 có định nghĩa về ủy thác mua bán hàng hóa như sau: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác”. Trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa thì bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và nhân danh chính mình để mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao. Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa bên nhận ủy thác với khách hàng mang lại nghĩa vụ pháp lý cho bên nhận ủy thác, kể cả trong trường hợp khi ký hợp đồng bên nhận ủy thác nêu danh bên ủy thác hay khi bên ủy thác trực tiếp thực hiện một số nghĩa vụ hợp đồng. Bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy nhiệm ký kết một hoặc một số hợp đồng cụ thể và bên nhận ủy thác trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, thực hiện hợp đồng với khách hàng. Hợp đồng ủy thác hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 159 Luật Thương mại 2005). 2. Đại lý thương mại Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, do đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý. Triển khai hoạt động, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý tiền hoặc hàng hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá cả của hàng hóa cần mua. Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để ký kết hợp đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh nghĩa của mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên đại lý với khách hàng. Bên đại lý phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký với khách hàng: giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền (đại lý bán hàng); nhận hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho người bán (đại lý mua hàng). Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua bán cho bên giao đại lý. II. Giải quyết tình huống 1. Cần phải làm rõ những vấn đề gì để biết Doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho Doanh nghiệp A hay không? Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác. Doanh nghiệp A ủy thác cho Doanh nghiệp B nên nên để biết Doanh nghiệp B có phải bồi thường thiệt hại cho Doanh nghiệp A cần phải làm rõ các vấn đề: có hành vi vi phạm hợp đồng không? Có lỗi hay không? Có thiệt hại xảy ra không? và có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế xảy ra không? Đó là những vấn đề cơ bản nhất để có thể xác định có phải bồi thường không. - Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B đều là thương nhân nhưng chúng ta cần xem xét ở đây là bên nhận ủy thác - Doanh nghiệp B có đăng ký kinh doanh phù hợp với hợp đồng ủy thác hay không? Trường hợp mà B có đăng ký kinh doanh nhưng lĩnh vực không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa thì hợp đồng ủy thác giữa A và B không có hiệu lực. Có nghĩa là, theo Bộ luật Dân sự thì A và B sẽ phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu (theo lý thuyết). Còn hợp đồng giữa B và C là hợp đồng mua bán hàng hóa độc lập nên vẫn có hiệu lực. Do đó, đương nhiên B vẫn phải thực hiện tiếp hợp đồng đó. Nhưng trên thực tế A và B thực hiện như thế nào hay bằng hình thức nào, đó là phụ thuộc vào hai bên, có thể là A sẽ mua lại hàng hóa của B. - Coi hợp đồng ủy thác giữa A và B có hiệu lực thì ta sẽ cần làm rõ vấn đề mà theo ý kiến của nhóm là rất quan trọng là: Doanh nghiệp A ủy thác cho Doanh nghiệp B nhập một lô giày phụ nữ để bán vào mùa đông với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc… theo đúng yêu cầu của A. Theo đúng nội dung đó, B ký hợp đồng mua lô hàng trên của Doanh nghiệp C (Trung Quốc) để chuyển giao cho A. Do có sự biến động trên thị trường nên C đã không có đủ hàng để giao theo thỏa thuận, C thông báo với B sẽ chậm giao hàng trong thời hạn 2 tháng. Câu hỏi đặt ra, chính là việc C không có hàng giao đúng thời điểm đã thông báo với B sẽ chậm giao hàng nhưng B có thông báo lại với A không? A có đồng ý không? A có chỉ dẫn nào khác với B không? + Trường hợp C báo với B nhưng B không thông báo lại với A, chúng ta thấy ngay B đã vi phạm theo khoản 2 Điều 165 Luật Thương mại 2005 “thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đông ủy thác”. + Trường hợp C báo với B nhưng B đã thông báo lại với A thì B không vi phạm theo khoản 2 Điều 165 Luật Thương mại 2005. Việc B thông báo lại với A mà A không có chỉ dẫn nào khác trở lại với B thì B không cần thực hiện tiếp vì bên nhận ủy thác có nghĩa vụ thực hiện theo chỉ dẫn của bên ủy thác và coi không có vi phạm theo khoản 3 Điều 165 Luật Thương mại 2005 “thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp thỏa thuận”. Việc B thông báo lại với A mà A có chỉ dẫn khác với B mà B không thực hiện theo chỉ dẫn đó là B đã vi phạm, còn B thực hiện tiếp những chỉ dẫn mới của A thì B không vi phạm vì khoản 3 Điều 165 Luật Thương mại 2005 bên nhận ủy thác có nghĩa vụ “thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp thỏa thuận”. Đó là việc xác định hành vi vi phạm của B với A. Còn việc xác định lỗi thì phụ thuộc vào từng hành vi của hai bên chủ thể mà có thể khẳng định: nếu B không có thông báo thì lỗi của B; A không có chỉ dẫn mói thì lỗi của A; B không thực hiện mới của A thì là lỗi B… Đến thời điểm thỏa thuận, B cũng không có hàng để giao cho A. Vì không có hàng để bán vào mùa đông, và đến khi hàng được giao thì đã hết thời điểm có thể bán được hàng nên A bị chịu rất nhiều thiệt hại. Vậy, A đã bị thiệt hại khi không có hàng bán vào đúng thời điểm cần thiết. Câu hỏi lại đặt ra là thế mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại trên không? Xâu chuỗi tất cả các sự kiện hay các hành vi lại với thiệt hại xảy ra thì ta thấy có thiệt hại giữa chúng, dù đó là hành vi vi phạm của A hay B cũng dẫn đến thiệt hại cho A. Qua việc phân tích trên, với các trường hợp cụ thể trách nhiệm của các bên tham gia ủy thác lai có điểm khác nhau. 2. Nếu cũng trong tình huống trên, Doanh nghiệp B không phải là bên nhận ủy thác của Doanh nghiệp A mà là đại lý của Doanh nghiệp A thì có sự khác biệt không? Tại sao? Từ đó đưa ra ý kiến của nhóm về sự phân biệt đại lý thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam. Cũng với tình huống trên, nếu B là đại lý cho A mà không phải là bên nhận ủy thác thì nhóm em cho rằng không có sự khác biệt mấy, về bản chất nếu B là đại diện cho A hay là bên nhận ủy quyền cho A thì trách nhiệm của B cũng tương đương nhau. Tại sao? Chúng ta đều thấy rằng, dù B có là đại lý của A hay B là bên nhận ủy thác của B thì B cũng phải nhân danh chính mình để thực hiện hợp đồng đã giao kết với B. Do đó, đứng ở cương vị nào trách nhiệm của B với A cũng là phải thực hiện hợp đồng giã hai bên đã ký kết, có thể là hợp đồng ủy thác hay hợp đồng đại lý cho A. Còn trách nhiệm của B với bên thứ 3 là C thì B thường là bên phải gánh chịu đầu tiên, trực tiếp nhất. Vì trong cả hay loại hợp đồng này, bên B đều phải nhân danh chính mình để thực hiện trực tiếp với C theo thỏa thuận cũng như các chỉ dẫn của A. Chỉ có điểm khác nhau duy nhất là: - Việc B là bên đại lý của A thì B có quyền tự do lựa chọn chủ thể cho mình để giao kết hợp đồng mua bán với C, D hay E mà không chịu sự ràng buộc của bên giao đại lý là A. - Việc B là bên nhận ủy quyền của A thì B không có quyền tự do lựa chọn chủ thể cho mình để giao kết hợp đồng mua bán mà do bên ủy thác chỉ dẫn, phải chịu sự ràng buộc của bên ủy thác là A. Tương tự như vậy, việc ủy thác chỉ mang tính vụ việc cụ thể, nhất định còn việc làm đại lý mang tính chất lâu dài, ổn định Do đó, ý kiến của nhóm em về sự phân biệt đại lý thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam như sau: Thứ nhất, về khái niệm: - Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và nhận thù lao ủy thác (theo Điều 155 Luật Thương mại 2005). - Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, do đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (theo Điều 166 Luật Thương mại 2005). Thứ hai, về chủ thể: bên nhận ủy thác phải là thương nhân, bên nhận ủy thác không nhất thiết là thương nhân; còn đối với đại lý thương mại thì cả hai bên đại lý và bên giáo đại lý phải thì cả hai bên đại lý và bên giao đại lý phải là thương nhân. Các thương nhân này phải có đăng ký kinh doanh phù hợp với hợp đồng ủy thác hoặc hợp đồng đại lý được ký kết với bên ủy thác và bên giao đại lý. Thứ ba, phạm vi của hoạt động: - Ủy thác mua bán hàng hóa: bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa. - Đại lý thương mại: bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý. Thứ tư, đối tác hay bên thứ ba: đối với ủy thác mua bán hàng hóa là một bên nào đó, nhất định; còn đối với đại lý thương mại thì có đối tượng rộng hơn, do bên đại lý tự do lựa chọn. Thứ năm, tính chất của hoạt động: ủy thác mua bán hàng hóa mang tính chất riêng lẻ, vụ việc cụ thể; đại lý thương mại mang tính chất hợp tác lâu dài giữa hai bên. 3. Nếu giả sử trong tình huống trên, Doanh nghiệp C giao hàng đúng thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng Doanh nghiệp A không chuyển tiền để Doanh nghiệp B thanh toán cho Doanh nghiệp C thì sẽ giải quyết như thế nào? Doanh nghiệp A ủy thác cho Doanh nghiệp B nhập một lô giày phụ nữ để bán vào mùa đông với kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc… theo đúng yêu cầu của A. Theo đúng nội dung đó, B ký hợp đồng mua lô hàng trên của Doanh nghiệp C (Trung Quốc) để chuyển giao cho A. Đến thời điểm theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, C có hàng giao cho B (theo hợp đồng mua bán hàng hóa), để B có hàng giao cho A (theo hợp đồng ủy thác). Nhưng A đã không giao tiền cho B đúng thỏa thuận để B có tiền thanh toán cho C. Do đó, có thể giải quyết tình huống trên theo một trong hai trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất, C có thể đòi B thanh căn cứ vào hợp đồng mua bán, sau đó B đòi lại A căn cứ theo hợp đồng ủy thác - Nếu C đòi B thanh toán tiền cho lô hàng: Sau hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa của A với B thì B “nhân danh chính bản thân mình” để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì B nhân danh chính mình tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa với C nên B có trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Khi A không thanh toán cho B để B có tiền cho C, dù thế nào thì B đã vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa với C. Vì vậy, C có thể kiện B theo đúng thỏa thuận của hợp đồng. Theo đúng thỏa thuận và Luật Thương mại 2005 về hợp đồng mua bán hàng hóa thì “bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận”. Việc vi phạm của B dẫn đến B phải chịu những chế tài thương mại nhất định khi C kiện đòi B thanh toán. Cụ thể B phải chịu một số các chế tài như phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại cho C nếu việc thanh toán gây thiệt hại cho C và phải trả lãi cho việc chậm thanh toán đó… - Sau đó, B có quyền đòi A bồi thường thiệt hại cho những gì B phải gánh chịu, cùng với các chế tài thương mại khi C kiện đòi B. Ta có thể thấy ngay, giữa A và B có hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, việc A không chuyển tiền cho B là vi phạm nghĩa vụ “giao tiền” để B thực hiện hợp đồng. Do đó, A cũng vi phạm hợp đồng ủy thác nên cũng phải chịu các chế tài thương mại như phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hai cho B và các thiệt hại khác do B phải chịu khi bị C kiện đòi. Trường hợp thứ hai, C có thể kiện đòi thanh toán không phải trực tiếp đến B mà kiện đòi cho bên ủy thác của B là A. Vì có thể hiểu, A không chuyển tiền cho B nên B không có tiền để thanh toán cho C mà thực chất việc mua hàng là cho A hay chính A có quyền sở hữu đối với hàng hóa đó. Khi A không có hàng vi thanh toán tiền khi nhận hàng là A đã vi phạm hợp đồng gián tiếp với C. Do đó, phải chịu những chế tài giống B nếu C kiện đòi B. Nhưng đồng thời, A và B có thể “liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật” theo khoản 4 Điều 164 Luật Thương mại 2005. Ngoài ra, A có nghĩa vụ phải thanh toán cho B thù lao trong việc nhận ủy thác. Ý kiến của nhóm cho rằng, thì C lên kiện đòi B thanh toán trực tiếp cho mình. Vì dù sao, bên ký hợp đồng trực tiếp với C để mua hàng hóa là B dù A có là chủ sở hữu của số hàng hóa đó. Đồng thời khi kiện đòi B thì C cũng dễ dàng và có thể cúng ít tốn kém hơn rất nhiều. KẾT LUẬN Qua bài tập tình huống mà nhóm thống nhất chọn, chúng em rút ra được những hiểu biết nhất định về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại, như khái niệm, đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia… Đồng thời, có sự phân biệt cơ bản nhất về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài tập về ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại - bài tập nhóm luật thương mại 2.docx
Luận văn liên quan