Việt Nam với tổng dân số hơn 85 triệu người,80% dân số phụ thuộc vào nông nghiệp, vì vậy
mục tiêu đảm bảo ‘An Ninh Lương Thực’ là tối quan trọng đối với sự phát triển ổn định của đất
nước. Trong bối cảnháp lực gia tăng dân số, đô thị hóa công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu, để
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cần có giải pháp tổng thể, phối hợp đồng bộ giữa các cấp,
các ngành trong việc duy trì và bảo vệ diện tích canh tác hiện có, nâng cao năng suất, sản lượng,
giảm thiểu thiệt hại hay thất thoát sau thu hoạch, ổn định đờisống cho người làm nông nghiệp.
Trong đó, phát triển thủy lợi được coi là tiên phong trong việcduy trì và bảo vệ sản xuất nông
nghiệp, đảm bảo nguồn nước phục vụ phát triển ổn định của các ngành kinh tế. Các giải pháp
theo xu hướng từng bước thích nghi, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, có định hướng
lâu dài và giải pháp thích ứng với từng giai đoạn, cập nhập các thông tin về biến đổi khí hậu, có
điềuchỉnh phù hợp.
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4004 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tham luận: Một số vấn đề phát triển thủy lợi đồng bằng sông cửu long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI MIỀN NAM
--- ---
Hội thảo: Tham vấn định hướng chiến lược phát
triển bền vững Đồng Bằng Sông Cửu
Long trong bối cảnh BĐKH
Ngày 30/4/2012
Tham gia thực hiện: PGS.TS. Tăng Đức Thắng
NCS.Ths Tô Quang Toản
KS. Dương Xuân Minh
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2012
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHẰM THÍCH
ỨNG VỚI BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
BÁO CÁO THAM LUẬN
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI MIỀN NAM
658 VÕ VĂN KIỆT - QUẬN 5 – T.P HỒ CHÍ MINH
ĐT: 08.3923 8320 FAX: 08.3923 5028
WEBSITE: WWW.SIWRR.ORG.VN
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 1
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN...........................................................................................................2
II. BỐI CẢNH NGUỒN NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN Ở ĐBSCL ....................................2
II.1. Biến đổi khí hậu - nước biển dâng ..............................................................................................................2
II.2. Thay đổi dòng chảy về đồng bằng do phát triển ở thượng lưu ................................................................3
III. ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI DIỄN BIẾN LŨ VÀ MẶN Ở ĐBSCL ..............................4
III.1. Phương pháp đánh giá.................................................................................................................................4
III.2. Đánh giá thay đổi diễn biến lũ ở ĐBSCL ...................................................................................................4
III.3. Đánh giá thay đổi diễn biến ngập do triều trong NBD .............................................................................6
III.4. Đánh giá thay đổi diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL .............................................................................7
IV. TÁC ĐỘNG BĐKH ĐẾN CÁC LĨNH VỰC Ở ĐBSCL..........................................9
IV.1. Tác động đến môi trường và đa dạng sinh học.........................................................................................9
IV.2. Tác động sản suất nông nghiệp, an ninh lương thực và thủy sản ............................................................9
IV.3. Tác động đến ngập lụt các đô thị .............................................................................................................10
IV.4. Tác động đến cơ sở hạ tầng, đường sá, công trình công cộng, cấp nước..............................................10
IV.5. Tác động đến đời sống người dân nông thôn ..........................................................................................11
V. GIẢI PHÁP THỦY LỢI THÍCH ỨNG VỚI BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG .........12
VI. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 14
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 15
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 2
I. TỔNG QUAN
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cuả Việt Nam, nằm ở cuối nguồn Lưu Vực Sông Mê Công
(LVSMC), với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 4 triệu ha, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía
Đông và phía Tây bao bọc bởi biển với hơn 700 km đường bờ. Địa hình khá bằng phẳng và thấp,
cao độ bình quân là +1m+MSL. Bị ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn hàng năm với
diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha, ĐBSCL còn bị lũ lụt hàng năm, diện tích bị ngập lũ lên
tới ½ diện tích toàn đồng bằng, mức ngập lũ từ 1 ÷ 4 m và thời gian ngập từ 1 đến 6 tháng.
Lũ và xâm nhập mặn theo mùa hàng năm là những vấn đề khó tránh khỏi, do địa hình thấp trũng
chỉ trên dưới +1m, trong khi dao động thuỷ triều lớn, ở biển Đông từ -2,1 đến +1,7 m và biển
Tây là -0,4 đến 1,1 m, lưu lượng nước về mùa kiệt nhỏ, khoảng 2.000 m3/s vào tháng 4 làm ảnh
hưởng của thuỷ triều mặn vào sâu trong nội đồng. Lưu lượng mùa lũ lại rất lớn, lưu lượng lũ
max lên tới 67.000 m3/s (năm 1939) tại Kratie, gây ra ngập lụt ở hạ lưu, diện tích ngập chiếm
hơn 50% của ĐBSCL.
ĐBSCL với dân số hơn 17,3 triệu dân, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, đóng một vai trò
quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước, đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, cây trái
và thủy sản, góp phần quan trọng vào chương trình an ninh lương thực quốc gia, tuy nhiên đang
đứng trước những nguy cơ thách thức lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững do biến
đổi khí hậu – nước biển dâng bên cạnh mối lo ngại tiềm tàng là suy giảm dòng chảy đến do
gia tăng phát triển ở phía thượng lưu, vì vậy xác định bối cảnh nguồn nước trong tương lai có
vai trò rất quan trọng cho phát triển thủy lợi ở ĐBSCL phục vụ phát triển KT-XH trong
vùng. Các giải pháp khoa học công nghệ thủy lợi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu cần được
quan tâm phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn vùng ĐBSCL.
II. BỐI CẢNH NGUỒN NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN Ở ĐBSCL
II.1. Biến đổi khí hậu - nước biển dâng
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ
21. Các diễn biến thời tiết bất thường, thiên tai, bão, lũ và khô hạn… gia tăng ở hầu hết các nơi
trên thế giới, nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh và làm gia tăng tốc độ tan băng ở
các đầu cực trái đất làm mực nước biển dâng cao.
Theo kịch bản quốc gia về biến đổi khí hậu của Việt Nam, theo kịch bản phát thải trung bình, thì
đến cuối thế kỉ, khu vực ĐBSCL có nhiệt độ trung bình có thể tăng 1,3 oc tới 2,8oc, mưa có thể
tăng 4-8%, và nước biển dâng theo kịch bản thấp là 66 cm và kịch bản cao là 99 cm. Nước biển
dâng 1 m có thể làm 39% diện tích ở ĐBSCL có nguy cơ bị ngập, 35% dân số ở ĐBSCL bị ảnh
hưởng (Bộ TNMT, 2011).
Bảng 1: Kịch bản quốc gia về nước biển dâng [11]
Kịch bản NBD theo các mốc thời gian của thế kỉ 21 (cm)
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1) 8-9 11-13 17-19 22-26 28-34 34-42 40-50 46-59 51-66
Trung bình (B2) 8-9 12-14 17-20 23-27 30-35 37-44 44-54 51-64 59-75
Cao (A1FI) 8-9 13-14 19-21 26-30 35-41 45-53 56-68 68-83 79-99
Ghi chú : so với thời kì 1980-1999
ĐBSCL đã và đang bị tác động do BĐKH, liên tục những năm gần đây từ sau 2005, triều cường
được coi là lớn nhất trong lịch sử 47-50 năm qua, thường xuất hiện vào cuối tháng 10 đầu tháng
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 3
11 đến tháng 1 năm sau, gây ngập lụt ở các đô thị như Tp HCM, Cần Thơ, Tân An, Bạc Liêu,
Bến Tre và Sóc Trăng, gây thiệt hại về hoa màu, cây ăn trái... Mật độ các cơn bão ảnh hưởng vào
khu vực ĐBSCL cũng gia tăng cả về số lượng và cường độ, đặc biệt bão LINDA 1997, Durian
2006, bão 2008 và gần đây nhất là bão Pakhar 1/4/2012. Diễn biến lũ thất thường, xa dần với
những quy luật thịnh hành trước đây, như liên tục các năm lũ lớn từ 2000 đến 2002, các năm hạn
điển hình 1998 và 2005 làm XNM vào rất sâu nội đồng. Nắng nóng bất thường xuất hiện sớm
như đợt 24/3/09 (35-370c) với tần suất trở lại khoảng 20 năm; lạnh bất thường như cuối năm
1999 đầu 2000, nhiệt độ xuống đến 16-170c; mưa bất thường xuất hiện sớm như đợt 7/3/09 với
cường độ hơn 50mm/ngày làm thiệt hại đáng kể về hoa màu do xì phèn. Áp thấp nhiệt đới gây
mưa kéo dài đợt 19/1/2010 làm thiệt hại cho các nhà vườn. Lũ nhỏ thường xuyên kéo dài từ 2003
đến nay và diễn biến lũ năm nay 2011.
Trong điều kiện BĐKH, xu thế gia tăng nhiệt độ kết hợp với giảm lượng mưa trong mùa khô sẽ
làm đất đai bị khô hạn, trong khi đó số lượng các ngày mưa lại có xu thế giảm dần và biến đổi
lớn giữa các năm, cường độ mưa có xu thế tăng, điều đó có nghĩa là mưa sẽ phân bố bất lợi hơn
cho phát triển nông nghiệp làm gia tăng hạn hán và lũ lụt bất thường. Các công trình giao thông,
đê bao bảo vệ dễ bị sạt lở khi gặp lũ lớn vì không được bảo dưỡng thường xuyên.
II.2. Thay đổi dòng chảy về đồng bằng do phát triển ở thượng lưu
Kế hoạch phát triển của các quốc gia trên lưu vực đến năm 2020 chủ yếu là gia tăng phát triển
nông nghiệp và gia tăng phát triển thuỷ điện. Phát triển nông nghiệp trong kịch bản phát triển
thấp (PTT) gia tăng 1,5 lần và 2 lần trong kịch bản nông nghiệp phát triển cao (PTC) so với hiện
trạng canh tác năm 2000 (BL00) [1,2,4,5]. Tổng dung tích hữu ích các hồ thuỷ điện tại Trung
Quốc trong kế hoạch [3,4,6] lên tới 22,7 tỷ m3, đặc biệt chú ý hồ Xiaowan (9,8 tỷ m3, kế hoạch
đến 2013) và Nuozhadu (12,4 tỷ m3, kế hoạch đến 2017). Phía hạ lưu sẽ có việc gia tăng các hồ
chứa ở Lào: 10,25 tỷ m3, Việt Nam: 2,3 tỷ m3.
Nhu Cầu Nước (NCN) bình quân ứng với điều kiện phát triển năm 2000 ở thượng lưu theo [2] là
khoảng, 670 m3/s, NCN ứng với kịch bản phát triển nông nghiệp ở mức thấp khoảng 952 m3/s và
nhu cầu nước ứng với kịch bản phát triển nông nghiệp ở mức độ cao là 1.411 m3/s. Như vậy
NCN có thể tăng gấp 3 lần về mùa khô trong kịch bản phát triển nông nghiệp cao, đây là mối
đáng lo ngại cho sự ổn định phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với
mức gia tăng khai thác như vậy sẽ có tác động đáng kể đến môi trường sinh thái trên lưu vực
cũng như chất lượng nước về hạ lưu.
Thay đổi lưu lượng tại Kratie theo các kịch bản phát triển ở thượng lưu [3] cho thấy, trong hầu
hết các trường hợp, trong điều kiện vận hành bình thường các công trình thủy điện, lưu lượng
trung bình các tháng mùa kiệt ứng có xu hướng gia tăng 400 - 800 m3/s và lưu lượng trung bình
mùa lũ có xu hướng giảm 1000 - 2000 m3/s. Đáng chú ý hơn cả là gia tăng phát triển nông
nghiệp cao không có thủy điện có thể làm giảm lưu lượng về mùa kiệt khoảng 600 m3/s. Phát
triển nông nghiệp ở Campuchia và can thiệp đến dòng chảy tự nhiên ở Biển Hồ là mối lo ngại.
Tuy nhiên, nếu xét đến các tổ hợp bất lợi, chẳng hạn hồ tích nước trong quá trình thi công, hồ
ngừng phát điện trong một khoảng thời gian để sửa chữa, sự cố, vận hành bất thường… hay
tương tự, gặp năm kiệt nước, vận hành thủy điện quá mức làm mực nước giảm xuống dưới mực
nước chết trước khi lũ về phải ngừng hoạt động của các công trình thì tác động cuả nó có thể là
rất nguy hại, đặc biệt đối với các hồ chứa lớn như Xiaowan và Nuozhadu hồ ngừng xả có thể
làm thay đổi dòng chảy năm thủy văn trung bình thành năm hạn đến cực hạn.
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 4
III. ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI DIỄN BIẾN LŨ VÀ MẶN Ở ĐBSCL
III.1. Phương pháp đánh giá
Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ DSF (Công cụ hỗ trợ ra quyết định) và ứng dụng mô hình
Mike11 cho mô phỏng kịch bản ở ĐBSCL. 2 kịch bản Nước Biển Dâng 50 cm (NBD50cm) và
NBD100 cm được xem xét làm cơ sở để đánh giá ảnh hưởng đến diễn biến lũ, ngập triều và mặn
trong tương lai. Các kịch bản được mô phỏng trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2: Kịch bản mô phỏng ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến ĐBSCL
TT Kí hiệu Diễn giải kịch bản
Năm thủy
văn mô
phỏng
Ghi chú
1 HT00
Điều kiện phát triển năm 2000:
(Nông nghiệp và thủy điện) 2000
Làm cơ sở so sánh –
hiện trạng ngập lũ
2 HT00+NBD50
Điều kiện phát triển 2000 và nước
biển dâng 50 cm – NBD50 2000
Tác động NBD 50 cm
đến lũ
3 HT00+NBD1m
Điều kiện phát triển 2000 và nước
biển dâng 100 cm – NBD100 2000
Tác động NBD 100 cm
đến lũ
4 HT05 Điều kiện phát triển năm 2005 2005 So sánh – hiện trạng
XNM và ngập triều
5 HT05+NBD50
Điều kiện phát triển 2005 và nước
biển dâng 50 cm – NBD50 2005
Tác động NBD 50 cm
đến XNM và ngập triều
6 HT05+NBD1m
Điều kiện phát triển 2005 và nước
biển dâng 100 cm – NBD100 2005
Tác động NBD 100 cm
đến XNM và ngập triều
Nguyên cứu lựa chọn 2 năm thủy văn điển hình: lũ năm 2000 (năm lũ lịch sử) để mô phỏng tác
động BĐKH- NBD đến lũ; và thủy văn năm 2005 là năm hạn để mô phỏng tác động đến thay đổi
diễn biến xâm nhập mặn và ngập do triều biển dâng.
III.2. Đánh giá thay đổi diễn biến lũ ở ĐBSCL
Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – Nước biển dâng đến thay đổi diện tích, độ
sâu ngập trong các kịch bản nước biển dâng 50 cm và 100 cm trong điều kiện có lũ lớn xảy ra ở
thượng lưu như lũ năm 2000 so với lũ năm 2000 là rất lớn được trình bày được trình bày ở các
bảng và hình dưới.
Bảng 3: Thay đổi diện tích ngập theo các kịch bản
Thứ
tự
So sánh thay đổi diện tích ngập theo
các kịch bản
Diện tích ngập
HT2000
(ha)
Diện tích
ngập theo
kịch bản (ha)
Diện tích
thay đổi tăng
so với Hiện
trạng (ha)
1
Diện tích ngập nông 50 cm, NBD
50cm
2.300.000 3.390.000 +1.090.900
2
Diện tích ngập nông 50 cm, NBD
100cm
2.300.000 3.774.300 +1.474.300
3
Diện tích ngập hơn sâu 1m kéo dài
hơn 1 tháng NBD 50cm 1.100.000 1.444.400 +344.400
4
Diện tích ngập hơn sâu 1m kéo dài
hơn 1 tháng NBD 100cm 1.100.000 2.656.800 +1.556.800
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 5
H1.1 Gia tăng diện tích ngập, Hngập>50cm
NBD50cm so với lũ 2000
H1.2 Gia tăng diện tích ngập Hngập>50cm
NBD100cm so với lũ 2000
H1.3 Gia tăng diện tích ngập, H ngập>100cm + thời đoạn
hơn 1 tháng - NBD50cm so với lũ 2000
H1.4 Gia tăng diện tích ngập, Hngập>100cm + thời đoạn hơn
1 tháng – NBD100cm so với lũ 2000
Kết quả mô phỏng cho thấy tác động có thể do Biến đổi khí hậu – nước biển dâng đến ĐBSCL là
rất lớn, chẳng hạn trong điều kiện thủy văn như năm 2000 có xét đến ảnh hưởng nước biển dâng
theo các kịch bản NBD50 cm và NBD100 cm là:
- 84% diện tích đồng bằng có thể bị ngập với mức ngập hơn 50cm trong kịch bản NBD50 cm
và 96% ở NBD100 cm so với hiện trạng là 50% diện tích ĐBSCL - Diện tích ngập nông có
thể tăng đáng kể do tác động nước biển dâng 50 cm và 100 cm, tăng 1,1-1,5 triệu ha (xem
hình 1.1 và 1.2);
- 36% diện tích có thể ngập sâu hơn 1m và kéo dài hơn 1 tháng trong kịch bản NBD50cm và
68% ở NBD100cm so với hiện trạng là 28% diện tích ĐBSCL - Diện tích ngập sâu > 1 m
kéo dài > 1 tháng tăng 0,34 – 1,6 triệu ha so với hiện trạng (xem hình 1.3 và 1.4).
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 6
III.3. Đánh giá thay đổi diễn biến ngập do triều trong NBD
Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – Nước biển dâng đến thay đổi diện tích, độ
sâu ngập do triều trong các kịch bản nước biển dâng 50 cm và 100 cm trong điều kiện mùa khô
không có lũ thượng nguồn được trình bày trong các hình 2.1a -2.3c.
H. 2.1a: HT05, độ sâu ngập H. 2.1b: HT05, thời đoạn ngập > 0.5m H.2.1c: HT05, thời đoạn ngập > 1m
H. 2.2a: NBD50, độ sâu ngập H. 2.2b: NBD50, thời đoạn ngập > 0.5m H.2.2c: NBD50, thời đoạn ngập > 1m
H. 2.3a: NBD1m, độ sâu ngập H. 2.2b: NBD1m, thời đoạn ngập > 0.5m H.2.2c: NBD1m, thời đoạn ngập > 1m
Kết quả cho thấy, ngập do nước biển dâng là rất nghiêm trọng, ngập không chỉ xảy ra do lũ
thượng lưu mà xảy ra ngay trong mùa khô với nước biển dâng. Vùng ảnh hưởng chủ yếu là các
vùng ven biển, vùng cặp theo sông và vùng trũng thấp trung tâm đồng bằng. Diện tích, mức độ
ngập và thời gian ngập được tổng hợp ở Bảng 4.
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 7
Bảng 4: Tổng hợp kết quả phân tích các kịch bản
TT Kịch bản
% diện tích ngập so với
diện tích ĐBSCL
% diện tích ngập sâu
hơn 1m
% diện tích ngập sâu
hơn 0.5m
Ngập nông
(<1m)
Ngập sâu
(>1m)
<50% thời
gian
>50% thời
gian
<50% thời
gian
>50% thời
gian
5 NBD1m 28 41 26 22 19 62
4 NBD75 34 21 19 10 29 38
3 NBD50 25 9 14 3 27 17
2 NBD30 17 1 8 1 22 7
1 HT05 8 2 12
69% diện tích đồng bằng có thể bị ngập do triều trong kịch bản nước biển dâng 1m, trong đó
diện tích ngập sâu (>1m) chiếm đến 41% diện tích, hơn thế nữa thời gian bị ngập sâu và thường
xuyên (>50% thời gian) có đến 22% diện tích; Diện tích ngập thường xuyên hơn 0.5m chiếm
62% diện tích. Như vậy có thể thấy 22% diện tích bị ngập thường xuyên có thể bị ảnh hưởng rất
nghiêm trọng và 40% diện tích khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không có giải pháp bảo vệ.
Trong nước biển dâng 50 cm, 34% diện tích có thể bị ảnh hưởng, trong đó ngập sâu chiếm 9%,
3% diện tích bị ngập sâu thường xuyên; 17% diện tích có thể bị ngập thường xuyên hơn 0.5 m.
Vùng đồng bằng của Campuchia trong lưu vực được xem như ít bị tác động do triều trong mức
nước biển dâng bằng và nhỏ hơn mức này.
III.4. Đánh giá thay đổi diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – Nước biển dâng đến thay đổi diện tích và
nồng độ mặn ứng với ĐK thủy văn như 2005 được trình bày ở bảng 5 và các hình H3.1 đến
H3.4.
Bảng 5: Thay đổi diện tích xâm nhập mặn theo các kịch bản
Thứ tự So sánh thay đổi diện tích xâm
nhập mặn theo các kịch bản
Tổng diện tích
(ha)
Diện tích tăng
so với
HT2005 (ha)
Diện tích
giảm so với
HT2005 (ha)
1
Diện tích ảnh hưởng xâm nhập
mặn 1g/l trong NBD 50cm 2.136.912 187.820 67.144
2
Diện tích ảnh hưởng xâm nhập
mặn 4g/l trong NBD 50cm 1.643.473 132.516 50.404
3
Diện tích ảnh hưởng xâm nhập
mặn 1g/l trong NBD 100cm 2.463.792 463.924 16.368
4
Diện tích ảnh hưởng xâm nhập
mặn 4g/l trong NBD 100cm 1.835.756 331.168 56.972
Ghi chú: diện tích tăng giảm so với diện tích tự nhiên (bao gồm cả lúa và cây trồng khác)
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 8
H3.1: Gia tăng diện tích mặn 1g/l trong KB
NBD50cm so với HT2005
H3.2: Gia tăng diện tích mặn 4g/l trong KB
NBD50 cm so với HT2005
H3.3: Gia tăng diện tích mặn 1g/l trong KB
NBD100cm so với HT 2005
H3.4: Gia tăng diện tích mặn 4g/l trong KB
NBD100 cm so với HT2005
Kết quả cho thấy:
- Mặn gia tăng chủ yếu trên dòng chính theo các hướng từ biển Đông, đường đẳng mặn 4g/l
có thể vào sâu thêm 6-10 km ở NBD50cm và hơn 20km trong NBD100cm, diện tích xâm
nhập mặn gia tăng 132,5 ngàn ha trong NBD50cm và hơn 331 ngàn ha trong NBD100cm.
làm ảnh hưởng đến các hệ thống thủy lợi Gò Công, Ba Lai và Nam Măng Thít.
- Đường đẳng mặn 4g/l tuy gia tăng không nhiều nhưng đường đẳng mặn 1g/l thì vào sâu
đáng kể, diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trong NBD50cm là 2,14 triệu ha và trong
NBD100cm là 2,46 triệu ha. Như vậy có thể làm ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt cho
các vùng nông thôn ven biển cũng như tính đa dạng sinh học trong vùng này.
- Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy một số thuận lợi của NBD là mực nước nội đồng dâng cao,
nếu quản lý tốt, nước ngọt sẽ ém mặn và phèn ở một vài nơi làm cải tạo môi trường nước ở
các vùng này như vùng trung tâm Quản lộ Phụng Hiệp và vùng Sông Vàm Cỏ.
- Mặn ảnh hưởng ngay từ những tháng đầu năm với NBD100cm đã có thể gây nhiễm mặn như
điều kiện lớn nhất hiện nay và kết thúc chậm hơn đến 2 tháng so với hiện trạng.
- Xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng lớn hơn nhiều nếu gặp điều kiện thủy văn hạn trên lưu vực
và mưa đến trễ trên đồng bằng.
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 9
IV. TÁC ĐỘNG BĐKH ĐẾN CÁC LĨNH VỰC Ở ĐBSCL
IV.1. Tác động đến môi trường và đa dạng sinh học
Trong điều kiện BĐKH và NBD, sự gia tăng về nền nhiệt độ, mưa và bão bất thường, tình hình
lũ, hạn và mặn sẽ có diễn biến phức tạp, sự gia tăng diện tích, mức độ và thời đoạn ngập và xâm
nhập mặn làm ảnh hưởng lớn đến thay đổi các điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên trên
đồng bằng vùng ven biển và các vùng ngập lũ. Các thay đổi về đất: đất ngập nước, đất phèn, xói
lở bờ sông, bờ biển; về nước: thay đổi về số lượng và chất lượng nước cũng như các diễn biến
theo thời gian và không gian. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, sự gia
tăng dịch bệnh và sâu bệnh, làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực và đời sống.
IV.2. Tác động sản suất nông nghiệp, an ninh lương thực và thủy sản
Diện tích ngập lũ (bảng 3), mức ngập và thời gian ngập gia tăng, chẳng hạn như với mức ngập
sâu hơn 50cm, diện tích ngập có khả năng tăng 1,1 triệu ha ở kịch bản NBD 50 cm và 1,5 triệu
ha ở Kịch bản nước biển dâng 100cm, điều đó có nghĩa là sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp ở các vùng gia tăng này cũng như vùng ngập lũ hiện tại do ngập lụt đến sớm hơn và lũ rút
chậm hơn từ 0.5 đến 1 tháng.
Hình 4.1 thể hiện ảnh hưởng có thể của lũ trong các kịch bản nước biển dâng đến các loại hình
sử dụng đất như hiện tại ở
vùng ngập lũ Đồng Tháp
Mười và TGLX. Có thể nhận
thấy rằng sẽ không còn lúa vụ
3 ở vùng này nếu như không
có giải pháp bảo vệ. Biến đổi
khí hậu-NBD sẽ làm ảnh
hưởng đến thời gian xuống
giống của lúa Đông Xuân và
kéo theo là hè thu. Tăng chi
phí sản xuất do phải bơm tát
và tiêu nước.
Hình 4.1 : Ảnh hưởng đến loại hình sử dụng đất vùng ngập lũ
Hình 4.2 mô tả ảnh hưởng BĐKH-NBD đến loại hình sử dụng đất vùng ven biển. Có thể nhận
thấy rằng có ảnh hưởng lớn
đến diện tích và thời vụ gieo
trồng của lúa hè thu vùng ven
biển. Gặp năm thủy văn hạn
như 2005, diện tích bị ảnh
hưởng xâm nhập năm có thể
tăng 21% so với hiện trạng ở
NBD100cm và 8,4% ở
NBD50cm, như vậy có thể
ảnh hưởng đến một số diện
tích lúa Hè Thu vùng ven biển
nếu không có giải pháp bảo vệ
và cấp nước tưới cho các vùng
này.
Hình 4.2 : Ảnh hưởng đến loại hình sử dụng đất vùng ven biển
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 10
Kéo theo các ảnh hưởng đến diện tích, thời vụ và cơ cấu cây trồng do ảnh hưởng biến đổi khí
hậu là ảnh hưởng đến giảm năng suất và gia tăng tính rủi ro do điều kiện cấp nước và tiêu nước
bị hạn chế hơn. Tổng hợp các yếu tố trên có thể nhận định sơ bộ, diện tích lúa canh tác cả năm
có thể giảm 0,5-1,0 triệu ha trong kịch bản NBD100cm và giả thiết giảm năng xuất là 8% thì sản
lượng lương thực của ĐBSCL có thể giảm 20-30% so với hiện tại, tương đương với sản lượng
lương thực giảm 3,6-5,7 triệu tấn, như vậy có thể làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực của
quốc gia nếu không có giải pháp phù hợp.
ĐBSCL có diện tích nuôi trồng thủy sản đứng đầu cả nước cả về thủy sản nước mặn, lợ và ngọt,
với tổng diện tích hơn 753 nghìn ha. Trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, sự thay
đổi về diện tích ngập cũng như xâm nhập mặn có thể ít làm ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích
nuôi trồng hiện hữu. Tuy nhiên, các thay đổi về nhiệt độ, gia tăng dịch bệnh và ô nhiễm môi
trường có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
IV.3. Tác động đến ngập lụt các đô thị
Biến đổi khí hậu – nước biển dâng làm mực nước trung bình trong hệ thống dâng cao, mực nước
đỉnh và mực nước chân triều đều cao, gây ngập lụt ở các đô thị. Thực tế cho thấy, ngập triều đã
và đang là những vấn đề nổi cộm ở hầu hết các khu đô thị ở ĐBSCL như Cần Thơ, Vĩnh Long,
Long Xuyên, Cà Mau, Tân An và Mỹ Tho. Mực nước triều cao làm khó khăn cho tiêu thoát khi
gặp mưa lớn, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày ở của người dân và ảnh hưởng
đến vệ sinh môi trường ở các khu đô thị.
Có thể thấy rằng với lũ lớn như 2000 và kịch bản nước biển dâng 1m thì hầu hết các đô thị ở
ĐBSCL đều có thể bị ngập, ngay cả các khu vực có cao độ địa hình hay cốt nền ở mức 2
m+MSL nếu không có giải pháp bảo vệ, đặc biệt Cao Lãnh và Long Xuyên có thể ngập tới 4-5
tháng. Tương tự, Vị Thanh ở điều kiện hiện tại ít bị ngập mặc dù có địa hình thấp dưới 1m, tuy
nhiên ở kịch bản nước biển dâng 1m thì có thể ngập cả 6 tháng mùa lũ.
IV.4. Tác động đến cơ sở hạ tầng, đường sá, công trình công cộng, cấp nước
ĐBSCL với hơn 40,000 km giao thông đường bộ, các công trình giao thông bộ huyết mạch ở
ĐBSCL mới đảm bảo vượt lũ năm 2000 và đặc biệt các công trình giao thông ven biển mới cao
hơn mặt đất tự nhiên không nhiều. Trong các kịch bản nước biển dâng 0.5 đến 1m, mực nước lớn
nhất bình quân vùng lũ có thể dâng cao hơn lũ 2000 từ 10 cm đến 50 cm, như vậy có thể làm ảnh
hưởng đến các công trình này. Giao thông thủy đóng một vai trò rất quan trọng ở ĐBSCL, chiếm
đến 60-70% khối lượng vận chuyển hàng hóa. Trong điều kiện BĐKH-NBD, mực nước dâng
cao làm ảnh hưởng đến độ tĩnh không của các cây cầu vừa và nhỏ (hàng chục ngàn cây cầu) làm
ảnh hưởng trực tiếp đến lưu thông qua lại cũng như an toàn của các cây cầu, người và phương
tiện lưu thông qua lại.
Mặt khác, trong điều kiện BĐKH nắng nóng kéo dài, lũ và hạn có diễn biến thất thường kết hợp
với mưa lớn có thể làm cho các tuyến đường giao thông bị xuống cấp nhanh hơn, dễ bị gây sạt lở
khi gặp lũ lớn sau một thời gian dài thiếu lũ, lũ điển hình 2011 này là một ví dụ, nhiều tuyến
đường vùng lũ An Giang và Đồng Tháp bị sạt lở nghiêm trọng.
Vùng ven biển, mực nước có thể dâng cao 40-90 cm so với hiện tại và kéo dài, không những có
thể gây ngập mà còn làm ảnh hưởng đến nền địa chất công trình của các công trình, do bị mực
nước ngầm nằm cao thường xuyên trong khi kết cấu hạ tầng các công trình cũ chưa đáp ứng, đặc
biệt là các tuyến giao thông cấp tỉnh, huyện, xã. Tương tự, các công trình công cộng, các khu dân
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 11
cư vượt lũ, cấp nước… đều chưa tính đến các yếu tố biến đổi khí hậu đều có thể bị ảnh hưởng do
gia tăng xói lở và ngập lụt.
Không chỉ trong Đồng bằng, dải ven biển cũng đang xảy ra xói lở mạnh mẽ và diễn biến phức
tạp, đặc biệt là ven biển Cà Mau (cả biển Đông và biển Tây). Nhiều đoạn đê biển đã bị phá vỡ,
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tác động thượng lưu, đặc biệt là suy giảm
phù sa về đồng bằng và ven biển, cùng với những thay đổi hải văn, thời tiết đã làm cho dải ven
biển biến động theo chiền hướng ngày càng xấu hơn.
Vấn đề cấp nước cho các vùng ven biển là đáng quan tâm khi mà mặn sẽ xuất hiện sớm hơn và
kéo dài hơn trong điều kiện BĐKH-NBD, Thời gian ảnh hưởng xâm nhập mặn đến các cửa lấy
nước sẽ kéo dài hơn làm cho khả năng chủ động cấp nước cho các vùng ven biển như Gò Công,
Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau trở lên khó khăn hơn, không chỉ cấp nước
nông nghiệp mà ngay cả nước sinh hoạt và nước phục vụ các nghành kinh tế khác, làm ảnh
hưởng đến ổn định phát triển kinh tế ở các vùng ven biển và chất lượng cuộc sống vùng ven
biển.
H5.1: Hàng cây chắn sóng và bê tông mái (TL843, 23/9/2011) H5.2: Xói lở mặc dù có bê-tông lát mái và cây chắn sóng
(TL843, 23/9/2011)
H5.3: Ngập lũ – triều ở Tp Cần Thơ (25/10/2011) H5.4: Xói lở ven biển mũi Cà Mau (nguồn MỎNRE)
IV.5. Tác động đến đời sống người dân nông thôn
Biến đổi khí hậu – nước biển dâng sẽ làm biến đổi lớn điều kiện sinh hoạt cũng như tập quán sản
xuất của người dân vùng ĐBSCL. Canh tác lúa sẽ khó khăn hơn, lúa sẽ giảm cả về diện tích lẫn
mùa vụ, chi phí cao và rủi ro lớn nếu không có các giải pháp thích ứng, thu nhập người dân bị
giảm. Các yêu cầu sản xuất đòi hỏi tính cộng đồng cao hơn, chẳng hạn việc bơm tiêu để xuống
giống sớm sẽ không hiệu quả ở qui mô nhỏ, việc xả thải ô nhiễm trong điều kiện tiêu thoát khó
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 12
khăn sẽ làm lây lan dịch bệnh khó kiểm soát. Chuyển đổi cơ cấu canh tác sang mô hình khác đòi
hỏi đầu tư lớn và rủi ro cao…
Bên cạnh đó, xu hướng di chuyển về các cụm tuyến dân cư, đô thị, các vùng được bảo vệ lũ và
nước biển dâng, gây gia tăng áp lực phát triển dân số cũng như cơ sở hạ tầng của những vùng
này. Vấn đề cấp nước sinh hoạt ở các vùng ven biển hiện đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
V. GIẢI PHÁP THỦY LỢI THÍCH ỨNG VỚI BĐKH VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
Trên cơ sở phân tích các tác động có thể của biến đổi khí hậu đến thay đổi diễn biến lũ, ngập
triều và xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể nhận thấy phát triển thủy lợi ở ĐBSCL phải đáp ứng
được mục tiêu chung của ngành: Phát triển thủy lợi theo định hướng hiện đại hoá, đảm bảo phục
vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ..., đảm bảo an ninh lương
thực và phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phần
phát triển kinh tế xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo. Chủ động từng bước thích ứng với Biến
đổi khí hậu – nước biển dâng, giữ ổn định và phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho vùng đất
rộng lớn, giàu tiềm năng, đang và sẽ là vùng đất giữ vị trí, vai trò quan trọng nhất cho chiến lược
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Giải pháp Khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi sẽ
đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, ứng dụng các
công nghệ mới phù hợp với đặc thù của từng vùng và khả năng thích ứng cao với điều kiện
BĐKH.
Phân vùng thủy lợi
Trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng, căn cứ vào điều kiện hiện tại và ảnh hưởng có thể
trong tương lai ở ĐBSCL, khả năng thích ứng, 6 vùng thủy lợi đặc trưng được xác định [12] :
- (I) Vùng các cửa sông (bao
gồm các tỉnh Bến Tre, Trà
Vinh và phần Tiền Giang).
- (II) Vùng bán đảo Cà Mau .
- (III)Vùng Tây Nam sông
Hậu.
- (IV) Vùng Tứ giác Long
Xuyên.
- (V) Vùng Đồng Tháp Mười.
- (VI) Vùng kẹp giữa 2 sông
Tiền, sông Hậu.
Mỗi vùng thủy lợi khác nhau,
có các đặc trưng và điều kiện
khác nhau cũng như các ảnh
hưởng của BĐKH đến các vùng
này khác nhau. Chính vì vậy,
giải pháp thủy lợi và hướng đi
cho mỗi vùng có khác nhau.
Úng phó với BĐKH và đặc biệt
là nước biển dâng cần đi từ cửa
sông ven biển vào nội đồng.
H6: Phân vùng thủy lợi ĐBSCL [12]
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 13
Các giải pháp thủy lợi:
1) Tiếp tục nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển, các hệ thống thủy lợi hiện hữu nhằm đảm bảo
chủ động nguồn nước và chất lượng nước phục vụ cho các ngành kinh tế, giảm thiểu các thiệt
hại do lũ, hạn, mặn và ngập triều gây ra.
2) Từng bước liên kết các dự án thủy lợi riêng rẽ như hiện nay thành những dự án lớn hơn, đáp
ứng được khả năng thích nghi với biến đổi dần của khí hậu, đặc biệt các dự án thủy lợi ven
biển với các dự án thủy lợi phía nội đồng, ví dụ Gò Công – Bảo Định; Dự án Ba Lai với các
dự án vùng Mỏ Cày; Dự án Nam Măng Thít với các dự án phía Bắc sông Măng Thít; Các dự
án vùng Tây sông Hậu: dự án Tiếp Nhật- Quản lộ Phụng Hiệp, đồng thời triển khai thực hiện
các giải pháp tiếp nước (chuyển nước ngọt) cho những vùng khó khăn như vùng Nam Quốc
lộ 1A Bạc Liêu, Bắc Cà Mau….
3) Phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an toàn cho các công trình và cơ sở hạ
tầng, đảm bảo chủ động chống ngập úng do triều cường và nước biển dâng, đảm bảo cấp
nước sinh hoạt và nước phục vụ cho các ngành sản xuất vùng ven biển.
4) Các công trình, dự án phải có tính liên kết vùng, đa ngành, đặc biệt các công trình thủy lợi
phải kết hợp với giao thông, nhất là các công trình trên sông lớn;
5) Giải pháp thủy lợi - môi trường, các giải pháp từng bước phân ranh mặn-ngọt triệt để và tưới-
tiêu tách rời trong điều kiện biến đổi khí hậu.
6) Từng bước chủ động tưới tiêu bằng việc bổ sung các trạm bơm, trong đó chủ yếu là các trạm
bơm tiêu và các trạm bơm tưới lấy nước vào những thời gian ngọt xuất hiện ở các cửa sông.
7) Từng bước thay thế dần việc vận hành các cửa cống tự động nhờ lợi dụng thủy triều bằng
vận hành cưỡng bức để chủ động hơn trong điều kiện khan hiếm nước, xâm nhập mặn và
diễn biến thủy văn bất thường;
8) Các giải pháp chôn trữ nước tại chỗ (hồ sinh thái, kênh hở...) tích nước mưa, trữ nước mùa lũ
để cấp lại trong mùa khô hay điều tiết nước;
9) Xây dựng và phát triển hệ thống vành đai ngăn mặn, gió bão, bằng rừng ngập mặn. Các giải
pháp bảo vệ mái mềm nhằm thích ứng với BĐKH;
Giải pháp phi công trình:
1) Xây dựng hay hướng dẫn sửa đổi các tiêu chuẩn thiết kế, tần suất thiết kế các công trình, đê
bao bờ bao chống lũ và ngăn mặn… trong điều kiện BĐKH.
2) Xây dựng qui trình vận hành các công trình nhằm quản lý nước tốt hơn trong điều kiện
nguồn nước ngày càng khan hiếm, từng bước tự động hóa cập nhập các thông tin về nước và
vận hành chủ động các công trình.
3) Nâng cao năng lực quản lý của các đơn vị quản lý hệ thống thủy lợi nhằm quản lý hiệu quả
hơn hệ thống công trình.
4) Xây dựng khung pháp lý để thiết lập các mô hình quản lý nước với qui mô lớn, không bị giới
hạn bởi ranh giới tỉnh, để chủ động hơn trong điều tiết nước, ví dụ hình thành các Ban Quản
lý nước Nam Sông Hậu; Vĩnh Long-Trà Vinh; Tiền Giang-Long An…
Về Khoa học công nghệ thủy lợi:
1) Xây dựng chương trình nghiên cứu nhằm cung cấp đầy đủ luận cứ khoa học phục vụ cho
quản lý nước và quy hoạch tổng thể và chi tiết về thủy lợi, tăng cường năng lực công tác dự
báo thủy văn, dòng chảy và chất lượng nước;
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 14
2) Đẩy mạnh công tác ứng dụng chuyển giao công nghệ mới tiên tiến vào xây dựng công trình,
kết cấu công trình, vật liệu mới, công cụ quản lý và điều khiển;
3) Khoa học công nghệ thủy lợi gắn với KHCN nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm giải quyết bài
toán tổng thể về kinh tế - xã hội - môi trường vùng ĐBSCL.
VI. KIẾN NGHỊ
Việt Nam với tổng dân số hơn 85 triệu người, 80% dân số phụ thuộc vào nông nghiệp, vì vậy
mục tiêu đảm bảo ‘An Ninh Lương Thực’ là tối quan trọng đối với sự phát triển ổn định của đất
nước. Trong bối cảnh áp lực gia tăng dân số, đô thị hóa công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu, để
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cần có giải pháp tổng thể, phối hợp đồng bộ giữa các cấp,
các ngành trong việc duy trì và bảo vệ diện tích canh tác hiện có, nâng cao năng suất, sản lượng,
giảm thiểu thiệt hại hay thất thoát sau thu hoạch, ổn định đời sống cho người làm nông nghiệp.
Trong đó, phát triển thủy lợi được coi là tiên phong trong việc duy trì và bảo vệ sản xuất nông
nghiệp, đảm bảo nguồn nước phục vụ phát triển ổn định của các ngành kinh tế. Các giải pháp
theo xu hướng từng bước thích nghi, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, có định hướng
lâu dài và giải pháp thích ứng với từng giai đoạn, cập nhập các thông tin về biến đổi khí hậu, có
điều chỉnh phù hợp.
Để hoàn thành được nhiệm vụ đầy khó khăn và thách thức trên đây, nhà nước cần đầu tư cho một
số nghiên cứu phục vụ cho phát triển thủy lợi trong giai đoạn trước mắt ở ĐBSCL:
1) Nghiên cứu khả năng chịu đựng của các hệ thống công trình thủy lợi hiện hữu do ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu, đặc biệt các công trình như Nam Măng Thít, Ba Lai, Gò Công… đánh
giá tổn thương và khả năng phục hồi, định hướng khâu nối các dự án và giải pháp tiếp nước
cho các vùng xa nguồn nước.
2) Nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến các vùng ngập nông, rìa vùng ngập lũ (được
đánh giá là những vùng tiềm năng trong tương lai) để có hướng đi thích hợp cho đầu tư thủy
lợi ở các vùng này cũng như các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp.
3) Nghiên cứu xu hướng thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu vùng nông thôn: trong sản
xuất nông nghiệp (giống ngắn ngày, giống chịu mặn, hạn…); trong đời sống và phân bố dân
cư ở ĐBSCL, có giải pháp thủy lợi phù hợp với các xu thế này: giải pháp thủy lợi phục vụ
các cánh đồng mẫu lớn, giải pháp thủy lợi gắn liền với phân bố dân cư .
4) Xây dựng các chương trình trọng điểm phục vụ phát triển bền vững ở ĐBSCL như nghiên
cứu và phát triển thủy lợi, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp- nông thôn ở ĐBSCL nhằm thích ứng
với BĐKH.
5) Nghiên cứu, xây dựng các mô hình điểm, triển khai thí điểm và ứng dụng các công nghệ mới,
vật liệu mới theo hướng thân thiện với môi trường phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu
cho các công trình thủy lợi: đê, kè, bảo vệ mái, bảo vệ đê biển, cống, kênh, trạm bơm.
6) Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và nước phục vụ
cho đa ngành cho các vùng ven biển, có nguy cơ bị nhiễm mặn lâu hơn và khả năng cấp nước
khó khăn hơn, hạn chế nguy cơ mặn hóa tầng nước ngầm và đất lún.
7) Nghiên cứu các giải pháp nâng cấp, bảo vệ các cơ sở hạ tầng hiện hữu, các khu đô thị, đường
giao thông, khu dân cư tập trung, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự gia tăng
ngập lụt và ổn định (xói lở, sụt lún) của các công trình này.
SIWRR –Một số vấn đề về phát triển thủy lợi ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH và NBD 15
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tăng Đức Thắng, Tô Quang Toản, 2007, Quản lý tài nguyên nước: mô hình mô phỏng
lũ, hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL, Tuyển tập báo cáo NCKH của Viện Khoa học Thủy
lợi Miền Nam, đồng thời báo cáo tại hội thảo quốc tế tại Tsukuba – Nhật Bản năm 2006;
[2] Tăng Đức Thắng , Tô Quang Toản và cộng sự, 2009, Đánh giá thay đổi nhu cầu nước
điều kiện phát triển 2000 và theo các kịch bản phát triển ở thượng lưu;
[3] Nguyễn Quang Kim, Tô Quang Toản và cộng sự, 2009, Đánh giá thay đổi dòng chảy đến
Kratie theo các kịch bản phát triển ở thượng lưu;
[4] World Bank/MRC, 2004, Mekong Regional Water Resources Assistance Strategy,
Modelled Observations on Development Scenarios in the Lower Mekong Basin – Đánh
giá mô hình về các phương án phát triển trên hạ lưu sông Mê Công;
[5] MRC/BDP, 2003, Agriculture and Irrigation Reviews – điểm lại thực trạng và nghiên cứu
về nông nghiệp và tưới nông nghiệp ở lưu vực sông Mê Công;
[6] MRC/BDP, 2003, Hydropower Reviews – điểm lại thực trạng, kế hoạch phát triển thủy
điện các quốc gia, các nghiên cứu liên quan về thủy điện ở lưu vực sông Mê Công;
[7] IPCC, 2007, Regional Climate Projection, Cambridge University Press, Cambridge,
United Kingdom and new York, nY, USA.
[8] Lê Mạnh Hùng và cộng sự, 2009, Giải pháp Thủy lợi phục vụ chương trình phát triển
lương thực ở ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu.
[9] Quyết định số 1590/ QĐ-TTG ngày 9/10/2009, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam.
[10] Bộ NN&PTNT, 10/2009, Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-
2020.
[11] Bộ TN&MT, 2011, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt nam.
[12] Nguyễn Sinh Huy, 2010, Cơ sở khoa học thích ứng với BĐKH ở Đồng bằng sông Cửu
Long.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dbscl_bdkh_2012_a_thang_0457.pdf