Kết thúc mùa công bố kết quả kinh doanh quý II-2013, đã có khá nhiều thông tin tích cực đến từ các doanh nghiệp lớn, góp phần giúp ROE thị trường cải thiện so quý trước và so với cùng kỳ năm 2012. Đây là tín hiệu tích cực, bởi chỉ số này đã tăng liên tiếp trong 3 quý gần đây.
Các doanh nghiệp lớn, đầu ngành tiếp tục có được kết quả kinh doanh thuận lợi, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bức tranh nhiều màu sáng về kết quả kinh doanh đã không ngăn chặn được đà giảm của thị trường trong 2 tháng cuối quý III.
Nguyên nhân do thị trường chịu tác động mạnh từ các thông tin liên quan tới động thái từ FED và thông tin tình hình phức tạp tại Syria. Những thông tin không thuận lợi khiến dòng vốn ngoại đảo chiều, rút vốn mạnh tại các thị trường mới nổi, khiến các thị trường như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, trong đó có thị trường Việt Nam, giảm điểm mạnh.
Sức ép bán ròng từ khối ngoại, NĐT trong nước duy trì sự thận trọng và dòng tiền hạn chế tham gia thị trường khiến thanh khoản tiếp tục giảm
38 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận Thị trường chứng khoán www.themegallery.com Nhóm 3_DHTN5A1HN GVHD: Thạc sĩ Mai Tuấn Anh Danh sách nhóm 3 Hoàng Thị Hậu ( Nhóm trưởng) 1 Nguyễn Huệ Chi 2 Nguyễn Lê Phương Anh 3 Mai Thị Bích 4 Quách Thị Bích Hà 5 Nguyễn Lan Hương 6 Lê Thị Cúc 8 Đỗ Thị Minh Tâm 9 Nguyễn Thị Lành 10 Lê Thị Hoa 11 Trần Thị Hạnh 12 Mai Thị Huyền 13 Đỗ Thị Lý 7 Chủ đề thảo luận Phân tích thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOSE (Sở giao dịch Tp HCM ) giai đoạn 2012-2013 Nội dung chính Sự hình thành, phát triển Sở giao dịch CK HCM 1 Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 2 3 Tác động ảnh hưởng đến tình hình giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Sự hình thành, phát triển Sở giao dịch chứng khoán HCM Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm sau, vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết, khớp lệnh định kỳ 1 đợt/ngày, 03 ngày/tuần đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2002, tăng lên khớp lệnh 5 ngày/tuần. Năm 2003, tăng số đợt khớp lệnh định kỳ lên 2 đợt/ngày. Năm 2005, triển khai đấu giá các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa qua Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM. Cấu trúc thị trường đã được rõ ràng và chuyên biệt hơn với sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Năm 2006, tiếp tục tăng lên 3 đợt khớp lệnh định kỳ một ngày. Năm 2007, và chuyển Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM thành Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) Sự hình thành, phát triển Sở giao dịch chứng khoán HCM Đến 08/2007 đã có 111 doanh nghiệp niêm yết và 55 công ty chứng khoán thành viên, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký. Năm 2007, VN Index đạt mức cao nhất 1.170,67 điểm, triển khai phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục. Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp ứng quá trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Việc chuyển đổi mô hình đã giúp HOSE có một vị trí tương xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối quan hệ và hợp tác quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự hình thành, phát triển Sở giao dịch chứng khoán HCM Trong năm 2012, HOSE đã nghiên cứu và xây dựng chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa toàn thị trường, 60% về giá trị giao dịch và kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trường, HOSE cũng đã triển khai lệnh MP và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng sản phẩm ETF (Exchange Traded Fund) để đưa vào giao dịch. Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển, HOSE đã đạt được các danh hiệu xuất sắc từ cá nhân đến tập thể, tiêu biểu là các danh hiệu sau: - Huân Chương Lao Động Hạng Ba, năm 2004. - Cờ Thi Đua của Chính Phủ, năm 2006. - Huân Chương Lao Động Hạng Nhất, năm 2010. Sự hình thành, phát triển Sở giao dịch chứng khoán HCM 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Các giải pháp kỹ thuật và sản phẩm mới - CHỈ SỐ VN30 Với mong muốn cung cấp thêm chỉ số mới, phản ánh diễn biến những phân khúc khác nhau của thị trường và làm tiền đề để cho việc ra đời các sản phẩm tài chính như ETF, phái sinh, trong năm 2012 Sở GDCK Tp.HCM (HOSE) đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng chỉ số mới VN30 và chính thức đưa ra thị trường vào ngày 06/02/2012. Sau 11 tháng kể từ ngày áp dụng chính thức ra thị trường với 229 phiên giao dịch (tính từ ngày 06/02 đến ngày 26/12/2012) vận hành an toàn và liên tục, chỉ số VN30 vào cuối ngày 26/12/2012 đạt 475,9 điểm, tăng 6,35%, tương đương 28,43 điểm so với ngày áp dụng đầu tiên. là một năm khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Sở GDCK TP.HCM trong giai đoạn khó khăn tiếp tục phát huy tính tiên phong, chủ động, sáng tạo để mang đến những sản phẩm dịch vụ tiên tiến và cải thiện tính thanh khoản cao trên thị trường VN30 đạt mức cao nhất ở 557,35 điểm và mức thấp nhất ở 443,54 điểm. VN30 được xem xét định kỳ 2 lần/năm để phản ánh những thay đổi diễn ra trong kỳ. Trong đợt xem xét lại vào ngày 23/07/2012 có thay đổi 04 mã cổ phiếu trong danh mục cổ phiếu VN30, tỷ lệ thay đổi 13,33%. Tổng giá trị vốn hóa thị trường và giá trị giao dịch của 30 cổ phiếu đến ngày 26/12/2012 lần lượt là khoảng 457,21 nghìn tỷ đồng, chiếm 69,58% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường và 118,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 58,05% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Như vậy, sau lần xem xét lại đầu tiên VN30 vẫn cho thấy mức độ ổn định về vốn hóa thị trường và giá trị giao dịch. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Ngoài ra, HOSE lựa chọn 15 cổ phiếu hàng đầu trong VN30 về giá trị giao dịch đưa vào Asian Stars. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 - KÉO DÀI THỜI GIAN GIAO DỊCH VÀ TRIỂN KHAI LỆNH THỊ TRƯỜNG (MP) Trong năm 2012, sau khi triển khai thí điểm và được UBCKNN đồng ý, HOSE đã chính thức triển khai việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều và lệnh thị trường (MP). Việc kéo dài thời gian giao dịch và triển khai lệnh MP nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nhiều cơ hội và công cụ để giao dịch, giá chứng khoán trên thị trường luôn theo sát các thông tin được công bố và góp phần đưa hoạt động giao dịch tại HOSE tiến gần hơn với tiêu chuẩn và thông lệ trên thế giới. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 + KÉO DÀI THỜI GIAN GIAO DỊCH Sau 3 tháng triển khai thí điểm từ ngày 05/03/2012, việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều tại HOSE đã được triển khai chính thức vào ngày 06/06/2012 và cụ thể như sau: Thực tế cho thấy, trước khi triển khai giao dịch sang buổi chiều khối lượng giao dịch bình quân từ đầu năm 2012 đến ngày 02/03/2012 đạt 50,4 triệu cổ phiếu/ngày, tương ứng giá trị giao dịch đạt 775,3 tỷ đồng. Ngay sau khi giao dịch buổi chiều khối lượng giao dịch đã tăng lên khá nhiều, cụ thể khối lượng giao dịch bình quân tương ứng trong khoảng thời gian sau khi giao dịch buổi chiều đạt 90,8 triệu cổ phiếu/ngày, tăng 80,14% tương ứng giá trị giao dịch đạt 1.388,8 tỷ đồng. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 + TRIỂN KHAI LỆNH THỊ TRƯỜNG (MP) Sau 3 tháng triển khai thí điểm từ 02/07/2012, lệnh thị trường (MP) đã được HOSE triển khai chính thức kể từ ngày 03/10/2012, việc áp dụng lệnh MP sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thêm công cụ đặt lệnh và tạo tính linh hoạt trong giao dịch khớp lệnh liên tục. Khi được nhập hệ thống giao dịch, lệnh MP mua sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và MP bán sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Với những giải pháp kỹ thuật và sản phẩm mới đang triển khai, thanh khoản trên thị trường đã được cải thiện so với năm 2011. Tính chung cả năm 2012 tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch bình quân phiên đạt tương ứng 55,9 triệu cổ phiếu/phiên và 874 tỷ đồng/phiên, tăng tương ứng 63,38% và 32,24% so với kỳ trước.HOSE sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những chỉ số và sản phẩm mới nhằm cung cấp nhiều tiện ích hơn nữa cho thị trường và nhà đầu tư trong năm 2013 và các năm tiếp theo. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Hoạt động niêm yết Niêm yết mới: Năm 2012 sụt giảm so với năm trước. Số lượng hồ sơ đăng ký niêm yết, được chấp thuận chính thức và lên giao dịch đều giảm mạnh trên 50% so với năm 2011. Trong năm chỉ có 14 cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ chính thức lên giao dịch là con số khiêm tốn so với con số 30 cổ phiếu lên giao dịch trong năm 2011. Mặc dù số lượng công ty lên niêm yết thấp, nhưng khối lượng cổ phiếu niêm yết mới tăng 55,7% so với 2011, do trong năm có 1,85 tỷ cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas) chính thức giao dịch (chiếm 90% khối lượng cổ phiếu niêm yết mới). 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Thực tế số lượng công ty đăng ký niêm yết thấp phù hợp với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp phần lớn vẫn tập trung nhiều cho hoạt động kinh doanh ít chú trọng đến kế hoạch niêm yết 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Niêm yết bổ sung: Hoạt động niêm yết bổ sung trong năm cũng sụt giảm so với năm 2011 do thị trường liên tục suy giảm, việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn dẫn đến số đợt phát hành thêm giảm 29% so với 2011. Tuy nhiên, số tiền huy động được tăng 56% đạt 26.497 tỷ đồng và những đợt phát hành thành công chủ yếu rơi vào 6 tháng đầu năm. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Các tổ chức phát hành thành công và huy động được lượng vốn lớn trong năm qua đều là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, tăng trưởng và tạo được niềm tin cho cổ đông, nhà đầu tư. Ví dụ như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Huỷ niêm yết: Năm 2012 đã có 9 trường hợp hủy niêm yết gồm 3 trường hợp hủy niêm yết bắt buộc của BAS, CAD, VKP do kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp, 1 trường hợp hủy niêm yết của MCV do vi phạm các quy định về công bố thông tin, 3 công ty hủy niêm yết tự nguyện do giải thể hoặc để tái cơ cấu công ty gồm TRI, MKP, CSG. Ngoài ra còn có 2 công ty là HU4 và PSE tuy đã được chấp thuận niêm yết nhưng đã không thực hiện thủ tục đưa cổ phiếu vào giao dịch nên cũng đã bị hủy niêm yết. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Tính đến 31/12/2012 có 308 cổ phiếu, 6 chứng chỉ quỹ, 39 trái phiếu đang được niêm yết và giao dịch trên HOSE với tổng giá trị niêm yết đạt 258.720 tỷ đồng, tăng 27,72% so với 2011. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Hoạt động đấu giá Hoạt động tổ chức đấu giá tại Sở GDCK Tp.HCM trong năm 2012 diễn ra khá trầm lắng. Số lượng công ty đăng ký tham gia đấu giá qua Sở là 12 công ty, trong đó có 04 đợt bán hết số cổ phần chào bán, 03 đợt không bán hết khối lượng cổ phần chào bán và 05 công ty chào bán không thành công. Với số liệu cụ thể đạt được trong năm 2012 như sau: - Tổng số các đợt tổ chức bán đấu giá cổ phần: 07 đợt (trong đó 04 đợt bán hết số cổ phần chào bán, 03 đợt không bán hết khối lượng đăng ký chào bán). - Tổng số các đợt hủy đấu giá (không có NĐT tham gia): 05 đợt - Tổng số cổ phần chào bán (07 đợt): 29.266.244 cổ phần - Tổng số cổ phần bán được (07 đợt): 13.794.960 cổ phần - Tổng giá trị cổ phần/quyền mua bán được:193.782.602.500 đồng 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Hoạt động giao dịch Những nỗ lực của HOSE đã góp phần đáng kể giúp cho thị trường chứng khoán năm 2012 đạt được nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2011, cụ thể là: Qua 250 ngày giao dịch, tổng khối lượng giao dịch đạt khoảng 14 tỷ chứng khoán, tương đương 220 nghìn tỷ đồng. Tính bình quân, mỗi ngày giao dịch đạt 56,3 triệu chứng khoán/ngày và 879 tỷ đồng/ngày, tăng 67,1% về khối lượng và 35,2% về giá trị so với năm 2011. Dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam duy trì ổn định trong năm 2012, khối lượng mua ròng ở mức 62,4 triệu chứng khoán, tương đương 3.188 tỷ đồng. Chỉ số VN Index kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của năm ở mức 413,73 điểm, tăng 62,18 điểm, tương đương 17,7% so với cuối năm 2011. Giá trị vốn hóa trên sàn HOSE tính đến 31/12/2012 đạt mức 678.403 tỷ đồng, tăng 49,5% so với năm 2011 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Các giải pháp kỹ thuật và sản phẩm mới Sản phẩm ETF Dự kiến đưa sản phẩm ETF đầu tiên lên niêm yết trên thị trường vào cuối năm 2013. Ngoài ra, ETF vàng cũng là sản phẩm mà HOSE đang nghiên cứu áp dụng. - Sản phẩm chứng quyền Nhận thấy những ưu việt của sản phẩm chứng quyền (covered warrant), đã được áp dụng khá thành công. Sở đã lập Đề án tổ chức và triển khai giao dịch sản phẩm chứng quyền trình UBCK vào tháng 4/2013. Khung pháp lý cho sản phẩm này cũng đang được UBCK nghiên cứu xây dựng để sớm triển khai. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 là năm bản lề thực hiện những mục tiêu lớn của TTCK. Tái cấu trúc TTCK là mục tiêu quan trọng, đưa thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn, tạo tiền đề phát triển trong giai đoạn tiếp theo - Sản phẩm NVDR Với mục tiêu tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN tham gia giao dịch đối với những cổ phiếu chất lượng nhưng đã hết “room” sở hữu nước ngoài, HOSE đã nghiên cứu đề xuất triển khai sản phẩm NVDR. Đề án triển khai sản phẩm NVDR đã được Sở hoàn thành và trình UBCK trong tháng 6/2013, đề xuất những cơ sở để đưa sản phẩm NVDR đi vào hoạt động, kỳ vọng gỡ nút thắt về giao dịch cho khối NĐT ngoại, nâng cao thanh khoản cho thị trường. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Hoạt động niêm yết Niêm yết mới: Theo số liệu thống kê của UBCK Nhà nước, Trong 6 tháng đầu năm, tại HOSE, đã có 4 DN được đưa lên niêm yết là CTCP Đầu tư thương mại bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR), CTCP Đầu tư Nam Long (NLG), CTCP Khoáng sản FECON (FCM). Từ nay đến cuối năm, Sở sẽ cố gắng đưa khoảng 10 DN lên niêm yết; trong đó, nhiều khả năng sẽ có sự góp mặt của “đại gia” ngân hàng BIDV sau thời gian dài cân nhắc. Huỷ niêm yết: 9 tháng qua, thị trường ghi nhận PHT, SBS, DDM, FBT, NTB, AGD, PRUBF1, PVF lần lượt bị hủy niêm yết. Nguyên nhân các cổ phiếu này rời cuộc chơi cũng thiên hình vạn trạng. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Tính đến cuối T9.2013, số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (gọi chung là CP) niêm yết trên thị trường chứng khoán có 825, bao gồm 304 trên HOSE, 383 trên HNX và 138 trên UPCOM. Số CP niêm yết mới ít hơn số huỷ niêm yết 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Hoạt giao dịch Kết thúc quý I Quý đầu tiên của năm 2013 cũng chứng kiến sự trỗi dậy của Nhà đầu tư nước ngoài. Tại sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 3.687 tỷ đồng, với giá trị mua đạt 12.126 tỷ đồng, giá trị bán đạt 8.439 tỷ đồng. Giá trị mua ròng tại HNX tuy ở mức thấp hơn (khoảng 400 tỷ đồng) nhưng vẫn tăng hơn 10 lần nếu so với quý IV-2012. Xét trên tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tại HOSE, tỷ lệ mua vào hàng tháng của NĐTNN đã tăng đáng kể, từ mức trung bình khoảng 16% trong các tháng cuối năm 2012, lên mức 20% trong những tháng đầu năm 2013. “Cú hích” từ khối ngoại đã tạo lực đưa thị trường thoát khỏi tình trạng giao dịch ảm đạm, đồng thời mang lại sự tự tin cho NĐT nội. Bước sang quý II, mặc dù thị trường bắt đầu điều chỉnh giảm trong tháng 6, nhưng nếu tính chung cả 6 tháng đầu năm 2013, các chỉ số, thanh khoản và vốn hóa của thị trường vẫn có được xu hướng tích cực. Cụ thể: Thanh khoản trung bình phiên tại HOSE trong 6 tháng đầu năm tăng 76%, còn HNX tăng 55% so với trung bình 6 tháng cuối năm 2012. Riêng về mức tăng của các chỉ số, TTCK Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng ấn tượng nhất. Có thể lấy dẫn chứng từ mức tăng của các chỉ số khác như: SET Index (Thái Lan) tăng 4,54%, DAX (Đức) tăng 5,3%, Nikkei (Nhật Bản) tăng 31,6% hay Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 11,3%. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2013, đã có 14,2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên 2 sàn, giá trị giao dịch đạt 178.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 8,48 tỷ USD). Trong đó giá trị giao dịch sàn HoSe đạt hơn 127.500 tỷ đồng, sàn Hà Nội giao dịch hơn 50.500 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2013. Giá trị giao dịch hai sàn được đẩy lên mức cao trong tháng 1/2013 khi KLGD bình quân 1 phiên trên sàn HoSe lên tới hơn 83 triệu cổ phiếu (1.169 tỷ đồng/phiên); con số này tại sàn Hà Nội đạt 85,5 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch 1 phiên đạt 624 tỷ đồng. Sang tháng 6, KLGD bình quân 1 phiên của sàn HoSE chỉ đạt hơn 67,3 triệu cổ phiếu, tuy nhiên giá trị giao dịch vẫn ở mức cao, đạt 1.196 tỷ đồng/phiên do giá các cổ phiếu đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Vốn hóa thị trường hai sàn đều tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013. Giá trị vốn hóa sàn HoSE tăng gần 122.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2013, nhưng giảm 54.200 tỷ so với cuối tháng 5. Vốn hóa sàn Hà Nội đạt 99.870 tỷ đồng, tăng 21.000 tỷ so với đầu năm. Tính chung vốn hóa hai sàn tại thời điểm 30/6/2013 đạt hơn 900.166 tỷ đồng, tương đương 42,86 tỷ USD, tăng 6,8 tỷ USD so với đầu năm. Sau 2 quý tăng ấn tượng, TTCK bước vào quý III với sự sụt giảm đáng kể về thanh khoản với những lo ngại về tỷ giá, lạm phát cùng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp không thuận lợi, khiến dòng tiền có xu hướng đứng ngoài thị trường. Cụ thể, giá trị giao dịch trung bình tại HOSE trong tháng 7 đạt 920 tỷ đồng (giảm 21% so với mức 1.198 tỷ đồng của tháng 6). Trong khi đó, thanh khoản tại HNX chỉ đạt 153 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản thấp nhất kể từ tháng 12-2012, giảm 57% so với mức 373 tỷ đồng của tháng 6. Thanh khoản sụt giảm còn bắt nguồn từ hiện tượng giảm tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tỷ trọng mua của khối ngoại chỉ còn chiếm 14,33% trên tổng giá trị giao dịch, thấp hơn nhiều so với mức 18% của tháng 4 và 23,7% của tháng 3. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Giá trị bán của khối ngoại cũng không còn lớn và cường độ không còn mạnh như tháng trước. Tỷ trọng giá trị bán của khối ngoại đã giảm từ mức 22,6% của tháng 6 về mức 15,8%. Còn tại sàn HNX, giá trị mua ròng chỉ còn ở mức trên 30 tỷ đồng, giảm 16,5% so với giá trị 224 tỷ đồng của tháng trước. Lo ngại trước sức ép bán ròng từ khối ngoại, NĐT trong nước duy trì sự thận trọng và dòng tiền hạn chế tham gia thị trường khiến thanh khoản tiếp tục giảm. Cụ thể, trong tháng 8 giá trị giao dịch trung bình/phiên tại HOSE đạt 847 tỷ đồng, giảm 8% so với mức 920 tỷ đồng của tháng 7 và giảm 29% so với mức 1.198 tỷ đồng của tháng 6. Tỷ trọng giao dịch của các mã thuộc VN30 và HNX30 tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn trên tổng giá trị giao dịch 2 sàn, chiếm lần lượt 62% và 70% giá trị giao dịch tại HOSE và HNX. 2. Thực trạng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 3. Tác động ảnh hưởng đến tình hình giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Năm 2012, trước những suy giảm của kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, thị trường chứng khoán Việt Nam đối mặt những thử thách to lớn, đồng thời các nhà đầu tư trong và ngoài nước gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn sự phát triển tốt đẹp đối với các nhà đầu tư có tầm nhìn. Với mục tiêu hội nhập với thị trường tài chính chứng khoán trong khu vực và trên thế giới, Sở GDCK Tp.HCM luôn chủ động phát huy vai trò mở rộng các mối hợp tác quốc tế. Trong năm 2012, Sở GDCK Tp.HCM tiếp đón và làm việc với 42 đoàn khách quốc Tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Hongkong (Trung Quốc), Thụy Sĩ, Nepal, và các nước ASEAN. Các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Hợp tác và Viện trợ phát triển Quốc tế của Nhật Bản cũng đến thăm và làm việc với Sở GDCK Tp.HCM. Kết thúc mùa công bố kết quả kinh doanh quý II-2013, đã có khá nhiều thông tin tích cực đến từ các doanh nghiệp lớn, góp phần giúp ROE thị trường cải thiện so quý trước và so với cùng kỳ năm 2012. Đây là tín hiệu tích cực, bởi chỉ số này đã tăng liên tiếp trong 3 quý gần đây. Các doanh nghiệp lớn, đầu ngành tiếp tục có được kết quả kinh doanh thuận lợi, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bức tranh nhiều màu sáng về kết quả kinh doanh đã không ngăn chặn được đà giảm của thị trường trong 2 tháng cuối quý III. Nguyên nhân do thị trường chịu tác động mạnh từ các thông tin liên quan tới động thái từ FED và thông tin tình hình phức tạp tại Syria. Những thông tin không thuận lợi khiến dòng vốn ngoại đảo chiều, rút vốn mạnh tại các thị trường mới nổi, khiến các thị trường như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, trong đó có thị trường Việt Nam, giảm điểm mạnh. Sức ép bán ròng từ khối ngoại, NĐT trong nước duy trì sự thận trọng và dòng tiền hạn chế tham gia thị trường khiến thanh khoản tiếp tục giảm 3. Tác động ảnh hưởng đến tình hình giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã được kết nạp làm thành viên chính thức của Hiệp hội các Sở Giao dịch chứng khoán Thế giới (WFE) tại kỳ họp đại hội đồng lần thứ 53 và hội nghị thường niên của hiệp hội diễn ra tại Mexico City (Mexico) ngày 29.10. Vì vậy, việc được làm thành viên chính thức của WFE không những nâng cao vị thế của HOSE mà còn giúp nâng cao giá trị của các doanh nghiệp niêm yết, thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài. 3. Tác động ảnh hưởng đến tình hình giao dịch cổ phiếu trên sàn HOS Tp HCM giai đoạn 2012-2013 www.themegallery.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_truong_chung_khoan_1_5785.ppt