Tình trạng hôn nhân như tuổi kết hôn trung bình lần đầu, ly hôn, ly thân, chung sống với nhau như vợ chồng, phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của mỗi cá nhân và quan niệm của họ về gia đình hạnh phúc, vai trò của gia đình trong xã hội và từng thời kỳ của sự phát triển xã hội loài người, cụ thể hơn là nền văn hóa truyền thống của từng nước. Ngày nay, hôn nhân hợp pháp được pháp luật từng quốc gia quy định.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm kết hôn như trình độ văn hóa của phụ nữa, việc làm của phụ nữ ngoài xã hội. Những người có trình độ học vấn cao, việc làm và thu nhập tương đối hay nói cách khác là có mức sống cao, họ thường có xu hướng kết hôn muộn hơn so với những người có thu nhập và mức sống thấp. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu sẽ cao ở khu vực có mức sống cao và ngược lại. Hiện nay, ở các nước phát triển, tuổi kết hôn trung bình lần đầu cao, ly hôn cũng cao. Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào về mối quan hệ thuận nghịch giữa mức sống và tình trạng hôn nhân.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận về vấn đề dân số và mức sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HOC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN
BÀI THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ
DÂN SỐ VÀ MỨC SỐNG
Nhóm thực hiện : Nhóm 4
Lớp : Kế Toán K34D
Quy Nhơn, Tháng 11 năm 2011
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
Nguyễn Thị Mỹ Lanh
Bạch Thị Lâm
Đỗ Thị Bích Liễu
Lê Thị Linh
Nguyễn Thị Khánh Linh
Trần Thị Ngọc Linh
Lê Thị Ly
Phạm Thị Diễm Mi
Nguyễn Thị Minh
Phan Thị Vũ Mỵ
PHẦN 3: DÂN SỐ VÀ MỨC SỐNG
1.Các khái niệm
a. Khái niệm mức sống
- Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội phức tạp và phong phú về mặt nội dung, phản ánh quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội giữa những người với những người trong quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng xã hội.
- Mức sống là một khái niêm rất rộng bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội. Theo Các Mác: “Mức sống không chỉ là sự thoả mãn những nhu cầu của đời sống vật chất, mà còn là sự thoả mãn những nhu cầu nhất định được sản sinh ra bởi chính những điều kiện mà con người đang sống và trưởng thành” (Các Mác-Angghen toàn tập-xuất bản lần thứ hai trang 150-Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội).
- Mức sống của dân cư là trình độ thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Mức sống cao hay thấp phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản:
+ Trước hết mức sống dân cư phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: sản xuất càng phát triển, năng lực lao động càng cao, sản phẩm xã hội càng dồi dào càng tạo tiền đề nâng cao mức sống cho người dân.
+ Mặt khác mức sống của nhân dân còn phụ thuộc vào chế độ chính trị của mỗi nước, thể hiện ở chính sách và phương thức phân phối, sử dụng tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập quốc dân.
- Trong quá trình tái sản xuất dân số là nhân tố rất quan trọng, trong nhiều trường hợp mức sống giữ vị trí quyết định hành vi của từng cá nhân và cộng đồng.
b. Khái niệm về nhu cầu
- Nhu cầu là sự cần thiết được bảo đảm bằng các điều kiện vật chất và tinh thần nào đó nhằm thoả mãn những đòi hỏi của con người để họ tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định.
- Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú, không ngừng biến đổi và phát triển, thoả mãn nhu cầu này là phương tiện phát triển, là điều kiện, là động lực kích thích để nhu cầu mới nảy sinh. Cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội, nhu cầu của con người thường xuyên thay đổi và không ngừng tăng lên.
c. Mối quan hệ giữa nhu cầu tiêu dùng và mức sống dân cư
- Nếu nhu cầu về vật chất và tinh thần càng phát triển và mức độ thoả mãn nhu cầu đó càng cao bấy nhiêu.
- Mức sống và nhu cầu liên quan trực tiếp và gắn bó chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình. Nếu nhu cầu là khởi đầu của một quá trình thì quá trình ấy được kết thúc bằng việc làm thỏa mãn nhu cầu. Khi các nhu cầu được thoả mãn lại chính là sự biểu hiện cụ thể của mức sống dân cư. Đến lượt mình mức sống lại trở thành phương tiện, điều kiện và động lực kích thích nhu cầu mới nảy sinh.
- Mức sống biểu hiện và đánh giá thông qua hiệu quả của quá trình.
2. Yếu tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư
Mức sống và quá trình nâng cao mức sống chịu sự tác động tổng hợp cử nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Để xác định sự ảnh hưởng của các điều kiện và các yếu tố đến mưc sống, có thể phân loại chúng theo các nhóm chủ yếu sau:
Nhóm I: Những yếu tố thuộc về kinh tế- xã hội
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội
Tiến bộ khoa học kĩ thuật và khả năng áp dụng những thành tựu khoa học đó vào sản xuất và đời sống
Tổng thu nhập quốc dân và cơ cấu thu nhập quốc dân, tỷ lệ phân phối thu nhập quốc dân theo các quỹ: quỹ tích luỹ, quỹ tiêu dùng, tiêu dùng xã hội, tiêu dùng cá nhân…
Số lượng,cơ cấu, chất lượng hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra.
Nguồn vật phẩm tiêu dùng dài hạn hiện có.
Sự phát triển của cơ sỏ và mạng lưới phục vụ sinh hoạt tinh thần phù hợp với sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.
Tình hình kinh tế và truyền thống, tâm lý tiêu dung trong gia đình.
Ví dụ: Một đất nước phát triển khi có trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại, lực lượng sản xuất tiến bộ thì sẽ có một nền kinh tế phát triển cao đem lại nguồn thu nhập cho đất nước và người dân. Khi đất nước có tổng thu nhập quốc dân cao thì tỉ lệ phân phối cho công tác phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp, lương công nhân sẽ cao thì người dân sẽ có điều kiện chi tiêu nhiều cho nhu cầu cá nhân như mua sắm, may mặc, ăn uống…
Nhóm II: Những yếu tố thuộc về địa lý tự nhiên và yếu tố dân cư con người.
Đặc điểm về khí hậu, thời tiết trong từng nước, từng vùng, từng khu vực. Ví dụ: Miền nam không có nhu cầu mua áo bông vì không có mùa đông, do đó số tiền này dành cho chi tiêu ăn uống.
Tính thời vụ trong tiêu dùng do ảnh hưởng của thời tiết.
Ví dụ: Nhãn lồng Hưng Yên là sản phẩm theo thời vụ (chín vào tháng 6 âm lịch) nên đến mùa nó sẽ được cung cấp cho thị trường, cho người tiêu dùng.
Trình độ văn minh và những đặc điểm, thói quen, truyền thống tôn giáo trong tiêu dùng.
Ví dụ: Đạo Hồi không ăn thịt lợn.
Đạo phật ko ăn thịt chó.
Điều kiện lịch sử, dân số ảnh hưởng đến quá trình tiêu dùng và mức sống dân cư.
Phân bố dân cư, phân bố sản xuất, hệ thống đường giao thông, sinh cảnh. Ví dụ: Người dân ở Trung du miền núi Bắc Bộ hay vùng Tây Nguyên do điều kiện giao thông chưa phát triển thuận lợi nên các sản phẩm tiêu dùng sẽ ít đến với người dân và mức độ phong phú của hàng hoá cũng thấp.
Nhóm III: Những yếu tố thuộc tâm lý, sức khoẻ, giáo dục.
Động thái hình thành và phát triển nhu cầu.
Định hướng phát triển nhu cầu do tác động của truyền thống tiêu dùng gia đình nông thôn, thành phố, tập thể, xã hội. Ví dụ: Cuộc khảo sát mức sống 2010 cho thấy:
Thu nhập bình quân đầu người chung cả nước tăng 39,4% so với năm 2008. Đó là nguyên nhân làm cho mức tiêu dùng tăng lên.
Mức thu nhập của người ở thành thị gấp 1,94 lần nông thôn dẫn đến mức chi tiêu của những người thành thị cao hơn nông thôn.
Tình hình sức khoẻ khả năng sinh lý của người tiêu dùng trong từng thời kì khác nhau trong quá trình tái sản xuất ra cuộc sống của mình.
Mức độ thay đổi và phát triển của mốt sinh hoạt, sở thích, thói quen của từng người.
Ví dụ: Ngày càng có nhiều mặt hàng ra đời với tiêu chí rẻ, bền, đẹp để phục vụ cho nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân.
Ảnh hưởng của phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành nhu cầu mới.
Ví dụ: Các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài… nhằm giới thiệu quảng bá những sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt là những trang mua sắm trực tuyến trên mạng rất thuận lợi cho những người bận rộn không có thời gian đến cửa hàng để mua sắm.
Trình độ giáo dục của người tiêu dùng…
Nhóm IV: Những yếu tố liên quan với điều kiện quốc tế
Sự tham gia của đất nước trong quá trình phân công lao động quốc tế.
Tình hình chiến tranh và hoà bình trên thế giới cũng ảnh hưởng đến mức sống của dân cư.
Tình hình xuất nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng.
Ví dụ: Nhu cầu nhập khẩu chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước (hơn 90%) để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của sản phẩm tiêu dùng cả nước.
Trình độ phát triển và khả năng trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
Ví dụ: Sản phẩm ngày càng hiệu quả, đơn giản hơn các sản phẩm cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu hiệu quả hơn.Tại thị trường phát triển như Việt Nam giá cả phù hợp và tính dễ tiếp cận là những yếu tố quan trọng nhất.
3.Hệ thống các chỉ tiêu đặc trưng cho mức sống dân cư
Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội rất tổng hợp.Để phản ánh tình hình mức sống, không thể chỉ sử dụng một vài chỉ tiêu nào đó, mà phải sử dụng một hệ thống nhiều chỉ tiêu. Ta có thể phân loại các chỉ tiêu đành giá mức sống thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm và điều kiện lao động như:
+ Mức độ đảm bảo việc làn cho người lao động.
+ Độ dài thời gian làn việc bình quân trong ngày.
+ Thời gian nghỉ ngơi.
+ Tỷ trọng công việc lao động được cơ giới hoá và tự động hoá trong tổng số lao động hao phí nói chung.
+ Bảo hộ lao động và an toàn lao động.
+ Tình hình bảo hiểm xã hội cho người lao động ,vệ sinh an toàn lao động nơi làm việc, điều kiện lao động,nghỉ ngơi và tổ chức lao động.
+ Cường độ lao động.
+ Sinh hoạt văn hoá, tinh thần nơi làm việc.
+ Phương diện giao thông,đi lại từ nơi cư trú đến nơi làm việc.
Nhóm 2: Những chỉ tiêu phản ánh mức tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội:
+ Quy mô tài sản quốc gia, tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
+ Thu nhập thực tế của từng nhóm dân cư và của từng người.
+ Mức tiêu dùng lương thực thực phẩm và những vật phẩm thiết yếu.
+ Điều kiện nhà ở (diện tích bình quân, loại nhà,…)
+ Đồ dùng lâu bền.
Nhóm 3: Những chỉ tiêu để phản ánh điều kiện sinh hoạt văn hoá tinh thần và đảm bảo sức khoẻ:
+ Sự phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo,trình độ học vâns của dân cư.
+ Tình trạng chăm sóc sức khoẻ nhân dân (số bác sĩ, y tá,giường bệnh trên 1000 dân).
+ Sự phát triển của các công trình văn hoá công cộng (nhà hát,rạp chiếu bóng,nhà văn hoá,…).
+ Hệ thống giao thông công cộng.
+ Tình hình vệ sinh và ô nhiễm môi trường.
Nhóm 4: Những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả tác động giữa các yếu tố.
+ Độ dài thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
+ Tuổi thọ trung bình của dân số và của từng nhóm dân cư riêng biệt.
+ Quỹ thời gian nhàn rỗi của người lao động.
+ Mức độ tham gia quản lí xã hội của dân cư.
+ Chỉ số phát triển con người HDI.
Liên hợp quốc sử dụng 12 chỉ tiêu sau để đánh giá mức sống của dân cư: y tế; lương thực, thực phẩm; giáo dục; nhà ở; phương tiện giao thông,đi lại; điều kiện lao động việc làm cho người trong độ tuổi lao động; quỹ tích luỹ và tiêu dùmg; quần áo, nghỉ ngơi, giải trí; mức độ tự do của con người; bảo hiểm xã hội.
Trên cơ sở các chỉ tiêu trên, trong điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998 đã sử dụng các chỉ tiêu sau: giáo dục, sức khoẻ, dinh dưỡng, kế hoạch hoá gia đình; việc làm và thu nhập; chi tiêu dùng, nghèo khổ và bất bình đẳng; thu nhập; tiết kiệm và tín dụng; nhà ở và đồ dùng lâu bền.
4. Mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số và mức sống
Quy mô và cơ cấu dân số
Quá trình dân số
(thể hiện qua mức sinh, mức chết,di dân, li hôn, kết hôn)
Mức sống
(thể hiện thông qua các chỉ báo như: thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, cơ hội tham gia mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội…)
Giữa dân số và mức sống luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Ta có thể biểu diễn chúng theo sơ đồ như trên.
a. Ảnh hưởng của dân số đến mức sống
a1. Ảnh hưởng của quy mô dân số đến mức sống
Mức sống của dân cư được đánh giá qua mức tiêu dung về của cải vật chất và tinh thần bình quân trên đầu người (GNP/P). Sở dĩ dân số tăng lên là do nhiều nguyên nhân, có thể do mức sinh, có thể do di dân đến hoặc do giảm mức chết. Nếu tốc độ tăng dân số cao hơn tốc độ tăng GNP thì kết qủ là GNP/P giảm xuống.
Ở các nước đang và kém phát triển và nông thôn, mức sống của dân cư sẽ bị giảm, thu nhập thấp. Các nước phát triển và khu vực thành thị do sự phát triển của kinh tế và xã hội ở mức cao nên tốc độ tăng của GNP tăng cao hơn tốc độ tăng dân số và kết quả là GNP/P sẽ cao.
Mức sinh cao làm cho quy mô dân số tăng lên nhanh chóng, trong khi đó sự phát triển kinh tế xã hội chưa thể tăng theo kịp, hậu quả là thu nhập thấp, học vấn hạn chế và sức khoẻ kém, thất nghiệp… Đây chính là các thành tố tạo nên mức sống thấp ở các vùng kém phát triển.
Để phản ánh mối quan hệ giữa sự thay đổi quy mô dân số và ảnh hưởng của nó đến mức sống dân cư ta sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người như sau:
Trong đó:
r: tốc độ tăng
P: quy mô dân số
GNP/P: thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người
: tốc độ tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người giữa hai thời kỳ (%)
: tốc độ tăng thu nhập quốc dân giữa hai thời kỳ (%)
: tốc độ tăng dân số giữa hai thời kỳ (%)
a2. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số và phân bố dân cư đến mức sống
Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu nhu cầu và cơ cấu tiêu dung sản phẩm. Thay đổi cơ cấu dân số, một mặt làm thay đổi khả năng sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần xã hội, thay đổi cơ cấu hàng hoá và dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu tiêu dung của từng độ tuổi, từng giới.
Để đánh giá về sự thay đổi cơ cấu dân số ảnh hưởng đến mức sống dân cư người ta dung thước đo tỷ số phụ thuộc chung. Khi tỷ số phụ thuộc chung giảm thì tỷ lệ % dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng sẽ tạo nên cơ cấu dân số vàng hay còn gọi là “Dư lợi dân số” nếu bố trí được đủ việc làm cho những người đến độ tuổi lao động.
Thiếu việc làm, thu nhập thấp, sức khỏ kém, học vấn thấp là nguyên nhân tạo nên mức sống thấp và đói nghèo ở các nước đang và kém phát triển. Do vậy, để cải thiện mức sống của dân cư cần phải có một cơ cấu dân cư và phân bố dân cư hợp lí, tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh của từng vùng, từng địa phương cũng như mỗi quốc gia.
b. Tác động của mức sống đến dân số
Mức sống tác động trực tiếp đến quá trình dân số như mức sinh, mức chết, di dân, hôn nhân.
b1. Mức sống ảnh hưởng đến mức sinh
Thời kỳ đầu của xã hội loài người thì mức sinh khá cao và mức chết cũng cao. Ở các nước đang và kém phát triển mức sinh cao so với các nước phát triển, ở khu vực nông thôn mức sinh cao hơn thành thị.
Mức sống của dân cư và mức sinh có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.
Bảng 1: Sự khác biệt mức sinh giữa thành thị và nông thôn
(Nguồn: TCTK. Phân tích kết qủa điều tra mẫu 5% 1989 và 3% 1999)
Chỉ tiêu
1989
1999
Toàn quốc
Thành thị
Nông thôn
Toàn quốc
Thành thị
Nông thôn
CBR(%0)
31.3
23.4
34.4
19.9
15.89
21.15
TFR (con/1 phụ nữ)
4
2.5
4.4
2.3
1.7
2.6
Trong nhiều năm qua ở Việt Nam, Chính phủ đã tập trung tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao mức sống cho người dân và làm giảm mức sinh.
Bảng 2:Sự khác biệt về mức sống và mức sinh giữa các vùng, Việt Nam 2002, 2004
(Nguồn: Dân số và phát triển 3-2005, tr 20, khảo sát mức sống hộ gia đình 2004, Dân số và phát triển 2-2005, tr 18, KQĐTBĐ DS-KHHGĐ 1/4/2004)
Tỷ lệ % nghèo chung
Tỷ lệ % nghèo LTTP
ĐTBĐDS 1/7/2000
ĐTTBDS 1/4/2004
2003- 2004
2003- 2004
CBR
TFR
CBR
TFR
Cả nước
24.1
7.8
19.2
2.28
18.7
2.23
Thành thị
3.5
16.2
1.8
1.87
Nông thôn
8.9
20.1
2.5
2.38
ĐB Sông Hồng
21.1
4.3
18.0
2.2
17.9
2.2
Đông Bắc
31.7
10.6
19.2
2.3
19.3
2.3
Tây Bắc
54.4
25.4
28.4
3.5
22.0
2.5
Bắc Trung Bộ
41.4
12.0
20.1
2.8
19.3
2.6
DH Nam Trung Bộ
21.3
7.3
21.4
2.5
19.1
2.3
Tây Nguyên
32.7
14.9
29.2
3.8
24.3
3.1
Đông Nam Bộ
6.7
2.7
19.1
2.1
17.2
1.0
ĐB Sông Cửu Long
19.5
5.1
18.8
2.1
18.2
2.0
*Nhận xét:
- Tây Bắc, Tây Nguyên kinh tế và xã hội đang còn kém phát triển hơn so với cả nước.
- Số hộ nghèo về lương thực thực phẩm vùng Tây Bắc chiếm ¼ dân số của vùng và già nữa dân số sống dướic mức nghèo chung.
- Vùng Tây Nguyên tình trạng cũng tương tự như vùng Tây Bắc.
Các chính sách phát triển kinh tế xã hội, y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo nhằm nâng côa mức sống của nhân dân góp phần làm giảm mức sinh và hạn chết sự gia tăng dân số của đất nước. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư 1997-1998 ở Việt Nam cho thấy thu nhập và tiêu dùng bình quân đầu người phụ thuộc chặt chẽ vào quy mô gia đình.
Bảng 3: Tình hình thu nhập và tiêu dùng theo quy mô hộ gia đình
Quy mô gia đình (người)
4.1
4.3
4.6
5.1
5.6
Thu nhập (1000đ)
8646
3440
2450
1904
1239
Tiêu dùng (1000đ)
6371
3137
2288
1781
1219
b2. Ảnh hưởng của mức sống đến mức chết, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ sinh sản và tuổi thọ bình quân
Mức sống thấp đồng nghĩa với đói nghèo, bệnh tật, sức khoẻ yếu. Tại các nước chậm phát triển tuổi thọ trung bình thấp (49 tuổi- năm 2002) và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao (cứ 10 đứa trẻ thì có 1 trẻ không thể sống nổi tới 1 tuổi). Ngược lại, ở các nước có thu nhập cao, tuổi thọ trung bình cao (77 tuổi) và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp (6/1000 ca sống).
Bảng 4: IMR, MMR và tuổi thọ thế giới
(Nguồn: UNFPA, tình trạng dân số thế giới 2002)
Năm 2002
IMR %0
MMR %0
E0
Nam/Nữ
Toàn thế giới
55
400
63.9/68.1
Các nước phát triển
8
21
71.9/79.3
Các nước đang phát triển
59
440
62.5/65.7
Các nước kém phát triển
92
1000
50.6/52.2
Châu Phi
83
1000
50.5/52.1
Châu Á
53
280
65.8/69.2
Châu Âu
9
28
69.6/77.9
Bắc Mỹ
7
11
74.7/80/5
Mức sống của người giàu cao hơn người nghèo, nguy cơ tử vong của người nghèo cao hơn người giàu. Người nghèo dễ bị ốm đau hơn, dễ bị mắc bệnh vì họ thiếu thực phẩm, nước sạch, ít tiếp cận với dịch vụ y tế hơn. Người nghèo ít được học hành nên họ phải làn những công việc nặng nhọc vì vậy sức khoẻ của họ giảm sút.
Sức khoẻ sinh sản là một phần của sức khoẻ tổng thể, nguy cơ tử vong mẹ sẽ tăng lên do thiếu sự chăm sóc của y tế và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Người nghèo dễ bị mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua quan hệ tình dục cao.
Tóm lại, mức sống thấp đồng nghĩa với thu nhập thấp, thiếu dinh dưỡng, ít được chăm sóc y tế, ít được đi học, thiếu việc làm... Chất lượng cuộc sống thấp dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao, nguy cơ tử vong cao và tuồi thọ giảm …
b3. Mức sống ảnh hưởng đến hôn nhân
Tình trạng hôn nhân như tuổi kết hôn trung bình lần đầu, ly hôn, ly thân, chung sống với nhau như vợ chồng, phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của mỗi cá nhân và quan niệm của họ về gia đình hạnh phúc, vai trò của gia đình trong xã hội và từng thời kỳ của sự phát triển xã hội loài người, cụ thể hơn là nền văn hóa truyền thống của từng nước. Ngày nay, hôn nhân hợp pháp được pháp luật từng quốc gia quy định.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm kết hôn như trình độ văn hóa của phụ nữa, việc làm của phụ nữ ngoài xã hội. Những người có trình độ học vấn cao, việc làm và thu nhập tương đối hay nói cách khác là có mức sống cao, họ thường có xu hướng kết hôn muộn hơn so với những người có thu nhập và mức sống thấp. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu sẽ cao ở khu vực có mức sống cao và ngược lại. Hiện nay, ở các nước phát triển, tuổi kết hôn trung bình lần đầu cao, ly hôn cũng cao. Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào về mối quan hệ thuận nghịch giữa mức sống và tình trạng hôn nhân.
c. Mức sống ảnh hưởng đến di dân
Sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng là một trong các nguyên nhân quan trọng thúc đẩy di dân từ nơi có mức sống thấp đến nơi có mức sống cao.
Ví dụ: di dân từ nông thôn ra thành thị, từ nước đang và kém phát triển sang nước phát triển.
Biện pháp hạn chế: cần tạo việc làm, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống người dân ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dan_so_5561.doc