Bài thu hoạch sinh hoạt chính trị đầu khóa

Sinh viên học lại, học cải thiện điểm, học theo lộ trình khác với lộ trình chung có thể đăng ký học các học phần theo quy trình này. Bước 1: Sinh viên ghi danh học các học phần muốn học. Bước 2: Phòng Quản lý đào tạo thống kê số lượng sinh viên ghi danh học theo từng học phần. Căn cứ vào điều kiện tổ chức lớp học phần được quy định tại Điều 15, Phòng Quản lý đào tạo quyết định mở bổ sung một số lớp học phần và xác định lịch học, phòng học cho từng Lớp học phần được mở. Bước 3: Khoa phân công giảng viên giảng dạy. Bước 4: Sinh viên thực hiện đăng ký học trên cổng thông tin điện tử. Sau khi nộp học phí, sinh viên sẽ nhận được lịch học trên cổng thông tin điện tử. 3.4 – Điểm F (quy ra điểm số là 0) là điểm không đạt và không cho phép tích lũy học phần. Các điểm A, B, C, D (quy ra điểm số lần lượt là 4, 3, 2, 1) là những điểm đạt và cho phép tích lũy học phần.

doc4 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch sinh hoạt chính trị đầu khóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: ĐH Kiến trúc Tp.HCM Họ và tên: LÂM TÀI ĐỨC Mã số SV: 13520801314 Lớp: XD13/A1 Lời phê: BÀI THU HOẠCH SINH HOẠT CHÍNH TRỊ ĐẦU KHÓA Câu 1: * Sơ lượt về lịch sử hình thành và phát triển trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM: Tiền thân của trường ĐH Kiến trúc Tp.HCM là Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ngày 27 – 10 – 1924, trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập và đặt tại Hà Nội. Hiệu trưởng trường Mỹ thuật Đông Dương là một Họa sỹ người Pháp tên là Victor Tardieu (mất năm 1937). Năm 1926, trường lập Ban Kiến Trúc. Năm 1944, Ban Kiến trúc được tách thành trường Kiến trúc Năm 1946, toàn quốc kháng chiến bùng nổ, trường bị phân tán. Năm 1947, trường bắt đầu hoạt động trở lại tại Đà Lạt và mang tên là trường Kiến trúc Đà Lạt. Năm 1948, trường được sáp nhập vào Viện Đại học Đông Dương và nâng cấp thành trường Cao đẳng Kiến trúc. Năm 1951, trường được chuyển về Sài Gòn, số 196 Pasteur (trước đây từng là chuồng ngựa của Nhật). Năm 1957, trường Cao đẳng Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn (cũng trong năm đó Viện Đại học Quốc gia VN được đổi thành Viện Đại học Sài Gòn). Năm 1967, trường Cao đẳng Kiến trúc được nâng cấp thành trường ĐH Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Ngày 27 – 10 – 1976, trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM được thành lập và trực thuộc Bộ XD quản lý (ngày 14 – 12 – 1976). Năm 1995, trường Đại học Kiến trúc gia nhập Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tháng 9/2000, trường được tách ra khỏi Đại học Quốc gia và chuyển về Bộ GD và ĐT quản lý. Năm 2003, trường chuyển về Bộ Xây dựng quản lý. Năm 2009, trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ chính quy theo học chế tín chỉ tại Sài Gòn và Vĩnh Long, khối lượng 150 tín chỉ, thời lượng khóa học 5 năm. * Những hiểu biết của bản thân về ngành học (Kỹ thuật xây dựng): Đây là một ngành thuộc nhóm ngành Xây dựng – nhóm ngành này gồm 2 ngành học chính là Kỹ thuật xây dựng và Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Thuật ngữ ngành học: Tên ngành: Kỹ thuật xây dựng. Chương trình đào tạo: Công nghiệp & Dân dụng. Bằng sau tốt nghiệp: Kỹ sư xây dựng CN & DD. Các bộ môn và chương trình học: Khoa Xây dựng gồm có 6 bộ môn: + Bộ môn Cơ học Ứng dụng. + Bộ môn Kết cấu Công trình. + Bộ môn Nền móng. + Bộ môn Thi công. + Bộ môn quản lý XD + Bộ môn thực nghiệm XD. Ngoài ra còn có thêm các học phần khác như: Những NLCB của CN Mác – Lênin, Đường lối CM của ĐCSVN, Tư tưởng HCM, Giáo dục thể chất, Việc làm sau tốt nghiệp: thiết kế bản vẽ, thi công công trình, mua bán vật liệu, tính toán vật liệu – quyết toán, thẩm định công trình, Yêu cầu tốt nghiệp: - Hoàn thành tổng số 150 tín chỉ trong thời gian học. - Đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp (thời gian 15 – 16 tuần với sự hỗ trợ của 2 giảng viên) - Ngoài ra điểm tích lũy trong toàn khóa học phải đủ từ 2,0 trở lên. Ngoài ra sinh viên có thể học thêm các học phần khác trong quá trình học để bổ sung kiến thức cho ngành mình học. Câu 2: Là một sinh viên để học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh chúng ta cần phải: Thanh niên cần trung với nước , hiếu với dân , suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp , giải phóng con người.đó chính là một phẩm chất đạo đức quan trọng của sinh viên hiện nay, chính là sự trung thành với đất nước với nhân dân, và đó cũng chính là phẩm chất đạo đức cần có với sinh viên của đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa như đất nước Việt Nam chúng ta, đạo đức vì cộng đồng vì nhân loại. Học cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng , nếp sống giản dị và đức khiêm tốn vô thường. Một đạo đức hi sinh tính cá nhân của con người, không phải vì riêng tư, từ bỏ những ham muốn cá nhân , sống trong sạch, giản dị , giàu lòng nhân ái , gương mẫu trong sinh hoạt học tập, tránh rơi vào thói ích kỉ , cá nhân , tham lam . Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích trong cuộc sống. Có được đức tính như vậy sinh viên có thể vượt qua các khó khăn thủ thách gặp được trong cuộc sống và sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả thì sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình , luôn luôn cố gắng phấn đấu vì gia đình quê hương đất nước, luôn yêu quê hương đất nước, giàu lòng nhân ái và tích cực làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống.  Câu 3: 3.1 * Đối với học phần bình thường: được thực hiện đến trước thời điểm bắt đầu học kỳ mới 3 tuần Các sinh viên phải đăng ký học phần trước ngày học khi trường thông báo mở học phần đó (học phần theo kế hoạch). Sinh viên có quyền lựa chọn ngày học, phòng học và giảng viên giảng dạy cho học phần đó nhưng phải đảm bảo về số lương sinh viên tối đa mà nhà trường quy định. Đối với các sinh viên học ngoài kế hoạch thì phải đăng ký học phần trước, sau đó khi nhà trường có mở học phần đó thì sinh viên sẽ đến và đăng ký học phần. * Đối với học phần bổ sung: sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác có thể đăng ký  trong tuần đầu của học kỳ mới. 3.2 * Số lượng tín chỉ tối thiểu được đăng ký trong mỗi học kỳ (trừ học kỳ cuối khóa): Sinh viên có học lực bình thường: tối thiểu từ 14 tín chỉ trở lên. Sinh viên có học lực yếu:tối thiểu từ 10 tín chỉ trở lên. Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ. Khối lượng học tập tối đa đối với sinh viên học lực yếu là 14 tín chỉ. *  Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F. 3.3 – Sinh viên chọn học các học phần theo dự kiến (học theo lộ trinh chung) hoặc không theo dự kiến (học lại, học cải thiện điểm, học theo lịch trình khác với lịch trình chung) cần chọn mục: Đăng ký học phần trên cổng thông tin điện tử. Ø Các thao tác:   * Quy trình đăng ký học các học phần được mở theo Dự kiến: Bước 1: Phòng Quản lý đào tạo lập kế hoạch mở các Lớp học phần và gửi cho các Khoa. Trong đó: + Xác định số Lớp học phần cho mỗi học phần. + Xác định lịch học, phòng học cho từng Lớp học phần. Bước 2: Khoa phân công giảng viên giảng dạy cho các Lớp học phần. Bước 3: Phòng Quản lý đào tạo đưa lịch học, phòng học, tên giảng viên giảng dạy, số lượng sinh viên tối đa của các Lớp học phần lên cổng thông tin điện tử. Bước 4: Sinh viên chọn Lớp học phần, thực hiện đăng ký học trên cổng thông tin điện tử. Sau khi nộp học phí, sinh viên sẽ nhận được thời khóa biểu cá nhân chính thức trên cổng thông tin điện tử * Quy trình đăng ký học các học phần không theo Dự kiến: Sinh viên học lại, học cải thiện điểm, học theo lộ trình khác với lộ trình chung có thể đăng ký học các học phần theo quy trình này. Bước 1:   Sinh viên ghi danh học các học phần muốn học. Bước 2:  Phòng Quản lý đào tạo thống kê số lượng sinh viên ghi danh học theo từng học phần. Căn cứ vào điều kiện tổ chức lớp học phần được quy định tại Điều 15, Phòng Quản lý đào tạo quyết định mở bổ sung một số lớp học phần và xác định lịch học, phòng học cho từng Lớp học phần được mở. Bước 3: Khoa phân công giảng viên giảng dạy. Bước 4: Sinh viên thực hiện đăng ký học trên cổng thông tin điện tử. Sau khi nộp học phí, sinh viên sẽ nhận được lịch học trên cổng thông tin điện tử. 3.4 – Điểm F (quy ra điểm số là 0) là điểm không đạt và không cho phép tích lũy học phần. Các điểm A, B, C, D (quy ra điểm số lần lượt là 4, 3, 2, 1) là những điểm đạt và cho phép tích lũy học phần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_thu_hoach_chinh_tri_dau_khoa_776.doc
Luận văn liên quan