LỜI NÓI ĐẦU
Thực địa là một phần rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu Địa lý. Sách vỡ, giáo trình hay bất cứ một phương tiện truyền thông nào khác cũng không thể phản ánh được sự muôn hình, muôn vẻ của thực tế khách quan. Chính vì vậy, sau khi đã được học những kiến thức nền tảng về Địa lý đất nước, chúng tôi, tập thể lớp Địa 2005 được sự tổ chức của khoa và sự hỗ trợ kinh phí của Nhà trường, đã có một chuyến đi thực địa tổng hợp, nà đặc biệt là về kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đây là chuyến đi thực địa lần thứ ba của lớp chúng tôi trong bốn năm học cảu ngành Sư phạm Địa lý. Lần này, đoàn chúng tôi đi từ vùng Đồng Tháp Mười - Tứ giác Long Xuyên – Bán đảo Cà Mau và qua hầu hết các tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đúng là “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Qua 6 ngày đi thực địa, chúng tôi đã được tận mắt nhìn thấy và cãm nhận được các vấn đề kinh tế - xã hội diễn ra ở các tỉnh của vùng như: cách tổ chức đời sống - sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điểm du lịch cũng như cách làm du lịch của từng địa phương. Thấy được sự khác nhau giữa các tỉnh trong cùng một vùng kinh tế - xã hội. Và nó đã bổ sung một phần kiến thức rất lớn và bổ ích, rất cần thiết cho quá trình học tập, nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lý sau này, mà chúng tôi chưa được tiếp cận. Sau đây là những kết quả thu hoạch của tôi qua chuyến đi này.
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15013 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thu hoạch thực địa Tuyến Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Thực địa là một phần rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu Địa lý. Sách vỡ, giáo trình hay bất cứ một phương tiện truyền thông nào khác cũng không thể phản ánh được sự muôn hình, muôn vẻ của thực tế khách quan. Chính vì vậy, sau khi đã được học những kiến thức nền tảng về Địa lý đất nước, chúng tôi, tập thể lớp Địa 2005 được sự tổ chức của khoa và sự hỗ trợ kinh phí của Nhà trường, đã có một chuyến đi thực địa tổng hợp, nà đặc biệt là về kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đây là chuyến đi thực địa lần thứ ba của lớp chúng tôi trong bốn năm học cảu ngành Sư phạm Địa lý. Lần này, đoàn chúng tôi đi từ vùng Đồng Tháp Mười - Tứ giác Long Xuyên – Bán đảo Cà Mau và qua hầu hết các tỉnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đúng là “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Qua 6 ngày đi thực địa, chúng tôi đã được tận mắt nhìn thấy và cãm nhận được các vấn đề kinh tế - xã hội diễn ra ở các tỉnh của vùng như: cách tổ chức đời sống - sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điểm du lịch cũng như cách làm du lịch của từng địa phương. Thấy được sự khác nhau giữa các tỉnh trong cùng một vùng kinh tế - xã hội. Và nó đã bổ sung một phần kiến thức rất lớn và bổ ích, rất cần thiết cho quá trình học tập, nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lý sau này, mà chúng tôi chưa được tiếp cận. Sau đây là những kết quả thu hoạch của tôi qua chuyến đi này.
PHẦN I. LỊCH TRÌNH CẢ TUYẾN
Ngày 06/12/2008
5h30’ khởi hành tại cổng trường Đại Học Đồng Tháp.
9h – 10h Viếng Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam.
11h – 14h tham quan và khảo sát khu du lịch Núi Cấm.
14h50’ – 16h tham qua và mua sấm ở chợ biên giới Tịnh Biên.
16h30’ đến khách sạn Thuận Lợi – TX. Châu Đốc – An Giang.
Ngày 07/12/2008
7h từ khách sạn đến khu di tích lịch sử Ba Chúc.
9h – 10h viếng khu di tích lịch sử Ba Chúc.
12h đến khu du lịch Mũi Nai – Hà Tiên – Kiên Giang.
Ngày 08/12/2008
7h50’ khởi hành từ khách sạn Hồng Hoa đi khu du lịch Núi Đá Dựng.
8h – 10h15’ tham quan và khảo sát Núi Đá Dựng.
10h20’ – 10h50’ tham quan, khảo sát Thạch Động.
11h - 11h30’ tham quan cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Cửa khẩu Xà Xía).
chiều:
14h30’ – 15h30’ Viếng Lăng Mạc Cửu.
15h40’ – 16h30’ tham qun, mua sấm ở chợ Hà Tiên.
Ngày 09/12/2008
6h45’ khởi hành đi nhà máy sản xuất xi măng Holcim.
7h45’ – 10h30’ tham quan, học tập ở nhà máy sản xuất xi măng Holcim.
11h – 13h25’ tham quan, khảo sát chùa Hang – Hòn Phụ Tử.
13h30’ – 13h50’ tham quan – khảo sát Hang Mo So
Ngày 10/12/2008
4h10’ khởi hành đi Cà Mau.
13h40’ – 14h tham quan Nhà Công Tử Bạc Liêu.
16h chúng tôi nghĩ chân ở khách sạn Công Đoàn tỉnh Cà Mau.
Ngày 11/12/2008
6h15’ khởi hành đi Mũi Cà Mau.
11h20’ – 13h30’ tham quan, khảo sát mũi Cà mau.
15h – 15h30’ tham quan, mua sấm ở chợ Năm Căn.
19h về đến TP. Cà Mau.
Ngày 12/12/2008
7h30’ khởi hành về trường Đại học cần Thơ
12h45’ – 15h30’ tham quan, học tập ở trường Đại học Cần Thơ.
15h35’ – 16h tham quan Bến Ninh Kiều.
19h15’ về đến trường Đại học Đồng Tháp.
Kết thúc chuyến khảo sát.
PHẦN I. KẾT QUẢ THU HOẠCH
Chương I. TỈNH AN GIANG
TỔNG QUAN VỀ AN GIANG
Đặc điểm về tự nhiên
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía đông An Giang giáp Đồng Tháp, phía đông nam giáp Tp. Cần Thơ, phía tây nam giáp Kiên Giang, phía tây và tây bắc giáp nước Cam-pu-chia.
Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Đặc điển về kinh tế - xã hội
An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa (trên 2 triệu tấn), ngoài cây lúa còn trồng bắp, đậu nành và nuôi (trồng) thuỷ sản nước ngọt như cá, tôm... An Giang còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, bánh phồng (Phú Tân), khô bò và các mặt hàng tiêu dùng. Đặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước.
An Giang được nhiều du khách biết đến với các lễ hội độc đáo như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, Chôl Chnam Thmây, Dolta và hội đua bò..., các danh lam thắng cảnh: núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, đồi Tức Dụp anh hùng trong chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác.
An Giang có các mối giao thông thường xuyên với Cà Mau, Tp. Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh, Rạch Giá và những địa danh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Long Xuyên cách Cần Thơ 62km, Mỹ Tho 125km và Tp. Hồ Chí Minh 190km. Thị xã Châu Đốc cách Hà Tiên 96km, Cần Thơ 117km, Mỹ Tho 179km và Tp. Hồ Chí Minh 245km.
CÁC ĐIỂM THAM QUAN - KHẢO SÁT
1. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Theo quốc lộ 91 đến 9h ngày 06/12/2008, đoàn chúng tôi đã đến Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đến đây, tôi đã cãm nhận được thay đổi của địa hình, của cảnh quan. Địa hình đã cao hẳn lên với những dải núi sót. Một dạng địa hình đặc biệt ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cảnh quan cũng có sự thay đổi: ở đây đã không còn cảnh những cánh đồng ngập chìm trong nước lũ hay những thửa ruộng sắp thu hoạch mà thay vào đó là cảnh quan của vùng núi: với rừng cây bụi và dây leo rất rậm rạp.
Chúng tôi có khoảng 1 giờ để tham quan, học tập ở khu này. Đây là một quần thể các công trình kiến trúc đặc biệt mang giá trị nghệ thuật và tôn giáo sâu sắc. Quần thể di tích này bai gồm các đền, chùa, miếu mạo như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Ông, Chùa Phật Thầy Tây An…đặc biệt là Miếu Bà Chúa Xứ. Kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban Quý tế...
Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Bên trong Miếu Bà Chúa Xứ
Các nhà chuyên môn cho biết tượng Bà Chúa được tạo vào khoảng cuối thế kỷ 6 đầu thế kỷ thứ 7, bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Khi xưa, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.Tượng thờ này thuộc nền văn hóa Óc Eo, mang mô típ mỹ thuật Bà-la-môn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, tương tự tượng Phật Bốn Tay ở chùa Linh Sơn ( thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang). Và thực ra đây không phải là tượng người phụ nữ mà là tượng nam thần đang ngồi trầm tư, nghĩ ngợi, thường gặp trong các tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo.
Miếu Bà Chúa Xứ và lễ hội vía Bà hàng năm (24 -27/04 ÂL) đã được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cảu quốc gia. Hàng năm, khu di tích này thu hút hang trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến đây thăm viếng, đem lại nguồn thu lớn cho An Giang. Và có thể nói đây là khu du lịch nổi tiếng nhất của An Giang.
Chúng tôi đến đây không phải là “mùa du lịch” nhưng chúng tôi vẫn thấy hang trăm lượt khách ở đây. Ngoài hình thức thăm viếng các ngôi chùa thì ở đây còn có một hoạt động rất hấp dẫn nữa là leo Núi Sam.
Khu du lịch này này đang là diểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Nhưng nó vẫn chưa thực sự phát triển như tiềm năng mình. Do các dịch vụ du lịch ở đây chưa có sự quy hoạch, đầu tư đúng mức của Nhà nước, mà phấn lớn là do người dân tự đầu tư nên thiếu đồng bộ, yếu kém, không giữ chân được du khách..
Đến 10h cùng ngày chúng tôi rời khu du lịch Núi Sam.
2. Khu du lịch Núi Cấm
11h ngày 06/12/2008 đoàn chúng tôi đến khu du lịch Núi Cấm. Lúc này, nhiệt độ rất nóng bức (35 – 370C), trời quang mây và có gió nhẹ. Địa hình và cảnh quan không có sự thay đổi so với khu du lịch Núi Sam.
Núi Cấm nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang: vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự...
Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm.
Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh.
Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái... núi Cấm còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh và nước khoáng thiên nhiên...
Khu du lịch này vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của mình, do thiếu sự đầu tư: dưới chân núi chủ yếu là các dịch vụ ăn uống, mà chất lượng lại rất kém.
Do sự hạn chế về thời gian nên chúng tôi không leo lên đến đỉnh núi mà chỉ dừng chân ở suối Thanh Long.
Đến 14h chúng tôi rời Núi Cấm.
Sau khi tham quan, khảo sát hai khu du lịch này, tôi thấy chúng có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Nhưng hiện tại thì chúng vẫn còn kém hấp dẫn đối với du khách là do hai nơi này chưa tạo được sự khác biệt của mình. Nên không giữ chân được du khách. Muốn tạo được sự khác biệt thì theo tôi nên quy hoạch lại như sau:
Phát triển mạnh loại hình du lịch hành hương ở Núi Sam. Còn ở Núi Cấm thì phát triển loại hình du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng. Bên cạnh đó, dưới chân Núi Cấm cần đầu tư phát triển một trung tâm mua sắm và dịch vụ y tế.
3. Chợ biên giới Tịnh Biên
14h50’ đoàn chúng tôi đến chợ biên giới Tịnh Biên để tham quan và mua sắm.
Chợ Tịnh Biên có quy mô 510 ki-ốt ngay cạnh tuyến đường chính (quốc lộ 91) ra cửa khẩu Tịnh Biên, cách biên giới Việt Nam-Campuchia khoảng 500m. Điều thuận lợi là chợ nằm ngay trên quốc lộ 91 nối liền với quốc lộ 2 Campuchia, cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 110km, góp phần thúc đẩy phát triển giao thương giữa các vùng kinh tế trọng điểm của An Giang với Tà Keo, Phnôm Pênh... Vương quốc Campuchia. Chợ vừa xây xong, cửa khẩu quốc gia Tịnh Biên được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế.
Chợ Tịnh Biên mới đưa vào hoạt động đã bắt đầu sôi động hẳn lên, không chỉ cư dân hai tỉnh Tà Keo và An Giang, mỗi năm chợ Tịnh Biên còn thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch từ lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc) đến tham quan mua sắm, doanh số bán hàng của chợ tăng vọt lên vài chục tỷ đồng.
Hơn 1 giờ tham quan, mua sắm ở đây thì đến 16h đoàn chúng tôi lên xe về TX. Châu Đốc.
4. Khu di tích lịch sử Ba Chúc
9h ngày 07/12/2008 đoàn chúng tôi dừng chân tham qua khu di tích lịch sử Ba Chúc. Đây là khu di tích ghi lại tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt đối với đồng bào ta. Quần thể chứng tích tội ác, bao gồm 7 hạng mục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và vòng rào.
Nhà Mồ, công trình chính, có hình lục giác. Chính giữa nhà Mồ là một khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát.Nhà nước Việt Nam đã công nhận Cụm Di tích Căm thù ở Ba Chúc (hay còn được gọi là Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt, tại Ba Chúc), bao gồm ba điểm tiêu biểu là: Nhà Mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai.
Sau một giờ viếng thăm, đến 10h chúng tôi rời khỏi khu di tích này và thẳng tiến đến Kiên Giang.
Chương II. TỈNH KIÊN GIANG
TỔNG QUAN VỀ AN GIANG
Đặc điểm về tự nhiên
Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía tây nam của Tổ quốc. Phía đông và đông nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang, phía nam giáp Cà Mau, phía bắc giáp Cam-pu-chia với đường biên giới dài 54km, ngoài ra còn có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh.
Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27ºC - 27,5ºC; quanh năm không quá nóng và quá lạnh. Khí hậu 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang có những cánh đồng lúa phì nhiêu, có rừng vàng, biển bạc, có hải đảo và đồi núi với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về nông sản, hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm ven vịnh Thái Lan, Kiên Giang lưu thông với quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi. Nghề chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển. Biển Kiên Giang có những bãi tôm và luồng cá rất lớn với nhiều loại cá ngon: thu, chim, nhám, bạc má, chép, he, cá thiều. Kiên Giang còn nổi tiếng về nghề làm nước mắm.
Kiên Giang có nhiều địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử là rừng U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc... Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kiên Giang nhiều danh lam thắng cảnh như "Non nước Hà Tiên", "Biển trời Phú Quốc". Địa danh Hà Tiên (cách Rạch Giá 90km về hướng tây bắc) được đánh giá là nơi có nhiều cảnh đẹp (chỉ sau Hạ Long) với nhiều núi non hang động, chùa chiền, lăng mộ và nhiều hòn đảo gần xa.
Đường bộ: Rạch Giá cách Cần Thơ 116km, Mỹ Tho 182km và cách Tp. Hồ Chí Minh 250km.
Đường không: Tỉnh hiện có ba sân bay Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên. Có 9 chuyến bay một tuần từ Tp. Hồ Chí Minh tới sân bay Rạch Giá, 34 chuyến bay một tuần tới sân bay Phú Quốc.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang có những cánh đồng lúa phì nhiêu, có rừng vàng, biển bạc, có hải đảo và đồi núi với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về nông sản, hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm ven vịnh Thái Lan, Kiên Giang lưu thông với quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi. Nghề chính của tỉnh là nghề nông, nhưng nghề cá cũng rất phát triển. Biển Kiên Giang có những bãi tôm và luồng cá rất lớn với nhiều loại cá ngon: thu, chim, nhám, bạc má, chép, he, cá thiều. Kiên Giang còn nổi tiếng về nghề làm nước mắm.
Kiên Giang có nhiều địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử là rừng U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc... Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kiên Giang nhiều danh lam thắng cảnh như "Non nước Hà Tiên", "Biển trời Phú Quốc". Địa danh Hà Tiên (cách Rạch Giá 90km về hướng tây bắc) được đánh giá là nơi có nhiều cảnh đẹp (chỉ sau Hạ Long) với nhiều núi non hang động, chùa chiền, lăng mộ và nhiều hòn đảo gần xa.
CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT
1. Khu du lịch Mũi Nai
12h ngày 07/12/2008 chúng tôi đến với khu du lịch Mũi Nai – Hà Tiên – Kiên Giang.
Khu du lịch Mũi Nai cách TX. Hà Tiên 4km. Là một mũi đất nhô ra biển (khoảng 100m), giống như đầu một con nai đang nghếch mõm.
Bao nhiêu năm nay, Mũi Nai không phải chứng kiến sự bi thương do biển mang đến. Vì biển nơi đây thoai thoải và khá nông, rất an toàn để tắm. Đội ngũ bảo vệ cũng không cho phép những người nồng nặc mùi men rượu xuống tắm. Thêm vào đó, khu du lịch Mũi Nai đã xây dựng một công viên nước mini ngay sát biển dành cho trẻ em. Các bé sẽ tha hồ nghịch sóng, chơi cát, trượt nước mà phụ huynh chẳng phải lo ngại gì cả.
Mũi Nai luôn tự hào về vấn đề an ninh. Các gánh hàng rong, vé số hay những người ăn mày không được phép xuất hiện trong khuôn viên bãi tắm. Hành lý, tư trang của khách luôn được đặt trong tình trạng cấm sờ vào hiện vật. Đó là yếu tố quan trọng giúp bạn yên tâm khi tắm biển.
Cạnh bãi tắm là một cái chợ nhỏ, bán đủ sản vật biển khơi. Chúng được giữ tươi sống tuyệt đối cho đến khi khách hàng chọn mua. Nhưng thông thường, du khách thích chọn cách ngồi chờ. Chờ đến chiều, các ghe đánh cá nho nhỏ trở về. Cá, mực, tôm, sò không nhiều lắm, nhưng rất rẻ và rất ngon. Dải đất này được sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên theo một cách nào đó, nên có những dòng hải sản di cư đi ngang qua. Không những vậy, Mũi Nai còn sở hữu món nước thốt nốt đặc trưng của vùng. Ngọt và thơm đến tận đáy lòng.
Mũi Nai có một đặc trưng là lạ: người địa phương "nhường" hẳn bãi tắm này cho du khách. Thêm vào đó, những người đến Hà Tiên thường không phải để tắm biển. Chính vì thế, dù thật nên thơ, Mũi Nai vẫn vắng. Không những vắng, biển lại rất hoang sơ. Bàn tay con người cải tạo dường như không lưu lại nhiều dấu vết.
Vắng và tự nhiên, điều này trở thành một nét riêng quyến rũ những ai muốn về với thiên nhiên, đến với Mũi Nai. Nhưng muốn tận hưởng cảm giác lãng mạn của biển, bạn nên chờ đến buổi chiều. Cứ ngồi xoải chân trên cát, im lặng nghe tiếng lao xao của gió vờn trên sóng, của bầy hải âu chao lượn cuối trời mới thấy hết nét thi vị của biển. Rồi hoàng hôn xuống dần, đỏ ối một vùng trời.
Khu du lịch Mũi Nai có rất nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nghĩ dưỡng. Hiện nay, khu du lịch này chỉ phát triển được một mùa mà không phát triển được quanh năm. Vì vậy, trong tương lai cần phải:
- Đầu tư phát triển mạng lưới nhà hàng, khách sạn mạnh hơn nữa.
- Đa dạng hóa các hình thức du lịch.
- Thị xã Hà Tiên phải được đầu tư thành một trung tâm mua sắm giống như chợ Đầm ở Nha Trang hay chợ Đà Lạt ở TP. Đà Lạt.
2. Khu du lịch Núi Đá Dựng
8h ngày 08/12/2008 đoàn chúng tôi đến khu du lịch Núi Đá Dựng.
Cách thị xã Hà Tiên 6 km và Thạch Động 2 km về hướng Tây Bắc, núi Đá Dựng có hình thang cân, cao khoảng 100 m thư một bình phong thép của mảnh đất địa đầu Tây Nam Tổ quốc. Gọi là Đá Dựng có lẽ do vách đá dựng đứng, bên trong có nhiều ngõ ngách, hang động. Mỗi hang gắn liền với một truyền thuyết, một sự tích vừa thật vừa ảo.
Đường lên núi dài 1.049 m được chia làm hai tuyến. Tuyến 1 (đi lên) dài 772 m gồm 10 hang chính thư hang Mẹ Sanh, hang Dơi, hang Cội Hàng Da, hang Trống Ngực (đấm ngực âm thanh vang như trống), hang Khổ Qua, hang Bồng Lai...
Ngồi ở hang Kim Quy (có khối đá giống hệt con rùa) nhìn qua Campuchia ngút ngàn đồng ruộng và cây thốt nốt, gió thổi mát hơn cả máy lạnh. Tuyến 2 (đi xuống) dài 377 m, có 4 hang chính như hang Chỉ Huy, hang Biệt động... Từ hang Chỉ Huy tha hồ ngắm toàn cảnh Hà Tiên.
Trong hang có nhiều khối thạch nhũ giống cá đối, rồng bay, cá voi, gấu, sư tử, chó... Vách hang còn dấu vết các loại vỏ hàu, vỏ sò như cố chứng minh nguồn gốc xa xưa vốn là nơi đầm lầy nước lợ. Hàng triệu năm trước núi Đá Dựng có lẽ là hòn đảo nhỏ giữa một sân chim ven biển.
Nguyên nhân làm cho khối núi này lại có nhiều hang động và trong mỗi hang lại có những hình thù khác nhau như vậy là do: đây là những dải núi sót, cấu tạo chủ yếu từ đá vôi, bị sự xâm thực của nước mưa, gió và đặc biệt nữa là do song biển.
Thãm thực vật chủ yếu là những cây bụi và dây leo không có cây gỗ lớn. Thực vật ở đây có bộ rễ rất dài và bám sâu vào vách đá.
3. Thạch Động
10h15’ ngày 08/12/2008 đoàn chúng tôi đến Thạch Động.
Thạch Động còn được gọi là Thạch Động Thôn Vân (động đá nuốt mây) vì động ở độ cao 50m.
Đứng trước cửa động nhìn lên đỉnh Thạch Động trông giống một con đại bàng đang tung cánh rất oai phong. Xung quanh Thạch Động có những hòn đá nhô ra giống như đầu của chim đại bàng.
Trong hang, nước mưa theo tháng năm thấm vào vôi, tạo nên vô vàn thạch nhũ độc đáo. Đứng trên miệng hang Gió, bạn có thể thấy cả rừng thốt nốt ở đất Campuchia.
Hoạt dộng dịch vụ du lịch ở đây kém phát triển.
4. Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Cửa khẩu Xà Xía)
11h ngày 08/12/2008 đoàn chúng tôi đến tham quan Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên. Đây là một trong những cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia. Là lối đi chính trong giao thương giữa nước ta và nước bạn Campuchia tại Kiên Giang.
Tại đây có cột mốc biên giới 313 là một trong những cột mốc rất quan trọng. Đây là cột mốc Đại của hai nước, là cột mốc gần cuối biên giới đất liền giữa hai nước, vừa là cột mốc nằm giữa cặp cửa khẩu quốc tế của hai nước, lại vừa nằm ngay hành lang ven biển từ Thái Lan – Campuchia - Việt Nam qua địa phận tỉnh Campốt (Campuchia) và tỉnh Kiên Giang (Việt Nam).
Cặp cửa khẩu quốc tế này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự hợp tác phát triển kinh tế giữa Kiên Giang, Việt Nam và Campốt, Campuchia.
5. Lăng Mạc Cửu
14h10’ ngày 08/12/2008 đoàn chúng tôi đến viếng lăng Mạc Cửu, người có công lớn trong việc khai khẩn đất Hà Tiên.
Bên trong cổng là một khoảng sân rộng cùng nhiều cây xanh quanh năm tạo cho không gian lăng mộ lúc nào cũng yên tĩnh và trầm mặc. Đối diện cổng là đền thờ Mạc Cửu, cột vuông, có hoành phi và liễn đối. Tuy công trình đã khởi xây từ thế kỷ 18 nhưng nhờ bảo quản tốt và trải qua nhiều lần trùng tu nên các hoa văn, họa tiết ở một số hiện vật vẫn còn sắc sảo. Trước đền có một cặp sư tử đá trông uy nghi dù đã bị thời gian và mưa gió bào mòn ít nhiều. Tại chánh điện đền có một biển thờ đề bốn chữ “Khai trấn trụ quốc” là lời tuyên dương của nhà Nguyễn trước công đức mở mang bờ cõi của dòng họ Mạc. Trên vách đền có ghi lại những bài thơ trong “Hà Tiên thập vịnh” của Mạc Thiên Tích.
Phần lăng mộ Mạc Cửu nằm giữa những bức tường kiên cố, các bậc thềm đều cẩn đá xanh, có tảng dài đến ba mét, do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Quảng Tây sang tặng. Ngôi mộ lớn nhứt của Mạc Cửu có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, núm mộ có hình dáng như một con trâu nằm (thế tọa ngưu). Hai bên mộ trước kia có hai tượng tướng sĩ oai phong cầm gươm đứng hầu, chạm trổ tinh vi. Khu mộ rất kiên cố nên dù đã trải qua ba thế kỷ nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu, chỉ đáng tiếc là hai bức tượng bằng đá xanh đã bị trộm được thay bằng tượng xi măng.
Lần theo các lối mòn và những bậc thềm là đến mộ phần của gia đình và tướng tá dòng họ Mạc. Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tích (trái) và mộ Mạc Tử Hoàng (phải) rồi đến mộ Mạc Thiên Tích (cũng giống như mộ cha nhưng bày trí khiêm nhường hơn).
6. Chợ Hà Tiên
15h40’ ngày 08/12/2008 đoàn chúng tôi đến tham quan, mua sắm ở chợ Hà Tiên.
Chợ Hà Tiên với tổng diện tích 7,573ha và số vốn đầu tư là 27,94 tỉ đồng khung sườn khu Trung tâm Thương mại Hà Tiên vững chãi vươn lên dưới chân cầu Tô Châu. Chợ Hà Tiên ngày càng mở rộng và nối dài, phát triển thành khu tham quan mua sắm sầm uất với nhiều quầy hàng bày bán đặc sản như mực khô, hải sản tươi và khô, me Thái, thốt nốt nước, trái thanh trà rừng… Đặc biệt khi đến đây du khách sẽ được nhìn ngắm đồi mồi và những kỷ vật được làm từ đồi mồi. Những chiếc vòng cổ, nhẫn đeo tay khắc họa hình vẽ, chạm trổ tinh xảo với giá cả phải chăng sẽ là những món quà lưu niệm thi vị dành cho bạn bè và người thân.
So với chợ biên giới Tịnh Biên thì chợ Hà Tiên kém hơn về quy mô cũng như về sự đa dạng của hàng hoá.
7. Nhà máy sản xuất xi măng
Ngày 09/12/2008 đoàn chúng tôi khởi hành đi tham quan, học tập ở nhà máy sản xuất xi măng 2. Có thể nói, đây là địa điểm khảo quát rất có ý nghĩa của chuyến thực địa này.
14h15’ chúng tôi đặt chân đến nhà máy, vừa tới nhà máy một không khí ngột ngạt, đầy bụi đang chào đón chúng tôi. Ở đây bụi có ở khắp mọi nơi. Đến đây, chúng tôi được sự hướng dẫn của anh Thêm cán bộ môi trường của nhà máy, chúng tôi được giới thiệu tổng quan về tập đoàn sản xuất ci măng Việt Nam, nhà máy sản xuất xi măng ở Hòn Chông – Kiên Giang và quy trình sản xuất xi măng.
Vào năm 1994, Việt Nam có giấy phép đầu tư. Hòn Chông thuộc Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang được chọn làm nơi xây dựng nhà máy xi măng. Xi măng lần đầu tiên được sản xuất tại Hòn Chông là vào năm 1997.
Việt Nam còn vận hành một trạm xi măng tại Cát Lái, quận 2, nơi lưu trữ, trộn hỗn hợp và phân phối xi măng, và Văn Phòng Riverside tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Trạm nghiền Thị Vải tại Bà Rịa-Vũng Tàu (cách Tp. Hồ Chí Minh 80km). Công ty đã đạt được công suất hàng năm là 3.6 triệu tấn xi măng và hơn 120,000m3 bê tông trộn sẵn.
Trong một thời gian ngắn, xi măng Hà Tiên 2 Việt Nam đã trở thành một trong những nhà sản xuất xi măng và cung cấp bê tông trộn sẵn hàng đầu ở phía Nam Việt Nam. Nhãn hiệu Xi Măng 2 được xem là sản phẩm có có uy tín về chất lượng, đáng tin cậy, phục vụ tốt và được đánh giá cao.
Qua cuộc nói chuyện gần 2 giờ, chúng tôi đã hiểu vì sao xi măng 2lai chiếm được thị phần lớn như hiện nay như vậy là do công ty đã xây cựng được một thương hiệu mạnh trên thị trường. Và chất lượng ngày một nâng cao.
14h15’ – 15h30’ chúng tôi được tham quan khu vực sản xuất của nhà máy. Ra đến đây không khí lại càng ô nhiễm trầm trọng hơn. Cảnh quan bị thay đổi trầm trọng. Mặt đất bị đào bới tạo thành các hố sâu, những ngọn núi bị nổ mìn, không có cây cối sinh sống, nhiệt độ rất oi bức và khó chịu.
Theo lời anh Thêm, thì đây là nhà máy hiện đại, với quy trình sản xuất khép kín mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường như vậy thì các nhà máy khác còn gây ảnh hưởng đến mức độ nào.
8. Chùa Hang và Hòn Phụ Tử
11h ngày 09/12/2008 đoàn chúng tôi đến tham quan, khảo sát Chùa Hang và Hòn phụ Tử.
Chùa Hang: Nằm hẳn trong một hang đá sâu 40 m, cửa chùa quay vào trong đất liền, trong ánh sáng lờ mờ, có thể nhìn thấy những thạch nhũ chảy từ trên trần xuống đóng cứng lại to như cột nhà. Đá vôi tái kết tinh ở đây rỗng nên khi gõ vào thân thạch nhủ thì nó ngân lên như tiếng chuông chùa (còn gọi là đá chuông). Đi luồn qua hang chui ra khỏi cửa sau gặp ngay mặt biển trong xanh, xa xa là hòn Phụ Tử hiện ra trông cảnh biển ở đây như một góc vịnh Hạ Long.
Hòn Phụ Tử thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Từ lâu, hòn Phụ Tử được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang. Đó là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả. Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật kỳ lạ khéo léo.
9. Hang Mo So
Tới Mo So, muốn vào hang phải len qua dãy hành lang thăm thẳm, mênh mông, vách đá dựng đứng với nhiều thạch nhũ, ngõ ngách và hang hốc còn bám đầy những vỏ sò - dấu vết ngàn năm của một thời hoang địa. Lần theo các hang động sẽ khám phá những con sông ngầm chảy thông suốt từ miệng hang này sang miệng hang khác, càng len theo hang động càng thích thú trước những thạch động giống như miệng thúng úp lại.
Đỉnh tròn vo, bóng loáng, tĩnh lặng và vững chãi hình đĩa bay và đá tai mèo, gân đá nổi lên tạo thành một bức tranh thiên nhiên kỳ ảo.
Sau 3 ngày ở Kiên Giang, tôi thấy nơi đây có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch:
- Phong cảnh đẹp.
- Mạng lưới giao thông tương đối phát triển.
Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục:
- Các khu du lịch chưa được đầu tư đúng mức, thiếu quy hoạch và không đồng bộ, chưa tạo được sự liên kết giữa các điểm du lịch lại với nhau.
- Các hang động chưa được khai thác hợp lý, làm phá vỡ không gian du lịch: việc xây dựng chùa, miếu và việc thờ cúng trong hang đã gây sự phản cãm đối với du khách mà đặc biệt là đối với du khách quốc tế.
Chương III. TỈNH BẠC LIÊU
TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU
Đặc điểm về tự nhiên
Bạc Liêu là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Phía bắc giáp Sóc Trăng và Cần Thơ, Hậu Giang, phía đông nam giáp biển Đông, phía tây giáp Cà Mau và Kiên Giang. Là vùng đất trẻ được khai mở vào cuối thế kỷ 17 và được phù sa bồi đắp. Bạc Liêu có nhiều cánh đồng lúa bao la. Do hành trình của dòng hải lưu Bắc Nam, phù sa dồn lại tạo thành những giồng đất cát, nơi đây cây ăn trái mọc sum sê.
Khí hậu Bạc Liêu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thị xã Bạc Liêu được xây dựng bên rạch Bạc Liêu, cách biển 10km, là trung tâm lúa gạo và đầu mối giao lưu trong và ngoài tỉnh. Đất đai Bạc Liêu màu mỡ, dân cư đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, hoa mầu, cây ăn trái, đánh bắt hải sản và nghề làm muối.
Thời nhà Nguyễn, thế kỷ 18, Bạc Liêu thuộc phủ Bãi Xâu, tỉnh An Giang. Bạc Liêu được thành lập muộn hơn các tỉnh Nam kỳ khác. Tiểu khu Bạc Liêu được hình thành từ cuối năm 1882 do thống đốc Le Myre de Villers ký nghị định lấy một phần đất của 2 tiểu khu Sóc Trăng và Rạch Giá. Ngày 20/12/1989, Toàn quyền Poul Doumer đổi tiểu khu thành tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu đã có một vị trí khá quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng của người Pháp. Bạc Liêu vốn là xứ của một số đại điền chủ Nam kỳ lục tỉnh, mà đến nay vẫn còn khá nhiều dinh thự, biệt thự theo lối kiến trúc phương Tây đã tạo cho Bạc Liêu một dấu ấn riêng rất thú vị.
Du khách đến Bạc Liêu sẽ hiểu thêm về giai thoại công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi. Đến Bạc Liêu du khách ghé thăm sân chim Bạc Liêu, những vườn nhãn dài hàng mấy chục kilomet mà hương vị của nó ít nơi nào sánh được, tháp cổ Việt Hưng, chùa Xiêm Cán, hoặc đi thăm những rừng đước, rừng tràm, căn cứ tự nhiên trong kháng chiến chống xâm lược.Dân tộc, tôn giáo
Phần lớn dân cư Bạc Liêu là người Việt (Kinh), người Khmer chiếm 4,7% tập trung ở đông bắc Bạc Liêu và huyện Giá Rai; người Hoa chiếm 3,3%. Là vùng đất trù phú thịnh vượng, người dân Bạc Liêu hiền hoà, hiếu khách, có phong cách sống phóng khoáng đặc trưng của vùng Nam Bộ.
Bạc Liêu cách thành phố Hồ Chí Minh 280km, Cà Mau 67km, Sóc Trăng 50km và Cần Thơ 113km. Giao thông đường bộ rất thuận lợi. Có quốc lộ 1A chạy ngang qua tỉnh.
CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT
Nhà Công Tử Bạc Liêu
Nhà Công tử Bạc Liêu tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh Huy- người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng năm 1919, tầng trệt gồm 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh và lối cầu thang lên lầu. Tầng lầu gồm 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh, phòng ở hướng Đông Bắc là phòng của ông Trần Trinh Trạch, phòng đối diện là phòng của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (dân địa phương gọi là Ba Huy). Đây là căn nhà được coi là bề thế nhất Bạc Liêu lúc bấy giờ, do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng; có nhiều vật liệu phải chở từ bên Pháp sang. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà nhằm đưa vào kinh doanh văn hóa du lịch. Hiện nay căn nhà này được dùng làm khách sạn trong hệ thống Nhà hàng - Khách sạn công tử Bạc Liêu.
Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng.
Chương IV. TỈNH CÀ MAU
TỔNG QUAN VỀ TỈNH CÀ MAU
Đặc điểm về tự nhiên
Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của Việt Nam, hình dạng giống chữ V, như một bán đảo có 3 mặt giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Diện tích tự nhiên 5.211 km2, địa hình bằng phẳng thuần nhất là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt. Hàng năm ở phía Tây vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển trên 50 mét. Ngoài biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc. Khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão.
- Cà Mau giàu tài nguyên về rừng và biển. Hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích gần 100.000 ha được chia thành 2 vùng: rừng ngập lợ với đặc trưng cây tràm là chủ yếu nằm sâu trong đất liền ở vùng U Minh hạ; rừng ngập mặn với đặc trưng cây đước, cây mắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và ven biển; trong rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản của rừng ngập nước. Rừng Cà Mau trở thành nổi tiếng trên thế giới và chỉ đứng sau rừng ngập mặn ở Cửa sông Amazôn (Brazil). Bờ biển Cà Mau dài 254 km chạy từ phía biển Đông sang vịnh Thái Lan, bờ biển thấp, nền đất yếu và bằng phẳng. Diện tích vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km2, độ sâu trung bình từ 30 đến 35 mét; trong lòng biển có nhiều loài tôm cá, dưới thềm lục địa có trữ lượng dầu khí và khí đốt rất lớn, có khả năng khai thác trong nhiều năm. Biển Cà Mau có vị trí trung tâm đường biển trong vùng Đông Nam Á và sát với đường biển quốc tế, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Do có vị trí địa lý tiền tiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, những đặc thù về sinh thái rừng, biển, khí hậu thuận lợi... tạo cho Cà Mau có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, khai thác khí đốt và dầu khí.
Dân số Cà Mau có 1.200.000 người, phân bố tương đối đều, mật độ trung bình 230 người/km2, người Kinh chiếm 97% dân số, còn lại là người Khơmer, người Hoa và một số dân tộc ít người khác. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, đa số là lao động trẻ, cần cù, có thể đáp ứng nhu cầu cho nhiều lĩnh vực. Địa giới hành chính được chia thành 8 huyện và 1 thành phố; có 97 xã, phường, thị trấn; 860 ấp, khóm. Thành phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ nằm trên trục quốc lộ IA và quốc lộ 63 có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, quốc phòng. Nhịp độ phát triển đô thị của Cà Mau khá nhanh; mấy chục năm trước từ là thị xã bé nhỏ, nay Cà Mau là thành phố; thị trấn Năm Căn, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, cửa biển Khánh Hội, ông Trang, Rạch gốc, Gành Hào... cũng đang hình thành dáng dấp đô thị sầm uất của dải hành lang đô thị ven biển.
CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT
Mũi Cà Mau
6h15’ ngày 11/12/2008 đoàn chúng tôi khởi hành từ TP. Cà Mau đi khảo sát Mũi Cà Mau. Có thể nói, đây là chuyến khảo sát cuối cùng của đoàn chúng tôi và đây cũng là chuyến đi vất vả nhất trong chuyến đi thực địa lần này.
Do hệ thống giao thông chưa được phát triển nên chúng tôi phải đi bằng tàu. Dọc theo hai bên bờ, dân cư tập trung thưa thớt, với hoạt động sản xuất chính là nuôi tôm. Đường xá đi lại rất khó khăn, phương tiện đi lại chủ yếu là ghe và xuồng, đời sống nhân dân còn khó khăn.
Đến đây chúng tôi nhận thấy sự thay đổi của cảnh quan rất lớn: thãm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn với đước và mắm là hai loại cây chiếm ưu thế.
Sau hơn 127km đi bằng tàu, đến 11h20’ đoàn chúng tôi đặt chân đến khu du lịch Mũi Cà Mau.
Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.
Tọa độ: 8°37'30' ' độ vĩ Bắc, 104°43' độ kinh Đông.
Hiện nay nếu xét chi li thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.
Tại đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Và còn có các công trình như cột mốc toạ độ quốc gia, biểu tượng Mũi Cà Mau.
Vùng đất này hằng năm lấn ra biển hàng chục mét, do sự bồi đắp rất lớn.
2. Chợ Năm Căn
Chợ nằm ở thị trấn Năm Căn, là chợ huyện ở tận cùng đất nước nhưng rất sôi nổi và sung túc vào bậc nhất của đất mũi Cà Mau. Ở đây có bán đầy đủ các loại hàng hóa, đặc biệt là hải sản. Đời sống của cư dân nơi đây tuong đối cao, hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển. Giá cả của hàng hóa ở đây cũng tương đối rẽ hơn ở TP. Cà Mau.
Chương V. TỈNH CẦN THƠ
TỔNG QUAN VỀ TỈNH CẦN THƠ
Đặc điểm tự nhiên
Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía tây nam. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An Giang và đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long.
Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C.
Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn...
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cần Thơ có nhiều nét đặc sắc, độc đáo của văn hoá đồng bằng Nam Bộ được kết hợp hài hoà các sắc thái văn hoá truyền thống của người Việt, Khmer, Hoa...
Cần Thơ cách Vĩnh Long 34km, Long Xuyên 62km, Sóc Trăng 63km, Mỹ Tho 104km, Rạch Giá 116km, Châu Đốc 117km, thành phố Hồ Chí Minh 169km và Cà Mau 179km.
Đường bộ: Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 91 đi An Giang; quốc lộ 80 đi Kiên Giang. Bến xe buýt cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía tây bắc, dọc theo đường Nguyễn Trãi.
Đường thủy: Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam bộ, nối liền với Cam-pu-chia. Thành phố có cảng quốc tế Cái Cui khá lớn tiếp nhận tàu 5.000 tấn.
Đường không: Sân bay Trà Nóc.
Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng có thể tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng. Từ xa xưa Cần Thơ đã được coi là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, hiện nay là một trong những nơi sản xuất và xuất khẩu gạo chính của cả nước.
Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi: lợn, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc, 33.000 kw); kỹ thuật điện, điện tử, hoá chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản... là thế mạnh của tỉnh.
Địa danh Cần Thơ có xuất xứ từ tên “cầm thi giang” (sông thơ, đàn) cho thấy đây là vùng văn hoá sông nước. Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hoá cư dân. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa. Cần Thơ nổi tiếng với bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng.
Tp. Cần Thơ tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ. Đã từ lâu, nơi đây là trung tâm kinh tế - văn hoá của các tỉnh miền Tây Nam Bộ
Du lịch vườn Cần Thơ
Vườn Cần Thơ có trên khắp các tuyến đường bộ, đường thuỷ ở Tp Cần Thơ, Các vườn du lịch xanh tươi đã và đang thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến thăm.
Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Ðiền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển.
Từ Tp. Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng, qua cầu Ðầu Sáu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Vườn Mỹ Khánh rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim các rùa, rắn, cua, tôm ...
Du khách đi dạo trong vườn hít thở không khí trong lành mát mẻ và được nếm các loại trái cây chín và những món ăn đặc sản miệt vườn. Dưới bóng cây xanh thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà rông nhỏ xinh là nơi khách nghỉ đêm.
Khu du lịch Ba Láng ở cách Tp. Cần Thơ 9km (trên quốc lộ 1A theo hướng Sóc Trăng, qua cầu Cái Răng) rộng 4,2ha. Nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm dành cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn mini. Những miệt vườn ở đây được kết hợp loại hình kinh tế vườn và du lịch đã làm phong phú thêm tuyến du lịch miệt vườn Cửu Long.
CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT
Trường Đại Học Cần Thơ
7h30’ ngày 12/12/2008 chúng tôi rời TP. Cà Mau theo quốc lộ 1A về trường Đại học Cần Thơ. 12h45’ đến trường ĐHCT, ở đây chúng tôi được sự hướng dẫn của các anh, chị giảng viên trẻ của trường giới thiệu một cách tổng quan về trường.
Sau khi được giới thiệu, chúng tôi được tham quan một vòng (khoảng 2.5km) qua rất nhiều khoa và phòng ban của ĐHCT. Và chúng tôi đã đựơc học hỏi rất nhiều vế thái độ cũng như phương pháp học tập tích cực, nghiêm túc và rất hiệu quả của các bạn sinh viên ĐHCT.
Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 76 chuyên ngành đại học, 28 chuyên ngành cao học 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 1 chuyên ngành cao đẳng.
Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. Từ những kết quả của các công trình NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
ĐHCT tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương ĐBSCL trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với nhiều tổ chức quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Thông qua các chương trình hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu thông tin khoa học được bổ sung.
Bến Ninh Kiều
15h40’ chúng ghé tham quan Bến Ninh Kiều.
Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bên Bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ. Cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ.
Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào. Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la, không khí trong lành nhờ cơn gió từ dòng Hậu Giang đưa vào. tiên, thần mặt trời và thần mặt trăng. Đây là một trong những cổ tự nổi tiếng của Tiền Giang đồng thời cũng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đến bến Ninh Kiều, du khách còn có thể tham quan các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, vừa ngắm dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng.
Nhận xét
Trên suốt tuyến khảo sát của đoàn đã dừng lại rất nhiều điểm khảo sát, mỗi điểm có sự khác nhau về địa hình, địa chất, sinh vật, thuỷ văn, khí hậu, cũng như sự khác nhau của các vấn đề kinh tế - xã hội diễn ra ở các tỉnh của vùng như: cách tổ chức đời sống - sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điểm du lịch cũng như cách làm du lịch của từng địa phương.… Nhưng nhìn chung, đồng bằng Sông Cửu Long của chúng ta là một vùng đất rất giàu tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội: diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và màu mỡ, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằn chịt, cắt xẻ lãnh thổ, tạo diều kiện cho giao thông đường thủy phát triển, phục tốt cho sản xuất và sinh hoạt. Sinh vật cũng vô cùng phong phú và đa dạng: rừng ngập mặn ở Cà Mau, Bạc Liêu…và rừng tram ở Đồng Tháp, Kiên Giang…về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim, có đá vôi (Hà Tiên – Kiên Giang). Vùng còn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, nhưng hiện nay du lịch của vùng vẫn còn rất yếu kém, rời rạc và thiế chuyên nghiệp, lượng khách quốc tế và trong nước đến tham quan du lịch các tỉnh của vùng rất ít.
Vì vậy, vấn đề sống còn của ngành là phải có những sản phẩm đặc trưng và độc đáo, phù hợp với từng loại đối tượng du khách. Thế nhưng, 13 tỉnh vùng đồng bằng sông nước này từ trước đến nay tồn đọng hiện tượng: Các tour chồng chéo, lặp đi lặp lại... Thậm chí, một nơi nào đang hút khách thì nơi khác “nhái” ý tưởng kinh doanh, gây nhàm chán với du khách. Không thể vừa đi leo núi và hành hương ở Châu Đốc – An Giang, thì đến Kiên Giang lại tiếp tục leo núi và vào các ngôi chùa. Tăng cường khai thác và ứng dụng Internet vào hoạt động lữ hành cũng là vấn đề cấp bách. Hiện nay, cả vùng ĐBSCL vẫn chưa có một trang web riêng về du lịch của vùng để thường xuyên cập nhật, giới thiệu, quảng cáo các chương trình mới của các doanh nghiệp.
Thời gian chuyến đi của chúng tôi không nhiều lắm và một số điều kiện khách quan khác nên mà kết quả thu hoạch của chúng tôi vẫn còn nhiều hạn chế.
Cuối cùng tập thể sinh viên lớp 30k3 chúng tôi xin chân thành cảm ơn Trường ĐHSP Đồng Tháp, khoa Địa lí, cùng các cán bộ giảng viên của khoa địa lí đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tận tình và hướng dẫn cho sinh viên lớp 30k3 chúng tôi có một chuyến khảo sát thực tế thật bổ ích và thiết thực cho quá trình học tập cũng như trong việc giảng dạy sau này của chúng tôi.
PHẦN III. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ
CẢM TƯỞNG VỀ ĐỢT ĐI THƯC TẾ
Qua chuyến đi thực tế lần này chúng tôi như thấy mình được mỡ rộng tầm nhìn, được biết đến đất nước Việt Nam giàu đẹp như thế nào? Chúng tôi đã được tận mắt nhìn thấy và cảm nhận được vẽ đẹp của đất nước mình, điều mà trước giờ chúng tôi chỉ biết qua sách vở, báo chí, tài liệu tham khảo và trên tivi mà thôi.
Đến một điểm tham quan, khảo sát chúng tôi lại thấy những nét đặt biệt riêng, chính những điều này đã thu hút chúng tôi cũng như những ai đến đây tham quan, học hỏi và nghiên cứu. Chúng tôi thấy mình thật nhỏ bé trước những gì mà thiên nhiên đã ban tặng ngay ở đất nước mình, thật là quí giá khi giữ thiên nhiên và con người có sự giao hoà tuyệt diệu. Đến với các điểm khảo sát chúng tôi càng thấy tự hào và kính phục những người đi trước đã xây dựng, bảo vệ và tạo ra những điều thật kì diệu.
Mỗi khi rời các điểm khảo sát, tham quan không khỏi để lại bao luyến tiếc trong lòng của chúng tôi, Vì thế chúng tôi thầm hứa với lòng là phải cố gắn gìn giữ, bảo vệ và giáo dục tư tưởng cho các thế hệ sau, để các danh lam thắng cảnh và các khu bảo tồn ngày càng phát triển tốt hơn.
Chính nhờ chuyến đi này mà chúng tôi một lần nữa hiểu nhau hơn, gần gũi và thông cảm nhau hơn, cùng nhau cảm nhận và học hỏi những điều mới lạ của thiên nhiên Việt Nam… Làm cho lớp chúng tôi hoà đồng và đoàn kết hơn. Cũng qua chuyến đi này giúp chúng tôi hiểu thầy cô nhiều hơn, những người đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong lần tìm hiểu thực tế của chuyến này.Và thầy trò trở nên than thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô hướng dẫn, cảm ơn ban chủ nhiệm khoa và nhà trường đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ chúng tôi có một môn học ngoài thực tế thật bổ ích và thú vị.
NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ
Trong lần đi thực tế lần này đoàn chúng tôi gồm 55 sinh viên lớp Địa 2005 và 4 cán bộ giảng viên: thầy Nguyễn Thành Nhân, thầy Trịnh Phi Hoành và Cô Nguyễn Thị Bích Hằng.
Được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của các thầy cô, chúng tôi đã học hỏi được nhiều điều không những về kiến thức chuyên môn mà còn cả cách tổ chức quản lý. Chúng tôi đi đúng kế hoạch đề ra, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau các vấn đề khó khăn trong chuyến đi lần này…
Do thời gian chuyến đi của chúng tôi tương đối ngắn vì vậy bên cạnh những mặt ưu điểm là các bạn thực hiện nghiêm túc yêu cầu giờ giấc đi lại, giờ giấc ăn uống, không tự ý tách khỏi đoàn, yêu cầu lên xuống xe có trật tự…thì vẫn còn một số khó khăn và hạn chế như chưa tổ chức sinh hoạt tập thể thường xuyên, chưa có sự phân công chặt chẽ lắm, một số thành viên còn hơi thiếu ý thức trong quá trình làm việc nhóm.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Đi khảo sát thực tế là một công việc tương đối khó khăn đặc biệt là khi hướng dẫn một nhóm sinh viên rất đông, vì thế để chuyến đi đạt được kết quả như mong muốn thì cần có sự hợp tác chặt chẽ giữ thầy và trò, cần phải tổ chức phân công công việc cho các thành viên, các cán bộ lớp và thầy cô hướng dẫn đoàn một cách chặt chẽ và có hệ thống.
Các thành viên phải thực hiện đúng nội qui do trưởng đoàn qui định, và có ý thức tôn trọng các thầy cô hơn trong quá trình giao tiếp hay học hỏi, mặc dù thầy cô hoà đồng thân thiện nhưng phải giữ đúng tác phong của một người học sinh.
Cần tổ chức thời gian nhiều hơn nữa để sinh viên có cơ hội học hỏi, khảo sát nhiều hơn.Nên đưa những số liệu thu thập được từ chuyến đi thực địa vào kết quả nghiên cứu thực tế của sinh viên để từ đó sinh viên thấy được tầm quan trọng của chuyến khảo sát thực tế.
Mong nhà trường, ban chủ nhiệm khoa cần giúp đỡ chúng em nhiều hơn nữa (về kinh phí) và các mặt khác đề chúng em có thể tiến hành khảo sát được nhiều địa danh, địa điểm khảo sát hơn để từ đó học hỏi thêm nhiều kiến thức ứng dụng vào thực tế và trong quá trình giảng dạy sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài thu hoạch thực địa Tuyến Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau.doc