“Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suôn, thực tiễn mà không có hành động là thực tiễn mù quáng”. Vói tư tưởng ấy Đoàn thực tế chúng tôi rất háo hức chờ đợi. Chúng tôi dưới sự hướng dẫn dìu dắt của GV Tạ Thị Điệp, và sự tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như cơ sở thục tế.Chúng Tôi đã lên kế hoạch nội dung công việc khá là chỉnh chu, ai cũng có nhiệm vụ phù hợp. Tất cả chúng tôi có mặt tại trung tâm vào lúc 7h30’ phút. Đón chúng tôi là một cơn mưa phùn lất phất. chung tôi đều co ro trong chiếc áo mưa với những chiếc áo khoác mong nhẹ ở ngoài.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch thực tế môn công tác xã hội cá nhân và nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIA LAI
**
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ
MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ NHÓM
(2 ngày Tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp tỉnh )
GVHD: Tạ Thị Điệp
HVTH: Võ Thị Sáu
Gia Lai, ngày 21 tháng 7 năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống xưa và nay mỗi con người chúng ta luôn gặp phải những khó khăn và những vấn đề phức tạp mà có khi ta không tự giải quyết được. Vấn đề mà con người gặp phải rất đa dạng và vô định hình, không giống như nghèo đói hay bệnh tật… Mà điều quan trọng nhất ở đây là khi gặp khó khăn cần phải làm gì, giải quyết như thế nào và có khả năng giải quyết nó hay không? Thông thường những lúc gặp vấn đề chúng ta thường rơi vào trạng thái bối rối, mất bình tỉnh, thiếu tự chủ để vượt qua vấn đề đó hoặc tự giải quyết theo sự chủ quan của mình để rồi lún sâu vào bế tắc. Chính vì vậy nghề công tác xã hội ra đời và được xem là nghề giúp đỡ.
Công tác xã hội là một chuyên ngành là hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao. Nó là sự vận dụng về lý thuyết khoa học, hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự liên quan đến vị trí, địa lý, vai trò của các cá nhân và nhóm, cộng đồng người yếu thế tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Đối tượng phục vụ - thân chủ của công tác xã hội là những nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên Công tác xã hội vận dụng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên công tác xã hội không “ làm hộ, làm cho, làm thay” mà chỉ làm cùng, làm với thân chủ. Như vậy trên cơ sở đó ta có thể nhận định rằng: “ Công tác xã hội tuy là một ngành khoa học mới, một nghề mới nhưng là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc, nghề của tình thương, trách nhiệm và lòng nhân ái”.
Nghề công tác xã hội đưa ra phương pháp làm việc với cá nhân ( tức công tác xã hội cá nhân) nhằm giúp cá nhân nhận diện vấn đề gặp phải, đánh giá sức mạnh bản thân, hỗ trợ cá nhân tự giải quyết vấn đề nhằm tăng cường hoặc khôi phục việc thực hiện vai trò, chức năng xã hội của cá nhân ấy.
Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một (nhân viên xã hội- thân chủ). Công tác xã hội cá nhân được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức công tác xã hội để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức năng xã hội. Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan đến vai trò xã hội và việc thực hiện các vai trò ấy. Thực hành công tác xã hội cá nhân và nhóm sẽ giúp cho sinh viên, học viên thấy được vai trò, vị trí trách nhiệm của công tác xã hội đối với cá nhân , nhóm , gia đình và cộng đồng. Và công tác xã hội không tự mình giải quyết được các vấn đề trong xã hội mà cần đến sự phối hợp của các ngành các cấp khác trong hệ thống an sinh xã hội.
Để việc đi thực tế đạt được những hiệu quả cao trước tiên mỗi học viên, nhân viên công tác xã hội có được thông tin cơ bản, sự đồng cảm và gần gũi của những đối tượng đã và đang yếu thể, có hoàn cảnh khó khăn dễ bị tổn thương mà ta đang muốn tìm hiểu. Đặc biệt là những đối tượng mang trong mình một hoàn cảnh đau thương xót xa mà không thể nói ra để rồi họ tự mặt cảm về mình xa lánh những người xung quanh, gây gắt với bản thân. Vì vậy là một học viên công tác xã hội bản thân đã được đào tạo cho mình với những kiến thức cơ bản đồng nghĩa là nhân viên công tác xã hội trước tiên bản thân tôi phải biết rõ mình là ai, tạo ra NVCTXH với mục đích gì và để làm gì, cần chuẩn bị gì cho bản thân để xứng đáng với cụm từ “ Nhân viên công tác xã hội” để khi một ai đó nhắc đến đều cảm thấy tự hào khi nói đến những người là NVCTXH và biết được NVCTXH là người đáng được tin tưởng và có trách nhiệm.
Vào một buổi sáng bầu trời âm u gió lạnh buốt người, lẽ ra sẽ làm tôi trùn bước nhưng với ý nghĩ trong tôi đã khơi dậy trong tôi sự hiếu kỳ và tâm trạng tràn đầy háo hức khi nghĩ và tưởng tượng đến nơi mà tôi đang muốn đến, nơi ấy tuy tôi chưa một lần ghé đến nhưng sao trong tôi cảm thấy nơi ấy thật đẹp, thật vui vẻ, thật thân thiện và tỏa ra một cảm giác gì đó như là hơi ấm của tình người, những vòng tay ấm áp, những tấm lòng nhân ái của những người nơi ấy và những tấm thân yếu ớt đang được chở che và nở những nụ cười hạnh phúc. Và rồi tôi đã đi và đặt chân đến nơi ấy.
Phần A: KHÁI QUÁT VỀ CƠ CỞ THỰC TẾ.
I. Lịch sử hình thành và phát triển hình thành của Trung Tâm Bảo Trợ Tổng Hợp Tỉnh Gia Lai:
Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp tỉnh được thành lập theo quyết định số 808/QĐ-UB ngày 29/7/1996 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Nhiệm vụ là quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục , hướng nghiệp, dạy nghề, tạo công ăn việc làm ổn định cho đối tượng là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người già cô đơn, người tàn tật còn một phần khả năng lao động, người lang thang xin ăn; tư vấn, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai để họ có cuộc sống ổn định hạnh phúc, hoà nhập cộng đồng xây dựng cuộc sống. Đồng thời theo dõi quản lý các đối tượng này ở cộng đồng để có kế hoạch biện pháp chăm sóc, trợ giúp họ nhằm không để các đối tượng này sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Tổng diện tích 56,978m2, đất xây dựng là 2,2 ha còn lại 3,4 ha. Năm 2011 Trung Tâm đã bàn giao lại cho Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh 3,4 ha để xây dựng làng SOS Pleiku.
Đầu năm 1997 đầu tư xây dựng 5 ngôi nhà trẻ mồ côi bằng nguồn vốn huy động đến tháng 10 thì đưa vào sử dụng và nhận trẻ từ Trung Tâm trẻ mồ côi TP Pleiku và các huyện lân cận. Đầu năm 1998 ngân sách của tỉnh đầu tư xây dựng khu người già cô đơn xưởng trường và nhà ăn đến cuối năm thì đưa vào sử dụng và bắt đầu nhận nuôi người già cô đơn. Năm 2000 Trung Tâm được tỉnh đầu tư xây dựng văn phòng làm việc. và hoạt động từ đó đến nay. Trung tâm đã nhận được sự quan tâm của UBND Tỉnh , Sở Lao Động TBXH Gia Lai, cũng như các nhà tài trợ trong và ngoài nước đã giúp cho cơ sở vật chất của trung tâm đã dần kiện toàn. Được chia thành các khu vực như sau:
Khu vực văn phòng : 7 phòng (01 phòng Giám Đốc, 01 Phòng Phó
Giám đốc, 1 phòng họp, 1 phòng kho, 3phòng làm việc).
Khu vực nhà trẻ: 5 nhà cấp 3
Hội trường lớn 1 phòng
Phòng Dịch vụ công tác xã hội 5 phòng (01 phòng họp, 02 phòng
làm việc, 02 phòng dành cho đốí tượng khẩn cấp)
Phòng điều dưỡng phục hồi chức năng :22 phòng (18 phòng xây
dựng theo kiểu nhà cấp 4 phục vụ các cụ già, 02 phòng trực dành cho các cô chăm sóc trực tiếp các cụ, 01 nhà ăn, 01 nhà bếp)
Khu nhà bảo vệ và xưởng trường: 06 phòng:( 01 phòng bảo vệ, 02
phòng nhà xe, 01 phòng kho, 01 nhà ăn cho cán bộ viên chức và người lao động). Biên chế lúc đầu chỉ có 03 người, đến nay tổng số cán bộ viên chức và nhân viên là 36 người (30 Nữ, 06 Nam, Dân tộc 03)
+ Biên chế: 17 người
+ Hợp đồng theo NĐ 68 của CP: 16 người
+ Hợp đồng ngắn hạn: 03 người
Trong đó:
+ Trình độ Đại học: 11 người
+ Trình độ Cao Đẳng: 06 người
+ Trình độ Trung Cấp: 13 người
+ Trình độ sơ cấp, khác: 06 người
Được bố trí như sau:
+ Ban lãnh đạo: 02 người (01 Giám đốc, 01 phó giám đốc)
+ Phòng Tổ chức hành chính: 05 người (01 Phó trưởng phòng, 01 thủ quỹ, 01 kế toán, 01 lái xe, 01 bảo vệ)
+ Phòng nghiệp vụ : 14 người (10 người chăm sóc nuôi dạy trực tiếp các cháu, 02 người giáo viên, 02 phụ trách chuyên môn)
+ Phòng dịch vụ công tác xã hội: 03 người
+ Phòng điều dưỡng và phục hồi chức năng: 12 người (01 Phó trưởng phòng, 01 người chăm sóc chuyên môn, 10 người chăm sóc trực tiếp các cụ già.
II. TỔ CHỨC CƠ SỞ.
Cấu trúc tổ chức
BAN LÃNH ĐẠO
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG ĐIỀU PHÒNG DỊCH PHÒNG PHÒNG TỔ
DƯỠNG VÀ VỤ CÔNG NGHIỆP VỤ CHỨC HÀNH
PHỤC HỒI TÁC XÃ HỘI CHÍNH
CHỨC NĂNG
Phó Nhân Cán Cán Cán Kế Văn Bảo Lái
trưởng viên bộ bộ bộ toán thư, vệ xe
phòng điều chuyên chuyên trực thủ
dưỡng môn môn tiếp quỹ,
trực chăm thủ
tiếp sóc kho
chăm nuôi
sóc dưỡng
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ sở:
- Lãnh đạo Trung tâm: Có Giám đốc và phó giám đốc.
- Các phòng ban chuyên môn:
- Phòng tổ chức hành chính.
- Phòng Nghiệp vụ.
- Phòng điều dưỡng và phục hồi chức năng
- Phòng dịch vụ công tác xã hội
3 Mục tiêu hoạt động và các chức năng của cơ sở.
3.1. Mục tiêu:
Nhằm giảm những đối tượng sống lang thang cơ nhỡ, những người già cô đơn không nơi nương tựa cho họ một mái ấm tình thương, một nơi ăn ở để họ có một cuộc sống tốt hơn. Giảm tối thiểu những vấn đề xã hội có thể xảy ra với những đối tượng này.
Bảo đảm an ninh xã hội, tạo điều kiện những đối tượng yếu thế nhận được những nguồn giúp đỡ từ xã hội.
Chăm sóc bảo vệ, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật và trẻ em mồ côi cha, mẹ.
Hỗ trợ xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em trong trung tâm.
3.2. Chức năng:
Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Gia Lai. Thực hiện chức năng nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng, giáo dục các đối tượng xã hội theo nghị định số: 808/QĐ-UB ngày 29/7/1996 của uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ, chăm sóc ban đầu, quản lý, giáo dục và tổ chức lao động cho đối tượng lang thang, ăn xin tạo điều kiện cho họ cuộc sống ổn định, với trẻ mồ côi tạo cho trẻ đến trường để được giáo dục, hoà nhập cộng đồng và sinh hoạt hằng ngày được chu đáo.
Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác phù hợp với từng lứa tuổi, sức khoẻ của từng nhóm đối tượng
4. Điều kiện để đối tượng được đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm và chế độ nuôi dưỡng :
4.1.Điều kiện nhận vào:
Đối tượng là người già cô đơn , không nơi nương tựa, người không có khả năng lao động và tự phục vụ cho bản thân. Có giấy xác nhận của chính quyền điạ phương. Sở Lao động phê duyệt, quyết định thì trung tâm nhận vào nuôi dưỡng.
- Đối tượng là trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ người còn lại không có khả năng nuôi con;( hoặc những người bị tâm thần, tàn tật không có khả năng nuôi con). Được thân nhân làm đơn trình các cấp có thẩm quyền (như xác nhận của xã phường, phòng Lao động, Sở Lao động) có quyết định của Sở Lao động – TBXH tỉnh Gia Lai mới được vào trung tâm theo chỉ tiêu hàng năm.
- Đối tượng khi đưa vào trung tâm có sức khoẻ và không mắc các bệnh xã hội, như HIV/AIDS
- Đối tượng lang thang cơ nhỡ sẻ được nuôi theo dạng khẩn cấp. Nếu đối tượng có nhu cầu muốn ở Trung tâm sẽ làm giấy tờ trình lên Sở Lao động có quyết định mới được ở lại là đối tượng nuôi dưỡng của trung tâm( nhưng thường thì loại đối tượng này trốn bỏ về không ở).
4.2. Chế độ nuôi dưỡng.
Đối tượng ở tại Trung tâm được nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục như những người ngoài cộng đồng, đối với các cụ già được chăm sóc kính trọng được tham gia khám chữa bệnh đầy đủ đúng định kỳ, đối với các cháu mồ côi được chăm sóc và đến trường hoà nhập với cộng đồng. Các cháu sống trong môi trường có sự giáo dục của Bảo mẫu Trung tâm và anh chị em trong nhà. Ngoài giờ học các cháu có ý thức giúp đỡ như trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn, chăm sóc cỏ tăng gia sản xuất để tăng nguồn thức ăn cho đàn bò của trung tâm, để nhằm cải thiện đời sống. Ngay từ khi mới vào trung tâm các cháu đã được Bảo mẫu ở đây rằng luyện ý thức tự giác học tập, tinh thnầ lao động , tinh thần tập thể, đoàn kết, sáng tạo.
Khi vào trung tâm tuỳ theo độ tuổi các em được học từ mẫu giáo đến hết phổ thông trung học. Trong thời gian sinh sống tại đây các em dược về thăm gia đình hai lần trên một năm vào dịp nghĩ hè và dịp tết. Trước đây khi đến 18 tuổi học xong phổ thông trung học, các em đã trưởng thành được Trung tâm cấp quyết định tái hoà nhập cộng đồng trở về với gia đình và xã hội họ tự kiếm sống. Hiện nay những em đã tốt nghiệp phổ thông được trung tâm khuyến khích đi thi đại học, cao đẳng, trung cấp. Hằng năm, các em có thành tích tốt trong học tập được trung tâm cho đi chơi ở các trung tâm bạn để tạo điều kiện giao lưu học hỏi. Nếu đỗ thì được trung tâm hỗ trợ kinh phí học, có rất nhiều em đã thành đạt trong đó có một em đã tốt nghiệp trung cấp y hiện em đang công tác tại trung tâm và đã trúng tuyển biên chế năm vừa qua.
Nhưng hiện nay do ảnh hưởng của thời kì bão giá nên mọi hoạt động lên quan đến tài chính của trung tâm đang bị siết chặt trong đó có chi phí trang trải dành cho các em học đại học, cao đẳng, trung cấp bị cắt giảm.
Hiện nay trung tâm đang nuôi dưỡng 47 cụ già cô đơn và em khuyết tật và 98 cháu mồ côi . Kinh phí nuôi dưỡng của đối tượng tại đây do ngân sách của tỉnh cấp cụ thể : tiền ăn hàng tháng là 750.000đ/ tháng, chi cho sinh hoạt phí 35.000đ/ tháng và nhiều khoản chi khác như trang bị dụng cụ học tập, tiền khám chữa bệnh, quần áo….
5. Những thành quả đạt được:
Đối với các cụ sống ở đây họ tìm thấy cho mình niềm vui, sự an ủi, động viên, đồng cảm từ những người cùng cảnh ngộ và của cán bộ nơi đây.
Đối với các cháu khi sống ở đây dược dạy dỗ, giáo dục để trở thành những người có ích cho xã hội. Các em được đến trường để lĩnh hội những kiến thức của nhân loại, có nhiều em đã đạt thành tích cao như học sinh giỏi , học sinh tiên tiến, năm học vùa qua có 14 HSTT, có2 em đậu Đại Học Kế Toán, 1 Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, cao đẳng, trung cấp…., được học nghề để tạo điều kiện xin việc để nuôi sống bản thân. Đối tượng sống Ở đây được khám chữa bệnh thường xuyên đúng định kì, được chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ quan tâm.
Đời sống của các cụ các cháu được cải thiện nhờ vào việc tăng gia sản xuất như trồng rau xanh, chăn nuôi heo, bò, tiết kiệm nguồn phân từ đàn gia súc đầu tư xây dựng hầm boiga dùng làm chất đốt.
6. Những khó khăn và thuận lợi:
6.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Sở ban ngành cùng các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh luôn động viên, khuyến khích, sát cánh cùng trung tâm hoàn thành tốt các công việc và ngành, tỉnh đã giao phó.
6.2. Khó khăn:
Trong điều kiện hiện nay với yêu cầu càng cao của cuộc sống nên Trung tâm đã gặp không ít khó khăn trong việc thiếu ngân sách để đảm báo cuộc sống cho đối tượng đặc biệt là các cháu học lên đại học, cao đẳng, trung cấp.
Đa số các cháu là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa nên sự tiếp thu còn rất hạn chế. Lứa tuổi vào trung tâm rất hạn chế nên có cháu 10-11 tuổi chưa được đến trường. Vì vậy việc giáo dục và giao tiếp ứng xử gặp rất nhiều khó khăn, không theo kịp bạn bè cùng trang lứa.
Quần áo, sách vở dụng cụ không đáp ứng đủ. Các cháu học ở xa không có phương tiện đi lại.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Phần B: TIẾN TRÌNH CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN:
1.Mục tiêu của tiến trình:
- Giao lưu học hỏi nâng cao kiến thức, áp dụng các kỹ năng nghề nghiệp và giá trị ngành vào trong thực tiễn.
- Tìm hiểu đời sống vật chất , tâm tư tình cảm, nhu cầu vấn đề của thân chủ.
- Xây dựng mối quan hệ tốt, đoàn kết chia sẻ, đồng cảm giữa nhân viên xã hội với thân chủ.
2. Nhật kí của tiến trình:
- Thời gian: ngày 20/07/2013
- Địa điểm: Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Tỉnh Gia Lai
Đường Hải Thượng Lãn Ông, Tổ 1, Phường Yên Thế, TP.Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
Thành phần:
Cán bộ của Trung tâm.
Đối tượng đang sing sống tại Trung tâm
Giáo viên và 41 học Viên lớp Công Tác Xã Hội
Nội dung: Nấu ăn, lau dọn phòng, vệ sinh xung quanh Trung tâm.
Giao lưu tiếp xúc trò chuyện, ăn trưa với thân chủ.
Tiếp cận, khai thác thông tin từ thân chủ.
3. Tiến trình của công tác xã hội cá nhân:
3.1. Bối cảnh lựa chọn thân chủ:
Được sự hướng dẫn của giáo viên Tạ Thị Điệp tôi, đoàn chúng tôi được đi thực tế tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp tỉnh Gia Lai. Đợt thực tế này sẽ tạo điều kiện cho Tôi nói riêng và cả đoàn chúng tôi nói chung áp dụng lý thuyết đã học vào trong thực hành nhằm vận dụng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ làm việc để trở thành nhân viên công tác xã hội mang tính chuyên nghiệp hơn.
“Học phải đi đôi với hành” đó là lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh . Thấm nhuần tư tưởng ấy Cả đoàn đi thực tế của chúng tôi rất háo hức chờ đợi, và tất cả chúng tôi đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để cọ xát với thực tế, đem những tri thức lĩnh hội từ sách vở, từ quý thầy cô Trường Cao Đẳng Nghề Gia Lai áp dụng vào thực tiễn là niềm vinh dự của chúng tôi ở khoá học này. Qua tiếp xúc giao lưu trò chuyện Tôi đã tìm cho mình một thân chủ để thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân. Và Tôi chọn cho mình thân chủ là ông Ngô Tất Tố đến từ huyện Can Lộc – Hà Tỉnh. Hiện đang sống tại Trung tâm Bảo Trợ.
3.2.Thông tin cá nhân:
Họ và tên: Ngô Tất Tố Sinh năm: 1942
Quê quán: Can lộc – Hà Tỉnh.
Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh
Hiện đang sống tại Trung Tâm Bảo Trợ
Sức khoẻ: Già yếu
Sở thích: uống rượu, chạy xe đạp, thích ca hát, hát những bài gợi ca về quê hương ông và những bài ông đã từng cùng đối đội hát vào những lúc buồn.
Qua tìm hiểu tôi được biết ông đã tham gia đoàn Thanh niên xung phong đến năm 1962 lập gia đình và sinh được 03 người con gái. Hiện nay cả 3 người con của ông đã lập gia đình và sống 03 nơi khác nhau và ông mang trong mình căn bệnh vô cùng đau đớn mỗi khi trái gió trở trời do bị ảnh hưởng trong lúc tham gia xung phong.
3.4. Vấn đề của thân chủ:
Theo như lời ông kể lại vợ ông đã bỏ rơi ông và bỏ đi vào tháng 04/2012 ông đến ở với gia đình 01 cô con gái tại phường yên thế - Pleiku nhưng không được bao lâu...
4. Tiến trình làm việc với thân chủ:
Tiến trình công tác xã hội cá nhân là quá trình tương tác hỗ trợ giữa nhân viên công tác xã hội và đối tượng ( thân chủ) mà ở đó diễn ra các bước hoạt động chuyên môn chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ đối tượng tăng cường năng lực tự giải quyết các vấn đề. Tiến trình giải quyết vấn đề ấy được thực hiện qua 6 bước sau đây:
1.Tiếp nhận thân chủ
2.Thu thập thông tin
3.Chuẩn đoán, đánh giá, xác định vấn đề
4.Lập kế hoạch
5.Triển khai thực hiện kế hoạch
6. Lượng giá
Để hiểu rõ hơn về công việc từng phần của tiến trình chúng ta sẽ đi vào từng phần cụ thể sau:
1.TIẾP NHẬN THÂN CHỦ :
Thân chủ của chúng tôi rất đa dạng với nhiều độ tuổi khác nhau từ 90 tuổi và trên 90, có thân chủ chỉ mới gần hai tháng tuổi. Bằng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế của khả năng giao tiếp Tôi đã lựa chọn cho mình một thân chủ.
Thân chủ của Tôi tên Ngô Tất Tố. Tôi đã cùng ông chia sẻ về một số vấn đề của ông.
Theo những lời tâm sự của ông vì quá đau buồn khi tuổi đã già sức yếu, gần đất xa trời nhưng lại không còn hơi ấm của người bạn đời, không còn được cảm nhận của tình thương và sự chia sẻ để nương tựa lẫn nhau trong những lúc mưa gió trở trời và rồi ông không thể cầm lòng khi nghĩ về những ngày tháng hạnh phúc vay quanh của những đứa con, của người vợ mỗi sớm mai thức dậy và mỗi buổi tối xum vày, những kỷ niệm của ông cùng người bạn đời để rồi ông đành lòng cất bước ra đi rời xa nơi ấy để những kỷ niệm ấy không thể dày vò thân tâm ông . Ông mặt kệ cho đời ông tiếp theo sẽ ra sao và sống như thế nào, ông bước đi lang thang một mình trên những chặn đường xa lạ không với ý nghĩ không biết đi về đâu không có điểm dừng chân ông chỉ biết đi và đi nhưng rồi con người có khỏe đến mấy cũng kiệt sức ông mệt mõi chán nãn mượn những ngụm rượu vừa đắng vừa cay để quên đi nỗi niềm và giường như trong ông không còn muốn sống trên đời này mặt cho gió mưa hay nắng gắt, mặt cho những giọt sương mù dính chặt vào tấm thân héo gầy Một ngày mưa gió lạnh lẽo. Nói đến đây tôi cảm nhận được tâm trạng của ông được chút nào, trên khuôn mặt ông chất chứa bao nỗi niềm những lúc ông nói trên đôi môi ông lúc nào cũng nở ra nụ cười, bật lên tiếng cười nhưng nếu ai đó không được chứng kiến sẽ nghĩ rằng cuộc đời ông không bao giờ là đau khổ là người vô tư nhưng riêng tôi tôi lại thấy được trên đôi mắt sâu hụt ấy như đang muốn rơi ra những giọt lệ u sầu và xót xa ông gần như không kèm chế được nhưng có lẽ vì trước mặt người khác ông muốn tỏ ra mình mạnh mẽ không muốn người khác thấy được sự tủi thân ở nơi ông. Và tôi đã im lặng để ông vơi bớt đi cảm giác đó và giúp ông lấy lại tâm trạng bằng những câu hỏi ngộ nghịch và những câu trả lời hài hước đến nỗi phải bật cười rồi cả 2 ông cháu đã vui trở lại. Và một lần nữa tôi đã hỏi về những người con cuả ông tôi còn nhớ tôi đã hỏi ông rằng “ông bỏ đi như vậy một mình ngoài đường như vậy ông ăn uống như thế nào và sao ông không đến ở nhà con của ông để được chăm sóc và nuôi dưỡng” ông cười và kể vì hai người con ở xa nên ông không đến được còn một người con gái có chồ sống ở phường Yên thế - Pleiku thì ông đã đến ở được một thời gian nhưng vì người con rể không thích ông sống cùng, ghét bỏ ông và đối sử lạnh nhạc với ông nên ông bỏ đi lang thang đến đây và được mấy chú công an phường hỏi và gửi vào Trung tâm BTXH cho đến bây giờ nói xong ông liền bật cười nhưng giường như một lần nữa tôi lại thấy đôi mắt của ông rơm rơm nước mắt giọng nói của ông như sâu lắng, âm thanh phát ra khàng khàng và đứt đoạn có lẽ vô tình câu hỏi của tôi đã khiến ông cảm thấy xót lòng và hụt hẵn với những đứa con của mình…Tuy tôi không phải là người thân của ông, người thấu hiểu hoàn cảnh và tâm trạng của ông nhưng tôi có thể cảm nhận được ông luôn khát khao có được sự yêu thương, một bàn tay chăm sóc của tình thân, tình phụ tử của một người con đối với người cha ở nơi ông, nhìn đôi mắt ông tôi thấy được sự mỏi mòn chờ đợi mong được một lần nhìn thấy những đứa con của mình đến thăm và an ủi nhưng rồi anh lại phải tự an ủi bản thân rằng ông sẽ sống tốt. Tiếp tục câu chuyện tôi hỏi thêm về cảm nhận của ông bây giờ ông nói thời gian khó khăn đó giờ đã qua, bây giờ ông sống rất tốt, hàng ngày ông đều được ăn uống đầy đủ được chăm sóc cẩn thận ông muốn được ở đến khi nào chết mới thôi, “ông ở đây có buồn không?” ông đưa cánh tay lên chỉ vào chiếc xe đạp và nói có chiếc xe đạp này những lúc buồn ông thường đạp đi tâm sự, nói chuyện với những người xung quanh và mua rượu uống vì ông thích uống rượu, Tôi cho rằng ông uống rượu nhiều quá sẽ không tốt cho cơ thể của ông vì tuổi đã cao sức yếu nhưng ông bảo không thể bỏ được vì rượu giống như là một người bạn của ông vậy.
Qua buổi nói chuyện này cả tôi và ông nói chuyện rất vui vẻ và thỏa mái ông kể tôi nghe và tôi cũng khuyên ông rất nhiều mong ông đừng buồn với những gì đã qua và giờ ông cũng đã có một cuộc sống ổn định tuy là không có bàn tay của tình phụ tử, tình thương của người thân nhưng con nghĩ một ngày náo đó những đữa con của ông họ cũng sẽ hiểu được nỗi lòng của người cha và sẽ lại đến tìm ông bởi gì ông bà ta có câu:
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Chính ông mới là người mang họ đến trên cõi đời này có thể nhất thời vì hoàn cảnh hay bản tính của một con người đã làm mờ đi tình thương của họ đối với ông nhưng một ngày nào đó những đữa con của họ sẽ làm cho họ thấy được cái quý giá của cuộc đời họ chính là tình phụ tử đó chính là ông và những người được cha của những đứa con trên thế giới này họ sẽ hiểu được đạo lý của một người con.
“Sống trên cõi đời không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Sớm hôm tảo tầng mưa gió bắt từng con cua con ốc kể đổi lấy cho con những hột gạo thơm ngon nhất để cho con có một bát cháo ngon khi biết ăn, trong đêm khuya ba mẹ thay nhau chăm con mỗi khi con khóc không chịu ngũ cho đến khi lớn gánh nặng trên đôi vai cha càng thêm nặng trĩu, để nhìn con lớn lên ăn học nên người. Chỉ nghĩ đến đây thôi tôi đã cảm thấy xót lòng cho ông cho những người cha vậy mà những người con của ông ở đâu họ sống như thế nào mà lại nỡ để ông phải mỏi mòn chờ đợi.
Tuy cuộc sống hiện tại của ông an nhàn không phải lo kiếm tìm những bữa ăn qua ngày cho mình và cũng có các chị, các cô trong trung tâm chăm sóc rất tốt khung cảnh trung tâm đã làm vơi đi phần nào nỗi buồn trong ông.
2. THU THẬP THÔNG TIN:
Trong quá trình thu thập thông tin Tôi đã sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thấu cảm và kỷ năng quan sát để có thể nhìn nhận về vấn đề, cảm xúc và những điều mà thân chủ đã chia sẻ và xảy ra. Tôi hiểu rõ hơn về Thân chủ mình nhờ vào nguồn lực thông tin mà các Cô phụ trách mang lại. Dựa trên cơ sở tiếp nhận vấn đề và thu thập thông tin từ thân chủ Tôi đã lên kế hoạch chuẩn đoán, đánh giá, xác định vấn đề cho thân chủ.
3.CHUẨN ĐOÁN, ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ:
Dựa trên những thông tin thu thập được Tôi đã kiểm tra lại thông tin xem có đúng không. Để từ đó đưa ra kế hoạch trị liệu giúp cho thân chủ được tốt hơn.
Sau khi xác định vấn đề của Thân chủ là vui tính, thích nói chuyện và hài hước với mọi người xung quanh. Đây là vấn đề của Thân chủ nhưng tôi lại nhận diện sâu hơn về thân chủ qua ánh mắt. Tôi và Thân chủ đã nói chuyện với nhau về về những người con của ông.
Thông thường khi đã xác định được vấn đề và sắp xếp ưu tiên giải quyết vấn đề chính xác sẽ tạo ra cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch trị liệu hiệu quả.
4.LẬP KẾ HOẠCH TRỊ LIỆU:
Tôi cùng với Thân chủ của mình lập một kế hoạch để thực hiện quá trình can thiệp trị liệu giúp cho thân chủ như thân chủ: muốn được tôn trọng mà ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.Vì vậy, Tôi đã để cho thân chủ tự vạch ra kế hoạch (kế hoạch này có sự ủng hộ của thân chủ) và thân chủ nghĩ rằng thân chủ sẽ tự tin hơn và thích giao tiếp. Bằng cách khuyến khích thân chủ tham gia vào các buổi học ngoại khoá, chơi thể thao vơi các bạn ở trường hoặc ở trung tâm. Tôi sẽ cùng tham gia chơi với Thân chủ để nhằm an ủi, khuyến khích, động viên tinh thần cho thân chủ. Phối hợp với Trung tâm và Cô phụ trách nuôi dạy thân chủ để cùng trị liệu cho thân chủ như( cùng tâm sự).
Nhờ vào bạn bè học cùng lớp tổ chức các buổi học nhóm để giúp thân chủ tự tin hoà đồng hơn. Tôi có đề cập đến vấn đề của thân chủ để thân chủ tự ý thức vươn lên. Ngoài ra, bản thân tôi còn tham gia ôn tập với thân chủ trong kì thi để nhằm giúp cho thân chủ đạt kết quả tốt và rút ngắn khoản cách với các bạn trong lớp.
5.TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
Tôi luôn tạo cho thân chủ của mình một tâm thế thoải mái, tự tin để họ tham gia vào quá trình thực hiện kế hoạch trị liệu một cách hiệu quả nhất. Tôi cùng với thân chủ của mình thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện Tôi chỉ đóng vai trò” làm cùng , làm với chứ không làm thay cho thân chủ của mình”. Tôi luôn ở bên cạnh để giám sát thân chủ tạo cho thân chủ một cảm giác an toàn đồng cảm và được chia sẻ.
6.LƯỢNG GIÁ:
Đây là bước cuối cùng của tiến trình công tác xã hội cá nhân và nhóm. Khi đã hoàn thành xong bước trị liệu và triển khai thực hiện kế hoạch cho thân chủ Tôi bắt đầu tổng kết lượng giá lại những vấn đề đã thực hiện được tốt chưa? Để nhằm chỉnh sửa bổ sung cho hợp lý.
Tuy nhiên quá trình tiếp xúc chỉ có 2 ngày nên không thể khai thác nhiều và tránh khỏi các sai sót.
Trong quá trình thực hiện tiến hành CTXH cá nhân với thân chủ, ngoài những phương pháp sử dụng hệ thống xung quanh thân chủ như thu thập thông tin từ các hệ thống xung quanh thân chủ, quan sát các hoạt động của thân chủ, Tôi còn tiến hành thu thập trực tiếp từ thân chủ để thân chủ nói lên chính kiến của mình. Ngoài những phương pháp trên Tôi đã tiến hành một cuộc phúc trình với thân chủ của mình để hiểu rõ hơn về thân chủ. CỤ THỂ:
GHI CHÉP PHÚC TRÌNH
DIỄN TIẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TẠI HIỆN TRƯỜNG
“Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suôn, thực tiễn mà không có hành động là thực tiễn mù quáng”. Vói tư tưởng ấy Đoàn thực tế chúng tôi rất háo hức chờ đợi. Chúng tôi dưới sự hướng dẫn dìu dắt của GV Tạ Thị Điệp, và sự tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như cơ sở thục tế.Chúng Tôi đã lên kế hoạch nội dung công việc khá là chỉnh chu, ai cũng có nhiệm vụ phù hợp. Tất cả chúng tôi có mặt tại trung tâm vào lúc 7h30’ phút. Đón chúng tôi là một cơn mưa phùn lất phất. chung tôi đều co ro trong chiếc áo mưa với những chiếc áo khoác mong nhẹ ở ngoài. Một tâm thế đã sẵn sàng chúng tôi hoà mình vào các công việc đã được phân công và trong lòng tất cả chúng tôi đều mong muốn được trải nghiệm và tìm cho mình một thân chủ để thực hiện giá trị nghề nghiệp của mình. Tôi là người khá may mắn khi làm việc tại cơ sở thực tế nhưng cũng không dễ dàng gì trong việc khai thác thông tin bởi các thân chủ ở đây rất trái tính trái nết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thuc_tap_tam_ly_xa_hoi_1535.doc