Bài thu hoạch Tour thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu

NĂM 2010 I. KHÁI QUÁT VỀ TOUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_VŨNG TÀU - Tên tour: Hồ Chí Minh –Hồ Cốc –Bình Châu –thành phố Vũng tàu - Phương tiện vận chuyển: xe khách máy lạnh. Tài xế: chú Nghĩa. Số xe: - Ngày đi: 22/03/2010. Ngày về: 23/03/2010 - Đối tượng khách: sinh viên hai lớp 08TNH1 và 08TNH2 - Hướng dẫn viên: Anh Trường II. CHƯƠNG TRÌNH TOUR: ( hai ngày một đêm) Ngày 1: Hồ Chí Minh –Hồ Cốc –Bình Châu –Vũng Tàu · 06h00: Đón sinh viên tại cơ sở 2, 422 Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận. · 06h30: Khởi hành hành trình và đoàn sẽ ăn sáng tại nhà hàng BiBiCa của công ty Đường Biên Hòa Đồng Nai ở ngã ba Vũng Tàu. Và tiếp tục hành trình, điểm đến tiếp theo là biển Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu) – đoàn sẽ được tham quan và tắm biển. · 11h30: Ăn trưa tại nhà hàng Hồ Cốc, đoàn sẽ tiếp tục đến điểm tham quan tiếp theo là khu du lịch sinh thái Bình Châu –đoàn sẽ được tham quan, sử dụng những sản phẩm dịch vụ đặc sắc, tham quan các khách sạn sang trọng bên trong khu du lịch. · 15h30: Khởi hành về Vũng Tàu, nhận phòng ở khách sạn. · 18h00: Đoàn ăn tối tại khách sạn. · 19h00: Thực vụ nghiệp vụ buồng tại phòng của mình và các thành viên sẽ được tham quan tự do thành phố Vũng Tàu về đêm. Ngày 2: Thành phố Vũng Tàu –Thành phố Hồ Chí Minh · 06h00 – 07h00: Tắm biển · 07h30: Ăn sáng, quan sát nghiệp vụ bàn. · 08h00: Tham quan tượng Chúa trên Núi Nhỏ. · 09h00: Tham quan Bạch Dinh, đình Thắng Tam. · 11h30: Trả phòng · 12h00: Dùng cơm tại khách sạn. · 13h00: Tham quan Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá. · 15h00: Khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh ( sẽ dừng chân ở Bò Sữa Long Thành Đồng Nai – mua sắm). Dự kiến chuyến đi kết thúc 18h00. III. CHIẾT TÍNH GIÁ TOUR: 1. Gía của trường: · Phí phương tiện: 5100000 vnđ ( bao gồm: tiền xe, phí cầu đường, thuế VAT, tiền bến bãi đậu xe). · Phí phòng ngủ ở khách sạn: 3500000 vnđ · Tiền ăn: 9750000 vnđ ( gồm: hai bữa ăn sáng, hai bữa trưa, một bữa tối). · Phí tham quan: 1450000 vnđ ( gồm: vé vào cổng khu du lịch sinh thái Bình Châu, ghế dù bãi biển Hồ Cốc, vé vào Bạch Dinh). · Phí hướng dẫn:500000 vnđ · Bảo hiểm du lịch: 150000 vnđ · Phí tổ chức: 400000 vnđ · Phí nước uống trên xe: 30000 vnđ · Phí bồi dưỡng lái xe: 150000 vnđ · Tiền thuốc y tế: 50000 vnđ Tổng tiền cả đoàn: 21080000 vnđ Tổng đoàn là 50 người Vậy giá tour trọn gói cho 1 khách là 421600 vnđ ( thực tế thì đoàn được nhà trường trợ giá: 6200000 vnđ, mõi thành viê đoàn chỉ đóng: 297600 làm tròn là 300000 vnđ) Đây là tour không có lợi nhuận 2. Giá của doanh nghiêp: Theo tài liệu tham khảo thì các tour trọn gói thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu hai ngày một đêm của các công ty lữ hành thì: với khách đoàn là 200 khách có giá là 215000 vnđ/ khách, khách đoàn là 80 khách có giá là 481000 vnđ/khách, đó chỉ là tour Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu đơn thuần trong thành phố thôi; còn đối với tour mà có thêm các điểm như Hồ Cốc, Bình Châu thì có giá là 585000vnđ/khách đế 620000vnđ/khách.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Tour thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TRUNG CẤP BÀI THU HOẠCH TOUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_VŨNG TÀU SVTH: CAO HOÀNG SƠN LỚP: 08TNH2 MSSV: 0804050071 KHÓA: 2008-2010 GVHD: VŨ HẠNH KIỂM NĂM 2010 KHÁI QUÁT VỀ TOUR THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_VŨNG TÀU Tên tour: Hồ Chí Minh –Hồ Cốc –Bình Châu –thành phố Vũng tàu Phương tiện vận chuyển: xe khách máy lạnh. Tài xế: chú Nghĩa. Số xe: Ngày đi: 22/03/2010. Ngày về: 23/03/2010 Đối tượng khách: sinh viên hai lớp 08TNH1 và 08TNH2 Hướng dẫn viên: Anh Trường CHƯƠNG TRÌNH TOUR: ( hai ngày một đêm) Ngày 1: Hồ Chí Minh –Hồ Cốc –Bình Châu –Vũng Tàu 06h00: Đón sinh viên tại cơ sở 2, 422 Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận. 06h30: Khởi hành hành trình và đoàn sẽ ăn sáng tại nhà hàng BiBiCa của công ty Đường Biên Hòa Đồng Nai ở ngã ba Vũng Tàu. Và tiếp tục hành trình, điểm đến tiếp theo là biển Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu) – đoàn sẽ được tham quan và tắm biển. 11h30: Ăn trưa tại nhà hàng Hồ Cốc, đoàn sẽ tiếp tục đến điểm tham quan tiếp theo là khu du lịch sinh thái Bình Châu –đoàn sẽ được tham quan, sử dụng những sản phẩm dịch vụ đặc sắc, tham quan các khách sạn sang trọng bên trong khu du lịch. 15h30: Khởi hành về Vũng Tàu, nhận phòng ở khách sạn. 18h00: Đoàn ăn tối tại khách sạn. 19h00: Thực vụ nghiệp vụ buồng tại phòng của mình và các thành viên sẽ được tham quan tự do thành phố Vũng Tàu về đêm. Ngày 2: Thành phố Vũng Tàu –Thành phố Hồ Chí Minh 06h00 – 07h00: Tắm biển 07h30: Ăn sáng, quan sát nghiệp vụ bàn. 08h00: Tham quan tượng Chúa trên Núi Nhỏ. 09h00: Tham quan Bạch Dinh, đình Thắng Tam. 11h30: Trả phòng 12h00: Dùng cơm tại khách sạn. 13h00: Tham quan Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá. 15h00: Khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh ( sẽ dừng chân ở Bò Sữa Long Thành Đồng Nai – mua sắm). Dự kiến chuyến đi kết thúc 18h00. CHIẾT TÍNH GIÁ TOUR: Gía của trường: Phí phương tiện: 5100000 vnđ ( bao gồm: tiền xe, phí cầu đường, thuế VAT, tiền bến bãi đậu xe). Phí phòng ngủ ở khách sạn: 3500000 vnđ Tiền ăn: 9750000 vnđ ( gồm: hai bữa ăn sáng, hai bữa trưa, một bữa tối). Phí tham quan: 1450000 vnđ ( gồm: vé vào cổng khu du lịch sinh thái Bình Châu, ghế dù bãi biển Hồ Cốc, vé vào Bạch Dinh). Phí hướng dẫn:500000 vnđ Bảo hiểm du lịch: 150000 vnđ Phí tổ chức: 400000 vnđ Phí nước uống trên xe: 30000 vnđ Phí bồi dưỡng lái xe: 150000 vnđ Tiền thuốc y tế: 50000 vnđ Tổng tiền cả đoàn: 21080000 vnđ Tổng đoàn là 50 người Vậy giá tour trọn gói cho 1 khách là 421600 vnđ ( thực tế thì đoàn được nhà trường trợ giá: 6200000 vnđ, mõi thành viê đoàn chỉ đóng: 297600 làm tròn là 300000 vnđ) Đây là tour không có lợi nhuận Giá của doanh nghiêp: Theo tài liệu tham khảo thì các tour trọn gói thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu hai ngày một đêm của các công ty lữ hành thì: với khách đoàn là 200 khách có giá là 215000 vnđ/ khách, khách đoàn là 80 khách có giá là 481000 vnđ/khách, đó chỉ là tour Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu đơn thuần trong thành phố thôi; còn đối với tour mà có thêm các điểm như Hồ Cốc, Bình Châu thì có giá là 585000vnđ/khách đế 620000vnđ/khách. BÀI THUYẾT MINH TOUR: CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BÀ RỊA VŨNG TÀU Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, mặt còn lại giáp biển Đông với hơn 200 km bờ biển trong đó có 40 km là bãi tắm. Bà Rịa - Vũng Tàu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 27 độ C, ít gió bão, nhiều nắng. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam bộ hướng ra biển Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: công nghiệp khai thác dầu khí, cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến hải sản, du lịch… Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và là nơi trung chuyển đi các nơi trong nước, quốc tế. Và tỉnh lị, thành phố Vũng Tàu là nơi mật độ dân cư đông nhất nước, và thu nhập bình quân đầu người cũng cao nhất nước. Du lịch Vũng Tàu được biết từ khá sớm. Nơi đây thừa hưởng một vị trí, một khí hậu, một lịch sử, con người và nhận được sự quan tâm của các nhà chức trách, họ hiểu du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Bà Rịa-VũngTàu. Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ta mất khoảng 2 giờ đến 2 giờ 30 phút đi bằng ô tô, ta sẽ đến với Vũng Tàu_miền đất của lễ hội, của biển. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm cách nội thành Sài Gòn khoảng 125 km và đó là lý do nó được chọn làm nơi đến vào mỗi cuối tuần của gần mười triệu người đang sinh sống, làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu còn là điểm đến của một lượng lớn khách nước ngoài. Từ nội thành Sài Gòn ta theo hướng ra ngoại vi Thủ Đức quốc lộ 1A, đi qua cầu Đồng Nai, qua ngã ba Tân Vạn, qua ngã ba Vũng Tàu, theo quốc lộ 51 ta sẽ đến thị xã Bà Riạ, nếu muốn tới thành phố Vũng Tàu thì bạn theo đường Ba Mươi Tháng Tư, bạn nào muốn đến các điểm : khu du lịch sinh thái Bình Châu, khu du lịch Hồ Cốc ta sẽ theo quốc lộ 55 hoặc ta có thể theo đường ven biển, có thể vừa ngắm cảnh biển sẽ rất thú vị. HỒ CỐC Chào mừng đến với Hồ Cốc Hồ Cốc nằm trên địa bàn xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Biển Hồ Cốc khá đẹp, là một vùng hoang sơ mới được khai thác, nước biển trong xanh, khu bãi tắm rộng, độ dốc thoai thoải và đặc biệt đẹp thơ mộng nhờ các tảng đá nằm ngay trongbãi tắm tạo nên những đợt sóng biển tung bọt trắng xoá. Với vẻ nên thơ của một vùng biển hoang vắng nên du khách ví bãi biển Hồ Cốc đẹp như một thiếu nữ trinh nguyên. Tắm biển ở đây bạn sẽ nhận ra sự thú vị, như lạc vào giữa thiên nhiên, thả mình trong làn nước xanh thẳm để thưởng thức những gì còn hoang sơ của núi rừng và biển cả. Điều đặc biệt là ở Hồ Cốc rừng nguyên sinh và biển nằm cận kề nhau không giống bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam. Biển Hồ Cốc được thiên nhiên ban tặng nét đẹp hoang sơ, với hình vòng cung uốn lượn nằm bên cạnh những tán lá xanh của rừng nguyên sinh. CHUYỆN HỒ CỐC Không một du khách nào đến với Hồ Cốc mà không thắc mắc về cái tên Hồ Cốc. Đó là câu hỏi mà đáp áp có rất nhiều lí giải khác nhau. Với người ưa chuyện hoang đường thì bảo rằng, sở dĩ có tên Hồ Cốc là vì từ ngày xửa ngày xưa, khi Đất - Trời còn giao hoà, Trời làm hạn hán khiến cuộc sống trần gian muôn vàn khổ cực, loài Cóc đã thay mặt tất cả làm cuộc hành trình đến cổng Trời giống trống xin được yết kiến Thượng Đế. Quá trình đi đòi mưa vô cùng khổ ải và trên đường đi vạn dặm đó, Cóc chúa đã “ngã xuống” hoá thành đá mà nay người ta gọi tảng đá lớn đó là “Hòn Cóc”. Cái tên Hồ Cốc được giải thích là bắt nguồn từ việc Cóc chúa hoá đá do đọc trại mà thành “cốc”. Một giải thích khác thì cho rằng, có lẽ vì nơi đây ngày xưa có những tán rừng bao bọc mà cây cối tồn tại chủ yếu là cây cóc rừng nên mới có tên gọi là Hồ Cốc ( chữ “cốc” ở đây cũng bị cho là do đọc trại từ “cóc” mà ra). Tuy nhiên, qua quan sát thực tế cho thấy, rất có thể do địa hình của biển cong cong“hình vòng cung” dễ khiến cho người ta liên tưởng đến hồ và “cốc” rất có thể là “am cốc” hoặc “chiếc cốc đựng nước” khổng lồ do đá hình thành nằm lấp sấp dưới biển khiến cho người ta liên tưởng. VÀ NHỮNG CÁI MỚI CỦA HỒ CỐC Hồ Cốc xưa vẫn đẹp nhưng còn hoang tàn lắm. Biển Hồ Cốc đẹp và khi các khu reasort, các nhà hàng, các dịch vụ biển xuất hiện mang theo sự phong phú và đa dạng khiến nơi đây thu hút khách ngày một nhiều. Hồ Cốc sẽ mới hơn khi Hồ Cốc nằm trong dự án phát triển về phía Đông của khu du lịch sinh thái Bình Châu. Một Hồ Cốc đẹp hoang sơ sẽ quyến rũ hơn khi đã biết điểm tô cho mình. KHU DU LỊCH SINH THÁI BÌNH CHÂU Nằm ở địa phận xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Bình Châu là khu du lịch với những cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp. Chào đón bạn đến khu du lịch sinh thái Bình Châu Giữa ngút ngàn rừng nguyên sinh nổi lên một bầu nước nóng với 70 điểm phun lộ thiên hình thành một hệ thống sông suối từ 37 độ C đến 82 độ C toả nhiệt quanh năm. Trong nguồn nước này chứa nhiều chất như silic, nitơ, lưu huỳnh, natri, clo… có tác dụng chữa bệnh. Du khách sẽ được tắm nước khoáng nóng thỏa thích Với đặc điểm nổi tiếng đó Bình Châu được biết đến từ khá sớm. Đến với khu du lịch suối khoáng Bình Châu, bạn không chỉ được thưởng thức món trứng luộc từ dòng nước khoáng nóng mà còn được thư giãn trong làn nước ấm tại Hồ Suối Mơ và Quê Hương, tắm bùn. Ngoài ra, bạn còn được vui chơi thư giãn trong khu dịch vụ giải trí thể thao như sân tập golf giá, bóng chuyền, hồ bơi và cả khu vườn dưới trăng với sân khấu 1.000 chỗ ngồi… hay đến với hồ câu cá sấu … hoặc tổ chức những buổi tham quan, dã ngoại bằng xe bò hay xe ngựa. Bạn cũng được nghỉ ngơi ở tại các khách sạn, reasort tại Bình Châu. 5 CỤM KHÁCH SẠN: - Khu Bình Tâm: 52 phòng gồm 2 loại: Super Suite 1 triệu đồng/phòng/2 người/ đêm; Suite 600.000 đồng/phòng/3 người/ đêm. - Khu Hoa Anh Đào: 5 phòng, trong đó 2 biệt thự giá 1,5 triệu đồng/2 người /đêm; 3 phòng còn lại giá 600.000 đồng/đêm /2 người. - Khu Bình Minh: 20 phòng giá 300.000 đồng/2 người/ đêm và 200.000 đồng/đêm/người. - Khu Bình An: 16 phòng gồm 2 loại: Deluxe 350.000 đồng/2 người/ đêm; Suite 600.000 đồng/phòng/3 người/ đêm. - Khu Vườn Cau: 18 phòng gồm 2 loại: Suite (một phòng 4 người) giá 700.000 đồng/đêm; Standard giá 600.000 đồng/giường đơn. Hãy đến Bình Châu để nghỉ ngơi thư giãn. Đó sẽ là điều tuyệt nhất vào mõi cuối tuần. Chào Mừng Bạn Đến Với Thành Phố Biển Vũng Tàu Hình ảnh Vũng Tàu từ trên cao Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay. Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km. Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lúc lẫn hoàng hôn. Vũng Tàu có núi Lớn cao 245 m và núi Nhỏ, còn gọi là núi Tương Kỳ hay núi Tao Phùng, cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý. Còn về biển thì Vũng Tàu có Bãi Trước, Bãi Sau. VÀ TÊN GỌI CỦA VŨNG TÀU Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (mũi đất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap). Hiện nay mũi đất cực nam của Vũng Tàu có tên gọi là "mũi Nghinh Phong". Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì "Thuyền Úc", tục danh Vũng Tàu... phía bắc ôm cửa Tắc Khái, phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa Cần Giờ. Mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu. VŨNG TÀU VÀ KINH TẾ THẾ MẠNH Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí và du lịch. Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam. nơi có trụ sở của Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro). Nơi duy nhất ở Việt Nam có khu nhà tập thể dành cho các chuyên gia Nga làm việc trong lĩnh vực khai thác dầu khí sinh sống cùng gia đình và trường học cho con em họ.Hiện có khoảng trên 3000 người Nga đang sinh sống và làm việc tại đây. Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng phát triển. Những đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi... VŨNG TÀU VÀ LỄ HỘI Lễ hội Dinh Cô: Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày (10 - 11 - 12 tháng 2 âm lịch), suốt cả ngày cả đêm. Lễ hội Nghinh Ông: Lễ hội Nghinh Ông đình Thắng Tam được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội Đình thần Thắng Tam: Tổ chức 4 ngày, từ ngày 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Đại lễ kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa: Được tổ chức tại Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm nhằm mừng kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa bổn mạng của Giáo phận Bà Rịa do chính Đức Giám mục Giáo phận chủ sự cùng với các linh mục trong giáo phận với sự tham dự của hàng vạn tu sĩ nam nữ cũng như tín hữu khắp mọi nơi. MỘT SỐ ĐIỂM THAM QUAN TRONG THÀNH PHỐ Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu( Trần Phú, P.5). Tượng Chúa Ki Tô Vua(Hạ Long, P.2). Đình Thắng Tam ( Hoàng Hoa Thám, P.2). Nhà thờ Vũng Tàu( Thống Nhất, P.1). Thích ca Phật đài( Trần Phú, P.5). Đan viện Xito Thánh mẫu Phước Hải ( Trần Phú,P.5). Linh sơn cổ tự (Hoàng Hoa Thám, P.2). Niết Bàn Tịnh xá ( Hạ Long, P.2). Bạch Dinh (Trần Phú, P.1). Nhà lớn Long Sơn ( X. Long sơn). Đèn Hải Đăng ( núi nhỏ, P.2). Mũi nghinh Phong ( Hạ Long, P.2). Tượng đài Liệt sĩ. Đền thờ Liệt sĩ TP. Vũng Tàu. VÀ BÃI BIỂN Bãi Sau: Nằm phía Nam Vũng Tàu, còn có tên là Thùy Vân hay còn có tên là Thùy Dương, chạy dài gần 10 km. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, bãi cát dài phẳng. Bãi Trước: Còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều, Bải Trước có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển và giống như một vịnh nhỏ ít sóng và có hình vòng cung khá đẹp; Bãi Dâu: Còn gọi là bãi Phương Thảo, dài 3 km, thơ mộng và tĩnh mịch; Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn. Bãi tắm Long Hải. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia vui chơi giải trí tại: Công viên bãi Trước, Quảng trường Trưng Vương, Công viên nước Vũng Tàu, Công viên Trần Hưng Đạo. TƯỢNG CHÚA TRÊN NÚI NHỎ Núi Nhỏ ngọn núi không cao (170m) nhưng đẹp ở Vũng Tàu. Và đáng chú ý hơn khi Tượng Chúa Kitô Vua 32 m, được coi là tượng Chúa cao nhất thế giới trong khi tượng Chúa ở Rio de Janeiro (Brasil) cao 28 m được xây năm 1974 trên đỉnh núi Nhỏ. Là một địa điểm tôn giáo, thuộc Giáo phận Bà Rịa do giáo xứ Vũng Tàu quản lý. Kiệt tác của con người Công trình bị gián đoạn một thời gian sau đó đươc sự ủy quyền của Đức Giám mục Xuân lộc , linh mục Phê rô Trần Văn Huyên chánh xứ Vũng Tàu cùng với bà con giáo dân khắp mọi nơi đã tham gia tái thiết công trình. Và năm 1994 công trình hoàn thành và chính thức đón tiếp du khách, và là điểm tham quan thu hút nhiều khách khi đến Vũng Tàu. (Ngoài ra ở Núi Nhỏ còn có ngọn Hải Đăng nổi tiếng của Vũng Tàu). Để lên đến tượng chúa bạn phải leo 793 bậc tam cấp ở hướng phía nam chân Núi Nhỏ mới tới nơi. Tượng đài Chúa Kitô đứng giữa hướng đông nam và quay ra biển. Từ dưới bãi nhìn lên, tượng giang đôi tay sừng sững án ngữ trên đỉnh núi cao, bao quanh là những tán cây xanh mát tạo thành một điểm nhấn đầy ấn tượng. Với chiều cao 32m, hai tay giang dài 18,40m, trong lòng tượng có 133 bậc thang và có thể chứa khoảng 100 du khách tham quan. Từ trên cánh tay tượng nhìn xuống, du khách có thể nhìn thấy thành phố Vũng Tàu với nhà cửa san sát và dáng vẻ mập mờ của núi Hòn Bà được bao quanh bởi làn nước trong xanh của biển trời. NÚI LỚN CÙNG BẠCH DINH VÀ THÍCH CA PHẬT ĐÀI Cùng với Núi Nhỏ, Núi Lớn là ngọn núi nổi tiếng của thánh phố biển này. Xung quanh núi có con đường ven biển bao quanh dọc theo cãi bãi biển đẹp. Bạch Dinh: Cung điện mùa hè của Bảo Đại Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn cao hơn mực nước biển 30m. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công. Bạch Dinh được gọi là Villa Blanche theo tên con gái yêu của Paul Doumer. Nghĩa tiếng Việt của từ này lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là Bạch Dinh, tức là Biệt thự trắng. Sau đó nhiều đời toàn quyền Đông Dương vẫn thích dùng Bạch Dinh làm nơi giải trí nên được gọi là Dinh toàn quyền. Dưới thời Mỹ, Bạch Dinh cũng là nơi an nghỉ và hội họp của tổng thống và các tướng lĩnh Sài Gòn. Đây cũng chính là nơi giam lỏng vua Thành Thái (từ 1909-1910), một vị vua có tư tưởng yêu nước. Bạch Dinh có hai lối lên. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh cao 19m, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19. Tầng hầm dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải định năm 1921, cặp ngà voi Châu Phi dài 170cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc - Lộc - Thọ. Tầng lầu thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao quanh ba mặt tường chính của toà nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm. Du khách đứng ở tiền sảnh Bạch Dinh nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác như đang ở tầng lầu của một cao ốc xây dựng trên mặt nước biển, có thể dõi tầm mắt bao quát cả trung tâm thành phố Vũng Tàu Chùa Thích Ca Phật Đài: Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Vũng Tàu. Nằm phía Bắc dưới chân núi Lớn, Thích Ca Phật Đài là một di tích lịch sử văn hóa và là một thắng cảnh rất nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Thích ca phật đài Du khách đến Thích Ca Phật Đài theo đường Lê Lợi, rẽ về đường Trần Phú hoặc từ đường Trần Phú bãi Trước theo đường ven biển đi qua bãi Dâu, tới địa phận Bến Đá là gặp Thích Ca Phật Đài. Khu vực chùa rộng 6 ha xây dựng trên sườn núi Lớn. Xưa kia, nơi đây là khu rừng rậm hoang vu. Đến năm 1957, có ông quan Phủ, tên là Lê Quan Vinh, đã hồi hưu dựng lên tại đây ngôi Thiền Lâm tự để làm nơi tu hành cho cả gia đình. Vài năm sau, một nhóm hành hương của Hội Phật Giáo miền Nam đến viếng Thiền Lâm tự và nhận thấy vị trí xung quanh chùa rất lý tưởng để xây dựng thành khu vực tôn thờ Ngọc Xá Lợi cũng như diễn tả lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Ngày 20/07/1961 chùa Thích Ca Phật Đài đã được khởi công xây dựng, và được khánh thành trọng thể vào ngày 09/06/1963, kinh phí chùa do Phật tử quyên góp. Không giống với những ngôi chùa Phật giáo khác, điểm đặc biệt trong kiến trúc của Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc điêu khắc tạo dựng theo sự tích cuộc đời Đức Phật Thích Ca gắn liền hài hòa với cảnh quan núi Lớn. Tượng thích ca Toàn bộ khuôn viên Thích Ca Phật Đài như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình tháp, cao dần từ 3m đến 29m so với mực nước biển. Cấp 1 là Tam quan và khu vườn hoa. Cấp 2 là khu nhà mát và nhà trưng bày truyền thống. Cấp 3 là Thiền Lâm tự và khu Phật tích, bao gồm các công trình kiến trúc-điêu khắc. Cổng chùa được xây dựng công phu bằng xi măng cốt thép, trên bằng đá hoa khắc 4 chữ "Thích ca Phật đài", trong Chùa có Bảo Tháp, tượng Phật tổ ngồi trên toà sen và nhiều di vật của đạo Phật và là một công trình kiến trúc độc đáo. Trong khuôn viên khu Phật tích có cây bồ đề xanh tốt được chiết từ cây bồ đề trước đây Đức Phật ngồi thiền. ĐÌNH THẮNG TAM CÙNG LỊCH SỬ VŨNG TÀU Lịch sử Vũng Tàu gắn liền với cụm từ Tam Thắng ( Thắng Tam), Theo truyền thuyết thì ba viên đội do Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền là ba viên đội chỉ huy ba chiếc thuyền có nhiệm vụ bảo vệ dân và con đường thủy vào Gia Định chống lại bọn cướp biển. Năm 1832, Vua Minh Mạng ban thưởng phẩm hàm và cấp đất cho họ khai thác, lập nên ba làng Thắng như trên để làm ăn, sinh sống. Và khi họ chết đi người dân ở đây xây dựng đình thờ phụng họ để nhớ ơn người có công khai phá bảo vệ cuộc sống của họ. Đình Thắng Tam Hiện nay, đình thần còn lưu giữ 2 đạo sắc của nhà Nguyễn phong cho các vị thần được thờ tại đình là Thiên Y A Na, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải, Thượng Đẳng Thần, Cá Ông, Thuỷ Long Thần Nữ…Đình thần Thắng Tam lúc đầu xây dựng chỉ là nhà tranh vách lá. Năm 1835 mái được lợp ngói, năm 1965 được trùng tu mới như hiện nay. Kiến trúc Đình Thần Thắng Tam có Cổng Tam Quan, Nhà Tiền Hiền, Hội Trường, Ngôi Đình Trung, sân khấu võ ca. Trong đình bài trí nhiều đồ lễ, chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đình thần thắng tam kiến trúc theo lối nối tiếp. Đó là một nhà gồm bốn ngôi nhà nối liền nhau bằng một lối đi bên hông: Tiền Hiền – Hội Trường – Đình Trung – sân khấu võ ca. Ngôi tiền hiền được lợp bằng ngói âm dương, trên mái có hình “Lưỡng long chầu nguyệt” đắp nổi. Đầu các đòn tay, xà gồ, cột đều chạm khắc hình rồng. Nội thất nhà Tiền Hiền bày bốn bàn thờ: bàn thờ thổ công, Tiền Hiền và Hậu Hiền, Tiền Vãng và Hậu Vãng ( tức thờ thổ công, tiền hiền và hậu hiền, dân làng đến trước đến sau). Bên trái khu Đình Thần Thắng Tam còn có tên Miếu Ngũ Hành. Nằm trong khu Đình Thần Thắng Tam phía bên phải có Lăng Cá Ông được xây dựng cùng thờ kỳ với Miếu Bà, nghĩa là khoảng cuối thế kỷ XIX. Hiện nay trong lăng còn bảo tồn xương Cá Ông khổng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ hơn 100 năm trước đây. Trải qua thời gian tồn tại lâu dài, do những biến động của lịch sử, một số làng, xã đã không còn đình làng. Tại ba ngôi làng tiền thân của Vũng Tàu còn ba ngôi đình. Có thể nói đình làng Thắng Tam là biểu hiện đặc sắc của đặc trưng văn hoá độc đáo của ngư dân miền biển. Không những thế Đình Thần Thắng Tam là biểu tượng cho lịch sử hình thành và phát triển của Vũng Tàu. NIẾT BÀN TỊNH XÁ Niết Bàn Tịnh Xá là một ngôi chùa nằm bên triền Núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu. Chùa được Thượng tọa Thích Thiện Tuệ cho xây từ năm 1969 đến năm 1974 bằng tiền quyên góp của Phật tử. Chùa có vị trí dựa vào núi nhìn ra biển. Bên trong có tượng Đức Phật ngọa thiền. Đây được xem là một trong những ngôi đẹp nhất Vũng Tàu. Nằm bên bờ biển, Niết Bàn Tịnh Xá nổi bật với những đường nét kiến trúc Đông Tây kết hợp. Lối lên Niết Bàn Tịnh Xá men theo triền dốc. Hai bên cổng là tượng ông Thiện, ông Ác cao lớn; bên phải có bức phù điêu long mã; bên trái có lầu chuông với hình long ly quy phụng chạm trổ tinh vi. Chánh điện nổi bật với bức tượng Phật nhập Niết Bàn nằm nghiêng, nhìn về hướng Tây, gối đầu lên tay phải, dài 12m. Gan bàn chân Phật khắc 52 điểm ấn. Bức tượng càng được nổi bật hơn trên nền phong cảnh núi rừng, cây cối với những vị tiên và muông thú được tạo dựng rất tinh vi ở phía sau. Tượng niết bàn Lối dẫn lên sân thuyền Bát Nhã ở phía bên phải, nơi trang trí nhiều hoa cảnh, rừng Thổ Đà (Vruvola) tái hiện tích Thái tử Grotama hành pháp khổ hạnh cứu đời. Sân thuyền Bát Nhã có tháp chuông bốn mái uốn cong, đầu đao đắp nổi tượng đồng, trong đặt Đại hồng chung bằng đồng, cao 2,8m, chu vi 3,8m, nặng 3,5 tấn. Đại hồng chung Niết Bàn Tịnh Xá nổi tiếng với thanh âm ngân vang nao lòng du khách... Đường lên chính điện là hệ thống 37 bậc tam cấp có lối rộng chừng 2m. Bên phải ngay lối lên là hòn non bộ và lầu trống có Phật Di Lặc ngồi trên cao. Chính giữa là tượng hộ pháp Di Đà. Chiếc lư đồng Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phụng) có kích thước lớn, được trang trí khéo léo, công phu là báu vật của chùa. Bức tượng Phật nhập Niết Bàn càng trở nên sinh động, cuốn hút vì được đặt trong không gian có nhiều công trình Phật giáo mang tính nghệ thuật cao: Phía trên đầu và sau lưng Đức Phật Nhập Niết Bàn là quang cảnh thiên nhiên xanh tươi nổi bật với hai cây Long Thọ đắp nổi nhiều lớp. Những con công, con hạc dang rộng cánh ẩn hiện trong mây, những con sư tử, con hổ, con khỉ phủ phục chầu Đức Phật viên tịch nhập Niết Bàn... Tất cả đều được đắp nổi, chạm khắc công phu với màu sắc hài hoà, thanh khiết tạo nên khung cảnh vừa trang nghiêm vừa sâu lắng chốn cửa Thiền... Dựa vào thế núi, Niết Bàn Tịnh Xá toạ lạc trên nhiều độ cao khác nhau. Phía trên và sau chính điện thờ Phật Tổ. Điện thờ Phật Tổ bài trí ba bức tượng Phật Thích Ca ngồi thiền rất lớn, theo thế đối xứng. Tầng trên là một mặt bằng rộng, thoáng đạt, gió mát, du khách có thể dõi tầm mắt ra xa phía biển khơi, hoặc dễ dàng quan sát ngắm cảnh bờ biển Bãi Dứa. Khoảng sân thực sự là nơi vãn cảnh của du khách. Ở đây người ta bài trí rất nhiều bon sai, hoa cảnh. Thấp thoáng phía sau những chậu cảnh mỹ thuật là thuyền Bát Nhã, một con rồng lớn cách điệu dày công trang trí và rất đẹp. Xung quanh thuyền được ốp mảnh sứ men lam, men màu. Ở vào vị trí nên thơ đó, Niết Bàn Tịnh Xá có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài thu hoạch tour thành phố hồ chí minh_vũng tàu.doc
Luận văn liên quan