Bài thuyết trình đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam
Mối quan hệ giữa văn hóa kinh doanh và văn hóa dân tộc
Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước đi kèm xu thế toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải luôn đi kèm với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Cần phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến để chúng ta không tụt hậu so với thế giới, nhưng cần giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc để không bị mất đi những giá trị đích thực của dân tộc ta.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐề tài: Vận dụng quan điểm của Đảng về việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng văn hoá kinh doanh của nước ta hiện nayNhóm: 6I. CƠ SỞ LÍ LUẬNVăn hóa và nền văn hóa Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất địnhC.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát các hoạt động của xã hội thành hai loại hình hoạt động cơ bản là "sản xuất vật chất" và "sản xuất tinh thần“=> Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất. Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người=> Nói văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, văn hóa có mặt trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn và sinh hoạt tinh thần của xã hội.Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.2. Đặc trưng của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hóa tiên tiến :Là nền văn hóa yêu nước, tiến bộ xà hội mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH theo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí MinhLà nền văn hóa mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắcNền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc:Là nền văn hóa bao gồm sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, của các vùng, các địa phương trong nước.Là nền văn hóa mà tính phong phú đa dạng được nhân lên gấp nhiều lần do có bề dày hàng nghìn năm lịch sử Được biểu hiện cụ thể ở những giá trị văn hóa bền vững của dân tộc Việt NamLà các hoạt động văn hóa,sinh hoạt văn hóa,sáng tạo văn hóa,các tác phẩm văn hóa phải thể hiện rõ nét và sâu sắc các giá trị tinh thần dân tộc.Quan điểm chủ đạo của Đảng về xây dựng văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc:Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcNền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộcXây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọngVăn hoá là một mặt trân; xây dựng, phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng3. Văn hóa kinh doanh Văn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị , các chuẩn mực , các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh , được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội , tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực Mối quan hệ giữa văn hóa kinh doanh và văn hóa dân tộc Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước đi kèm xu thế toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải luôn đi kèm với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộcCần phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến để chúng ta không tụt hậu so với thế giới, nhưng cần giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc để không bị mất đi những giá trị đích thực của dân tộc ta. II. VẬN DỤNGTầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa kinh doanh tại Việt Nam - Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển kinh doanh bền vữngVăn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế2. Thực trạng của văn hóa kinh doanh ở nước taVăn hóa kinh doanh Việt Nam trước thời kì đổi mớiGiai đoạn 1954-1975: VHKD miền Bắc mang đặc tính của VHKD XHCN. Ở miền Nam, qua giao lưu với văn hoá Mỹ, VHKD nơi đây tiếp thu được một số kiến thức, yếu tố cần thiết cho kinh tế thị trường nhưng cũng tiêm nhiễm tâm lý vọng ngoại khá nặng nềSau năm 1975: Đất nước thống nhất, hai miền Nam, Bắc cùng bước vào con đường xây dựng CNXHHai nền VHKD dần hoà hợp với nhau, trở thành một nền VHKD thống nhất trong toàn quốc nhưng vẫn bảo tồn một số khác biệt giữa hai miềnBổ sung một số ưu điểm như: coi trọng công bằng xã hội, nâng cao vị thế cho phụ nữ, có tinh thần vượt khó vươn lênTăng lên một số yếu tố tiêu cực cho kinh doanh như: tâm lý coi rẻ nghề buôn nói chung và kinh doanh nói riêng, tính chủ quan duy ý chí, cơ chế tổ chức quan liêu, thiếu hiệu quả, tính cứng nhắc, kém năng động với thị trườngVăn hóa kinh doanh Việt Nam trong thời kỳ đổi mớiNHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰCQUAN ĐIỂM CHỦ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA KINH DOANHKết hợp giá trị truyền thốngMở cửa và đổi mớiĐánh giá về việc áp dụng quan điểm của Đảng trong văn hóa kinh doanhĐã xóa bỏ dần những mặt lạc hậu, lỗi thời trong văn hóa phong kiến, nô dịch của chủ nghĩa thực dân trong doanh nghiệp.Bước đầu xây dựng được môi trường văn hóa hiện đại, văn minh trong doanh nghiệp.Thực hiện được các giao dịch thành công dựa trên sự hiểu biết về văn hóa của quốc gia , doanh nghiệp của đối tác.Thực hiện được mục tiêu kinh doanh dưa trên sự đồng tâm hợp sức của các thành viên trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả , hiểu biết và giúp đỡ nhau trong môi trường làm việc có văn hóa doanh nghiệp đạt chuẩn.KẾT LUẬNBước sang thế kỷ 21 thế kỷ của tri thức, công nghệ , phát triển và hội nhập kinh tế thì văn hóa kinh doanh là một điều vô cùng quan trọngCần kết hợp giữa việc kinh doanh của doanh nghiệp và văn hóa kinh doanhNhận thức toàn diện và sâu sắc về phương hướng, đặc trưng, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những yêu cầu cấp thiế để tạo nên sự thống nhất và đồng thuận xã hội, tạo động lực cho việc triển khai các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực văn hóa trong thời kỳ đổi mới hiện nay, cũng là cơ sở để chúng ta kế thừa những quan điểm và thành tựu lý luận này để xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thuyet_trinh_duong_loi_cach_mang_cua_8683.pptx