Người bảo hiểm chỉ hoàn phí bảo hiểm khi Người được bảo hiểm thông báo trước
cho Người bảo hiểm bằng văn bản ngày tàu bắt đầu hủy bảo hiểm, ngừng hoạt động để
sửa chữa, địa điểm an toàn để tàu ngừng hoạt động được Người bảo hiểm chấp thuận,
ngày tàu hoạt động trở lại và trong năm tàu không bị tổn thất toàn bộ. Nếu sau 05 (năm)
ngày kể từ ngày nhận được thông báo (bằng văn bản) của Người được bảo hiểm mà
Người bảo hiểm không có ý kiến trả lời (bằng văn bản) thì coi như đã chấp thuận theo nội
dung thông báo của Người được bảo hiểm.
Người bảo hiểm sẽ hoàn phí bảo hiểm cho mỗi giai đoạn 30 ngày liên tục (30 mươi
ngày lien tục được tính là 1 kỳ) cho trường hợp tàu ngừng hoạt động để sửa chữa và/hoặc
neo đậu mà không cộng dồn các ngày sửa chữa trong năm.
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình: Hợp đồng dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu và phương tiện được giao để
thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc. Nếu khách hàng đã giao cho bên
cung ứng dịch vụ các giấy tờ, tài liệu hoặc các phương tiên, thiết bị cần thiết cho
việc thực hiện công việc, thì sau khi hoàn thành công việc nếu các bên không có
thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ các tài liệu và
phương tiện đó cho khách hàng. Nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc phương
tiện thì bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại.
- Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không
đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Trong
trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghĩa vụ này, không kịp thời thông báo
ngay cho khách hàng biết hoặc vẫn tiếp tục thực hiện công việc và do các nguyên
nhân đó mà kết quả công việc không đạt được theo đúng yêu cầu của khách hàng
thì bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại.
- Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch
vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Đây là quy định có tính đặc thù
trong hợp đồng dịch vụ. Nghĩa vụ giữ bí mật về những thông tin mà mình biết được
trong quá trình cung ứng dịch vụ chỉ đặt ra đối với bên cung ứng dịch vụ khi hai
bên có thoả thuận về việc phải giữ bí mật hoặc khi pháp luật có quy định về nghĩa
vụ giữ bí mật như pháp luật về hành nghề y quy định thầy thuốc và nhân viên y tế
có trách nhiệm giữ gìn bí mật về những điều liên quan đến bệnh tật của người bệnh.
Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà gây thiệt hại cho khách
hàng thì bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại
- Ngoài ra bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ không được giao cho người
khác thực hiện thay công việc, nếu không có sự đồng ý của khách hàng (Khoản 2
Điều 522 Luật dân sự năm 2005). Có thể nói đây là quy định có tính đặc thù cho
hợp đồng dịch vụ. Trên thực tế có nhiều hợp đồng dịch vụ mà trong đó, khách hàng
chỉ muốn thuê chính cá nhân một người nào đó thực hiện công việc cho mình mà
không muốn người làm dịch vụ giao lại công việc đó cho người khác làm thay.
Chẳng hạn là hợp đồng thuê gia sư, hợp đồng khám chữa bệnh… Do vậy bên cung
ứng phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện công việc, không được giao cho người
khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của khách hàng. Nếu vi
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
phạm nghĩa vụ này thì khách hàng có quyền hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trong trường hợp hợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ thì mỗi bên có các
nghĩa vụ sau:
+ Trao đổi, thông tin cho nhau về tiến độ công việc và yêu cầu của mình có
liên quan đến việc cung ứng dịch vụ, đồng thời phải cung ứng dịch vụ vào thời gian
và theo phương thức phù hợp để không gây cản trở đến hoạt động của bên cung
ứng dịch vụ đó;
+ Tiến hành bất kỳ hoạt động hợp tác cần thiết nào với các bên cung ứng
dịch vụ khác.
3. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
3.1. Quyền của khách hàng (Điều 521 Luật dân sự năm 2005)
Vì đây là hợp đồng song vụ nên nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ chính là
quyền của khách hàng. Khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực
hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và theo các thoả
thuận khác tùy theo tính chất của công việc phải thực hiện. Bộ luật dân sự năm
2005 quy định khi bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, thì khách
hàng mới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại, nhưng không xác định như thế nào là vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ trong khi nhận thức về mức độ nghiêm trọng của mỗi bên ký kết hợp đồng khác
nhau.
3.2 Nghĩa vụ của khách hàng (Điều 85 Luật thương mại năm 2005)
- Khách hàng có nghĩa vụ cơ bản là phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng
dịch vụ. Việc trả tiền dịch vụ được thực hiện theo giá và phương thức thanh toán do
các bên thỏa thuận.
- Về nguyên tắc và theo thông lệ, khách hàng cung cấp cho bên cung ứng
dịch vụ biết những thông tin, tài liệu, nếu các thông tin, tài liệu đó là cần thiết, để
bên cung ứng dịch vụ có thể tiến hành thực hiện công việc theo đúng yêu cầu của
khách hàng, để việc cung ứng không bị trì hoãn hay gián đoạn.
7. Thời hạn hoàn thành dịch vụ (Điều 82 Luật thương mại năm 2005)
- Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thoả thuận
trong hợp đồng.
- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên
cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính
đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời
điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên
quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.
- Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc
bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó
được đáp ứng.
- Trường hợp sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch
vụ vẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ
phải tiếp tục cung ứng theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu
có.(Điều 84 Luật thương mại năm 2005)
Quy định này là cần thiết nhằm mở ra khả năng bên cung ứng dịch vụ có thể
chủ động tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi hoàn thành mà không nhất thiết
hai bên phải ký kết hợp đồng khác. Trong trường hợp này, sự im lặng không có ý
kiến phản đối của khách hàng được coi là sự đồng ý mặc nhiên. Tuy nhiên, nếu
khách hàng có ý kiến phản đối và muốn chấm dứt thực hiện hợp đồng thì bên cung
ứng dịch vụ phải ngừng thực hiện công việc theo yêu cầu của khách hàng. Lúc đó,
hợp đồng sẽ chấm dứt, bên cung ứng dịch vụ phải bàn giao lại kết quả công việc và
khách hàng phải trả tiền dịch vụ theo phần công việc mà bên cung ứng dịch vụ đã
thực hiện; đồng thời nếu việc chậm thực hiện công việc theo thỏa thuận mà gây
thiệt hại cho khách hàng thì khách hàng có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ bồi
thường thiệt hại.
4. Giá dịch vụ và thời hạn thanh toán (Điều 86, Điều 87 Luật thương mại năm
2005)
- Trong hợp đồng dịch vụ, các bên thỏa thuận với nhau về giá tiền dịch vụ
tùy thuộc vào tính chất công việc, những yêu cầu phải đạt được khi công việc hoàn
thành và tùy thuộc vào sức lao động (lao động trí óc hoặc lao động chân tay) mà
bên cung ứng dịch vụ phải bỏ ra khi thực hiện công việc. Tuy nhiên, Luật thương
mại cũng quy định rõ nếu giữa các bên không có thỏa thuận trước về giá dịch vụ thì
giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự
về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức
thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ. Quy định này là rất
cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên cung ứng dịch vụ theo nguyên
tắc công bằng, có làm có hưởng.
Khoản 3 Điều 524 Luật dân sự năm 2005 cũng quy định trong trường hợp
chất lượng, số lượng dịch vụ không đạt được như thỏa thuận, công việc không được
hoàn thành đúng thời hạn do có lỗi của bên cung ứng dịch vụ thì khách hàng có
quyền giảm tiền công và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quy định này của Bộ luật
dân sự năm 2005 chỉ áp dụng trong trường hợp khách hàng vẫn đồng ý nhận kết
quả dịch vụ mặc dù kết quả đó không đạt được chất lượng, số lượng hoặc thời hạn
mà khách hàng đã yêu cầu. Quy định này không làm loại trừ khả năng khách hàng
có quyền không tiếp nhận kết quả dịch vụ mà đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng dịch vụ do bên cung ứng không bảo đảm các yêu cầu đã đặt ra do lỗi của bên
cung ứng dịch vụ.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
- Các bên trong hợp đồng dịch vụ thỏa thuận về thời hạn thanh toán tiền dịch
vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp không có thỏa thuận và giữa các
bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì khách hàng sẽ thanh toán
tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ khi bên cung ứng dịch vụ đã hoàn thành
công việc được giao.
5. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong Hợp đồng dịch vụ (Điều
525 Luật dân sự năm 2005)
Việc các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong Hợp đồng dịch
vụ bao gồm các trường hợp sau:
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng do một bên đã không thực hiện
được nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mà vi phạm đó là điều kiện các bên đã
thỏa thuận là khi điều kiện đó xảy ra, bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng hoặc nếu việc không thực hiện nghĩa vụ của một bên xảy ra thì pháp
luật cho phép bên kia có quyền đơn phương chấm dựt thực hiện hợp đồng. Ví dụ
như nếu khách hàng đã không cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin cần thiết cho
bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, hoặc nếu bên cung ứng dịch vụ đã tự ý giao
công việc cho người khác làm thay mà không được sự đồng ý của khách hàng thì
khách hàng cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
- Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện dịch vụ không có lợi cho khách
hàng thì khách hàng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng
phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một khoảng thời gian hợp lý để bên
cung ứng dịch vụ có thể kịp thời ngừng ngay việc thực hiện công việc. Trong
trường hợp này, khách hàng phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ đã thực
hiện và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu việc đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng của khách hàng gây thiệt hại cho bên cung ứng. Quy định này phù
hợp với thực tế và tạo khả năng cho khách hàng được tùy ý chấm dứt hợp đồng vào
bất cứ lúc nào, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được quyền lợi của bên cung ứng
dịch vụ.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
II. Thực tiễn
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
TÒA KINH TẾ
------------------
Quyết định giám đốc thẩm
Số: 25/2009/KDTM-GĐT
Ngày 26 tháng 11 năm
2009
V/v: tranh chấp hợp đồng
dịch vụ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA KINH TẾ
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI HÀ NỘI
Với thành phần Hội đồng giám đốc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Bùi Thế Linh;
Các Thẩm phán: Bà Bùi Thị Hải;
Ông Nguyễn Văn Tiến.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa: Bà Vũ Thị Thanh
Nga -Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông Nguyễn Đức Thường.
Ngày 26 tháng 11 năm 2009, tại trụ sở Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao mở
phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại theo Quyết định số
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
31/QĐ-KNGDT-V12 ngày 22/9/2009 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao kháng nghị đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số
03/2009/KDTM-PT ngày 16, 19/01/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội,
giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Công ty cổ phần Sao Nam Phong; có trụ sở tại số 219 đường
Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; do ông
Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Công ty đại diện;
Bị đơn: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện lực Hà Nội; có trụ sở tại 42 Tô
Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; do ông Vũ Anh Tuấn làm đại
diện theo Giấy ủy quyền số 09/HAPEC-TH ngày 11/01/2009 của Giám đốc Công
ty.
NHẬN THẤY
Theo đơn khởi kiện đề ngày 16/4/2008 (BL5), Đơn khởi kiện bổ sung đề ngày
22/9/2008 (BL 23) và các tài liệu, chứng cứ khác do nguyên đơn xuất trình thì:
Ngày 15/6/2008, Trung tâm thiết kế điện thuộc Công ty điện lực Hà Nội (sau này
cổ phần hóa thành Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện lực Hà Nội-viết tắt là
Công ty HaPec) và Công ty cổ phần Sao Nam Phong (sau đây viết tắt là Công ty
Sao Nam Phong) ký Hợp đồng số 78/HĐKT-TTTKĐ về khảo sát, thu thập số liệu
phục vụ công tác thiết kế nội dung (tóm tắt) như sau:
Điều 1: Nội dung công việc: khảo sát, đo đạc lấy số liệu tại hiện trường; cùng tham
gia lập phương án thiết kế; cùng tham gia tính toán lập phương án tổ chức và đề ra
giải pháp thi công; cùng tham gia tính toán chi phí cho công trình cải tạo, sắp xếp
lại hệ thống cáp xuất tuyến tại Trạm 110 KV-E14.
Điều 2: Hai bên thỏa thuận giá trị hợp đồng bằng 35% giá trị tư vấn thiết kế (trước
thuế) dược duyệt theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; Để có cơ
sở ký hợp đồng, hai bên thỏa thuận tạm tính giá trị tư vấn thiết kế của công trình là
260.000.000 đ x 35% = 90.000.000 đồng; giá trị để thanh lý hợp đồng sẽ là giá trị
của phần tư vấn thiết kế có ghi trong dự toán sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt…
Điều 3: Thời gian hoàn thành khối lượng công việc khảo sát để phục vụ công tác
thiết kế là 4 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng.
Điều 4: Trách nhiệm của mỗi bên.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Trung tấm thiết kế điện: chịu trách nhiệm pháp lý với chủ đầu tư, chủ trì thiết kế, tổ
chức bảo vệ đề án trước cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư; cung cấp đầy đủ số
liệu, phương án kỹ thuật được duyệt, hồ sơ mặt bằng và các hồ sơ pháp lý liên quan
khác để Công ty Sao Nam Phong có thời gian chuẩn bị những điều kiện tham gia
khảo sát, thu thập số liệu tại hiện trường phục vụ công tác thiết kế.
Công ty Sao Nam Phong : phối hợp khảo sát lấy số liệu thực tế tại hiện trường tham
gia khảo sát các yêu cầu và những dự kiến xây dựng hệ thống hạ tầng và các công
trình ngầm trong khu vực theo yêu cầu của Trung tâm thiết kế điện…; cấp số liệu
thiết kế sơ bộ phải có cơ sở tính toán và các số liệu liên quan khác đủ điều kiện để
Trung tâm thiết kế điện hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật…
Điều 5: Thể thức thanh toán…thời gian chuyển tiền: Trung tâm thiết kế sẽ tạm ứng
cho Công ty Sao Nam Phong số tiền tương đương 30% giá trị hợp đồng ngay sau
khi Công ty Sao Nam Phong giao đủ 02 bộ hồ sơ có đầy đủ số liệu khảo sát hiện
trường, có cơ sở tính toán và biện pháp thi công hợp lý (có biên bản nghiệm thu
bàn giao tài liệu giữa hai bên) để Trung tâm thiết kế hoàn chỉnh đề án đưa đi phê
duyệt. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán hết theo giá trị tư vấn thiết kế được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt sau khi trừ đi số tiền tạm ứng đợt 1.
Sau khi ký hợp đồng trên, Công ty Sao Nam Phong đã thực hiện các công việc theo
hợp đồng. Ngày 11/11/2005, hai bên ký Biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng
công việc hoàn thành hồ sơ thiết kế kỹ thuật, theo đó đã thống nhất: Công ty Công
ty Sao Nam Phong đã hoàn thành và giao cho Trung tâm để trình duyệt: thuyết
minh, dự toán, các bản vẽ thi công. Công ty Sao Nam Phong đã hoàn thành với chất
lượng đạt yêu cầu của Trung tâm đề ra, là cơ sở cho Trung tâm thiết kế biên tập
chỉnh sửa lại Đề án thiết kế kỹ thuật và Báo cáo đầu tư theo quy định của Công ty
điện lực Hà Nội và chuyển kinh phí tạm ứng cho Công ty Sao Nam Phong . Sau khi
ký biên bản trên, Trung tâm thiết kế đã tạm ứng 30% giá trị tạm tính của hợp đồng
là 27.000.000 đồng.
Tại Biên bản đối chiếu công nợ ngày 31/12/2006, Công ty HaPec (kế thừa quyền,
nghĩa vụ của Trung tâm thiết kế điện) và Công ty Sao Nam Phong đã cùng nhau
xác nhận những nội dung sau: Giá trị hợp đồng: chưa có giá trị tổng dự toán được
duyệt nên chưa có giá trị thiết kế, Công ty HaPec đã ứng 27.000.000 đồng; Số tiền
Công ty HaPec còn nợ Công ty Sao Nam Phong: chưa xác định được giá trị (vì
chưa được phê duyệt). Biên bản chỉ xác nhận tại thời điểm hiện tại chưa có giá trị
để thanh lý hợp đồng, chưa xác định được tổng dự toán được duyệt của công trình.
Hai bên thống nhất thúc đẩy nhanh quá trình duyệt tổng dự toán và tổng mức đầu
tư để kết thúc hợp đồng.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Ngày 14/12/2007, Chủ đầu tư là Công ty điện lực Hà Nội đã ban hành Quyết định
số 6469/QĐ-ĐLHN-P08 về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: cải
tạo và sắp xếp lại cáp xuất tuyến tại Trạm 110 KV–Giám–E14, theo đó tại mục 12.
Tổng mức đầu tư của dự án là 22.060.382.754 đồng, trong đó trong phần chi phí tư
vấn đầu tư xây dựng có chi phí lập dự án đầu tư là 162.687.876 đồng; chi phí thiết
kế xây dựng công trình là 262.872.704 đồng.
Ngày 02/4/2008, Công ty điện lực Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1757/QĐ-
ĐLHN-P08, theo đó tại Điều 1 phê duyệt tổng mức đầu tư hiệu chỉnh dự án “Cải
tạo và sắp xếp lại cáp xuất tuyến tại Trạm 110 KV–Giám–E14”, trong đó tại mục
12. Tổng mức đầu tư điều chỉnh của Dự án 22.740.890.582 đồng. Tại Điều 2 của
Quyết định xác định tổng mức đầu tư hiệu chỉnh này thay thế tổng mức đầu tư đã
được phê duyệt tại Quyết định số 6469/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 14/12/2007. Trong
mục 2 về chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thì chi phí lập dự án đầu tư (tiểu mục 2.1)
và chi phí thiết kế công trình (tiểu mục 2.2) được giữ nguyên.
Sau khi Công ty điện lực Hà Nội ban hành 02 Quyết định nêu trên, Công ty Sao
Nam Phong đã có công văn yêu cầu Công ty HaPec thanh toán số tiền còn lại của
giá trị tư vấn thiết kế nhưng Công ty HaPec chưa đồng ý thanh toán với lý do Đề án
thiết kế chưa được cấp có thẩm quyên phê duyệt. Vì vậy, ngày 16/4/2008, Công ty
Sao Nam Phong có đơn khởi kiện Công ty HaPec tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà
Trưng với yêu cầu buộc Công ty HaPec phải thanh toán: tiền nợ gốc là 121.946.203
đồng [(162.687.876 đồng + 262.872.704 đồng) x 35% - 27.000.000 đồng]; tiền lãi
được trả là 61.178.654 đồng. Sau đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 08, 09/10/2008,
Công ty Sao Nam Phong bổ sung yêu cầu kiện, theo đó đề nghị buộc Công ty
HaPec thanh toán tiền lãi chậm trả 108.836.986 đồng (tính từ ngày 11/11/2005 đến
ngày 29/9/2008) và trả tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 17.873.544 đồng (tính
theo tỷ lệ 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm).
Đại diện của bị đơn- Công ty HaPec trình bày: xác nhận việc ký kết, thực hiện hợp
đồng và ký biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành do Trung tâm
thiết kế điện đã ký như trình bày của nguyên đơn là đúng. Tuy nhiên, theo Điều 2
và Điều 5 của Hợp đồng số 78/HĐKT-TTTKĐ ngày 15/6/2005 thì Công ty Sao
Nam Phong chỉ được thanh toán khi giá trị của phần tư vấn thiết kế có ghi trong dự
toán của chủ đầu tư phê duyệt. Quyết định số 6469/QĐ-ĐLHN-P08 ngày
14/12/2007 và Quyết định số 1757/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 02/4/2008 của Công ty
điện lực Hà Nội mới phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình và tổng mức đầu
tư hiệu chỉnh dự án. Còn giai đoạn thiết kế kỹ thuật (bản vẽ thi công), tổng dự toán
chưa được chủ đầu tư phê duyệt nên chưa có cơ sở để thanh toán cho Công ty Sao
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Nam Phong. Khi nào có văn bản phê duyệt thiết kế, tổng dự toán và giá trị tư vấn
thiết kế thì Công ty HaPec sẽ thanh lý hợp đồng với Công ty Sao Nam Phong .
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 05/2008/KDTM-ST ngày 08,
09/10/2008, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã căn cứ vào khoản 2 Điều 8
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển
Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần; Điều 37, Điều 53, Điều 54 và Điều 59
Luật Xây dựng; khoản 1, 2 Điều 5, Điều 6, Điều 7; khoản 1 Điều 9, điểm b khoản 1
Điều 14, khoản 1, 2, 3 Điều 16, Điều 39, Điều 40 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
ngày 07/02/2005 của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình; mục 8 phần I Quyết định số 11/2005/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình…và quyết
định: “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần Sao Nam Phong
đối với Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện lực Hà Nội về việc yêu cầu thanh
toán nghĩa vụ hợp đồng, tiền phạt và tiền lãi chậm trả theo Hợp đồng số 78/HĐKT-
TTTKĐ ngày 15/6/2005. Không xem xét các yêu cầu khác của các bên đương sự”.
Ngày 04/10/2008, Công ty Sao Nam Phong có đơn kháng cáo đối với bản án sơ
thẩm nêu trên với yêu cầu đề nghị chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn. Lý do
và căn cứ kháng cáo là: tuy hợp đồng số 78 chưa thanh lý nhưng sản phẩm của
Công ty Sao Nam Phong đã được nghiệm thu, bàn giao. Cả hai bên đều cùng thực
hiện hợp đồng với nội dung lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật với tổng dự toán
công trình…Thực chất Công ty Sao Nam Phong đã lập Dự án đầu tư, thiết kế bản
vẽ kỹ thuật và tổng dự toán.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 03/2009/KDTM-PT ngày 16,
19/01/2009,Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã căn cứ: khoản 2 Điều 8 Nghị
định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ; Điều 37, Điều 53, Điều
54, Điều 59 Luật Xây dựng; khoản 3 Điều 14; khoản 1, 2, 3 Điều 16, Điều 39, Điều
40 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ quy định về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; mục 8, 9 phần I Quyết định số 11/2005/TT-
BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình…và quyết định: “Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo
của Công ty Sao Nam Phong đối với Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện lực Hà
Nội về việc thanh toán số tiền còn thiếu của Hợp đồng số 78/HĐKT-TTTKĐ ngày
15/6/2005. Cụ thể: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện lực Hà Nội phải trả Công
ty cổ phần Sao Nam Phong số nợ gốc 121.946.203 đồng; lãi chậm thanh toán của
số tiền trên là 23.608.000 đồng. Cộng là 145.554.203 đồng…Ghi nhận Công ty cổ
phần Sao Nam Phong rút yêu cầu Tòa án buộc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng
điện lực Hà Nội phải chịu phạt 12% giá trị hợp đồng, số tiền 17.873.544 đồng…”
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Sau khi xét xử phúc thẩm, Công ty HaPec có đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm
nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Quyết định số 31/QĐ-KNGĐT-V12 ngày 22/9/2009, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc
thẩm số 03/2009/KDTM-PT ngày 16, 19/01/2009 của Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội và đề nghị Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo trình tự giám
đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số
05/2008/KDTM-ST ngày 08, 09/10/2008 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng
và Bản án phúc thẩm nêu trên của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Giao hồ sơ
vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm, bảo đảm đúng
quy định của pháp luật với nhận định (tóm tắt) như sau:
- Căn cứ vào nội dung Hợp đồng số 78/HĐKT-TTTKĐ ngày 15/6/2005 ký giữa
Công ty Sao Nam Phong với Trung tâm thiết kế điện và Hợp đồng số 23/HĐTV-
P12-2005 ngày 05/11/2005 ký giữa Trung tâm thiết kế điện với Ban quản lý dự án
lưới điện – Công ty điện lực Hà Nội về khảo sát, lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ
thuật xây dựng công trình “Cải tạo và sắp xếp lại cáp xuất tuyến tại E14”, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng lẽ ra Công ty cổ phần Sao Nam
Phong và giữa Trung tâm thiết kế điện phải ký lại hợp đồng để thực hiện Hợp đồng
số 23 nêu trên nhưng do cả hai bên đã thực hiện Hợp đồng số 78/HĐKT-TTTKĐ,
giữa Trung tâm thiết kế điện đã thanh toán 30% giá trị hợp đồng tạm tính nên Hợp
đồng số 78/HĐKT-TTTKĐ không bị vô hiệu.
- Theo Quyết định số Quyết định số 6469/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 14/12/2007 và
Quyết định số 1757/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 02/4/2008 của Công ty điện lực Hà Nội
có hai khoản” chi phí lập dự án đầu tư là 162.687.876 đồng và chi phí thiết kế kỹ
thuật là 262,872,704 đồng nhưng giữa Công ty cổ phần Sao Nam Phong và Trung
tâm thiết kế điện mới nghiệm thu, bàn giao khối lượng công việc, chưa có Biên bản
thanh lý Hợp đồng số 78 nên chưa xác định được nội dung công việc tại Điều 1 của
Hợp đồng số 78 là lập Dự án đầu tư hay thiết kế kỹ thuật. Tại Biên bản hòa giải
ngày 23/5/2008, Công ty Sao Nam Phong xác nhận: “theo phía chúng tôi thì chưa
xác định được giá trị nhưng HaPec vẫn đang nợ chúng tôi tiền” (BL69, 70) và tại
Biên bản hòa giải ngày 9/6/2008, Công ty Sao Nam Phong thừa nhận Công ty chỉ
khảo sát lấy số liệu thực tế, tính toán để Trung tâm hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ
thuật (BL94, 95). Từ đó, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đánh giá chưa có cơ sở để tính giá trị hợp đồng là
phù hợp nhưng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Sao Nam Phong,
không xem xét các yêu cầu khác của các đương sự là gây thiệt hại đến quyền lợi
của Công ty Sao Nam Phong. Tòa án cấp phúc thẩm dựa vào 02 Quyết định nêu
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
trên của Công ty điện lực Hà Nội để cho rằng Công ty Sao Nam Phong có đủ cơ sở
để yêu cầu thanh toán nốt số tiền còn lại là không phù hợp với khoản 1 Điều 2 Nghị
định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ vì Công ty Sao Nam
Phong và Trung tâm thiết kế điện chưa thanh lý để thống nhất Công ty Sao Nam
Phong thực hiện phần nào của giá trị tư vấn thiết kế trong dự toán công trình chưa
được phê duyệt. Cho nên, Công ty HaPec chưa có căn cứ thanh toán cho Công ty
Sao Nam Phong.
- Ngoài ra, Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn nêu nội
dung Công văn số 040/CV-ĐLHN-P12 ngày 23/01/2009 của Ban quản lý dự án
lưới điện Hà Nội gửi Công ty HaPec theo đó thì “về chi phí lập thiết kế kỹ thuật-dự
toán: theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ quy định
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, tại Điều 39 đã nêu rõ: Tổng mức đầu
tư dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự
án gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, các
chi phí khác…Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để
lập kế hoạch quản lý vốn đầu tư, do đó, chi phí thiết kế ghi trong tổng mức đầu tư
chỉ là giá trị khái toán, chưa xác định được chính xác giá trị này được làm cơ sở
thanh toán” và “…sản phẩm thiết kế bản vẽ thi công-Dự toán công trình do bên B
(Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện lực Hà Nội) lập đã hoàn thành và bàn giao
cho bên B (Ban quản lý lưới điện Hà Nội) nhưng chưa được chủ đầu tư (Công ty
điện lực Hà Nội) phê duyệt do đó chưa thể thanh toán được chi phí thiết kế cho
Quý Công ty”. Với những nhận định trên, tổng hợp lại, kháng nghị của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã có
sai lầm trong đánh giá hợp đồng giữa Công ty cổ phần Sao Nam Phong với Công ty
cổ phần tư vấn xây dựng điện lực Hà Nội, gây thiệt hại đến quyền lợi của các bên
đương sự.
XÉT THẤY
Tại Điều 2 Hợp đồng số 78/HĐKT-TTTKĐ ngày 15/6/2005, Công ty Sao Nam
Phong và Trung tâm thiết kế thỏa thuận “…giá trị hợp đồng bằng 35% giá trị tư
vấn (trước thuế) được phê duyệt theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm
quyền…” và “giá trị để thanh lý hợp đồng sẽ là giá trị của phần tư vấn thiết kế có
ghi trong dự toán sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tại Điều 5 Hợp đồng
nêu trên, hai bên cũng thỏa thuận “… số tiền còn lại sẽ được thanh toán hết theo giá
trị tư vấn thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau khi trừ số tiền tạm
ứng đợt một”. Mặt khác, sau khi ký Biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng công
việc hoàn thành ngày 11/11/2005 thì ngày 31/12/2006, Công ty Sao Nam Phong và
Công ty HaPec đã lập Biên bản đối chiếu công nợ, theo đó thống nhất: giá trị hợp
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
đồng chưa có giá trị tổng dự toán nên chưa có giá trị thiết kế…, số tiền Công ty
HaPec nợ Công ty Sao Nam Phong chưa xác định được giá trị (vì chưa được phê
duyệt), chưa có giá trị để thanh lý hợp đồng, chưa xác định được tổng dự toán được
duyệt của công trình. Hai bên thống nhất thúc đẩy nhanh quá trình duyệt tổng dự
toán và tổng mức đầu tư để kết thúc hợp đồng. Như vậy, căn cứ vào các tài liệu trên
thì hai bên đã xác định giá trị tư vấn thiết kế sẽ được thanh lý, thanh toán khi dự
toán của công trình “cải tạo sắp xếp lại hệ thống cáp xuất tuyến tại trạm 110 kV-
Giám-E14” được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/ Theo các tài liệu có trong hồ
sơ vụ án thì Chủ đầu tư là Công ty điện lực Hà Nội mới phê duyệt Dự án đầu tư xây
dựng công trình theo Quyết định số 6469/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 14/12/2007 và phê
duyệt tổng mức đầu tư hiệu chỉnh dự án trên theo Quyết định số 1757/QĐ-ĐLHN-
P08 ngày 02/4/2008. Tại Công văn số 155/HAPEC-TH ngày 23/6/2008 và Công
văn số 202/PTH ngày 10/9/2008 của Công ty HaPec gửi Ban quản lý dự án lưới
điện Hà Nội đã đề nghị Chủ đầu tư “xác nhận tại thời điểm này đề án thiết kế
KTTC chưa được phê duyệt, do đó chưa xác định được giá trị phần KTTC làm cơ
sở thanh toán các chi phí liên quan đến Công tác tư vấn thiết kế” và được Ban quản
lý dự án lưới điện Hà Nội, thay mặt chủ đầu tư dự án xác nhận “hiện tại hồ sơ
TKBVTC-DT công trình đang trình thẩm định tại P08, chưa được chủ đầu tư phê
duyệt”. Vì vậy, đã có đủ căn cứ xác định tại thời điểm xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm thì dự toán của công trình trên chưa được
Công ty điện lực Hà Nội phê duyệt. Theo Điều 39, Điều 40, Điều 42 Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ quy định về tổng mức đầu tư của
dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình và
thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình và theo điểm 9 mục I Quyết định số
11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành
định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình thì: “Khi thương thảo để
xác định giá trị hợp đồng giao nhận thầu thiết kế, chi phí xây dựng (hoặc chi phí
thiết bị) được tạm xác định theo chi phí xây dựng (hoặc chi phí thiết bị) trong tổng
mức đầu tư được duyệt để tạm để tạm xác định giá trị hợp đồng. Giá trị thanh toán
của hợp đồng giao nhận thầu thiết kế được tính theo chi phí xây dựng (hoặc chi phí
thiết bị) trong tổng dự toán hoặc dự toán được duyệt”. Với những phân tích và quy
định của pháp luật đã dẫn ở trên thì việc Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Quyết
định số 6469/QĐ-ĐLHN-P08 ngày 14/12/2007 và Quyết định số 1757/QĐ-ĐLHN-
P08 ngày 02/4/2008 của Công ty điện lực Hà Nội để buộc Công ty HaPec phải
thanh toán giá trị tư vấn thiết kế còn lại là 121.946.203 đồng và tiền lãi chậm thanh
toán của số tiền trên là 23.608.000 đồng là không phù hợp với thỏa thuận của hai
bên đương sự và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án này. Theo quy định tại điểm đ
khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự thì Công ty Sao Nam Phong “chưa đủ điều
kiện khởi kiện” đối với vụ án này. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định tại trang 9 của bản
án sơ thẩm “…Mặc dù Công ty Sao Nam Phong đã thực hiện nghĩa vụ theo hợp
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
đồng nhưng chưa có cơ sở để tính giá trị hợp đồng, do vậy cũng chưa có căn cứ để
thanh lý hợp đồng” là phù hợp với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án nhưng việc
quyết định “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Sao Nam Phong
…không xem xét các yêu cầu khác của các bên đương sự” là không đúng với quy
định tại khoản 2, Điều 192, điểm đ khoản 1 Điều 168 và khoản 3 Điều 193 Bộ luật
tố tụng dân sự về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, theo thỏa thuận tại
Điều 2 và Điều 5 của Hợp đồng số 78/HĐKT-TTTKĐ ngày 15/6/2005 đã ký giữa
các bên, quan điểm và cam kết của Công ty HaPec thể hiện tại các Văn bản ngày
20/7/2008, ngày 05/01/2009 về việc khi cơ quan có thẩm quyền duyệt thiết kế, tổng
dự toán và giá trị tư vấn thiết kế, Công ty sẽ cùng Công ty Sao Nam Phong thanh lý
hợp đồng và nội dung Công văn số 040/CV-ĐLHN-P12 ngày 23/01/2009 của Ban
quản lý dự án lưới điện Hà Nội gửi Công ty HaPec thì không cần thiết áp dụng
khoản 2 Điều 192 và khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự để hủy bản án phúc
thẩm và bản án sơ thẩm để đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện… cho
Công ty Sao Nam Phong, cũng như giải quyết tiền tạm ứng án phí Công ty Sao
Nam Phong đã nộp khi khởi kiện mà cần hủy Bản án kinh doanh thương mại phúc
thẩm số 03/2009/KDTM-PT ngày 16, 19/01/2009 của Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 05/2008/KDTM-ST ngày 08,
09/10/2008 của Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật
theo hướng: nếu trong quá trình thụ lý lại vụ án mà Công ty Sao Nam Phong cung
cấp được tài liệu chứng minh giá trị tư vấn thiết kế ghi trong dự toán đã được chủ
đầu tư phê duyệt thì tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Trong trường hợp
Công ty Sao Nam Phong chưa có tài liệu để chứng minh nghĩa vụ của Công ty
HaPec trong việc thanh toán giá trị tư vấn thiết kế còn lại thì cần căn cứ vào điểm đ
khoản 1 Điều 168, khoản 2 Điều 192 và khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự
để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, xóa tên vụ án trong sổ thụ lý và trả lại
đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho Công ty Sao Nam Phong ; đồng thời, trả lại
tiền tạm ứng án phí cho Công ty Sao Nam Phong .
Bởi các lẽ trên;
Căn cứ vào khoản 2 Điều 291; khoản 3 Điều 297; khoản 1, 3 Điều 299 Bộ luật tố
tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH
Hủy Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 03/2009/KDTM-PT ngày 16,
19/01/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương
mại sơ thẩm số 05/2008/KDTM-ST ngày 08, 09/10/2008 của Tòa án nhân dân quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hai
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Bà Trưng, thành phố Hà Nội để xét xử sở thẩm lại theo đúng quy định của pháp
luật
CÁC THẨM PHÁN
Nguyễn Văn Tiến Bùi Thị Hải
(Đã ký) (Đã ký)
THẨM PHÁN-CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Bùi Thế Linh
(Đã ký)
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
III. Hợp đồng cụ thể
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------o0o----------------
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
TÀU ( HULL )
Số: 12/GDI/HHA/1211/HĐBH/0004
Hôm nay, ngày 01 tháng 01 năm 2012, Tại trụ sở Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm
PJICO-Chi nhánh Gia Định, 49F Phan Đăng Lưu – Phường 3 - Quận Bình Thạnh –
TP Hồ Chí Minh.
NGƯỜI BẢO HIỂM: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PJICO
CHI NHÁNH GIA ĐỊNH
Sau đây gọi là PJICO – GIA DINH
Địa chỉ : 49F Phan Đăng Lưu – Phường 3 - Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí
Minh.
Điện Thoại : 08. 35512610 - Fax: 08. 35512614
Tài khoản Việt Nam đồng số: 018.100.0248826
Tại : Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Bình Thạnh
Do Ông/Bà : BÙI ANH TUẤN làm đại diện.
Chức vụ : PHÓ GIÁM ĐỐC
(Theo giấy ủy quyền số: 88/GDI/2010 ngày 04/08/2010 của Giám đốc Chi nhánh
PJICO Gia Định)
Sau đây gọi là NGƯỜI BẢO HIỂM.
NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
CHỦ TÀU: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ VẬN TẢI DƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ : 21-23 Đường O Mỹ Giang II, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 54146969 - 54156969 Fax: (08) - 54155959
Mã số thuế : 0304383964
Do Ông/bà : TRƯƠNG TIẾN VINH
Chức vụ : TỔNG GIÁM ĐỐC - làm đại diện.
Sau đây gọi là NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM.
Cùng nhau thỏa thuận nguyên tắc về thực hiện Hợp đồng bảo hiểm thân tàu như sau:
ĐIỀU 1: NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Người được bảo hiểm đồng ý tham gia bảo hiểm thân tàu (Vỏ tàu, máy móc, trang
thiết bị ) cho các tàu DƯƠNG ĐÔNG thuộc quyền quản lý của mình với Người bảo
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
hiểm theo đúng quy định hiện hành trong bộ luật Hàng hải Việt nam ban hành ngày
14/06/2005.
2. Người bảo hiểm đồng ý nhận bảo hiểm về thân tàu cho các tàu DƯƠNG ĐÔNG mà
Người được bảo hiểm yêu cầu với điều kiện tàu phải đảm bảo an toàn đi biển theo
đúng quy định hiện hành của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Luật lệ, Tập quán Hàng hải
Quốc tế.
3. Giá trị bảo hiểm của tàu là giá trị do hai bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với giá
thực tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
ĐIỀU 2: LUẬT, ĐIỀU KHOẢN, ĐIỀU KIỆN CHI PHỐI HỢP ĐỒNG.
1. Luật áp dụng đối với Hợp đồng bảo hiểm này là Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Những
điểm Bộ luật Hàng hải Việt Nam chưa quy định thì áp dụng Luật, Tập quán bảo hiểm
hàng hải Anh.
2. Điều khoản và điều kiện bảo hiểm áp dụng cho từng tàu và được ghi trên Đơn bảo
hiểm, Giấy sửa đổi bổ sung (nếu có). Đơn bảo hiểm và Giấy sửa đổi bổ sung là các bộ
phận cấu thành không thể tách rời của Hợp đồng bảo hiểm này.
ĐIỀU 3: THỦ TỤC BẢO HIỂM
1. Yêu cầu bảo hiểm:
Người được bảo hiểm tuỳ theo điều kiện về con tàu, khả năng tài chính của mình
lựa chọn hình thức bảo hiểm thời hạn hoặc chuyến, điều kiện bảo hiểm, cho thích hợp để
kê khai trong Giấy yêu cầu bảo hiểm.
Giấy yêu cầu bảo hiểm phải gửi cho Người bảo hiểm trước 10 ngày kể từ ngày yêu
cầu bảo hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của Người bảo hiểm. Đối
với tàu tham gia bảo hiểm lần đầu tại Người bảo hiểm ngoài Giấy yêu cầu bảo hiểm phải
kèm theo các tài liệu sao chụp sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu.
- Các Giấy phép Đăng kiểm của con tàu còn hiệu lực, kèm theo Biên bản kiểm tra
từng phần của Đăng kiểm.
- Biên bản kiểm tra khi giao nhận tàu.
2. Chấp nhận bảo hiểm:
Khi nhận được Giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan nêu tại Điều 3.1,
Người bảo hiểm sẽ xem xét và có thể tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế của tàu. Nếu tàu
thực sự đảm bảo an toàn đi biển, Người bảo hiểm sẽ chấp nhận và cấp Đơn bảo hiểm cho tàu.
3. Hiệu lực của bảo hiểm:
Ngoài những điều quy định trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam và điều kiện bảo
hiểm áp dụng cho từng tàu, hiệu lực bảo hiểm cũng tự động chấm dứt khi:
- Người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo quy
định tại điều 4.3 dưới đây ( trừ trường hợp có thoả thuận khác ).
- Tàu được chuyển chủ.
- Giấy phép đăng kiểm hết hiệu lực ( trừ khi tàu đang ở ngoài khơi )
- Tàu thay đổi nơi Đăng kiểm mà không báo cho Người bảo hiểm bằng văn bản.
- Tàu bị trưng dụng, trưng thu.
ĐIỀU 4: PHÍ BẢO HIỂM
1. Tỷ lệ phí bảo hiểm – phí bảo hiểm:
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Tỷ lệ phí bảo hiểm 0.5% (Chưa bao gồm VAT)
Phí bảo hiểm : 350.000.000 VNĐ
Thuế VAT : 35.000.000 VNĐ
Tổng cộng : 385.000.000 VNĐ
(Ba trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn)
Tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ điều chỉnh tăng cho các tàu, Chủ tàu có tỷ lệ bồi thường tổn
thất lớn và điều chỉnh giảm khi có tỷ lệ bồi thường thấp hoặc không có tổn thất. Tuy vậy
về nguyên tắc, tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ do hai bên thoả thuận.
2. Loại tiền đóng phí bảo hiểm:
Tàu hoạt động tuyến nước ngoài, phí bảo hiểm thanh toán bằng Đô-la Mỹ. Tàu hoạt
động trong vùng lãnh hải Việt Nam, phí bảo hiểm thanh toán bằng đồng Việt nam.
3. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm:
3.1- Phí bảo hiểm được thanh toán làm 04 kỳ trong năm.
Kỳ 1: Thanh toán chậm nhất trước ngày 15/01/2012 số tiền: 96.250.000 VNĐ
Kỳ 2: Thanh toán chậm nhất trước ngày 15/04/2012 số tiền: 96.250.000
VNĐ
Kỳ 3: Thanh toán chậm nhất trước ngày 15/07/2012 số tiền: 96.250.000
VNĐ
Kỳ 4: Thanh toán chậm nhất trước ngày 15/10/2012 số tiền: 96.250.000
VNĐ
3.2- Đối với những tàu tham gia bảo hiểm trên 06 tháng, phí bảo hiểm được thanh toán làm 02
kỳ, mỗi kỳ 1/2 số phí ghi trên Thông báo thu phí vào 15 ngày đầu mỗi kỳ.
3.3- Trường hợp tàu được bảo hiểm theo thời hạn mà bị tổn thất toàn bộ thì sau 15
ngày kể từ ngày tàu bị tổn thất toàn bộ, Người được bảo hiểm phải thanh toán toàn bộ
số phí bảo hiểm còn lại cho tàu chưa đến kỳ thanh toán.
3.4- Trường hợp bảo hiểm chuyến, Người được bảo hiểm thanh toán toàn bộ 1 lần
ngay khi cấp đơn bảo hiểm theo thông báo thu phí của Người bảo hiểm.
3.5- Phí bảo hiểm được coi là thanh toán đầy đủ và đúng hạn khi tiền đã vào tài khoản
của Người bảo hiểm, hoặc có xác nhận của Ngân hàng về việc chuyển trả phí bảo
hiểm của Người được bảo hiểm theo đúng thời hạn và đúng số tiền ghi trên Thông báo
thu phí và Giấy sửa đổi bổ sung (nếu có).
3.6- Nếu Người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn,
thì ngoài việc phải thanh toán số phí cho thời gian tàu đã được bảo hiểm, Người được
bảo hiểm còn phải thanh toán cả lãi suất của số phí còn nợ cho thời gian kể từ ngày
phát sinh nợ đến ngày thanh toán ( trừ trường hợp có thoả thuận khác bằng văn bản).
3.7- Đối với hoạt động cập mạn chuyển tải, Người bảo hiểm đồng ý không thu bổ
sung thêm phí bảo hiểm nhưng Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo
từng chuyến chuyển tải (bằng văn bản) cho Người bảo hiểm.
4. Phương thức thanh toán phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm được thanh toán vào tài khoản của Người bảo hiểm theo quy định về
phương thức thanh toán hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Thông tin tài khoản như sau:
Tên Giao dịch : Chi nhánh Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Gia Định
Tài khoản tiền Việt Nam số : 007.100.0248826
Tài khoản ngoại tệ số : 018.137.0263087
Tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Thạnh
5. Hoàn phí bảo hiểm:
5.1- Điều kiện hoàn phí bảo hiểm:
Người bảo hiểm chỉ hoàn phí bảo hiểm khi Người được bảo hiểm thông báo trước
cho Người bảo hiểm bằng văn bản ngày tàu bắt đầu hủy bảo hiểm, ngừng hoạt động để
sửa chữa, địa điểm an toàn để tàu ngừng hoạt động được Người bảo hiểm chấp thuận,
ngày tàu hoạt động trở lại và trong năm tàu không bị tổn thất toàn bộ. Nếu sau 05 (năm)
ngày kể từ ngày nhận được thông báo (bằng văn bản) của Người được bảo hiểm mà
Người bảo hiểm không có ý kiến trả lời (bằng văn bản) thì coi như đã chấp thuận theo nội
dung thông báo của Người được bảo hiểm.
Người bảo hiểm sẽ hoàn phí bảo hiểm cho mỗi giai đoạn 30 ngày liên tục (30 mươi
ngày lien tục được tính là 1 kỳ) cho trường hợp tàu ngừng hoạt động để sửa chữa và/hoặc
neo đậu mà không cộng dồn các ngày sửa chữa trong năm.
5.2- Tỷ lệ hoàn phí:
- Trường hợp hủy bảo hiểm: 80%/số phí cho thời gian hủy bỏ Hợp đồng.
- Trường hợp tàu ngừng hoạt đậu ở cảng nước ngoài: 65.%/phí bảo hiểm cho số
ngày ngừng hoạt động
- Trường hợp tàu ngừng hoạt động đậu ở cảng trong nước: 75% /phí bảo hiểm cho
số ngày ngừng hoạt động đối với tàu hoạt động tuyến Quốc tế và/hoặc 50% phí
bảo hiểm cho số ngày ngừng hoạt động đối với tàu hoạt động trong vùng biển Việt
Nam.
6. Thời gian hoàn phí:
- Trường hợp hủy bảo hiểm: Phí bảo hiểm sẽ được hoàn lại sau khi hai bên có
văn bản chấp thuận hủy bỏ hợp đồng.
- Trường hợp tàu ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc neo đậu: Phí bảo hiểm sẽ
được hoàn lại khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.
ĐIỀU 5: BẢO QUẢN, KIỂM TRA TÀU VÀ CÔNG TÁC ĐỀ PHÒNG
TỔN THẤT.
1. Bảo quản tàu:
Trong mọi trường hợp, Người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đối với con tàu
để tàu luôn đảm bảo an toàn đi biển và chuyên chở hàng hóa theo quy định của Bộ luật
Hàng hải Việt Nam.
2. Kiểm tra tàu:
Bất kỳ lúc nào và ở đâu, Người bảo hiểm hoặc đại diện của Người bảo hiểm có thể
tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn đi biển thực tế đối với các tàu có bảo hiểm tại NBH
miễn là việc kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tàu, chi phí kiểm tra do
Người bảo hiểm chịu. Người bảo hiểm có quyền từ chối hoặc loại trừ những tổn thất xảy
ra do hậu quả của những tồn tại phát hiện qua kiểm tra mà chủ tàu chưa khắc phục.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
3. Đề phòng hạn chế tổn thất
Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm cùng các cơ quan liên quan cộng tác với
nhau để đề ra các biện pháp phòng ngừa tổn thất.
ĐIỀU 6: THÔNG BÁO - GIẢI QUYẾT TAI NẠN
1. Thông báo sự cố: Khi tàu được bảo hiểm xảy ra tai nạn, Người được bảo hiểm phải
bằng mọi cách thông báo ngay cho Người bảo hiểm hoặc đại diện Người bảo hiểm nơi
xảy ra sự cố, mọi thông tin về sự cố liên quan để bàn bạc, giám định và đề ra hướng
giải quyết thích hợp nhằm hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất.
2. Thu thập hồ sơ: Khi có tổn thất xảy ra, Người được bảo hiểm phải thu thập các tài liệu
sau:
- Kháng nghị Hàng hải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi tàu xảy ra tai
nạn hoặc cảng đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra khi tàu đang ở ngoài khơi.
- Trích sao đầy đủ nhật ký Hàng hải, nhật ký máy, thời tiết...( tuỳ theo nguyên
nhân xảy ra sự cố tổn thất )
- Sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn (trường hợp tàu bị đâm va, mắc cạn, va đá ngầm...)
- Báo cáo chi tiết về tổn thất của thuyền trưởng (tổn thất thuộc phần vỏ), máy
trưởng (tổn thất thuộc phần máy).
- Biên bản đối tịch có xác nhận của hai tàu nếu tàu đâm va với tàu khác, nội dung
ghi rõ tên tàu đâm va, chủ tàu hoặc Người bảo hiểm, vị trí đâm va, tốc độ của
hai tàu, sơ bộ tổn thất của mỗi tàu.
3. Khắc phục sự cố:
3.1- Người bảo hiểm có quyền chỉ định xưởng sửa chữa tàu và trong các trường hợp xét
thấy cần thiết thì chủ tàu phải tạo mọi điều kiện để Người bảo hiểm cử cán bộ theo
dõi và giám sát việc sửa chữa.
3.2- Để tàu đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt, kịp thời, tuỳ theo khả năng tài chính của
mình, Người bảo hiểm có trách nhiệm xem xét cụ thể từng vụ tổn thất thuộc trách
nhiệm để thỏa thuận số tiền tạm ứng sửa chữa hoặc bảo lãnh.
4. Giải quyết bồi thường:
4.1- Hồ sơ khiếu nại:
Khi khiếu nại bồi thường những rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm, Người được
bảo hiểm phải gửi cho Người bảo hiểm hồ sơ gồm các chứng từ sau:
- Công văn yêu cầu bồi thường.
- Biên bản giám định tổn thất.
- Biên bản quyết toán chi phí sửa chữa tổn thất đòi bồi thường (các chứng từ kèm
theo).
- Các tài liệu liệt kê tại điều 6.2
- Bằng thuyền trưởng (trường hợp tổn thất toàn bộ) , bằng máy trưởng, các
chứng chỉ chuyên môn ( tuỳ theo từng trường hợp cụ thể )
- Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của Người thứ ba (trường hợp tổn thất
liên quan đến Người thứ ba).
Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, nếu Người bảo hiểm không có
yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại được coi là đầy đủ và hợp lệ.
4.2- Thời hạn bồi thường:
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Người bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết bồi thường tổn thất trong vòng 30 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Quá thời hạn trên mà Người bảo hiểm không có ý kiến
gì hoặc không giải quyết thì Người được bảo hiểm có quyền yêu cầu Người bảo hiểm
phải thanh toán số tiền bồi thường, cộng lãi suất vay Ngân hàng quá hạn của số tiền bồi
thường cho thời gian chậm thanh toán.
Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giải quyết của Người bảo hiểm mà Người
được bảo hiểm không có ý kiến gì thì hồ sơ khiếu nại bồi thường xem như được kết thúc.
5. Loại tiền bồi thường:
Đối với tàu đóng phí bảo hiểm bằng ngoại tệ USD, khi xảy ra tổn thất thuộc trách
nhiệm bảo hiểm mà Người được bảo hiểm phải chi trả bằng loại tiền nào thì Người bảo
hiểm sẽ thanh toán lại cho Người được bảo hiểm bằng loại tiền đó cho phần trách nhiệm
thuộc Người bảo hiểm.
Trong trường hợp Người bảo hiểm thanh toán bồi thường bằng đồng Việt Nam thì
phải được chủ tàu đồng ý và tỷ giá thanh toán quy đổi tại thời điểm thanh toán theo tỷ giá
bán của Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam.
6. Tỷ lệ bồi thường:
Trường hợp Người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm tàu với số tiền bảo hiểm thấp
hơn giá trị, Người bảo hiểm chỉ bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm/giá trị bảo
hiểm cho những tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm xảy ra ( Giá trị bảo hiểm được bảo
lưu phải được hai bên bàn bạc thống nhất từ lúc tham gia bảo hiểm và được ghi trên Đơn
bảo hiểm).
ĐIỀU 7: TRÁCH NHIỆM BẢO LƯU QUYỀN KHIẾU NẠI NGƯỜI THỨ BA:
Trường hợp tàu có bảo hiểm bị tổn thất có liên quan đến trách nhiệm của Người
thứ ba, Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm và thực hiện mọi
nghĩa vụ cần thiết phối hợp cùng Người bảo hiểm đảm bảo quyền truy đòi của đối với
Người thứ ba theo đúng quy định của bộ luật Hàng hải Việt nam.
ĐIỀU 8: CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG
Trường hợp Người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ theo Điều 6.1, 6.2 và
Điều 7 thì Người bảo hiểm có quyền từ chối toàn bộ hoặc một phần số tiền bồi
thường.
ĐIỀU 9: THỜI HẠN KHIẾU NẠI
Thời hạn khiếu nại theo Hợp đồng bảo hiểm này là 12 tháng kể từ ngày xảy ra tổn
thất
(trừ trường hợp có yêu cầu gia hạn bằng văn bản ).
ĐIỀU 10: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ 00 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2012
đến 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2012.
Tới thời điểm kết thúc hợp đồng nếu hai bên không có ý kiến khác, hợp đồng này sẽ
được tự động kéo dài thêm 01 năm nghiệp vụ tiếp theo.
Người bảo hiểm đồng ý rằng sẽ không hủy Hợp đồng bảo hiểm nếu không thông báo
trước trước 30 ngày.
Hợp đồng này áp dụng đối với sự cố, tranh chấp xảy ra kể từ 00 giờ ngày
01/01/2011.
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
ĐIỀU 11: XỬ LÝ TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp mà hai bên không giải quyết
được bằng thương lượng thì sẽ được đưa ra Toà án kinh tế nơi Người bảo hiểm có trụ sở
chính để xét xử.
Hợp đồng này được làm thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.
NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM NGƯỜI BẢO HIỂM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------o0o----------------
PHỤ LỤC 01
THÔNG BÁO THU PHÍ BẢO HIỂM
BẢO HIỂM TÀU DƯƠNG ĐÔNG
Một bên là : CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ VẬN TẢI DƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ : 21-23 Đường O Mỹ Giang II, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 54146969 - 54156969 Fax: (08) - 54155959
Mã số thuế : 0304383964
Luật Thương Mại II Nhóm 1A
Tài khoản số: 1071.30800102 Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh
VN (VP Bank) Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.
Hợp đồng bảo hiểm số : 12/GDI/HHA/1211/HDBH/0004
Đơn bảo hiểm số : 12/GDI/HHA/1211/0004
Thời hạn bảo hiểm : Từ 01/01/2012 đến 31/12/2012
Phí bảo hiểm : 385.000.000 VNĐ
Bằng chữ: Ba trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn.
Số tiền trên thanh toán Làm 04 kỳ trong năm
Kỳ 1: Thanh toán chậm nhất trước ngày 15/01/2012 số tiền: 96.250.000 VNĐ
Kỳ 2: Thanh toán chậm nhất trước ngày 15/04/2012 số tiền: 96.250.000 VNĐ
Kỳ 3: Thanh toán chậm nhất trước ngày 15/07/2012 số tiền: 96.250.000 VNĐ
Kỳ 4: Thanh toán chậm nhất trước ngày 15/10/2012 số tiền: 96.250.000 VNĐ
Đề nghị Quý Công ty chuyển trả số tiên trên cho PJICO Gia Định vào tài khoản
theo thông tin sau:
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO - Chi nhánh Gia Định
- Số tài khoản : 018.100.0248826
- Tại Ngân Hàng Ngoại thương – Chi nhánh Bình Thạnh
Tp.HCM ngày 01 tháng 01 năm 2012
PJICO GIA ĐỊNH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _1a_1929.pdf