Theo “Báo cáo rà so át đánh giá các nội dun g không tương thích
giữa luậ t đầu tư và các Luật khác c ó liên quan và kiến nghị bổ sung sửa đổi”
2
của t ổ công tác Tổ công tác thi hành Luật D oanh nghiệp và Luật Đ ầu tư 2005 đã
phân tích về p hân loại và khái niệm dự án đầu tư còn nhiều điểm bất cập, cụ t hể
như s au:
Một là, không phân biệt dự án đầu tư xây dựn g công trình và dự án đầu tư
không xây dự ng công t rình. T uy vậy, các hướng dẫn và biểu mẫu liên quan đến
đăng ký đầu tư, t hẩm t ra và cấp giấy chứng nhận đầu tư đều được t hiết kế theo
hướng áp d ụng cho dự án đ ầu tư xây dựng cô ng t rình. Điều này đã thực sự gây lún g
túng cho các n hà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc đăng
ký, t hẩm t ra và cấp giấy chứ ng nhận đầu tư cho các dự án đâu tư không xây dự ng
công trình.
H ai là, bản thân n ội dung khái niệm “dự án đầu tư” là khá giản đơn và bộc lộ
một số bất hợp lý .
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Luật đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----- -----
Bài thuyết trình
LUẬT ĐẦU TƯ
Chương I – IV
Học viên: Nguyễn Đỗ Đức Bảo
Lê Vĩnh Bảo
Nguyễn Thị Thúy
Nhóm: 02
Lớp: MBA11B
Tp.HCM, tháng 12/2011
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG .............................................................................................................................. 2
I. TỔNG QUAN VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 2005 ...................................................................... 2
1. Sơ lược quá trình xây dựng và phát triển của Luật Đầu Tư 2005 ............................. 2
2. Vai trò của Luật Đầu Tư 2005 ....................................................................................... 3
II. NỘI DUNG LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2005 (CHƯƠNG I – IV) ................................. 4
1. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư ................................................... 4
2. Bảo đảm đầu tư................................................................................................................ 4
3. Quyền và nghĩa vụ .......................................................................................................... 6
3.1. Quyền của nhà đầu tư ............................................................................................. 6
3.2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ......................................................................................... 8
4. Các hình thức đầu tư ....................................................................................................... 8
4.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp................................................................................ 9
4.2. Đầu tư gián tiếp ..................................................................................................... 11
III. MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ........................................................................... 11
1. Ưu điểm .......................................................................................................................... 11
2. Hạn chế ........................................................................................................................... 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 17
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư là một phần không thể thiếu trong nền kinh t ế thị trường
nhằm huy động nguồn lự c trong nước và ngoài nước để làm động lự c p hát triển nền
kinh tế. Từ ngày 1/7/2006, Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực thi hành. Đây là đạo luật
được các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài chờ đợi vì một trong những
mục đích quan trọng của luật này là góp phần tạo nên môi trường pháp lý bình đẳng
cho hoạt động đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế trong nước và thành phần
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư 2005 ra đời đã góp phần làm cho Việt
Nam hòa nhập với xu hướng mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đưa nước
ta trở thành một điểm nóng thu trong khu vực về việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư
nước ngoài trong thời gian vừa qua.
Trong phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin đề cập
đến những vấn đề cơ bản nhất về Luật đầu tư 2005 (từ Chương I đến Chương IV)
nhằm tìm hiểu và làm rõ những nội dung được qui định trong phần đầu của Luật này.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng em đã được thầy Trần Anh Tuấn
hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý nhiệt tình để nhóm có t hể hoàn thành được bài báo cáo
này. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy.
Do hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm và mặt thời gian do vậy bài trình bày
không thể tránh khỏi những hạn chế, rất mong được Thầy và các Anh/chị học viên lớp
MBA11B góp ý và bổ sung để bài báo cáo của nhóm 2 được hoàn t hiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
2
NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 2005
1. Sơ lược quá trình xây dựng và phát triển của Luật về Đầu tư ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư là một p hần không t hể t hiếu trong nền kinh t ế t hị t rường
nhằm huy động nguồn lự c trong nước và ngoài nước để làm động lự c p hát triển nền
kinh t ế. Đầu tư thực chất là hoạt động huy động vốn mà chủ yếu là huy động vốn từ
bên ngoài đầu tư vào Việt N am (còn vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ lệ nhỏ không
đáng kể)
Luật đầu t ư là bộ luật qui định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh;
quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư; khuy ến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư t ại VN và đầu tư từ
VN ra nước ngoài.
Các mốc chính trong quá trình xây dựng và phát triển và sự ra đời của
Luật Đầu tư 2005 ở Việt Nam:
Trước đổi mới, vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của t hế kỷ trước,
đất nước t a đứng trước mâu thuẫn lớn giữa tiềm năng và yêu cầu p hát triển
với t hực trạng khủng hoảng kinh t ế xã hội kéo dài, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn, các ngành sản xuất trì trệ. Chính sách của chính phủ lúc đó
cấm kinh doanh, chủ yếu theo cơ chế kế hoạch hóa t ập trung, doanh nghiệp
nhà nước và hợp t ác xã độc quy ền kinh doanh t heo kiểu bao cấp.
Đại hội đại biểu t oàn quốc lần thứ VI của Đảng họp t ại Hà Nội từ ngày 15-
18/12/1986. Dự Đại hội có 1129 đại biểu t hay mặt cho gần 1,9 triệu đảng
viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc t ế. Đây được
coi là “mốc son” đáng nhớ nhất, “bước ngoặt của sự đổi mới” đối với nền
kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới, trong đó quan
trọng nhất là đổi mới t rong tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế, chủ trương
để nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với các doanh nghiệp thuộc
nhiều thành phần kinh t ế, nhiều hình thức s ở hữu khác nhau t ham gia kinh
doanh. Nhờ đó, kinh t ế phát triển sống động, đạt t ốc độ tăng trưởng cao, đời
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
3
sống nhân dân từng bước được cải t hiện. (Nghị định 115/CP ngày 18/7/1977
của chính phủ ban hành qui định Điều lệ về đầu tư nước ngoài tại VN)
Năm 1987 tức khoảng sau một năm, Luật đầu tư đầu t iên của nước ta ra đời,
khi đó dòng vốn đầu tư chủ yếu là từ Úc, Singapore,... vào nước ta. Thực tế
Luật Đầu tư còn quá mới, nước t a chưa có nhiều kinh nghiệm t rong việc
soạn thảo và t hi hành luật này do vậy đã mời chuy ên gia Ấn độ về tư vấn và
sửa đổi luật lần đầu vào năm 1987 (Luật đầu tư nước ngoài ngày
29/12/1987), sau đó Luật đã được bổ sung và sửa đổi nhiều lần nữa vào năm
1990, 1992.
Khi sự đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn t hêm vào đó là các chính sách của
Nhà nước đối với hoạt động đầu tư có nhiều đổi mới, khi đó N hà nước bàn
hành Luật đầu tư nước ngoài ngày 12/11/1996, t hay cho Luật đầu tư năm
1987. N gày 20/5/1998, Quốc hội thông qua Luật khuyến khích đầu tư
trong nước.
Vào những năm 2005 – 2007, khi nước t a chuẩn bị gia nhập WTO, trước y êu
cầu của t hực t ế và sức ép của thế giới ngày 29/11/2005, Quốc hội đã t hông
qua Luật đầu tư. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 đề cập đến vấn đề đầu tư ở
Việt Nam và chủ y ếu nhắm đến các nhà đầu tư nước ngoài.
2. Vai trò (ý nghĩa) của Luật đầu tư 2005
Tạo môi t rường p háp lý bình đẳng cho hoạt động đầu tư, quy tụ về một mối
các quy định liên quan đến môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư, t ạo cơ
sở pháp lý mang t ính cơ bản nhất cho hoạt động đầu tư .
Luật đầu tư 2005 đưa ra các qui định t hông thoáng, t ạo cơ sở cho các nhà
đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động thương mại hàng hóa t huần túy tại
Việt Nam.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh qua góp phần cải thiện môi trường
kinh doanh ở nước ta và góp phần t hu hút đầu tư.
II. NỘI DUNG LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2005 (CHƯƠNG I – IV)
Bố cục của Luật đầu tư 2005 Gồm 9 chương, 89 điều, điều chỉnh 5 vấn đề: Hoạt
động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; Q uyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; Bảo
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
4
đảm quy ền, lợi ích hợp p háp của nhà đầu tư ; Khuy ến khích và ưu đãi đầu tư; Quản
lý nhà nước về đầu tư t ại VN, đầu tư từ VN ra nước ngoài. Nội dung cơ bản của
Luật đầu tư 2005 từ chương I đến chương IV:
Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 2: BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
Chương 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
Chương 4: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
1. Chính sách của nhà nước với hoạt động đầu tư.
Đối với hoạt động đầu tư, quan điểm của Nhà nước Việt Nam được thể hiện rõ
trong Luật Đầu tư 2005 t rong các điều 4 và điều 5 – chương I, cụ thể như sau:
Nhà nước luôn quan tâm khuy ến khích và t ạo mọi điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động đầu tư vào Việt Nam t rong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật
không cấm; nhà đầu t ư được tự chủ và quy ết định hoạt động đầu tư theo quy định
của p háp luật Việt Nam. Nhà nước khuy ến khích và có chính sách ưu đãi đối với
đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.
Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư t huộc mọi
thành phần kinh t ế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và
tạo điều kiện t huận lợi cho hoạt động đầu tư.
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và
các quy ền, lợi ích hợp p háp khác của nhà đầu tư ; thừa nhận sự tồn tại và phát triển
lâu dài của các hoạt động đầu tư .
Nhà nước cam kết thực h iện các điều ước quốc t ế liên quan đến đầu tư mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm đầu tư.
Bảo đảm đầu tư là việc Nhà nước đảm bảo cho nhà đầu tư trong các hoạt động
liên quan đến đầu tư như vốn, t ài sản, quy ền sở hữu trí t uệ, về giá và lệ p hí,....
Trong Luật Đầu tư 2005 (quy định từ điều 6 đến điều 12 – chương II) Nhà nước
đảm bảo đầu tư trong những nội dung chính như sau:
Thứ nhất, Nhà nước bảo đảm về vốn và tài sản cho nhà đầu tư:
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
5
Vốn đầu tư và t ài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa,
không bị tịch thu bằng biện p háp hành chính.
Trường hợp thật cần t hiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia,
Nhà nước trưng mua, trưng dụng t ài sản của nhà đầu tư t hì nhà đầu tư được
thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường t ại thời điểm công bố việc
trưng mua, t rưng dụng.
Việc t hanh t oán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư .
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản quy
định tại khoản 2 Điều này được thực hiện bằng đồng t iền tự do chuy ển đổi và
được quyền chuy ển ra nước ngoài. Thể thứ c, điều kiện trưng mua, t rưng
dụng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư:
Nhà nước bảo hộ quy ền sở hữu t rí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Thứ ba, Nhà nước bảo đảm quyền và lợi í ch hợp pháp của nhà đầu tư
trong việc mở cửa thị trường và các hoạt động đầu tư liên quan đến thương
mại:
Để p hù hợp với các quy định t rong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực h iện đối với nhà
đầu tư nước ngoài các quy định về việc mở cửa t hị t rường đầu tư phù hợp
với lộ t rình đã cam kết; Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực h iện các y êu
cầu cụ t hể mang t ính không công bằng đối với họ.
Thứ tư, về việ c chuyển vốn và tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài :
Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các hoạt động hợp p háp về việc chuy ển vốn và
tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
tài chính đối với nhà nước Việt Nam.
Thứ năm, về giá và lệ phí trong hoạt động đầu tư:
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
6
Nhà nước áp dụng một cách thống nhất đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà
nước kiểm soát.
Thứ sáu, trong các trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách mới:
Nhà nước cố gắng t ạo điều kiện để hạn chế tối đa thiệt hại cho nhà đầu tư
nước ngoài. Căn cứ vào quy định của p háp luật và cam kết trong điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính p hủ
quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc t hay đổi pháp
luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.
Cuối cùng về vấn đề Giải quyết tranh chấp:
Được giải quyết trên nguyên tắc công bằng bình đẳng t heo qui định của Pháp
luật Việt Nam, thông qua thương lượng, hòa giải, t rọng tài hoặc Tòa án theo
quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư
3.1. Quyền của nhà đầu tư
Từ điều 13 đến điều t hứ 19 – Chương III Luật Đầu tư 2005 quy định các quy ền
mà N hà đầu tư được làm khi tiến hành hoạt động đầu tư vào Việt N am, cụ thể như
sau:
Thứ nhất, quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh:
Nhà đầu tư được tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, p hương thức
huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và t hời hạn hoạt động
của dự án. Đồng t hời, nhà đầu tư được quyền đăng ký kinh doanh một hoặc
nhiều ngành, nghề; t hành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật ; tự quyết
định về hoạt động đầu tư , kinh doanh đã đăng ký.
Thứ hai, quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư:
Bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực đầu tư như.
Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ;
sử dụng đất đai và tài nguyên t heo quy định của pháp luật.
Bình đẳng t rong việc Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở t rong nước và nước
ngoài để thực hiện dự án đầu tư.
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
7
Bình đẳng trong việc Thuê lao động trong nước; thuê lao động nước ngoài
làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất,
kinh doanh, trừ t rường hợp điều ước quốc t ế m à Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là t hành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó.
Thứ ba, quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia
công lại liên quan đến hoạt động đầu tư:
Nhà đầu tư được quy ền trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thiết bị,
máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hóa cho hoạt động đầu tư; t rực t iếp
xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu và t iêu thụ sản phẩm.
Nhà đầu tư được quyền quảng cáo, t iếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình và
trực t iếp ký hợp đồng quảng cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng
cáo.
Nhà đầu tư được quy ền thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm;
đặt gia công và gia công lại trong nước, đặt gia công ở nước ngoài theo quy
định của pháp luật về thương mại.
Thứ tư, quyền mua ngoại tệ:
Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức t ín dụng được quyền kinh doanh
ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch
khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Chính phủ bảo đảm
cân đối hoặc hỗ t rợ cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng trong
lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải.
Thứ năm, quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư:
Nhà đầu tư có quyền chuy ển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư.
Chính phủ quy định về điều kiện chuyển nhượng, điều chỉnh vốn, dự án đầu
tư trong những trường hợp phải quy định có điều kiện.
Thứ sáu. Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
Nhà đầu tư có dự án đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và t ài sản gắn
liền với đất tại tổ chức t ín dụng được p hép hoạt động tại Việt Nam để vay
vốn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
8
Ngoài ra, t rong Luật còn quy định một số các quyền khác của nhà đầu tư như:
hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định; Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo
nguy ên t ắc không phân biệt đối xử; T iếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên
quan đến đầu tư ; quy ền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm pháp luật về đầu tư t heo quy định của pháp luật và thực hiện các quy ền
khác theo quy định của p háp luật.
3.2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư
Khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Tuân thủ quy định của p háp luật về t hủ t ục đầu tư ; thực hiện hoạt động đầu
tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định t ại Giấy chứng
nhận đầu tư .
Nhà đầu tư phải chịu t rách nhiệm về t ính chính xác, trung thực của nội dung
đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác
nhận.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ t ài chính t heo quy định của pháp luật.
Thực hiện quy định của p háp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê.
Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; t ôn
trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Tôn trọng, t ạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ
chức chính trị, tổ chức chính tr ị - xã hội.
Thực hiện quy định của p háp luật về bảo vệ môi trường.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của p háp luật.
4. Các hình thức đầu tư.
Hoạt động đầu tư là hoạt động rất đa dạng và phức tạp với nhiều hình thức đầu tư
cụ thể. Đầu tư là hình thức bỏ vốn vào đầu tư để kiếm lời. Theo Luật Đầu tư 2005 Nhà
nước Việt Nam qui định 2 hình thức đầu tư cơ bản với các nội dung liên quan trong
các hoạt động đầu tư. Hình thức đầu tư có t hể được khái quát bằng mô hình dưới đây:
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
9
Sơ đồ các hình thức đầu tư trong Luật Đầu Tư 2005
4.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp
Hình thức đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà nhà đầu đầu tư bỏ vốn và trực
tiếp tham gia quản lý đồng vốn đó để kiếm lời. Hoạt động đầu tư là hoạt động rất đa
dạng và phức tạp với nhiều hình thức đầu tư cụ thể.
Luật Đầu tư 2005 quy định cụ thể các hoạt động đầu tư trực tiếp, có thể chia thành
4 hình thức đầu tư trực t iếp như sau: Đầu tư theo loại hình doanh nghiệp, đầu tư theo
dự án, đầu tư liên doanh và một số hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Ví dụ: Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100%
vốn của nhà đầu tư nước ngoài; Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu
tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; v.v..
Đầu tư theo loại hình doanh nghiệp:
Phần này, Luật quy định các các t ổ chức kinh t ế mà Nhà đầu tư được đầu tư để
thành lập có phân biệt giữa nhà đầu tư trong ngước và nhà đầu tư nước ngoài.
Căn cứ vào các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21 của Luật Đầu tư 2005, nhà
đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:
Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các
tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch
vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi.
HÌNH
THỨC
ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP
ĐẦU TƯ
GIÁN TIẾP
Đầu tư theo loại h ình DN
Đầu tư theo dự án
Đầu tư liên doanh
Đầu tư khác
BCC
BT
BTO
BOT
BOO
Bỏ vốn nhưng không quản lý : như
mua cổ phần, mua cổ phiếu
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
10
Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư trong nước
được đầu tư để thành lập hợp t ác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo
Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đầu tư theo Dự án (đầu tư theo hợp đồng)
Hình thức đầu tư này được chia theo loại dự án (loại hợp đồng) được ký kết, cụ thể
được chia thành 5 loại dự án cơ bản là BTO, BOT, BT, BCC và BOO.
Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận,
phân chia s ản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung
hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ
hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài
nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan
nhà nước có thẩm quy ền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa
và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và k inh
doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính
phủ quy định.
Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương t hức
thực hiện dự án đầu tư; quy ền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo
hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT.
Đầu tư phát triển kinh doanh:
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:
M ở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; Đổi mới công nghệ, nâng
cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại:
Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành,
nghề do Chính phủ quy định. Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
11
nhánh. Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật này,
pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4.2. Đầu tư gián tiếp
Hình thức đầu tư gián tiếp là hình thức nhà đầu tư đưa vốn vào hoạt động đầu tư
nhưng không trực tiếp tham gia quản lý đồng vốn đó. Các hình thức đầu tư gián tiếp
tại Việt Nam cụ thể như: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của
tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của
pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LUẬT ĐẦU TƯ
1. Ưu điểm:
Luật Đầu tư 2005 khi được t hi hành có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động đầu
tư của Việt Nam trong thời kỳ đất nước đang hội nhập mở cửa với nền kinh t ế t hế
giới. Về mặt ưu điểm, Luật Đầu tư t hể hiện một số điểm chính như sau:
Luật đầu tư 2005 tạo môi trường pháp lý b ình đẳng cho hoạt động đầu tư,
không p hân biệt t hành phần kinh t ế trong nước và thành p hần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài (Điều 4; điều 9; điều 10 – Luật đầu tư 2005).
Luật đầu tư 2005 quy tụ về một mối các quy định liên quan đến môi trường
pháp lý cho hoạt động đầu tư (như các biện pháp bảo đảm đầu tư , các quyền và
nghĩa vụ của các nhà đầu tư, các hình thức đầu tư, địa bàn và các lĩnh vực đầu tư,
các ưu đãi, hỗ t rợ và các thủ tục đầu tư). Tuy nội dung quy định còn chung chung
nhưng p hần lớn mang t ính pháp lý, điển hình hóa cao tạo cơ sở pháp lý mang tính
cơ bản nhất cho hoạt động đầu tư.
Luật đầu tư 2005 về mặt nguy ên t ắc đã đưa ra các qui định thông thoáng
liên quan đến việc mở của t hị trường và các hoạt động đầu tư liên quan đến hoạt
động thương mại, tạo cơ sở cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động
thương mại hàng hóa thuần túy t ại Việt Nam (Điều 8 – Luật đầu tư 2005) và tăng
khả năng t hu hút đầu tư nước ngoài vào thị t rường Việt nam.
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
12
2. Hạn chế
Bên cạnh các ưu điểm, Luật đầu tư 2005 vẫn còn tồn t ại một số hạn chế khi
được áp dụng và thi hành, cụ thể như sau:
a. Trong Luật Đầu tư 2005 (hiệu lực 1/7 /2006) một số nội dung qui định
chưa thực sự bình đẳng, còn có sự p hân biệt giữa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
và doanh nghiệp t rong nước, cụ thể như sau:
Việc phép đầu tư (cấp giấy chứng nhận đầu tư): Luật Đầu tư 2005 đã phân
biệt dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư có vốn ĐTNN (Điều 45 – 46
Luật Đầu tư 2005) => Thủ tục thành lập mới DN trong nước t uân thủ t heo
thủ t ục đăng ký KD của Luật DN còn đối với các DN có vốn đầu tư nước
ngoài phải gắn liền với dự án đầu tư cụ thể (xin cấp giấy chứng nhận đầu
tư...)
Về h ình thức đầu tư: Nhà ĐTNN không được đầu tư để thành lập HTX, liên
hiệp HTX theo quy định của Luật HTX (Đ iều 21, 22 Luật Đầu tư 2005).
Điều này hạn chế kinh doanh đối với nhà ĐTNN tuy nhiên là quy định hợp
lý xuất phát từ bản chất của loại hình kinh tế HTX
Việc góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào các DN trong
nước bị giới hạn và không được thực hiện một cách tự do: Tỷ lệ góp vốn
mua cổ phần đối với một số lĩnh vực ngành nghề do chính p hủ quy định
(Điều 25 – Luật Đầu tư 2005) => như vậy đối với một số ngành nghề nhất
định việc góp vốn đầu tư của các nhà ĐTNN bị hạn chế và có t hể họ cũng
không được thành lập DN 100% vốn ĐTNN trong các lĩnh vực đó.
b. Một số quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh đối với Doanh nghiệp có
vốn ĐTNN còn mang tính hình thức, gây phiền hà cho Doanh nghiệp về mặt
thời gi an và thủ tục giấy tờ.
Khi áp dụng Luật Đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005, các DN có Vốn
ĐTNN phải tiến hành lựa chọn sẽ không đăng ký / đăng ký lại để tiếp tục
hoạt động. Tuy nhiên việc đăng ký lại sẽ hạn chế quyền mở rộng hoạt động
của các DN có vốn ĐTNN.
Giới hạn hoạt động của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xóa
bỏ (nghĩa là tự quyết định t hời hạn tồn t ại của DN nghiệp mà m ình đầu tư)
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
13
tuy nhiên Luật đầu tư 2005 giới hạn t hời gian hoạt động của các dự án đầu tư
nước ngoài không quá 50 năm ... (Đ iều 52 – Luật đầu tư 2005).
Như vậy mặc dù không hạn chế thời gian hoạt động nhưng vì thời hạn hoạt
động của dự án bị giới hạn nên muốn tiếp tục t ồn t ại DN có vốn ĐTNN lại
phải làm thủ tục để xin cấp phép mới (cấp giấy chứng nhận đầu tư mới) khi
thời hạn thực h iện dự án đầu tư cũ đã hết. Điều này cho thấy, một mặt các
DN có vốn ĐTNN chưa thực sự được đối xử công bằng, mặt khác việc làm
thủ t ục xin cấp phép đầu tư mới chỉ là thủ tục hành chính mang t ính hình
thức nhằm duy trì hoạt động của DN chứ không thực sự là một dự án đầu tư
mới.
c. Trong Luật còn một nội dung còn chưa rõ ràng và chưa tương thí ch về
khái niệm
- Phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư rộng nhưng còn chồng chéo với một số bộ
luật khác
Phạm vi điều chỉnh của Luật Đ ầu tư là quy định về hoạt động đầu tư
nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, bảo đảm quy ền và
lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư , khuyến khích và ưu đãi đầu tư ; quản lý nhà nước
về đầu tư t ại Việt nam và từ Việt nam ra nước ngoài (Đ iều 1 LĐT).
Như vậy, có thể nói phạm vi điều chỉnh nói trên là rất rộng và chưa
thật cụ t hể. Với phạm vi đó, thì Luật Đầu tư có phạm vi điều chỉnh chồng lấn và
liên quan đến phạm vi điều chỉnh của một số luật khác như Luật Doanh nghiệp,
Luật Chứng khoán, Luật Xây dựng, Luật K inh doanh bất động sản, Luật Đất đai,
Luật Bảo vệ môi t rường, v.v…
- Về khái niệm và phân loại Dự án đầu tư trong Luật Đầu tư 2005 còn phức tạp và
tồn tại nhiều bất cập
Khái niệm Dự án đầu tư t rong Luật Đầu tư (Khoản 8 Đ iều 3) được
định nghĩa là “tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt
động đầu tư t rên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định”. Nhìn chung,
phân loại dự án đầu tư theo Luật Đ ầu tư là khá phức t ạp; là sự kết hợp của các y ếu
tố về quy mô, tính chất sở hữu, ngành nghề kinh doanh, địa điểm đầu tư và thẩm
quyền quyết định về chủ trương đầu tư .
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
14
Theo “Báo cáo rà soát đánh giá các nội dung không tương thích
giữa luật đầu tư và các Luật khác có liên quan và kiến nghị bổ sung sửa đổi” 2
của t ổ công tác Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 đã
phân tích về p hân loại và khái niệm dự án đầu tư còn nhiều điểm bất cập, cụ t hể
như sau:
M ột là, không phân biệt dự án đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu tư
không xây dựng công t rình. Tuy vậy, các hướng dẫn và biểu mẫu liên quan đến
đăng ký đầu t ư, t hẩm t ra và cấp giấy chứng nhận đầu tư đều được t hiết kế theo
hướng áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công t rình. Điều này đã thực sự gây lúng
túng cho các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc đăng
ký, t hẩm t ra và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đâu tư không xây dựng
công trình.
Hai là, bản thân nội dung khái niệm “dự án đầu tư” là khá giản đơn và bộc lộ
một số bất hợp lý .
Như trên đã t rình bày, khái niệm “dự án đầu t ư” theo Khoản 8 Điều 3 LĐT
có ba đặc điểm cơ bản. Đó là : (i) là đề xuất bỏ vốn t rung và dài hạn; (ii) thực hiện
trên một địa bàn cụ t hể; và (iii) trong t hời hạn nhất định. Khái niệm dự án đầu tư
nói trên rõ ràng không bao quát hết phạm vi điều chỉnh của LĐT như t rình bày trên
đây. Bởi vì, trong không ít các dự án đầu tư, nhà đầu tư hoàn toàn không bỏ vốn
trung và dài hạn, mà chỉ là vốn ngắn hạn, hoặc thậm chí không bỏ vốn; hoạt động
của nhiều dự án đầu tư không có địa điểm cụ thể xác định ranh giới của nó; và
nhiều hoạt động đầu tư không có thời hạn cụ thể định trước. Rõ ràng, khái niệm nói
trên không bao quát hết các oại dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư kinh doanh trong
các ngành dịch vụ.
Ba là, chưa xác định và quy định cụ t hể để thống nhất nội dung khái niệm
“dự án có vốn đầu tư nước ngoài” và “dự án đầu tư t rong nước”. Vì vậy, có không ít
cách hiểu và áp dụng khác nhau trên thực tế.
Có ý kiến cho rằng nếu theo đúng “câu, chữ” của Luật và N ghị định, t hì về
nguy ên t ắc dự án có một USD, thậm chí nhỏ hơn, là vốn đầu tư nước ngoài, t hì dự
án đó thuộc loại dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài. Với cách hiểu này, t hì dự
án với 1 USD vốn nước ngoài sẽ thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm tra đầu tư
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
15
hoàn toàn giống như dự án đầu tư hoàn toàn 100% vốn nước ngoài và của doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cách hiểu và áp dụng t heo cách nói t rên có t hể nói là
“máy móc”, quá thiên về câu chữ; chưa phù hợp với thực t ế và gây không ít bức
xúc cho các nhà đầu tư có liên quan.
Thêm vào đó, chưa có thống nhất về khái niệm “vốn đầu tư” nước ngoài; đó
là vốn chủ sở hữu hay cả vốn vay. Ví dụ, dự án có quy mô 1,5 triệu USD của doanh
nghiệp có hơn 51% sở hữu của người nước ngoài; và vồn điều lệ của công ty này là
500.000 USD; Công ty này sử dụng 500.000 U SD vốn góp đó và vay thêm 1triệu
USD từ một ngân thương mại trong nước để t hực hiện dự án. Về thự c chất , vốn
nước ngoài ở đây chỉ có 255.000 U SD ; còn lại là vốn đầu tư t rong nước. N gược lại,
có doanh nghiệp t rong nước sử dụng 1 t riệu U SD vốn chủ sở hữu và vay t hêm 2
triệu USD từ ngân hàng nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. Hai dự án nói trên
đều có thể coi là dự án có vốn đầu tư nước ngoài với khả năng áp dụng các quy
định pháp luật rất khác nhau giữa chúng và giữa hai dự án đó với các dự án khác.
Trình bày nói trên chỉ hàm ý rằng những khái niệm với nội dung t hiếu cụ thể với
nhiều cách hiểu khác nhau đã dẫn t ới áp dụng tuỳ ý, tuỳ t iện; gây không ít khó
khăn, và thậm chí rủi ro và tốn kém cho cả nhà đầu t ư và cơ quan,công chức nhà
nước có liên quan.
Bốn là, chưa xác định và quy định rõ về “dự án đầu tư có điều kiện”, các
điều kiện đầu tư tương ứng đối với các dự án đó.
Năm là, chưa xác định rõ nội dung và hình thức thể h iện của “dự án đầu tư”
theo quy định của Luật Đầu tư.
Trên thực tế, có ba cách hiểu và áp dụng khác nhau. Cách hiểu t hứ nhất là dự
án đầu tư được được hiểu là “Giấy đề nghị đăng ký đầu tư” đối với các dự án có
quy mô dưới 300 tỷ đồng; và đối với các dự án trên 300 tỷ đồng, thì giấy đề nghị
đăng ký đầu tư và giải trình kinh tế kỹ t huật. Cách hiểu t hứ hai là nghiên cứu khả
thi và cách hiểu thứ ba là gồm thiết kế cơ sở và t huyết minh dự án như quy định của
pháp luật về xây dựng công trình. Cách hiểu chưa thống nhất đương nhiên áp dụng
không thống nhất , tuỳ ý và t hậm chí t rái vơi tinh thần của luật .
Luật Đầu Tư 2005 (Chương I – IV) Nhóm 02
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đầu tư 2005.
2. Giáo trình Luật Kinh Doanh, LS.TS Trần Anh Tuấn, LS.ThS Trần Minh Nhựt.
3. Báo cáo rà soát đánh giá các nội dung không tương thích giữa luật đầu tư và các
Luật khác có liên quan và kiến nghị bổ sung sửa đổi.
4.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_nhom_2_bai_thuyet_trinh_luat_dau_tu_2005_043.pdf