Bài thuyết trình: Ví dụ về ba bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật
VD2:Điều 38-chương 5 về pháp lệnh xử phạt hành chính
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
e) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiên vi phạm hành chính.
Khi áp dụng các biện pháp này, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 39 đến Điều 44 của Pháp lệnh này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 91 của Pháp lệnh này.
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình: Ví dụ về ba bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12/15/2011 ‹#› Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level Bộ môn Luật Môn Nhà nước và Pháp luật đại cương NHE-K14-Nhóm 3 Thực hiện: Nhóm 3-NHE-K14 Học viện Ngân hàng Bài thuyết trình : VÍ DỤ VỀ BA BỘ PHẬN CẤU THÀNH QUY PHẠM PHÁP LUẬT NHÓM 3 Phạm Thị Mỹ Hòa Nguyễn Hương Giang Bùi Thị Thùy Liên Trần Thị Thanh Loan Đinh Thị Kim Ngần Quách Thị Hồng Nhung Lưu Tiến Hải Phạm Khánh Duy Lâm Quang Độ Bùi Trong Đại Trần Ngọc Khánh NHE-K14-Nhóm 3 Khái niệm quy phạm pháp luật Cấu trúc của quy phạm pháp luật Các ví dụ Sơ đồ chung QUY PHẠM PHÁP LUẬT I. Định nghĩa - QPPL là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước (cũng là của nhân dân lao động) và được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.ước. II. Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật Giả định: Là bộ phận của QPPL quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu tồn tại chúng thì phải hành động theo quy tắc mà quy phạm đặt ra. Ví dụ: Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm quản lý trật tự kinh tế Khoản 1 Điều 163. Tội cho vay lãi nặng Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. Quy định: Là bộ phận trung tâm của QPPL, vì chính đây mà quy tắc xử sự thể hiện ý chí nhà nước mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra. II. Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật Ví dụ: Điều 8 Luật Cán bộ, công chức quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân + Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; + Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; + Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; + Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chế tài: Là bộ phận của QPPL chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định. II. Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật Ví dụ: Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm quản lý trật tự kinh tế Điều 163. Tội cho vay lãi nặng 1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. 2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật. Một quy phạm pháp luật có thể chỉ có 2 hay duy nhất 1 bộ phận. VD1: Theo khoản 3, điều 42, Luật bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005: “Khi máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này nhập khẩu thì chủ hàng hóa phải tái xuất hoặc tiêu huỷ, thải bỏ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. (Khoản 3, điều 42, Luật Bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005) * Phần giả định: “ Khi máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này nhập khẩu” Xác định: hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế. * Phần Quy định: “Chủ hàng hóa phải tái xuất hoặc tiêu huỷ, thải bỏ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải” * Phần Chế tài: “tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự…thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.” VD2:Điều 38-chương 5 về pháp lệnh xử phạt hành chính Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính: a) Tạm giữ người; b) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; c) Khám người; d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; e) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiên vi phạm hành chính. Khi áp dụng các biện pháp này, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 39 đến Điều 44 của Pháp lệnh này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 91 của Pháp lệnh này. * Phần giả định: Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý *Phần Quy định: Người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 39 đến Điều 44 của Pháp lệnh này * Phần Chế tài: Nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 91 của Pháp lệnh này. VD3: Điều 133 Bộ luật hình sự: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Phần Giả định: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác Phần quy định: làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì Phần Chế tài: Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. VD4:Theo Điều 602 Bộ luật dân sự về Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại: “Khi người thực hiện công việc không có uỷ quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc, thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện”. Phần Giả định: Người thực hiện công việc không có uỷ quyền. Phần Chế tài: Phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. NHE-K14-Nhóm 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vd_quy_pham_phap_luat_4321.pptx