Bài Tiểu luận : Chứng nhận xuất xứ

+ Hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI còn nhiều bất cập. Có nơi đã cập nhật số lượng C/O được cấp vào máy tính từng ngày từng giờ nhưng cũng có những nơi chỉ ghi trên sổ sách, việc cập nhật vào máy tính chậm chạp và thiếu chính xác. Hệ thống chương trình cập nhật số liệu cấp C/O tại các chi nhánh này khác nhau nên việc trao đổi thông tin mất nhiều thời gian. Vì vậy, Ban pháp chế của VCCI tại Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý cấp C/O. Để khắc phục t ình trạng trên, VCCI cần kiến nghị lên Chính phủ xin ngân sách Nhà Nước để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin trên mạng máy tính nối mạng toàn quốc. + Trên cơ sở các báo cáo của tổ chức cấp C/O cơ quan quản lý cấp C/O cần kiến nghị lên Chính phủ để ban hành những chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp, tạo ra những thay đổi thích hợp trong các chính sách thuế, chính sách cho vay vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần sự hỗ trợ. Liên quan đến C/O Form A, cơ quan quản lý cấp C/O không phê duyệt các hợp đồng gia công mà sản phẩm gia công không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ Form A dù cho các doanh nghiệp đã cam kết cấp C/O Form A cho người nhập khẩu.

pdf61 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5500 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Tiểu luận : Chứng nhận xuất xứ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu trong bộ chứng từ hải quan để thông quan hàng hóa. C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để được thanh toán tiền hàng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng mua bán ngoại thương quy định phương thức thanh toán bằng L/C thì người xuất khẩu chỉ nhận được tiền thanh toán khi C/O được xuất trình cùng với các chứng từ khác. Nếu thiếu C/O thì bộ chứng từ coi như chưa đủ theo quy định của L/C và ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán. C/O trong chế độ ưu đãi phổ cập GSP là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và đàm phán tăng giá hàng hóa hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu ở những nước được hưởng ưu đãi thường sử dụng C/O làm phương tiện cạnh tranh với các nước khác không được hưởng ưu đãi cho cùng một mặt hàng có phẩm chất và giá cả tương đương. Tác dụng của C/O càng lớn hơn khi mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa được miễn thuế hoàn toàn, bởi khi đó nhà xuất khẩu có điều kiện để đàm phán nâng giá lên cao hơn. b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu: C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu. Nếu thiếu C/O, cơ quan hải quan nước nhập khẩu sẽ không làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng hoặc sẽ tính thuế nhập khẩu ở mức cao nhất đối với hàng hóa mà trên thực tế hàng hóa đó có thể được giảm thuế, thậm chí là miễn thuế. C/O là cơ sở xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm cần nhập khẩu, là cơ sở để nhà nhập khẩu chắc chắn rằng sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nước mà họ muốn. Nước xuất xứ của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nhập khẩu bởi nó liên quan trực tiếp đến mục đích mua hàng của nhà nhập khẩu. C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh không vi phạm những quy định về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Có quốc gia khi thực hiện chính sách thương mại với quốc Chứng nhận xuất xứ Trang 44 gia khác như cấm vận, cấm nhập khẩu các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập… thì CO là một bằng chứng quan trọng đối với họ để thực hiện chính sách này. Cụ thể quốc gia đó sẽ dựa váo C/O để theo dõi và chứng minh hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ từ nước bị cấm nhập khẩu hàng hóa. C/O mẫu A là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi GSP, tức là giảm thuế nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, tăng lợi nhuận kinh doanh. Thông thường ở hầu hết các nước cho hưởng ưu đãi GSP, mức thuế ưu đãi phổ biến đối với đa số sản phẩm được hưởng GSP là 50% so với mức thuế MFN, cũng có những nước cho hưởng nhiều hơn hoặc ít hơn mức 50% so với mức MFN. Nếu quốc gia nào được hưởng ưu đãi GSP từ các nước cho hưởng thì hiển nhiên hàng hóa của quốc gia được hưởng khi nhập vào nước cho hưởng sẽ được giảm thuế nhập khẩu, từ đó có cơ hội tăng lợi nhuận cho mình. 2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan: a. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu: Khi thủ tục thông quan hàng hóa có quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ các chứng từ hàng hóa, trong đó có C/O, thì C/O là một căn cứ quan trọng để cơ quan hải quan cho phép người xuất khẩu thông quan hàng hóa. C/O giúp cơ quan hải quan thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa đang làm thủ tục hải quan xuất khẩu, đánh giá được khả năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nước mình, xác định được tỉ lệ hàng hóa quá cảnh. b. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu: C/O giúp cơ quan hải quan nước nhập khẩu kiểm tra, quản lý được hàng hóa nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại của chính phủ nước mình và chính phủ nước xuất xứ hàng hóa. C/O còn giúp cơ quan hải quan ngăn chặn được kịp thời hàng hóa từ những nước đang là đối tượng bị hạn chế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với chế độ thuế quan hiện hành. Trên cơ sở thông tin về C/O cho phép cơ quan hải quan tiến hành công tác thống kê ngoại thương, xác định nguồn nhập chủ yếu của từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. 3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại thương của Nhà nước. a. Đối với nước xuất khẩu Khi các cam kết quốc tế về mua bán hàng hóa mà nhà nước đã ký kết với các nước hay tổ chức kinh tế quốc tế có quy định về cung cấp C/O để được hưởng quyền lợi có liên quan như ưu đãi thuế quan thì C/O là căn cứ để được hưởng các quyền lợi đó. Khi nước xuất khẩu là nước đang và kém phát triển thuộc danh mục các nước được hưởng ưu đãi của chế độ GSP của các nước phát triển thì C/O là bằng chứng thực hiện các quy định về cung cấp C/O của chế độ ưu đãi này. Nó cũng tương tự khi nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN như đã được cam kết trong hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung – CEPT. Chứng nhận xuất xứ Trang 45 Khi C/O là cơ sở để được hưởng ưu đãi, nó giúp các nước xuất khẩu tang cường khả năng thâm nhập thị trường của các nước phát triển cho hưởng ưu đãi, giúp mở rộng thị phần và hàng hóa của họ trở nên có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng hóa cùng loại của các nước không được hưởng ưu đãi có các điều kiện khác như nhau. Điều này làm tăng lợi nhuận xuất khẩu, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, kích thích sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. b. Đối với nước nhập khẩu C/O là cơ sở để thực hiện công tác thống kê ngoại thương của Cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chức năng có liên quan. Trên cơ sở các thống kê ngoại thương này, nước nhập khẩu nắm được tình hình nhập khẩu hàng hóa, tình hình thực hiện hạn nghạch nhập khẩu sản phẩm có xuất xứ từ các nước được phân bổ, tình hình chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường khác nhau, tác động về mặt xã hội- vệ sinh- môi trường của hàng hóa nhập khẩu. Từ đó các cơ quan này có các biện pháp quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu biểu thuế thích hợp, chính sách quản lý cũng như hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho hàng nhập khẩu từ các nước khác nhau một cách kịp thời, có kế hoạch bảo vệ sức khỏe và an ninh công cộng nếu cần thiết. Đặc biệt đối với các chương trình ưu đãi thuế quan dành cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước được hưởng ưu đãi, C/O cấp cho hàng hóa được hưởng ưu đãi là căn cứ để chính phủ các nước cho hưởng theo dõi tình hình thực hiện ưu đãi của các nước được hưởng. Từ đó chính phủ của các nước này có thể xây dựng, sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách ưu đãi của mình. Hàng năm các nước hưởng ưu đãi GSP vẫn thường tổng kết tình hình nhập khẩu hàng hóa từ các nước được hưởng ưu đãi, để sau đó quyết định hoặc cho phép tiếp tục giữ nguyên chế độ ưu đãi hoặc cắt giảm bằng những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn để được cấp C/O phù hợp hoặc tuyên bố cắt giảm thẳng thừng. Do đó danh mục các nước được hưởng ưu đãi, sản phẩm được hưởng ưu đãi, danh mục các sản phẩm bị cắt hưởng ưu đãi và giới hạn số lượng của sản phẩm được hưởng ưu đãi vẫn được các nước cho hưởng đưa ra hàng năm. Ví dụ: Trên cơ sở kết quả thống kê về hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ được hưởng ưu đãi, EU đã có thể xác định được mức độ phát triển kinh tế chung và của từng nghành của các nước được hưởng ưu đãi để áp dụng chính sách nước trưởng thành và hàng trưởng thành đối với một số nước có mức độ phát triển kinh tế cao. Trong quyết định về những đề nghị của Ủy ban Châu Âu liên quan đến chế độ ưu đãi thuế quan mới đối với một số nước đang phát triển có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/1997 thì các nước được hưởng ưu đãi sẽ được chuyển dần từ các nước đang phát triển giàu có sang các nước kém phát triển hơn. Theo đó một số nước đã không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP của EU từ ngày 01/01/1997 như Bruney, Hongkong, Hàn quốc, Singapore.. Liên quan đến mặt hàng giầy dép vào EU từ các nước được hưởng, mức độ ưu đãi cho mặt hàng giầy dép có xuất xứ từ các nước Hongkong, Singapore, Hàn quốc, Braxin, Trung quốc, Thái lan, Indonesia giảm dần như sau: Ngày 01/01, 1996 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1997 đối với Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc. Chứng nhận xuất xứ Trang 46 Ngày 01/01/1997 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1998 đối với Braxin, Trung quốc, Thái Lan và Indonesia. Từ đó, thuế đánh vào mặt hàng giầy dép nhập khẩu vào EU từ các nước đang được hưởng ưu đãi được chia ra như danh mục sau: Kế hoạch thuế suất cho mặt hàng giầy dép (mã số HS 6402, 6404 có thuế suất thông thường 20%, thuế suất ưu đãi 16%) Quốc gia 01/01/95 01/01/96 01/01/97 01/01/98 I Braxin, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia 16% 16% 18% 20% II Hongkong, Sinhgapor , Hàn Quốc 16% 20% 20% 20% III Việt Nam 16% 16% 16% 16% (Nguồn : Tạp chí nghiên cứu năm 2000 ) Điều này có nghĩa là thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho sản phẩm giầy dép xuất xứ từ Hongkong, Singapore, Hàn quốc, Braxin, Trung quốc, Thái Lan, Indonesia sẽ không còn nữa vào những năm 1998. Mức thuế áp dụng là mức phổ thông cho hàng giày dép nhập khẩu từ các nước này phù hợp với chính sách quản lý ngoại thương của EU là GSP sẽ không còn áp dụng nữa khi mục tiêu giúp phát triển kinh tế các nước được hưởng ưu đãi đã đạt được. VI. Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua: 1. Khái quát: a. Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam Lào Cai: Tháng 1-2009, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (XNK) khu vực Lào Cai chính thức đi vào hoạt động. Phòng có nhiệm vụ cấp C/O ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu gồm C/O mẫu D, mẫu E, mẫu S, mẫu AK, mẫu AJ; cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của Bộ Công Thương. Tính chung cả năm 2009, mới chỉ có 389 bộ C/O được cấp tại Lào Cai, tuy nhiên 9 tháng đầu năm 2010 con số này đã tăng 35% so cả năm 2009. Theo Phòng Quản lý XNK khu vực Lào Cai, 9 tháng đầu năm 2010 đơn vị đã cấp 528 bộ C/O mẫu E cho cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang thị trường Trung Quốc với khối lượng hàng hóa đạt 68.921 tấn. Trong đó, Chứng nhận xuất xứ Trang 47 chiếm khối lượng lớn nhất là mặt hàng sắn tươi và sắn khô đạt gần 55.000 tấn, tiếp đó là quả vải tươi 12.590 tấn, xơ dừa trên 1.000 tấn... Đối với việc cấp C/O cho mặt hàng quả vải tươi, năm 2009 mới chỉ có 1.220 tấn quả vải tươi làm thủ tục cấp C/O thì đến năm 2011 con số này đứng ở mức 16.139 tấn, tăng gấp hơn 13 lần so năm 2009. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ngay tại Lào Cai thời gian qua là “điểm sáng” trong hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung, bởi các doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác những ưu đãi thuế quan trong Khu vực mậu dịch tự do và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu Lào Cai. Thái Bình: Theo Sở Công Thương Thái Bình, năm 2010, Phòng đã tiếp nhận 78 Hồ sơ đăng ký thương nhân và chấp nhận cho 78 doanh nghiệp được xin cấp C/O tại Phòng. Bên cạnh đó đến hết 30/12/2010, phòng đã tiếp nhận và xét cấp 2.794 C/O, trong đó có 809 C/O Form AJ, 1.442 C/O Form AK, 254 C/O Form D, 228 C/O Form E, 02 C/O Form S, 05 C/O Form VJ, 54 CO Form AANZ với Tổng trị giá 116.951.592,28 USD. 6 tháng đầu năm 2012 phòng QL XNK khu vực Thái Bình tiếp tục tiếp nhận và chấp thuận cho 360 doanh nghiệp được xin cấp C/O. Trong đó có 15 C/O Form AANZ – BCT; 115C/O Form AJ – BCT; 119 C/O Form AK – BCT; 25 C/O Form D – BCT; 78 C/O Form E – BCT; 08 C/O Form VJ –BCT với tổng trị giá 18.745.384,21 USD. Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ tích cực, rút ngắn thời gian xin cấp C/O và chi phí cho doanh nghiệp vì vậy giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng, lưu chuyển vốn hiệu quả hơn đồng thời nhà nhập khẩu nước ngoài sớm nhận được bộ chứng từ đầy đủ để nhận hàng và được hưởng chính sách ưu đãi về thuế quan mà các nước đã cam kết, góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.  Gian lận trong việc cấp C/O: Theo tuoitre.vn đăng ngày 07/12/2011 thì Hiện tượng gắn mác “made in Vietnam” cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN cho thấy khâu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hiện khá lỏng lẻo và bị lợi dụng để trục lợi. Lí do là việc cấp C/O hiện nay khá đơn giản, cơ quan cấp C/O chỉ kiểm tra trên giấy tờ mà chưa một lần kiểm tra thực tế ở doanh nghiệp nên dễ tạo điều kiện cho viện gian lận trong cấp C/O diễn ra. Ông Võ Quốc Thắng, phó chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA), cho biết không phải hiện mới có tình trạng gạch nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) vào VN. Phổ biến nhất là hình thức gạch nhập từ TQ dưới dạng bán thành phẩm (chưa đóng gói bao bì, chưa mài bóng...) được khai báo dưới tên gọi “nguyên liệu sản xuất”. Khi vào VN, gạch này sẽ được mài sơ thêm và đóng gói bao bì đàng hoàng, sau đó xin cấp C/O tại VN để xuất tiếp đi nước khác. Ông Thắng cho rằng nếu nhìn vào quy trình để cấp C/O như hiện nay, việc giám sát và quản lý số lượng C/O đã cấp ra từ cơ quan chức năng có vẻ như chưa được chặt chẽ. Theo các doanh nghiệp làm hàng xuất Chứng nhận xuất xứ Trang 48 khẩu, với quy trình kiểm tra và cấp C/O dựa theo khai báo của doanh nghiệp, hiện tượng gian lận dễ dàng xảy ra. Ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho rằng sơ hở để các thương nhân làm ăn gian dối có thể lợi dụng để biến hàng TQ thành hàng xuất xứ VN rồi xuất khẩu hưởng ưu đãi là ở khâu cấp C/O. Khâu này lỏng lẻo mới để “lọt lưới” cho các lô hàng gian lận. Theo tapchitaichinh.vn ngày 20/06/2012 , Cục Hải quan Đồng Nai vừa phát hiện một DN FDI đang thực hiện việc thay các nhãn mác hàng hóa ghi xuất xứ Trung Quốc bằng xuất xứ VN. Sự việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng lợi dụng xuất xứ hàng hóa của VN.  Hồ sơ giả mạo xin cấp C/O tăng đột biến: Theo cafef.vn đăng ngày 21/12/2012, số bộ hồ sơ xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) qua VCCI dự kiến đến ngày 31/12/2013 là 513.874 bộ, giảm 6,71% so với cùng kỳ năm trước. Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp tổng kết Hội đồng tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O thuộc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại chiều 21-12 tại Hà Nội. Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- VCCI) cho biết, năm 2012 số bộ hồ sơ xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) qua VCCI dự kiến đến ngày 31-12 là 513.874 bộ, giảm 6,71% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó số lượng hồ sơ giả mạo tăng đột biến với 80 bộ bị làm giả và 3 bộ bị sửa chữa. Theo bà Hương, số lượng hồ sơ xin cấp C/O giảm có thể là do tác động của những vụ kiện phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đang tiến hành điều tra khiến nhu cầu xuất hàng của doanh nghiệp vào những thị trường này giảm. Thông tin thêm về số hồ sơ bị làm giả, sửa chữa tăng cao bất thường so với giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, bà Hương cho biết, những hồ sơ này chỉ xin cấp C/O cho những mặt hàng bình thường như thủ công mỹ nghệ, chè xanh, gạo nhưng điểm chú ý là những C/O này tập trung xuất sang thị trường Nga và Đông Âu. Điểm lạ thứ hai là ngoài mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chè xanh… năm 2012 xuất hiện hồ sơ bị làm giả ở những mặt hàng mới là bánh đa, mỳ, bột mỳ. Theo bà Hương, đây là những thông tin và xu hướng mới cần được lưu tâm trong trong thời gian tới.  Có khả năng doanh nghiệp tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ: Theo trang gafin.vn đăng ngày 14/01/213 trích lời ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu trong Hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ Công Thương, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng một đề án theo hướng cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ nếu đáp ứng được các tiêu chí về xuất xứ. Có nghĩa là, doanh nghiệp sẽ không cần đến cơ quan quản lý để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O - Certificate of origin). Chứng nhận xuất xứ Trang 49 Ông Chinh cho biết thêm, đây là lộ trình để Việt Nam tận dụng tốt cơ hội trong những hiệp định tự do thương mại (FTA) dự kiến ký kết trong thời gian tới, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vị vụ trưởng này cho biết thêm, hiện Việt Nam đã ký 8 FTA trong khuôn khổ đa phương (ASEAN) và song phương. Xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực FTA này chiếm 46,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012, tức 53,5 tỉ đô la Mỹ/114,6 tỉ đô la Mỹ. Nếu Việt Nam ký hiệp định TPP, và FTA với Liên minh châu Âu (EU), thì toàn bộ dung lượng các thị trường mà Việt Nam ký FTA sẽ chiếm khoảng 86% tổng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỉ lệ tận dụng C/O để hưởng ưu đãi thuế trong tổng xuất khẩu của Việt Nam tăng trong các năm qua, từ mức 9,43% trong năm 2009 lên 15% trong năm 2011 và 15,7% trong năm 2012, và chiếm 33,6% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực có FTA trong năm 2012. Hiện Hàn Quốc là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt nhất ưu đãi thuế quan. Cụ thể, trong năm 2012, tỉ lệ hàng hoá Việt Nam có sử dụng C/O qua Hàn Quốc đạt 76% với 4,2 tỉ đô la Mỹ, sang Nhật Bản chiếm 33%, đạt 13,1 tỉ đô la Mỹ, qua Trung Quốc đạt 27% với 3,25 tỉ đô la Mỹ, qua ASEAN chiếm 20%. b. Số lượng các bộ C/O đã được cấp: Số bộ hồ sơ xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) qua VCCI dự kiến đến ngày 31/12/2012 là 513.874 bộ, giảm 6,71% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng hồ sơ xin cấp C/O giảm có thể là do tác động của những vụ kiện phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đang tiến hành điều tra khiến nhu cầu xuất hàng của doanh nghiệp vào những thị trường này giảm. 2. Những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong quá trình khai và cấp C/O a. Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O: + Sau khi Việt Nam chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngoại thương của chúng ta đã có một khoảng thời gian khá lâu kinh doanh trực tiếp với các nhà nhập khẩu nước ngoài, tham gia cạnh tranh gay gắt trên thị trường buôn bán thế giới, cố gắng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, không phải hầu hết các doanh nghiệp đã nắm bắt đầy đủ kiến thức và kỹ thuật nghiệp vụ về C/O trong buôn bán quốc tế, thậm chí những kiến thức về tiêu chuẩn xuất xứ, mức thuế ưu đãi dành cho sản phẩm nhập khẩu của các nước cho hưởng ưu đãi. Chẳng hạn, do không nắm được tiêu chuẩn xuất xứ quy định cho giày dép xuất khẩu sang EU là nguyên phụ liệu nhập khẩu không được có mã số HS 6406, nên có những doanh nghiệp khi ký hợp đồng ngoại thương đã chấp nhận đề nghị của người nhập khẩu cung cấp C/O Form A, mặc dù trên thực tế vẫn sử dụng đế giầy nhập khẩu có mã số HS 6406, do đó sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ Form A. Khi bị cơ quan cấp C/O từ chối cấp C/O Form A, doanh nghiệp không thể thực hiện những quy định trong hợp đồng và bị người nhập khẩu khiếu nại. Có những trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được cấp C/O Form A, nhưng doanh nghiệp không nắm vững được tiêu chuẩn xuất xứ này nên Chứng nhận xuất xứ Trang 50 không ký kết điều khoản cung cấp C/O Form A trong hợp đồng. Do đó, doanh nghiệp đã để lỡ một lợi thế trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng để có thể nâng giá hàng hay giá gia công có lợi cho mình. + Khi xin cấp C/O, nhiều doanh nghiệp khai báo sai do không biết. Do Form D mới được bắt đầu sử dụng từ năm 1996, nên nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được các quy định về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để được cấp C/O Form D. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp hàng hoá là nông sản, khoáng sản, các sản phẩm thu hoạch trong nước đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ thuần tuý để được cấp C/O Form D, nhưng khi xin cấp C/O doanh nghiệp lại khai C/O Form B. Do đó sản phẩm không được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước ASEAN. + Trong khi khai báo các doanh nghiệp thường khai không chính xác và đầy đủ. Có những trường hợp doanh nghiệp quên không ghi vào ô tiêu chuẩn xuất xứ của sản phẩm, thiếu trọng lượng lô hàng, ngày lập hóa đơn sau ngày xin cấp C/O... Kết quả là doanh nghiệp bị từ chối cấp C/O và phải bổ sung, sửa chữa trên tờ khai. Điều này làm mất thời gian của doanh nghiệp và tạo ra sự khó khăn trong quá trình thanh toán nếu doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C và thời hạn xuất trình chứng từ thanh toán quy định trong L/C đã gần hết. Nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót nêu trên là các kiến thức về C/O không được phổ cập rộng rãi cho các doanh nghiệp trên cả nước. + Ngoài ra cũng có một số trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận, sử dụng sai Form C/O. Trong thời gian qua có nhiều lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, rồi sau đó được xuất khẩu sang EU. Mặc dù sản phẩm không có xuất xứ Việt Nam nhưng vẫn đề mác "sản xuất tại Việt Nam" ("made in Việt Nam") do các nhà sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc muốn lợi dụng C/O Form A của Việt Nam để được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu giầy dép sang EU. Các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù đã biết được điều này nhưng vẫn cố tình lập chứng từ giả khai hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và xin cấp C/O Form A. Khi Hải quan EU phát hiện ra và nghi ngờ tính xuất xứ của sản phẩm, họ đã có khiếu nại với cơ quan cấp C/O. Người nhập khẩu không được hưởng ưu đãi thuế quan và phải nộp thuế theo biểu thuế suất thông thường. Từ đó người nhập khẩu khiếu nại người xuất khẩu, đồng thời khiếu nại cả cơ quan cấp C/O đòi đền bù thiệt hại. Thậm chí nếu tình trạng còn tiếp diễn, có thể EU sẽ cắt ưu đãi dành cho toàn bộ hàng hoá của Việt Nam và áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu các mặt hàng khác của Việt Nam. Tất cả các trường hợp làm giả C/O đều do ham lợi, vì lợi ích cá nhân, bất chấp mọi quy định. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng sự lỏng lẻo trong các quy định của các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O và các cơ quan khác có liên quan cũng là một nguyên nhân của vấn nạn này. Ví dụ 1: Trích nguồn website tạp chí tài chính, số báo ngày 20/06/2012. Cục Hải quan Đồng Nai đã chỉ đạo lực lượng chống buôn lậu điều tra phát hiện Công ty TNHH Công nghiệp SPC Tianhua VN (trụ sở tại KCN Nhơn Trạch 3, DN có 100% vốn nước ngoài) có hành vi giả mạo xuất xứ VN để xuất hàng đi Hoa Kỳ. Theo kết quả điều tra thì Cty này không sản xuất tại VN mà chỉ NK hợp chất xử lý nước từ Trung Quốc về rồi sau đó thay nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ VN trên lô hàng để xuất khẩu đi Hoa Kỳ. ( Chứng nhận xuất xứ Trang 51 Nguồn: hoa-Nuoc-ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc) Ví dụ 2: Năm 2008, Tổng cục hải quan đã ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu Công Ty TNHH phân phối Tiên Tiến đối với mặt hàng sữa bột hiệu Enfa nhập khẩu từ Phillipines. Mặt hàng này không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ ASEAN nhưng đã được cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Cụ thể: o Trên hộp sữa ghi: Nguyên liệu nhập từ Tân Tây Lan, Đóng gói (paeked) bởi Mead Johnsons Philippines; hoặc ghi: Nguyên liệu sữa nhập từ Newzealand, úc, Châu Âu hoặc Hoa Kỳ, Sản xuất và đóng gói bởi Mead Johnsons Philippines; hoặc ghi: Sản xuất Mead Johnsons B.V Middencampweg 2 Nijmegen, Hà Lan Authorized user, dưới sự uỷ quyền của Mead Johnsons Hoa Kỳ.Đây là mặt hàng sữa công thức (Milk Formular), thành phần chính là các vitamin, khoáng chất, mà các thành phần này được nhập khẩu từ khu vực trên, nên hàm lượng trị giá chủ yếu được tạo thành bởi nguyên liệu nhập khẩu ngoài Asean. Tuy nhiên, trên nhiều C/O lại ghi hàm lượng ngoài Asean chỉ 40% (non Asean content 40%). Theo thông lệ quốc tế, công đoạn đóng gói chỉ tạo ra một hàm lượng trị giá rất nhỏ, không thể đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ.( Nguồn: Channel=Products) + Riêng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như giầy dép, dệt may, xe đạp... xuất khẩu sang thị trường EU trong những năm qua, các doanh nghiệp đang gặp một vấn đề nan giải. Đối với các sản phẩm này các doanh nghiệp nhập khẩu của EU luôn yêu cầu nhà xuất khẩu Việt Nam phải xin được C/O Form A, mà trên thực tế sản phẩm của chúng ta chủ yếu là gia công, không đạt tiêu chuẩn xuất xứ GSP để được cấp C/O Form A. Ví dụ như sản phẩm dệt may được sản xuất chủ yếu từ vải nhập khẩu hay sản phẩm giày dép chủ yếu sử dụng đế, gót nhập khẩu có mã số HS 6406 không đáp ứng tiêu chuẩn về thành phần nhập khẩu. Nếu không cam kết cung cấp C/O Form A thì doanh nghiệp Việt Nam không ký được hợp đồng xuất khẩu. Trong trường hợp ngược lại khi không được đồng ý cấp C/O Form A thì doanh nghiệp không giao được hàng, bị khiếu nại do vi phạm hợp đồng hay không được thanh toán tiền hàng do thiếu C/O Form A trong bộ chứng từ thanh toán. Đó thực chất là những vướng mắc về công nghệ, vốn đầu tư. Nó không cho phép doanh nghiệp tự sản xuất được các thành phần nhập khẩu để tăng hàm lượng nội địa của thành phẩm và đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP để được cấp C/O Form A. b. Vấn đề tồn tại từ phía cơ quan có thẩm quyền cấp C/O: + Việc cấp C/O chủ yếu mới chỉ dựa trên các chứng từ hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp chứ chưa tiến hành kiểm tra tính xuất xứ của sản phẩm tại nơi sản xuất. Việc cấp C/O phụ thuộc hoàn toàn vào sự trung thực, chính xác trong các lời khai trên giấy tờ của doanh nghiệp. Do đó, không tránh khỏi những trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận mà cơ quan cấp không phát hiện ra. + Do chế độ GSP của các nước có sự thay đổi qua các năm, qua từng thời kỳ mà tài liệu có liên quan không được cung cấp và cập nhật nên việc nắm bắt các quy chế cấp C/O Form A cho đúng đối tượng còn gặp khó khăn. Chứng nhận xuất xứ Trang 52 + Việc hướng dẫn của cán bộ cấp C/O cho người xuất khẩu khai trên C/O còn chưa chính xác. Chẳng hạn cán bộ cấp C/O hướng dẫn doanh nghiệp xác định mã số cho hàng hóa nhưng không được cơ quan nước nhập khẩu chấp nhận và cho phép chuyển tới người mua. + Trong một số trường hợp cán bộ cấp C/O chưa phát hiện được các sai sót khi kiểm tra các chứng từ và khai báo của chủ hàng. Một số C/O được cấp còn nhiều ô để trống. Do đó, các C/O này đã bị Hải quan nước nhập khẩu từ chối và khiếu nại yêu cầu kiểm tra lại tính xuất xứ của sản phẩm. + Liên quan đến vấn đề cấp C/O Form A cho một số sản phẩm giầy dép, dệt may xuất khẩu sang thị trường EU, cơ quan cấp C/O cũng gặp phải những khó khăn. Mặc dù biết rằng sản phẩm đó không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được cấp C/O Form A nhưng đứng trước thực trạng khó khăn chung của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O không thể không cấp. Nếu không được cấp C/O Form A thì doanh nghiệp không ký được hợp đồng xuất khẩu, không có công ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp sẽ diễn ra, doanh nghiệp sẽ rơi vào khủng hoảng... Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O đã phải sử dụng đến "giải pháp tình thế", tức là vẫn cấp C/O Form A cho các sản phẩm đó. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng nếu cứ cấp C/O Form A không đúng tiêu chuẩn, khi Hải quan EU phát hiện họ sẽ khiếu nại và truy thu thuế. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang EU có thể bị cắt ưu đãi GSP. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến một số doanh nghiệp mà còn tác động đến toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu nói chung, gây phương hại đến uy tín thương mại của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do đó, đồng thời với việc vẫn cấp C/O Form A cho các doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cũng có những hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở doanh nghiệp để có kế hoạch đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp khi họ có yêu cầu về vay vốn để đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu, tăng tỷ lệ nội địa trong sản phẩm gia công, đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ không chỉ của EU mà của các nước khác. Mặc dù hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp có khả năng tự sản xuất các bộ phận nhập khẩu của sản phẩm gia công và C/O Form A đã được ngừng cấp cho các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất xứ, nhưng cơ quan có thẩm quyền cấp C/O lại gặp khó khăn từ các khiếu nại về C/O Form A. Theo chỉ đạo chung, chúng ta tạm thời trả lời khiếu nại là C/O được cấp phù hợp với tiêu chuẩn xuất xứ để chúng ta có thời gian cho các doanh nghiệp triển khai việc mua máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng, khuyến khích gia công nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì vậy chúng ta đã giải quyết được các khiếu nại của Hải quan EU khi họ tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất giầy dép và dệt may của Việt Nam. + Theo Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ số 246/TTG ngày 24/04/1997 Ban quản lý KCN - KCX cấp tỉnh được uỷ quyền cấp C/O cho hàng hóa của KCX và doanh nghiệp chế xuất. Hiện tại chưa có một quy chế riêng hay một số điều chỉnh dành cho việc cấp C/O tại các Ban quản lý này để phù hợp với thực tiễn quản lý. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động cấp C/O ở đây. c. Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O: + Bộ Thương mại trong những năm qua chưa ban hành đầy đủ các văn bản về quản lý hoạt động xin và cấp C/O ở Việt Nam. Hằng năm không có báo cáo về tình hình cấp C/O của các tổ chức được Nhà Nước uỷ quyền cấp C/O cho Bộ Thương mại. Chính Chứng nhận xuất xứ Trang 53 vì vậy, Bộ Thương mại không nắm được các vấn đề tồn tại, cũng như những vi phạm liên quan đến hoạt động xin và cấp C/O... Chỉ khi có những vấn đề nảy sinh như bị Hải quan nước nhập khẩu khiếu nại ở mức độ nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến mọi mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó thì nó mới hoạt động. Trên thực tế trong những năm qua chỉ có Vụ Âu - Mỹ đã phải thực hiện chức năng quản lý C/O sang thị trường EU đối với mặt hàng giầy dép, may mặc, xe đạp do C/O Form A cấp cho các sản phẩm này xuất khẩu sang EU đã bị Hải quan EU khiếu nại và yêu cầu kiểm tra các đơn vị sản xuất tại Việt Nam để xác định tính chân thực của C/O Form A đã được cấp. Chính vì vậy, đồng thời với việc giải quyết các khiếu nại này từ năm 2000 VCCI không được cấp C/O Form A cho mặt hàng giầy dép và chức năng này được chuyển cho Bộ Thương mại thực hiện (theo như tinh thần của Biên bản ghi nhớ của Việt Nam với EU về việc chống gian lận thương mại đối với mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU). Còn ở các thị trường xuất khẩu khác chưa có vấn đề nào tương tự xẩy ra nên các Vụ quản lý thị trường đó không phải thực hiện chức năng quản lý C/O theo nghĩa đó. + C/O Form D bắt đầu được sử dụng từ tháng 06/1996. Trong thời gian qua đã có rất nhiều thay đổi trong lịch trình cắt giảm thuế cũng như trong Danh mục sản phẩm CEPT của các nước thành viên ASEAN. Trong khi đó, những thông tin về các thay đổi này không được thông báo một cách cụ thể kịp thời cho các doanh nghiệp. Điều này làm hạn chế khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các doanh nghiệp cho các sản phẩm cuả mình. + Vấn đề thành lập Ban quản lý GSP để thuận tiện cho giao dịch đối ngoại và xúc tiến công tác GSP của Việt Nam đã được Bộ Thương mại họp bàn cùng VCCI, Tổng cục Hải quan ngày 18/07/1995 và trình bày cụ thể trong văn bản số 2340/TMAM gửi cho VCCI, Tổng cục Hải quan ngày 02/08/1995. Trong văn bản này Bộ Thương mại nêu rõ các nhiệm vụ của Ban quản lý GSP Việt Nam : o Làm đầu mối trong quan hệ với các nước cho hưởng GSP và đầu mối của họ trong việc thực hiện GSP ở Việt Nam. o Tổ chức việc cấp C/O trong cả nước và giám sát thực hiện quy chế xuất xứ khi cấp C/O cho các doanh nghiệp; đồng thời kiểm tra, giám sát các chứng từ, C/O tại cửa khẩu. o Thống kê tổng hợp và báo cáo các C/O đã được cấp định kỳ để kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp những vấn đề phát sinh, đáp ứng yêu cầu về quản lý và thực hiện chức năng hợp tác với các nước cho hưởng GSP khi có yêu cầu. o Cung cấp thông tin, mở các lớp đào tạo, tuyên truyền phổ biến kiến thức qua mọi hình thức. o Yêu cầu các cơ quan nêu trên cử đại diện cho việc thành lập và đưa vào hoạt động Ban quản lý GSP. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã có trả lời và cử người đại diện tham gia vào Ban quản lý, nhưng cho đến nay việc thành lập Ban quản lý GSP mới chỉ dừng lại ở đó. Ban quản lý GSP chưa ra đời. VII. Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam: Chứng nhận xuất xứ Trang 54 Trước thực trạng xin và cấp C/O như đã trình bày ở trên , các doanh nghiệp và tổ chức cấp C/O cần có những cải tiến để hoàn thiện hơn việc xin và cấp C/O. Đồng thời phải có những biện pháp về mặt tổ chức đối với cơ quan quản lý cấp C/O ở Việt Nam . 1. Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O: + Để tránh tình trạng khai báo sai, khai không chính xác, khai thiếu, sử dụng sai Form, các doanh nghiệp cần có các cán bộ chuyên môn nắm vững các vấn đề về C/O. + Doanh nghiệp cần phải quan tâm dành một phần chi phí đào tạo cán bộ chuyên phụ trách vấn đề sử dụng C/O của doanh nghiệp, cử cán bộ đi học các lớp, hội thảo về hướng dẫn sử dụng do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hay Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt đối với C/O Form A và Form D cần phải có sự quan tâm thích đáng hơn để trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả các ưu đãi thuế quan mà các nước dành cho Việt Nam. Trong các lớp "bổ túc kiến thức" này cán bộ của các doanh nghiệp không chỉ học về các quy tắc xuất xứ, nắm vững các tiêu chuẩn xuất xứ, mà còn phải học cách thực hành. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài. + Cán bộ có chuyên môn về sử dụng C/O của doanh nghiệp phải là người chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu những mặt hàng trong danh mục cho hưởng ưu đãi của các nước nhập khẩu, những mặt hàng mà doanh nghiệp đã và đang chưa khai thác được, các tiêu chuẩn xuất xứ mà hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng để được hưởng ưu đãi và các mức thuế ưu đãi dành cho các mặt hàng đó, tìm ra các mặt hàng có mức thuế ưu đãi cao và trong điều kiện của doanh nghiệp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất xứ. Trên cơ sở các nguyên cứu đó, kiến nghị với cán bộ chịu trách nhiệm về kế hoạch kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, về danh mục các mặt hàng trọng tâm của doanh nghiệp để tăng hàm lượng nội địa của sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ của các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan. Từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh, khả năng thâm nhập vào thị trường các nước của sản phẩm. Ngoài ra, với một số mặt hàng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của nước cho hưởng mà doanh nghiệp đã dành được uy tín và được khách hàng ưa chuộng, doanh nghiệp cần nắm vững mức thuế ưu đãi mà mặt hàng đó được hưởng. Trên cơ sở chắc chắn rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ đó, doanh nghiệp cam kết cấp C/O Form A cho người nhập khẩu và có thể đàm phán nâng giá hàng hay giá gia công sản phẩm. Mức đàm phán nâng giá hàng trên một đơn vị sản phẩm có thể được xác định như sau (coi giá trị tính thuế là giá ghi trong hoá đơn thương mại): x : mức nâng giá hàng tối đa cho phép (trên một đơn vị sản phẩm) a : giá ban đầu của một đơn vị sản phẩm b1 : thuế suất MFN b2 : thuế suất thuế ưu đãi a+x : giá trên một đơn vị sản phẩm sau khi nâng giá Chứng nhận xuất xứ Trang 55 a+ab1 : tổng số tiền thanh toán bao gồm thuế nhập khẩu không ưu đãi của một đơn vị sản phẩm (a+x)+(a+x)b2 : tổng số tiền thanh toán bao gồm thuế nhập khẩu được ưu đãi và có nâng giá hàng trên một đơn vị sản phẩm Mức nâng giá hàng cho phép có thể là : x < [(a+x)+(a+x)b2]-(a+ab1) hay x < a(b-b1)/b1 Công thức nâng giá hàng này có thể phát biểu như sau : "Trong trường hợp hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu, mức đàm phán nâng giá hàng cho phép nằm trong giới hạn của tỷ số giữa tích của giá thị trường ban đầu và mức ưu đãi thuế quan (chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi với thuế suất MFN) với thuế suất không ưu đãi. Như vậy, thuế suất thuế ưu đãi càng thấp so với thuế suất MFN thì mức ưu đãi càng cao và giới hạn cho phép nâng giá hàng càng lớn. Điều này cho phép doanh nghiệp xuất khẩu đàm phán nâng giá hàng lên cao hơn mà không làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hoá so với các hàng hoá đồng loại không được hưởng ưu đãi. Trong trường hợp thuế ưu đãi bằng 0 thì tổng số tiền mà người nhập khẩu phải bỏ ra chỉ là tiền thanh toán cho người bán (coi các chi phí khác bằng 0). Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể nâng giá hàng trong mức số tiền thuế mà người nhập khẩu nếu mua hàng từ một nước thứ ba khác không được hưởng ưu đãi phải nộp. Khi đó, x < ab1. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những vấn đề mà người nhập khẩu cần phải tính đến trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, còn kết quả nâng giá hàng có đạt được hay không, mức nâng giá hàng là bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. + Doanh nghiệp cần mở rộng mối quan hệ kinh doanh thương mại với các nước cho hưởng ưu đãi cho phép sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ, hoặc với các nước trong khối ASEAN để tăng hàm lượng nội địa khu vực áp dụng theo tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp. Trên cơ sở mở rộng mối quan hệ với các nước cho hưởng, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước đó, trong trường hợp không thể tìm đủ nguồn nguyên phụ liệu trong nước phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Như vậy, khi xuất khẩu trở lại các nước cho hưởng, các thành phần nhập khẩu vẫn được tính vào giá trị hàm lượng nội địa để xác định tính xuất xứ của sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang các nước cho hưởng áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp mà nguyên phụ liệu trong nước không đủ cung ứng cho sản xuất, doanh nghiệp có thể tìm nguồn nhập khẩu từ các thị trường thuộc danh sách các nước được hưởng ưu đãi của nước nhập khẩu đó. Như vậy doanh nghiệp không mất nhiều thời gian để đi tìm nguyên phụ liệu ở trong nước mà còn mở rộng được các mối quan hệ kinh doanh, thương mại và đạt được mục đích kinh doanh của mình. + Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giầy dép, dệt may đã được cấp C/O Form A trước đây mặc dù không đạt tiêu chuẩn xuất xứ Form A, cần phải nắm vững các tiêu chuẩn xuất xứ cho các sản phẩm này để tìm ra phương hướng đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng khả năng sản xuất, tăng dần hàm lượng nội địa của sản phẩm, đặc biệt có thể thay thế toàn bộ các bộ phận vẫn phải nhập khẩu trước đây như Chứng nhận xuất xứ Trang 56 : đế giầy, gót giầy, da sống, vải giả da, sợi ... để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất xứ Form A. Điều này đem lại hai lợi ích cho doanh nghiệp: . Thứ nhất, sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp tiếp tục được cấp C/O Form A. . Thứ hai, khi các C/O Form A được cấp trước kia bị khiếu nại, bị Cơ quan Hải quan nước cho hưởng tiến hành kiểm tra quy trình sản xuất tại xưởng thì có thể trả lời được rằng sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn xuất xứ, không để cho các Cơ quan này phát hiện ra tính không chân thực của các C/O Form A được cấp trước đây. Nếu không có thể dẫn đến khả năng các nước cho hưởng ưu đãi sẽ cắt GSP dành cho sản phẩm đồng thời làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan cấp C/O. Hơn thế nữa, khi đó Hải quan các nước cũng sẽ truy thu thuế ưu đãi GSP và phạt nặng các doanh nghiệp nhập khẩu và các doanh nghiệp này khiếu nại trở lại chính các doanh nghiệp Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam vì cấp C/O không chính xác làm họ thiệt hại. Tuy nhiên, để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, mở rộng khả năng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ ... doanh nghiệp lại gặp vấn đề thiếu vốn. Thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp, ngoài xã hội hay vay vốn từ các ngân hàng là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp. Hiện nay thủ tục vay vốn ngân hàng là khá phức tạp và số tiền được vay không lớn. Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài sản và quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ phần hoá cũng là một biện pháp hữu ích. Tuy nhiên, trước hết doanh nghiệp cần phải làm cho cán bộ công nhân viên tin tưởng vào khả năng sản xuất - kinh doanh của mình, tạo ra sự trung thành, yêu mến của họ đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có các biện pháp cụ thể để giải quyết các vướng mắc đó. 2. Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu kiểm tra khi cấp C/O đặc biệt là C/O Form A, Form D, tổ chức cấp C/O cần tiến hành kiểm tra thực tế quy trình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kiểm tra thành phần nguyên phụ liệu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ theo quy định hay không. Việc kiểm tra có thể tiến hành thường kỳ hay đột xuất để từng bước khắc phục việc doanh nghiệp sử dụng chứng từ giả để làm bằng chứng về tính xuất xứ của sản phẩm. Để làm tốt công việc này cần phải có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn xuất xứ của sản phẩm. Hiện nay thủ tục cấp C/O Form D của Việt Nam quy định trước khi cấp C/O Form D doanh nghiệp cần phải xin được Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá mẫu D của công ty Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (VINACONTROL) thuộc Bộ thương mại. Bên cạnh đó các tổ chức cấp C/O khác (các bộ phận cấp của VCCI) cũng nên có quy định về kiểm tra xuất xứ hàng hoá xuất khẩu trước khi cấp các loại C/O nói chung và đặc biệt là C/O Form A. VCCI có thể kết hợp với VINACONTROL kiểm tra thường kỳ hoặc đột xuất quy trình sản xuất, chế biến, gia công của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. C/O cần phải luôn tỉnh táo, kiểm tra, cẩn thận, nắm vững những quy định về cách khai, về tiêu chuẩn xuất xứ áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu để được cấp C/O đúng Form. Các cán bộ cấp C/O cần phải nắm vững quy chế cấp C/O ở Việt Nam cũng như Chứng nhận xuất xứ Trang 57 ở các nước cho hưởng ưu đãi, có những hiểu biết cơ bản về mặt hàng được mô tả trong Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu và mã HS của chúng để đối chiếu với lời khai trên mẫu C/O. + Tổ chức cấp C/O cần luôn cập nhật các thông tin liên quan đến C/O; các thay đổi trong chế độ ưu đãi, danh mục sản phẩm được hưởng ưu đãi, các tiêu chuẩn xác định xuất xứ ...; tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, với Chính phủ các nước nhập khẩu nhất là của các nước cho hưởng ưu đãi để nắm bắt được chính sách nhập khẩu của các nước đó. Những thông tin này sẽ được thông báo lại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các lớp bồi dưỡng. + Việc tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ cấp C/O là rất cần thiết. Thông qua các lớp học này các cán bộ có thể tham gia trao đổi kinh nghiệm thực tế cũng như các khó khăn mà mình gặp phải để cùng nhau rút ra những biện pháp hữu ích trong công việc của mình. Mặt khác các cán bộ phụ trách cũng sẽ phổ biến, hướng dẫn kịp thời cho cán bộ chuyên môn các quy định mới trong chính sách ưu đãi của từng nước cho hưởng. Điều này là rất cần thiết đối với các cán bộ ở các chi nhánh hay các cơ quan đại diện của các cơ quan cấp C/O tại các tỉnh, thành phố khác nhau. + Phải thống kê thường xuyên, kịp thời các C/O đã cấp để chủ động dự đoán tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, hướng dẫn cho các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư tăng thêm thành phần nội địa trong sản phẩm, giảm bớt thành phần nhập khẩu mà trong nước đang sản xuất được; giới thiệu cho họ các nguồn nguyên phụ liệu đó. Ngoài ra, tổ chức cấp C/O có thể thay mặt cho doanh nghiệp kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp C/O thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để từ đó tổ chức này kiến nghị với Nhà nước nhằm ban hành những chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất cho doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có kim ngạch xuất khẩu lớn. + Khi có khiếu nại của Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu về C/O, cơ quan cấp C/O cần nhanh chóng tiến hành trả lời khiếu nại để họ có thể xác minh tính chân thực của C/O do mình cấp, giải toả mối nghi ngờ về tính xuất xứ của sản phẩm. Từ đó Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu mới nhanh chóng làm thủ tục thông quan cho hàng hoá, tránh phải nộp các khoản tiền phạt không cần thiết như tiền lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, giám định. Đồng thời, nó cũng tạo được uy tín cho cơ quan cấp C/O và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa họ với Cơ quan Hải quan của các nước nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các lô hàng sau. 3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O: + Hiện tại cơ quan quản lý cấp C/O tập trung một mối về Bộ thương mại mà trực tiếp là chia theo thị trường do các Vụ quản lý thị trường có liên quan quản lý. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật riêng nào được ban hành quy định cụ thể về nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan đó. Hoạt động quản lý của các Vụ đều mang tính chất sự vụ; việc đến đâu giải quyết đến đó; không theo một thể chế, nhất quán. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều thiếu sót trong việc quản lý cấp C/O. Do đó, Bộ thương mại cần sớm ban hành các văn bản pháp lý quy định lại chức năng và nhiệm vụ có liên quan đến việc quản lý cấp C/O của các Vụ quản lý thị trường này. Đồng thời cần có các thông tư hướng dẫn cụ thể và nhanh chóng tới các Vụ và Chứng nhận xuất xứ Trang 58 các cơ quan hữu quan tránh hiện tượng thủ tục hành chính rườm rà làm mất nhiều thời gian cho cơ quan cấp C/O và cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mối quan hệ dọc từ Vụ xuống các cơ quan cấp C/O phải là mối quan hệ "một - một" vì thực chất hoạt động cấp C/O rất đơn giản và gọn nhẹ. Quan hệ quản lý nên trực tiếp và giải quyết nhanh chóng giúp doanh nghiệp có được C/O trong vòng một ngày nếu hồ sơ đầy đủ, không có thiếu sót hoặc trong vòng ba ngày nếu cần làm rõ tính xuất xứ của hàng hoá. + Bộ thương mại cần kiến nghị lên thủ tướng Chính phủ nhằm có các điều chỉnh, quy định riêng cho hoạt động cấp C/O tại các Ban quản lý KCN - KCX cấp tỉnh cho phù hợp với hoạt động thực tiễn tại đây. + Thường xuyên theo dõi tình hình cấp C/O bằng cách cử cán bộ tham gia chỉ đạo và giám sát hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI cũng như các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực. + Chỉ đạo việc xin và cấp C/O bằng các văn bản pháp luật để đảm bảo xin và cấp C/O đúng thủ tục và không có sự vi phạm pháp luật như : quy định cụ thể hình thức phạt với những mức độ vi phạm các quy định về khai báo C/O của doanh nghiệp và mức độ vi phạm các quy định về cấp C/O của cán bộ và cơ quan cấp C/O. Các mức phạt phải có tính khả thi tức là không quá nhẹ để doanh nghiệp và các cơ quan coi nhẹ việc xin, cấp C/O nhưng cũng không nên trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp và các cơ quan này. + Hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI còn nhiều bất cập. Có nơi đã cập nhật số lượng C/O được cấp vào máy tính từng ngày từng giờ nhưng cũng có những nơi chỉ ghi trên sổ sách, việc cập nhật vào máy tính chậm chạp và thiếu chính xác. Hệ thống chương trình cập nhật số liệu cấp C/O tại các chi nhánh này khác nhau nên việc trao đổi thông tin mất nhiều thời gian. Vì vậy, Ban pháp chế của VCCI tại Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý cấp C/O. Để khắc phục tình trạng trên, VCCI cần kiến nghị lên Chính phủ xin ngân sách Nhà Nước để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin trên mạng máy tính nối mạng toàn quốc. + Trên cơ sở các báo cáo của tổ chức cấp C/O cơ quan quản lý cấp C/O cần kiến nghị lên Chính phủ để ban hành những chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp, tạo ra những thay đổi thích hợp trong các chính sách thuế, chính sách cho vay vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần sự hỗ trợ. Liên quan đến C/O Form A, cơ quan quản lý cấp C/O không phê duyệt các hợp đồng gia công mà sản phẩm gia công không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ Form A dù cho các doanh nghiệp đã cam kết cấp C/O Form A cho người nhập khẩu. + Tăng cường quan hệ với Chính phủ các nước cho hưởng ưu đãi để kịp thời nắm bắt được các thay đổi trong chế độ GSP của các nước này. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý C/O cần ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan cấp C/O và hỗ trợ họ trong việc tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn xuất xứ. + Hiện tại, C/O Form D và Form A cho giầy dép do Bộ thương mại cấp. Nhiệm vụ này nên chuyển cho VCCI thực hiện để thích hợp với chương trình cải cách hành chính hiện nay của Chính phủ. Hơn nữa, hoạt động cấp C/O là một hoạt động mang tính chất dịch vụ, không nên để cho Bộ thương mại là cơ quan quản lý Nhà Nước trực Chứng nhận xuất xứ Trang 59 tiếp thực hiện vì không đảm bảo tính khách quan. Giao nhiệm vụ này cho VCCI sẽ đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc; đồng thời tạo điều kiện cho VCCI nắm đầy đủ hơn tình hình xin cấp C/O của doanh nghiệp, có điều kiện làm tốt hơn công tác tư vấn, xúc tiến thương mại. + Hiện nay C/O Form A cùng được Bộ thương mại và VCCI cấp nên sự chồng chéo và thiếu sót là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc thành lập Ban quản lý GSP là rất quan trọng. Bên cạnh đó việc được hưởng ưu đãi GSP vẫn rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế nước nhà và cần phải sử dụng hiệu quả các ưu đãi này. Vấn đề thành lập Ban quản lý GSP trước đây đã được Bộ thương mại đưa ra trong văn bản gửi Tổng cục Hải quan và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam số 2340 TM/AM ngày 02/08/2995 "V/v thành lập Ban quản lý GSP của Việt Nam" được VCCI nhất trí và đã có dự thảo về chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý này nhưng suốt từ đó việc thành lập vẫn chưa được xúc tiến. Do đó, Bộ thương mại nên tiếp tục nguyên cứu, xem xét vấn đề này. VIII. Tài liệu tham khảo Sách Quản Trị Xuất Nhập Khẩu - GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Tổng hợp TPHCM Sách Quan hệ Kinh tế Quốc Tế - GS.TS Võ Thanh Thu – NXB Lao động Xã hội ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc roducts hoa/45/4959906.epi chung-nhan-xuat-xu.htm xuat-xu-long-leo.html hoa/45/4959906.epi chong-thuan-loi-cho-doanh-nghiep/45/7898880.epi mID=12 aspx?ItemID=6 ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc 2012122109504832ca33.chn Chứng nhận xuất xứ Trang 60 v%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-h%C3%A0ng- ho%C3%A1-c%E1%BB%A7a-Hoa-K%E1%BB%B3/1539/14697 %C4%91%E1%BB%8Bnh-v%E1%BB%81-gi%E1%BA%A5y- ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9- h%C3%A0ng-ho%C3%A1/1537/14673 %20dan/co%20quan%20cap%20co.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcnxx_8488.pdf
Luận văn liên quan