CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG
1. Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường
1.1. Khái niệm môi trường và thực trạng môi trường hiện nay
Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật
2. Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường
2.1. Định nghĩa luật MT
2.2. Đối tượng điều chỉnh của luật MT
2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật MT
3. Nguyên tắc của LMT
3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành
3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững
3.3. Nguyên tắc phòng ngừa
2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật MT
3. Nguyên tắc của LMT
3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành
3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững
3.3. Nguyên tắc phòng ngừa
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 1: PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1. Tiêu chuẩn và Quy chuẩn MT.
1.2. Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn MT ( từ Điều 10 đến điều 25 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
2. Quan trắc về MT (Từ Điều 94 đến Điều 97 của LBVMT).
2.1. Hệ thống quan trắc
2.2. Chương trình quan trắc các chương trình quan trắc
2.3. Trách nhiệm quan trắc
3. Báo cáo hiện trạng MT cấp tỉnh (Điều 99 của Luật BVMT).
4. Báo cáo tình hình tác động MT của ngành, lĩnh
4.1. Khái niệm
5. Báo cáo MT quốc gia (Điều 101 của Luật BVMT).
6. Đánh giá MT chiến lược
7. Đánh giá tác động MT
8. Cam kết BVMT
9. Công khai thông tin dữ liệu về MT, thực hiện dân chủ ở cơ sở về MT.
BÀI 2
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI; PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG; KHẮC PHỤC
Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
1. Quản lý chất thải
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài viết chi tiết phân tích về luật môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu để thiệt hại xảy ra với những người đã được hưởng khoản hỗ trợ đó.
Nguyên tắc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm khôi phục tình trạng môi trường bị thiệt hại (bị suy thoái, ô nhiễm)
Khi môi trường bị tổn hại không chỉ làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tranh chấp mà nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến lợi ích của cả cộng đồng. Môi trường bị suy thoái, bị ô nhiễm mà càng chậm được khắc phục thì càng để lại thiệt hại lớn và lâu dài. Chính vì thế, nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở đề cao mục đích bảo vệ môi trường và quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng. Điều đó có nghĩa là, khi một hành vi vừa gây thiệt hại cho môi trường vừa gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì các giải pháp khắc phục tình trạng môi trường sẽ được ưu tiên áp dụng trước khi xem xét đến thiệt hại của cá nhân, tổ chức.
Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
Đối với tranh chấp phát sinh từ những quyết định hành chính, hành vi hành chính sẽ được giải quyết thông qua thủ tục tố tụng hành chính.
Bản chất của TCMT thuộc nhóm này là các tranh chấp hành chính – tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước, với công chức hành chính nhà nước phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường ra các quyết định hành chính liên quan đến những nội dung sau:
Quyết định cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng cho các công trình có những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường
Quyết định cho phép nhập khẩu các loại hàng hoá có khả năng gây ô nhiễm môi trường như máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, các loại hoá chất độc hại
Quyết định cho phép xuất khẩu những hàng hoá là các thành phần môi trường như xuất khẩu lâm sản, thủy sản…
Quyết định xây dựng và quàn lý các công trình liên quan đến môi trường như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hệ htống xử lý chất thải, hệ thống quan trắc môi trường
Quyết định áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường
Quyết định các khoản đóng góp nghĩa vụ tài chính liên quan đến môi trường như các khoản lệ phí, phí, thuế…
Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM ( làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng dự án)
Quyết định cấp, gia hạn hạn, thu hồi giấy phép đạt tiêu chuẩn môi trường
Quyết định thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật môi trường hoặc bồi thường thiệt hại về môi trường
Tranh chấp nảy sinh từ việc khiếu nại đối với nhân viên quản lý hành chính nhà nước mà nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan nào thì thủ trưởng của cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Ngay cả trong những trườnghợp cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án xét xử thì trước khi khởi kiện họ phải khiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà họ cho là trái pháp luật. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, của người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền
Tòa án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính có liên quan đến môi trường như sau:
khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giâý phép về xây dựng cơ bản về sản xuất kinh doanh các mặt hàng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí bảo vệ môi trường, lệ phí cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, lệ phí thẩm định báo cáo ĐTM
Đối với về quyền sử dụng, sở hữu các yếu tố MT, tranh chấp về BTTH do ô nhiễm MT gây ra sẽ giải quyết theo quy định của Luật tố tụng dân sự và các quy định khác có liên quan.
Giải quyết các yêu cầu đòi chấm dứt hành vi gây ô nhiễm
TCMT vẫn xảy ra cả khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra, đó là khi một trong các bên cho rằng hành vi của bên kia có khả năng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của mình. Trong trường hợp này người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức phát giác, kiến nghị, yêu cầu, phản ánh về các hành vi có biểu hiện vi phạm pháp luật môi trường, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh hoặc môi trường sống của họ.
Trong lĩnh vực môi trường, thì UBND các cấp và cơ quan quả lý nhà nước về môi trường sẽ có trách nhiệm giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo
Giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra
Thiệt hại phát sinh từ môi trường bị ô nhiễm được xem là thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra có thể là các thiệt hại trực tiếp hoặc thiệt hại gián tiếp.
Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì khách thể bị xâm hại bao giờ cũng có sự trong lành của hệ sinh thái (ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản,… không thể thỏa thuận trong hợp đồng). Vì thế, dạng bồi thường thiệt hại này cũng bao gồm các dấu hiệu: có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, có yếu tố lỗi của chủ thể gây thiệt hại. Dạng tranh chấp này sẽ áp dụng các quy định pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết.
Vấn đề áp dụng luật quốc tế trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp MT ở Việt Nam: Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
CHƯƠNG 3
LUẬT QUỐC TẾ VỀ MT
(05 tiết giảng và 3 tiết thảo luận)
1. Khái niệm.
1.1. Định nghĩa
Luật QT về MT gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra cho MT của mỗi quốc gia và những yếu tố MT nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia.
* Đặc điểm:
- Chủ thể của Luật Quốc tế về môi trường: chính là quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế (các tổ chức liên chính phủ), xem môi trường như lĩnh vực của công pháp quốc tế
Ví dụ: doanh nghiệp của Việt Nam thải chất độc hại ra biển gây ảnh hưởng đến quốc tế => Việt Nam là chủ thể gây thiệt hại về môi trường chứ không phải là doanh nghiệp gây ô nhiễm (vì đã để doanh nghiệp xả thải).
- Khách thể của Luật Quốc tế về môi trường (đối tượng bảo vệ của Luật Quốc tế về môi trường):
+ Luật Quốc tế về MT bảo vệ những yếu tố về môi trường thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long được bảo vệ bởi các quy định pháp luật quốc tế: Công ước Quốc tế về Di sản; động vật quý hiếm không những được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam mà còn được quy định bởi những quy định pháp luật quốc tế (CITES).
+ Luật Quốc tế về môi trường bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia .
Ví dụ: biển cả, khoảng không vũ trụ, ...
1.2 .Quá trình phát triển
Trước 1972, vấn đề môi trường chưa được quan tâm nhiều, không có nhiều điều ước quốc tế.
Từ 1972 đến nay, nhận thấy được tính thống nhất của môi trường ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, do đó nhiều điều ước quốc tế được ký kết.
1.3. Nguồn của luật QT về MT: chia làm 3 loại
Tập quán quốc tế, không thật sự phổ biến
Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.
Điều ước quốc tế, hiện nay chủ yếu sừ dụng nguồn này, những điều ước song phương hoặc đa phương.
2. Trách nhiệm và nghĩa vụ quốc gia theo luật quốc tế về môi trường.
2.1. Nghĩa vụ
Nghĩa vụ không gây hại: được hiểu là quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong phạm vi chủ quyền, nếu những hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của môi trường hay lợi ich môi trường của quốc gia khác. Nghĩa vụ không gây hại còn có một ý nghĩa nữa là nếu không là thành viên công ước quốc tế nào thì không phát sinh nghĩa vụ đối với công ước đó.
Ví dụ: sông Mekong chảy qua địa phận nhiều quốc gia khác nhau, Campuchia là thành viên của Điều ước quốc tế về sông Mekong, muốn ngăn chặn dòng sông này (mặc dù nằm trên lãnh thổ CPC) nhưng vì ảnh hưởng quốc gia khác nên không được phép làm. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể xây đập thủy điện trên sông Mekong, nhưng TQ không vi phạm vì không là thành viên của Điều ước quốc tế về sông Mekong.
Lưu ý nghĩa vụ không gây hại phải được ghi nhận trong Điều ước quốc tế và sau đó mới được yêu cầu không gây hại.
Nghĩa vụ hợp tác: hợp tác để thực hiện những Điều ước quốc tế hoặc hợp tác trong việc trao đổi thông tin (thông tin và đánh giá tác động, thông tin về ảnh hưởng môi trường).
Ví dụ: Pháp muốn xây dựng nhà máy hạt nhân thì khi đánh giá tác động MT và dự báo những khả năng có thể xảy ra và phải cung cấp thông tin cho phía Bỉ biết, ngược lại Bỉ cũng thông tin về rò rĩ phóng xạ nếu phát hiện được.
Nghĩa vụ thông tin.
2.2. Trách nhiệm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mà luật quốc tế không cấm gây ra. Trách nhiệm này không quan tâm có hay không có hành vi, là thành viên hay không, mà dựa vào kết quả xảy ra cho môi trường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra.
3. Nội dung.
3.1. Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển
Luật quốc tế về chống ô nhiễm không khí xuyên biên giới.
Châu Âu và Bắc Mỹ ký kết Công ước Geneve về kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa năm 1979, tuy nhiên Công ước có hai điểm hạn chế, đó là:
Công ước không đưa ra lộ trình cụ thể, nên khó thực hiện trong thực tế.
Công ước chỉ tác động đến các quốc gia châu Âu => không có phạm vi rộng đến quốc tế.
Luật quốc tế về bảo vệ tầng ozon.
Khái niệm về tầng ozon và các chất làm suy giảm tầng ozon
Khái niệm tầng ozon
Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.
Khí ozon (O3) ở tầng đối lưu thì rất độc hại cho con người. Ngược lại, khí ozon ở tầng bình lưu, độ cao từ 12 đến 50 km, khí quyển chứa ozon hình thành một tầng bảo vệ xung quanh trái đất, thì rất có lợi, vì vậy con người giữ gìn nó như một yếu tố bảo vệ môi trường.
Tầm quan trọng của tầng ozon
Tầng ozon bảo vệ trái đất khỏi các ảnh hưởng có hại của các tia bức xạ mặt trời, giữ vai trò quan trọng đối với khí hậu và sinh thái.
Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần.
Suy thoái tầng ozon góp phần làm tăng nhiệt độ của trái đất, thay đổi chế độ khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó, sự suy thoái tầng ozon cũng tác động lên hệ sinh thái làm giảm sản lượng sinh học của chúng, làm tăng phóng xạ cực tím trên mặt đất, suy thoái chất lượng không khí, gây ung thư da, bệnh về mắt, ảnh hưởng xấu tới miễn dịch.
Thực trạng tầng ozon
Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.
Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra.
Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon.
Tầng ozon đã bị suy yếu trong vòng 50 năm qua, rõ rệt nhất là các đô thị lớn. Tầng ozon ở khu vực cực cận cực Bắc (Bắc Mỹ, Canada, châu Âu, Liên Xô cũ) đã bị mỏng tới 40% khiến cho mùa xuân đến sớm, mùa đông đến muộn. Ở Nam cực, tầng ozon giảm 50% tạo nên các lỗ hổng rộng hơn 20 triệu km2. Các vấn đề môi trường toàn cầu, Tạp chí Môi trường & Sức khỏe, số 2-2008, tr.16,17.
Nguyên nhân suy giảm tầng ozon
Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lạnh, phân bón hóa học, máy bay, sử dụng các nhiên liệu hóa thạch đã thải vào khí quyển các chất như CFC, CH4, N2O, NO có khả năng hóa hợp với ozon; ngoài ra còn do các nguồn khí tự nhiên khác từ núi lửa, sấm chớp.
Chất gây suy giảm ozon là chất CFC (freons), ODS (ozon destroy subtain) gồm những hợp chất có chứa clorin và những hợp chất thuộc nhóm Bromin (trong hóa chất trừ sâu và tẩy rửa)
Các chất ODS và cơ chế phá hủy tầng ozon của chúng: Các chất ODS là các chất thuộc nhóm chloruo (CFC) và nhóm bromide (chất tẩy rửa).
Xác định hướng tác động để bảo vệ tầng ozon: loại trừ nguyên nhân bằng cách ngưng phát thải những chất ODS vào bầu khí quyển.
Ngày 22/3/1985, các quốc gia đã cùng nhau ký kết một văn bản thỏa thuận về trách nhiệm của các nước trong việc giảm phát thải các chất có hại đến sự bình ổn của tầng ozon, đó là Công ước Vienna.
Nội dung của luật quốc tế về bảo vệ tầng ozon (Công ước VIENNA 1985 và Nghị định thư MONTREAL 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozon).
Khái niệm:
Xác định nghĩa vụ của quốc gia là cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS. Thực hiện nghĩa vụ này phải tính đến lộ trình vì không phải một thời gian ngắn có thể loại bỏ ngay được các chất ODS, nên cắt giảm từ từ rồi đi đến loại bỏ hoàn toàn.
Ví dụ: Theo Nghị định thư Montreal, QG A
+ Năm 1990, quốc gia (QG) A sản xuất và tiêu thụ 900 tấn CFC, trong đó sản xuất là 700 tấn, nhập 200 tấn.
+ Năm 1993, QG A phải cắt giảm 50% (450 tấn).
+ Năm 1996, QG A phải loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ CFC.
Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS
Hệ số phá hủy tầng Ozone: căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ozon của từng chất ODS, nghĩa là những chất nào có mức độ nguy hiểm hơn – có hệ số phá hủy tầng ozon cắt giảm trước. Hệ số phá hủy tầng ozon tỷ lệ thuận với mức độ nguy hiểm của các chất phá hủy tầng ozon.
Tuy nhiên, không phải chất nào nguy hiểm là cắt giảm và loại bỏ ngay mà phải tiếp tục xem xét căn cứ thứ 2, đó là nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất.
Nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất vì những chất nếu nhu cầu sử dụng nhiều nhưng chưa tìm được chất thay thế thì sẽ cắt giảm sau.
Ví dụ: CFC có hệ số phá hủy = 1, hệ số nhỏ nhưng do có chất thay thế nên cắt giảm trước.
à hai căn cứ trên nhằm cá biệt hóa chất gây nguy hiểm.
Trình độ phát triển và mức tiêu thụ của các quốc gia thành viên à cá biệt hóa thời hạn cắt giảm và loại bỏ các chất gây nguy hiểm đối với tầng ozon.
+ Nhóm quốc gia phát triển
+ Nhóm quốc gia đang và chậm phát triển được trì hoãn 10 năm việc chậm thực hiện công ước Vienna (hết năm 2006).
Cơ chế bảo đảm thực hiện
Về mặt tài chính: thế giới có “Quỹ đa phương” (do các nước phát triển đóng góp) và khuyến khích giúp đỡ song phương để cắt giảm và loại bỏ chất ODS, cung cấp cho các nước đang phát triển sự trợ giúp về mặt kỹ thuật và tài chính.
Về mặt công nghệ: tìm ra những chất thay thế (đối với những nước phát triển) và chuyển giao cho những nước đang phát triển và chậm phát triển (không phải trả tiền).
Thông tin cho sv: Tháng 1/1994 Việt Nam chính thức tham gia công ước Vienna - Nghị định thư Montreal và một năm sau (1995) Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình Quốc gia Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ôzôn - CTQG". Là một nước có lượng tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS) thấp, dưới 0,004kg/người/năm, Việt Nam được hưởng ưu đãi về hạn định loại trừ, được nhận sự hỗ trợ không hoàn lại về tài chính và công nghệ từ Quỹ đa phương về ôzôn (trên 7triệu USD). Đây chính là những thuận lợi lớn cho Việt Nam có thể làm tốt hơn những gì đã cam kết với quốc tế.
Trước hết, Việt Nam xác định rõ, các giải pháp về đầu tư và chuyển giao công nghệ cho những đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng các chất ODS là tối quan trọng, quyết định đến sự thành công của CTQG mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Trong thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn holon và gần 400 tấn methyl bromide (những chất phá huỷ tầng ôzôn), trong đó lĩnh vực son khí (mỹ phẩm) chiếm tới 48,8%, làm lạnh 28,96%, điều hoà không khí 14,45%... Tuy nhiên, với những dự án khả thi đã thực hiện trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành công lớn. Trên 200 tấn CFC 12 (chiếm gần 1/2 tổng số CFC được sử dụng trong cả nước) đã được loại trừ và đến thời điểm này, không còn DN nào tại Việt Nam sử dụng CFC trong sản xuất mỹ phẩm. Trong lĩnh vực làm lạnh và điều hoà không khí, CTQG cũng đã đạt được những kết quả khả quan khi hàng năm giảm được trung bình 3,6 tấn CFC 11 trong ngành dệt may, 5,8 tấn CFC 12 trong sử dụng điều hoà không khí ô tô và 40 tấn CFC trong các thiết bị làm lạnh thương mại và gia dụng. Trong lĩnh vực chế biến nông - lâm sản XK, CTQG đã có dự án "Thay thế methyl bromide cho khử trùng xông hơi gạo đóng bao, ngũ cốc - hàng rời tại kho silô và gỗ tại các kho bằng cách trùm bạt" đã được thực hiện nhằm tìm ra các giải pháp và công nghệ phù hợp thay thế cho các chất nguy hại đến tầng ôzôn này.
Song hành đó, các biện pháp mang tính pháp quy cũng được Việt Nam chú trọng thực hiện. Nhiều văn bản của các Bộ, ngành liên quan đã được ban hành để kiểm soát nhập khẩu và sử dụng ODS ở nước ta, như: Cấm các trang thiết bị dập cháy sử dụng halon từ 1995; cấm tái nạp holon cho các bình dập cháy cầm tay; quy định các loại hình lắp ráp tủ lạnh gia đình không cho phép sử dụng môi chất lạnh trái với công ước quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn... Bên cạnh đó, các khoá huấn luyện đào tạo cho cán bộ hải quan, công tác tuyên truyền bảo vệ tầng ôzôn cũng được CTQG thực hiện rất thành công liên tiếp nhiều năm! Đức Cường, Mười năm Việt Nam thực hiện Nghị định thư Montreal: Vì một thế giới xanh, Nông nghiệp Việt Nam, số 189, ngày 22/9/2005, tr.13.
Trong những thập niên gần đây, theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tầng ozone đã suy giảm mạnh với lỗ thủng đầu tiên được phát hiện vào năm 1986 và đến năm 2003 đã lên tới 11,2 triệu dặm vuông.
Với nỗ lực không mệt mỏi từ phía các bên tham gia Nghị định thư, lỗ thủng của tầng ozone đã giảm 0,3% mỗi năm và trong một vài năm qua, đã đạt được những sự biến đổi lớn không ngờ.
Theo quy định của hiệp ước, việc tiêu thụ các chất gây hại của các quốc gia đang phát triển sẽ phải bị hạn chế và cho tới năm 2040 sẽ chỉ được duy trì ở mức của năm 2015. Cũng trong năm 2040 này, chất CFC sẽ phải được loại bỏ hoàn toàn trong bầu khí quyển. Trước đó 10 năm, vào năm 2030, các nước công nghiệp cũng sẽ phải đạt được mục tiêu này.
Từ ngày 15-10-2006, nước Pháp đã quy định khi người dân mua một tủ lạnh mới thì nhà sản xuất của sản phẩm cũ hay các đơn vị thu nhận phải lấy lại chiêc tủ lạnh cũ để hạn chế lượng khí CFC độc hại thải ra môi trường.
Luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổi
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Xu hướng khí hậu biến đổi và hậu quả của nó.
Biểu hiện của xu hướng khí hậu biến đổi và dự báo diễn biến của xu hướng này trong tương lai
Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ nước và mực nước, làm thay đổi lớn tới thời tiết chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, El Nino), tới lưu lượng, đặc biệt là tầng suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn, bên cạnh đó, còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản lượng sinh học và số lượng các động thực vật trong hệ sinh thái nước ngọt, làm tăng bệnh tật, nhất là các bệnh vào mùa hè.
Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.
Các nhà khoa học khác dự báo năm 2100 sẽ là năm nóng nhất trong 10.000 năm qua. Mực nước biển sẽ tăng khoảng 70-100 cm/100 năm, sẽ dẫn đến việc mất đất của hàng triệu người dân sống ở vùng đất thấp, quan trọng hơn nữa là có thể mất đi cả một nền văn hóa.
Hậu quả của xu hướng khí hậu biến đổi
Độ trơ của hệ thống khí hậu tức là sự thay đổi của khí hậu xảy ra từ từ và khi thay đổi khó đạt lại trạng thái ban đầu. Do đó, thậm chí khi nồng độ các chất gây ra hiệu ứng nhà kính đã được ổn định thỉ sự ấm lên của trái đất vẫn tiếp tục xảy ra trong vài thập kỷ và mực nước vẫn tiếp tục tăng lên trong hàng thế kỷ sau.
Nguyên nhân của xu hướng khí hậu biến đổi.
Khái niệm về hiệu ứng nhà kính
Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
Các chất khí nhà kính
Là những chất gây nên hiệu ứng nhà kính và làm cho trái đất nóng lên như CO2, CH4, N2O, hơi nước, … (những chất từ 3 nguyên tử kết hợp với nhau trở lên). Chất CFC: Chlorofluorocarbons gây hiện tượng nhà kính và là ODS nhưng không được cắt giảm trong Nghị định thư Kyoto vì đã được quy định việc cắt giảm trong Nghị định thư Montreal.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác, cụ thể là do phá rừng, hoạt động công, nông, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt làm tăng nồng độ các loại khí CO2, N2O, NO, CH4, H2S, bụi và hơi nước.
Hướng tác động để chống lại xu hướng khí hậu biến đổi
Tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính của trái đất:
Bảo vệ những cánh rừng, thay đổi phương thức sản xuất để CH4 phát tán ít đi.
Cắt giảm lượng khí nhà kính phát thải vào bầu khí quyển: Cắt giảm không đơn giản vì cắt giảm CO2 phải cắt giảm dầu hỏa, than đá, …. Những tập đoàn sản xuất máy bay, xe hơi phản đối rất dữ dội.
Thông tin cho sv:
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania đã tìm ra một cách mới để chuyển CO2 và nước thành khí metal hoặc một dạng nguyên liệu khác nhờ chất liệu nanotubes làm trung gian, hiệu quả hơn những phương pháp khác đến 20 lần. (Cách phổ biến hiện nay là sử dụng titanium dioxide – viết tắt là titanica).
Theo ước tính cứ mỗi 12 ngày toàn thế giới dùng hết 1 tỷ thùng dầu và thải vào bầu khí quyển một lượng CO2 vô cùng lớnà tái sử dụng loại khí này thành một nguồn năng lượng, tránh ô nhiễm cho trái đất.
Mỗi hạt nanotube có đường kính 115 nanomet, xếp thành dãy có kích cỡ 2 cm2 à bồn chứa nước à bơm CO2 qua, dưới năng lượng mặt trời, thu được khí metal. Theo Thanh niên, Chuyển CO2 thành năng lượng, số 52 (4809) ngày 21/2/2009, tr. 10.
Quá trình phát triển của luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổi
Những cảnh báo về khoa học
Nghị quyết 45/53 của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1988
Hội nghị LAHAYE 1989
Hội nghị La Haye đã được tổ chức nhằm mục đích thông qua lần cuối Nghị định thư Kyoto, mở đường cho việc phê chuẩn và có hiệu lực trong năm 2002. Tuy nhiên, cuộc gặp đã thất bại nặng nề.
Công ước khung về khí hậu biến đổi 1992
Tháng 6/1992, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển họp tại Rio De Janeiro, Brazin đã ký Công ước Khung về Biến đổi khí hậu. Công ước này “là cam kết của các quốc gia nhằm vạch ra khuôn khổ cho các hoạt động kiểm soát và cắt giảm phát thải khí nhà kính nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để ngăn chặn các tác động nguy hiểm của nó tới hệ thống khí hậu”. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.
Công ước nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển phải đi đầu trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng tiêu cực của nó có tính đến đặc thù và hoàn cảnh của các nước đang phát triển.
Công ước quy định vấn đề nguyên tắc, không quy định nghĩa vụ và lộ trình để thực hiện. Vì vậy, hiện tượng hiệu ứng nhà kính không giảm, mà còn gia tăng 1,5 lần.
Nghị định thư KYOTO 1997 về cắt giảm khí nhà kính
Nghị định thư Kyoto là thỏa thuận quốc tế liên quan tới Công ước khung của Liên Hợp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 11/12/1997 và có hiệu lực từ ngày 16/2/2005, đến nay có gần 200 quốc gia đã phê chuẩn.
Nội dung chính là thiết lập mức giảm khí nhà kính bắt buộc đối với 37 nước công nghiệp và cộng đồng chung Châu Âu. Mức giảm bắt buộc này là trung bình 5% của mức phát thải năm 1990 trong giai đoạn từ 2008 đến 2012.
Khác biệt cơ bản giữa Nghị định thư và Công ước là trong khi giảm phát thải khí nhà kính đối với các nước công nghiệp là sự khuyến khích trong Công ước, thì trong Nghị định thư đó là điều bắt buộc.
Nhận thấy các nước phát triển là nhóm nước có mức thải khí nhà kính chủ yếu vào khí quyển sau hơn 150 năm sản xuất công nghiệp, Nghị định thư đặt ra nhiều trách nhiệm hơn lên các nước phát triển theo tiêu chí “trách nhiệm chung nhưng mức độ khác nhau”.
Các nguyên tắc thực hiện Nghị định thư được thông qua tại Hội nghị các bên COP 7 tại Marrakesh năm 2001 và được gọi là “Hiệp ước Marrakesh”.
Theo Hiệp ước, các quốc gia phải đạt được mục tiêu của mình trước tiên là ở phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, Nghị định thư cũng đưa ra những phương thức nhằm hỗ trợ các nước này trong việc thực hiện mục tiêu bắt buộc thông qua 3 cơ chế thị trường. Ba cơ chế đó là:
Thương mại phát thải – “thị trường cacbon”
Cơ chế phát triển sạch (CDM)
Triển khai đồng thực hiện (JI)
Các cơ chế này khuyến khích đầu tư xanh và giúp các nước tham gia thực hiện được trách nhiệm của mình với chi phí hiệu quả nhất.
Việc Mỹ rút khỏi Nghị định thư KYOTO và vấn đề tiếp tực thực hiện Nghị định thư KYOTO mà không có sự tham gia của Mỹ
Tháng 7/2001, các quốc gia tổ chức Hội nghị tại Bonn, Đức bàn về việc tiếp tục thực hiện Nghị định thư mà không có sự tham gia của Mỹ và đã có 2 sự nhượng bộ:
Kéo dài thời hạn cắt giảm khí nhà kính đối với các quốc gia của Công ước khung đã phê chuẩn Nghị định thư.
Cho phép các quốc gia công nghiệp được dùng lượng khí nhà kính mà các cánh rừng tự nhiên của mình hấp thụ để trừ vào chỉ tiêu cắt giảm. Đối với quốc gia phát triển phải sử dụng rừng trồng sau năm 1990.
Vấn đề cắt giảm khí nhà kính sau năm 2012
Tháng 11/2006, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu chính thức khai mạc tại Nairobi, Kenya để thảo luận về tương lai sau Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực năm 2012.
Hội nghị tiếp tục bàn bạc 2 vấn đề lớn: mức cắt giảm khí nhà kính sau năm 2012 sẽ là bao nhiêu và liệu các nước đang phát triển lớn như Trung Quốc và Ấn Độ có buộc phải cắt giảm hay không.
Tiến trình thảo luận về các hành động toàn cầu chống thay đổi khí hậu sau năm 2012 bắt đầu từ tháng 5/2006. Liên minh châu Âu và Nhật Bản muốn các mục tiêu trung hạn chặt chẽ. Anh vừa đề xuất EU chấp nhận một mục tiêu trung hạn giảm 30% lượng khí thải nhà kính tới năm 2020. Tuy nhiên, Mỹ và Australia, vẫn phản đối kịch liệt mọi cuộc đàm phán về mục tiêu.
Tổ chức khí tượng thế giới cho biết lượng khí CO2 đã tăng 0,5% trong năm 2005 và sẽ không bắt đầu giảm trừ khi có một cam kết mạnh mẽ hơn Nghị định thư Kyoto.
Điều chỉnh Cơ chế phát triển sạch (CDM) - một trong hai kế hoạch của Nghị định thư Kyoto - để các nước châu Phi có thể tiếp cận nhiều hơn với CDM. Một chương trình 5 năm cũng sẽ được soạn thảo để giúp các nước nghèo thích ứng với sự thay đổi khí hậu thông qua một quỹ. Kinh phí của quỹ này sẽ được lấy từ tiền thu được của CDM.
Tháng 12/2009, tại Copenhagen, Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về BĐKH được tổ chức.
Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen về biến đổi khí hậu được xem là đỉnh cao trong suốt hai năm đàm phán đầy khó khăn để tìm ra một hướng đi chung, một hiệp ước về khí hậu toàn cầu trước khi hiệu lực của Nghị định thư Kyoto kết thúc.
Nhưng những kỳ vọng cho hội nghị Copenhagen đã không thực hiện được, chủ yếu là do các nước phát triển và các nước đang phát triển không đồng ý về việc ai sẽ chịu phần lớn trách nhiệm cho việc cắt giảm khí thải cacbon.
Nội dung của luật quốc tế vế khí hậu biến đổi (Công ước khung 1992 về khí hậu biến đổi và Nghị định thư KYOTO về cắt giảm khí nhà kính).
Các loại khí nhà kính phải cắt giảm và vấn đề quy đổi chúng (Phụ lục A của NĐT KYOTO)
Những quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí Carbon dioxide (CO2) và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác là Methane (CH4 ), Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbons (HFCs), Perfluorocarbons (PFCs), Sulphur hexafluoride (SF6).
Hạn ngạch phát thải khí nhà kính của các quốc gia công nghiệp (Phụ lục B của NĐT KYOTO)
Xác định được chỉ tiêu và thời hạn cắt giảm khí nhà kính cho các quốc gia công nghiệp, cụ thể từ 2008 đến 2012, các quốc gia công nghiệp (Phụ lục B của NĐT KYOTO) sẽ phải cắt giảm 50% tổng lượng khí nhà kính phát thải so với mức phát thải năm 1990.
Các quốc gia được chia làm hai nhóm:
Nhóm các nước phát triển-còn gọi là Annex I (vốn sẽ phải tuân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính ) và buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải;
Nhóm các nước đang phát triển-hay nhóm các nước Non-Annex I (không chịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như Annex I nhưng có thể tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch (The Clean Development Mechanism-CDM)).
Thông tin cho sv: Mỹ chỉ chiếm 4% dân số mà phát thải 24% khí nhà kính trên quy mô toàn cầu, đối với các quốc gia tham gia Nghị định thư Kyoto, Mỹ phát thải 36% khí nhà kính.
Phương thức thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính
Sử dụng khí nhà kính do rừng và việc thay đổi phương thức sử dụng đất hấp thu được cộng vào chỉ tiêu phát thải
Cắt giảm thực tế: là việc các quốc gia thực hiện những biện pháp cần thiết để giảm bớt một cách thực tế lượng khí nhà kính mà mình phát thải vào bầu khí quyển (6 loại chất phải cắt giảm; CO2 hệ số 1, CH4 hệ số 0,6, … tất cả được đưa về CO2 quy đổi) để cắt giảm lượng khí thải ở một quốc gia có thể di chuyển sang quốc gia khác thải (Nghị định thư cho phép việc này) hoặc đấu thầu, ví dụ như một doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra một số tiền để mua quyền thải CO2 quy đổi.
Mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính: do Mỹ đưa ra nhưng các quốc gia khác phản đối quyết liệt vì chỉ là sự dịch chuyển sự phát thải và không giảm trên quy mô toàn cầu nhưng Mỹ lại nói có sự dịch chuyển về kinh tế, tận dụng chỉ tiêu những quốc gia thừa chỉ tiêu.
Cơ chế phát triển sạch (The Clean Development Mechanism – CDM) và sự tham gia của các quốc gia đang phát triển: chỉ áp dụng cho các quốc gia đang phát triển.
* Cơ chế kiểm tra, gíám sát việc cắt giảm khí nhà kính
Điều kiện có hiệu lực của Nghị định thư Kyoto
Hiệp định Kyoto có hiệu lực khi có ít nhất 55 quốc gia của công ước khung phê chuẩn trong đó các bên thuộc phụ lục B đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto phải có lượng khí phát thải bằng ít nhất 55% tổng lượng khí phát thải của các quốc gia này (Phụ lục B).
Như vậy, Nghị định thư Kyoto có hiệu lực khi đạt được điều kiện cần là có ít nhất 55 bên, điều kiện đủ là số lượng khí thải ít nhất bằng 55% lượng khí thải quốc gia thuộc phụ lục B.
Ví dụ 1: có 100 quốc gia thuộc phụ lục B (trừ Mỹ) của Công ước khung phê chuẩn Nghị định thư, biết rằng Mỹ phát thải 36% khí nhà kính.
Xét điều kiện cần: có 100 bên > 55 bên của Công ước khungà đạt
Xét điều kiện đủ: 100% - 36% = 64% > 55% àđạt
Ví dụ 2: có 53 quốc gia phê chuẩn, lượng khí phát thải bằng 60% tổng lượng khí thải của các quốc gia nàyà điều kiện cần: số lượng quốc gia tham gia là 5355%. Do đó, Nghị định thư không có hiệu lực.
Ví dụ 3: Mỹ phát thải 36%, Nga phát thải 17%, như vậy [100% - (36% + 17%)] = 47%, không đạt về điều kiện đủ à Nghị định thư không có hiệu lực.
3.2. Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
Biển chiếm 71% bề mặt của trái đất, được bao phủ bởi nước và 90% sinh quyển là đại dương. Cùng với sự phát triển hướng ra biển của nhân loại, biển đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng của nạn ô nhiễm.
Nguồn ô nhiễm môi trường biển mà con người nhận thức sớm nhất là ô nhiễm từ tàu. Ngay sau chiến tranh TG lấn thứ 1, Mỹ, Hội quốc liên đã bắt đầu có những hoạt động nhằm tìm kiếm một thỏa thuận quốc tế về đấu tranh chống ô nhiễm dầu.
Năm 1921, Hội nghị quốc tế về chống ô nhiễm biển diễn ra tại London (Anh) và có mặt của các nghiệp đoàn dầu lửa, các chủ tàu và các địa phương có cảng. Ô nhiễm biển do đổ, thải dầu và các vụ tràn dầu từ các hoạt động giao thông và khai thác biển.
Ngoài ô nhiễm biển do dầu, con người cũng quan tâm đến ô nhiễm biển do nhận chìm các chất thải, đặc biệt là các chất phóng xa hoặc các chất độc hại.
Luật quốc tế về chống ô nhiễm biển
Kiểm soát ô nhiễm từ đất liền.
Kiểm soát ô nhiễm biển từ không khí
Kiểm soát ô nhiễm biển từ tàu thuyền
Kiểm soát ô nhiễm biển từ sự nhận chìm
Kiểm soát ô nhiễm biển từ những hoạt động có liên quan đến đáy biển
Luật quốc tế về bảo vệ tài nguyên biển
Tài nguyên sinh học
Tài nguyên phi sinh học
Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước quốc tế để bảo vệ môi trường biển, cụ thể như:
Công ước Marpol về ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu gây ra (tham gia ngày 29/8/1991),
Công ước quốc tế về an toàn tính mạng trên biển SOLAR 1974 (tham gia này 18/3/1991);
Công ước Luật Biển 1982 (tham gia này 16/11/1994);
Công ước về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên biển COLREG 1972 (tham gia ngày 18/12/1990);
Công ước về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho thuyền viên 1978/1995 (tham gia ngày 18/3/1991).
Trong đó có hai nội dung cơ bản được đề cập xuyên suốt để kiểm soát môi trường biển là:
Việc hạn chế các chất thải gây ô nhiễm;
Việc hạn chế ô nhiễm biển do dầu.
Việt Nam nằm cạnh tuyến đường hàng hải quan trọng trên biển Thái Bình Dương, nơi có mật độ tàu thuyền qua lại lớn nên khả năng ô nhiễm biển do dầu mà lượng tàu thuyền này đi qua cũng rất lớn.
Số lượng dầu chuyên chở qua biển Đông hàng năm khoảng 2,1 tý tấn vào bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 51 tàu chở dầu cở lớn hoạt động trong khu vực. Nếu tính lượng rò rỉ thấp nhất là 1% thì hàng năm lượng dầu trong khu vực cũng lên tới 2 triệu tấn.
Thông tin về Sáng chế khắc phục sự cố tràn dầu hoặc vớt các vật nổi gây ô nhiễm trên biển của kỹ sư tư vấn Đặng Đình Cung, Pháp (dùng rơm và dây thừng
3.3. Luật quốc tế về đa dạng sinh học
Công ước Washington DC 1992 về đa dạng sinh học
Công ước CITES về kiểm soát buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy cấp.
Công ước BONN về bảo tồn di cư của những loài động vật hoang dã
Công ước RAMSAR về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước.
Các điều ước quốc tế khác có liên quan.
Cách hiểu thuật ngữ:
Mẫu vật: hiểu rất rộng (con tê giác hay sừng tê giác đều là mẫu vật): cây, con vật sống hay sản phẩm của cây, con vật đó.
Buôn bán: bao gồm những hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập từ biển là việc vận chuyển đến một quốc gia những mẫu vật của bất kỳ loài nào mà chúng được khai thác từ môi trường biển thuộc quyền quản lý của bất kỳ nước nào.
Công ước về đa dạng sinh học đã đưa ra khái niệm về đa dạng sinh học như sau:
Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo thành. Đa dạng sinh học bao gồm:
Sự đa dạng loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen);
Đa dạng giữa các loài;
Đa dạng hệ sinh thái.
Việt Nam, đa dạng sinh học được quy định tại Điều 3 Luật BVMT là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Theo đó, đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ, cụ thể:
- ĐDSH ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
- ĐDSH ở cấp quần thẻ đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
- ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của mối tương tác giữa chúng với nhau.
Giới thiệu nội dung các điều ước
3.3.1 Công ước về đa dạng sinh học
Công ước về đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tại Rio De Janeiro, Brazin trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững có hiệu lực từ ngày 29/12/1993.
Đến nay có khoảng 170 quốc gia thành viên.
Việt Nam chính thức gia nhập vào ngày 16/11/1994.
Công ước gồm 42 điều khoản và 2 phụ lục, trong đó, xác định rõ các mục tiêu, việc sử dụng các điều khoản, nguyên tắc, phạm vi quyền hạn, hợp tác giữa các quốc gia trong bảo vệ đa dạng sinh học.
* Mục tiêu chính:
Bảo tồn đa dạng sinh học;
Sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH;
Chia sẻ công bằng và bình đẳng các lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh học.
* Nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào các lĩnh vực:
Bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ĐDSH.
Chủ quyền đối với tài nguyên sinh học và trách nhiệm quốc tế hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.
Nhập nội các nguồn gen, chuyển giao công nghệ sinh học và quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, công ước cũng quy định rõ về các biện pháp khuyến khích, nghiên cứu đào tạo, giáo dục và nhận thức về hợp tác khoa học và kỹ thuật cũng như về các nguồn và cơ chế tài chính… trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.
* Hình thức bảo tồn nguyên vị (in-situ) và bảo tồn ngoại vi (ex-situ)
Bảo tồn nguyên vị (in-situ): đây là biện pháp bảo tồn tại chỗ tất cả các hệ sinh thái, các nơi sinh cư và các loài trong môi trường tự nhiên của chúng, đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính đa dạng sinh học.
Bảo tồn ngoại vi (ex-situ): đây là biện pháp bảo tồn bằng cách thành lập các vườn thực vật, vườn sưu tập tại các vườn quốc gia, các trung tâm nghiên cứu, trung tâm cứu hộ động vật. (Trung tâm cứu hộ linh trưởng, trung tâm cứu hộ rùa).
3.3.2 Công ước RAMSAR về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước.
Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước được thông qua tại Ramsar (Ran) ngày 02/2/1971, có hiệu lực ngày 21/12/1975.
* Mục đích chủ yếu: bảo tồn và sử dụng một cách hiểu biết các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng cho sự cư trú của loài chim nước.
* Theo quy định của Công ước, các loại đất ngập nước chủ yếu được công nhận là:
- Biển (các vùng đất ngập nước ven biển bao gồm các bãi đá san hô ngầm và các đảo đá ven bờ);
- Cửa sông (các đồng bằng, môi trường lầy, rừng đước ngập nước);
- Hồ (các vùng đất ngập nước gắn với hồ);
- Sông (các vùng đất ngập nước dọc sông, suối).
Tham gia Công ước Ramsar, Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế về bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các vùng đất ngập nước theo đúng nguyên tắc của quốc tế và đề xuất một số điểm ngập nước theo tiêu chuẩn Ramsar.
* Công ước Ramsar xác định 4 nghĩa vụ chính của các quốc gia thành viên:
- Đề xuất ít nhất một vùng đất ngập nước vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Điều 21).
- Các bên phải ban hành tiêu chuẩn về đăng ký và về quản lý các vùng đã đăng ký.
- Các bên phải đưa việc bảo tồn các vùng đất ngập nước và kế hoạch sử dụng khôn ngoan các vùng đất ngập nước trên lãnh thổ quốc gia.(Điều 3.1).
- Các bên hợp tác và tư vấn lẫn nhau trong thực hiện Công ước, đặc biệt đối với các vùng đất ngập nước chung, các hệ thống nước chung, các loài chung. (Điều 5).
* Việt Nam đã đề xuất được một vùng đất ngập nước vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, vùng đất ngập nước Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, với tổng diện tích 12.000 ha và duy trì chế độ bảo tồn theo quy chế pháp lý quốc tế từ đó đến nay. Đây là khu Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á và là khu thứ 50 trên thế giới.
3.3.3 Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy cấp
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị nguy cấp (Công ước CITES) được các nước thông qua năm 1973, có hiệu lực từ ngày 01/7/1975.
Việt Nam trở thành thành viên thứ 121 của Công ước CITES vào ngày 20/4/1994. Đến nay có khoảng 140 quốc gia là thành viên.
Công ước quản lý buôn bán quốc tế các loài động thực vật bị nguy cấp, chỉ đơn thuần quản lý việc buôn bán những loài này, không cấm việc săn bắn, không điều chỉnh việc phá hoại nơi cư trú.
* Các thành viên tham gia Công ước thực hiện:
- Việc cấm buôn bán quốc tế các loài nguy cơ tuyệt chủng trong một danh sách đã được thỏa thuận,
- Điều phối và giám sát buôn bán các loài khác nếu cho buôn bán tự do sẽ trở thành các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Biện pháp thực hiện nhiệm vụ trên?
Công ước CITES lập danh sách các loài động thực vật hoang dã theo 3 phụ lục khác nhau:
Nhóm I: (Phụ lục I của Công ước CITES) bao gồm những giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, bảo vệ rất nghiêm ngặt, do đó cấm buôn bán và trao đổi có tính chất thương mại giữa các nước trên thế giới. Việc trao đổi các loài chỉ được phép cho các mục đích không mang tính thương mại và được quản lý thông qua hệ thống giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho mục đích phi thương mại.
Ví dụ:
Sử dụng những giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng vào những mục đích đặc biệt như: nghiên cứu khoa học, quan hệ quốc tế, mục đích tôn giáo.
Cấm không cho phép buôn bán vào mục đích thương mại, loại trừ: mua sử dụng vào các gánh xiếc hoặc có nguồn gốc từ gây nuôi và phải chứng minh được là gây nuôi, hoặc các quốc gia thành viên CITES đồng ý như Nam Phi được bán 1 triệu tấn sừng voi tê giác, song còn thể hiện ở trình tự thủ tục: có giấy phép nhập khẩu à có giấy phép quốc gia xuất khẩuà có giấy phép của CITES.
Nhóm II: (Phụ lục II của CITES) bao gồm các loài có thể trở thành những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do buôn bán quốc tế quá mức, không được kiểm soát và điều chỉnh kịp thời. Các loài ghi trong phụ lục II này được phép buôn bán quốc tế nhưng phải được quản lý, kiểm soát của các nước thành viên thông qua hệ thống cấp giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Nhóm III: (Phụ lục III của CITES) bao gồm những giống loài hoang dã nằm trong danh mục theo quy định pháp luật của quốc gia thành viên nhưng không được đưa vào phụ lục I và II của Công ước. (Ví dụ Nghị định 32 về TV, ĐV rừng quý hiếm của Việt Nam nhưng không được đưa vào danh mục II và II của CITES à Việt Nam phải đăng ký với CITES để đưa vào danh mục nhóm III). Điều kiện mua bán dễ dàng hơn.
3.4. Luật quốc tế về di sản
Di sản phi vật thể: không nghiên cứu ở phần môi trường vì không là yếu tố cấu thành MT.
Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được Tổ chức Giáo dục Văn hóa Khoa học của Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1972.
Việt Nam tham gia Công ước năm 1987
Khái niệm di sản thế giới
Di sản thế giới vật thể theo công ước Heritage: theo quy định của Công ước Heritage chia di sản vật thể thế giới thành 2 loại:
Di sản tự nhiên thế giới: những công trình do tự nhiên tạo ra.
Di sản văn hóa thế giới: những công trình do con người tạo ra hoặc do con người kết hợp với tự nhiên tạo ra.
Tiêu chuẩn để đưa một tài sản vào danh sách di sản thế giới.
Theo đó một tài sản để được đưa vào danh sách DSTG phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn được quy định trong Công ước (của UBDSTG đưa ra thuộc Công ước Heritage gồm 24 quốc gia).
Trình tự thủ tục để đưa một tài sản vào danh sách di sản thế giới
Bước 1: Quốc gia có tài sản (có dấu hiệu của một DSTG) lập hồ sơ đề cử.
Hồ sơ gồm có: tài liệu chứng minh giá trị tài sản theo tiêu chuẩn xác định; cam kết về vấn đề bảo vệ di sản khi được công nhận.
Bước 2: Quốc gia gửi hồ sơ đến UBDSTG (thường là Ban thư ký) và thường UBDSTG sẽ kết hợp tổ chức cơ quan tư vấn (ICOMOS – cơ quan tư vấn về di sản văn hóa hoặc IUCN- cơ quan tư vấn về di sản thiên nhiên) thẩm định và đưa ra quyết định:
Đưa một tài sản đề cử vào danh sách DSTG và được gắn biểu tượng.
Quyết định không đưa một tài sản đề cử vào danh sách DSTG (ví dụ Việt Nam khi đề cử vườn quốc gia Cúc Phương nhưng không đủ tài liệu để chứng minh và bị loại không đưa vào danh sách).
Quyết định tiếp tục xem xét một tài sản đề cử: xem xét hồ sơ ở những lần xem xét sau. (Ví dụ: Việt Nam vườn quốc gia Phong Nha Kẽ Bàng khi gửi hồ sơ thì xây dựng đường Hồ Chí Minhà giảm diện tích tự nhiên của rừngà giảm tính đa dạng sinh học, mặc dù Việt Nam có đưa ra các phương án khác nhau để khắc phục nhưng không được công nhận. Sau đó, Việt Nam tiếp tục chứng minh nghĩa vụ bảo vệ đa dạng sinh học và yêu cầu xem xét và được công nhận.
Nghĩa vụ bảo vệ di sản thế giới
Nghĩa vụ thuộc quốc gia có tài sản đó, nhưng khi vượt quá khả năng bảo vệ hoặc những lý do khác thì cộng đồng quốc tế sẽ can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ.
Việt Nam, Quần thể di tích kiến trúc Huế được ghi vào Danh mục di sản văn hóa thế giới, bốn di sản được ghi vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Khu di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình) và khu di tích Chăm tại Mỹ Sơn.
Trong Danh sách dự kiến của UNESCO, nước ta còn các di sản như: Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) đăng ký di sản thiên nhiên, Hương Sơn (Hà Tây), quần thể thắng cảnh và di tích lịch sử, đăng ký cả giá trị văn hóa và thiên nhiên, Khu bãi đá cổ chạm khắc tại SaPa (Lào Cai) đăng ký cả giá trị văn hóa và thiên nhiên.
4 khu di sản thiên nhiên của khối Asean là Ba Bể (Bắc Cạn), vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Chư Mom Rây (Kon Tum) và Kon Ka Kinh (Gia Lai).
3.5. Luật quốc tế về kiểm soát hoạt động hạt nhân và các chất nguy hại
Luật quốc tế về kiểm soát hoạt động hạt nhân
Kiểm soát việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích quân sự.
Kiểm soát việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình.
Luật quốc tế về kiểm soát các phế thải độc hại và các chất độc hại khác.
Kiểm soát việc vận chuyển các phế thải độc hại và các chất độc hại khác qua biên giới.
Để đạt được mục đích kiểm soát chặt chẽ quá trình xuất nhập khẩu cũng như việc tiêu hủy các chất thải phù hợp với môi trường, các quốc gia đã thông qua Công ước kiểm soát chất thải nguy hiểm xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng tại Basel, Thụy Sĩ ngày 23/3/1989.
Ngày 10/6/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước Basel.
Các chất thải được kiểm soát bởi Công ước Basel là “các chất hoặc đồ vật mà người ta tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy chiểu theo các điều khoản của luật lệ quốc gia. Các quốc gia có thể định nghĩa các phế thải nguy hiểm (hoặc liệt kê) và thông báo cho Ban thư ký của Công ước”.
* Muc tiêu của Công ước:
Bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường trước tác động có hại từ việc sản sinh và quản lý không hợp lý về mặt môi trường các chất thải nguy hại và các chất thải khác bằng một hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt quá trình vận chuyển và tiêu hủy các chất đó.
* Nội dung cơ bản:
Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và các chất thải khác.
- Các quốc gia áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm hợp lý về mặt môi trường, kể cả việc vận chuyển và xử lý các chất thải nguy hại và các chất thải khác ngay tại quốc gia sản sinh ra chất thải.
- Chỉ được vận chuyển chất thải xuyên biên giới khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nhận chất thải xác nhận cho phép nhập khẩu và quốc gia nhận chất thải có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị và công nghệ để bảo đảm xử lý các chất thải phù hợp với môi trường.
Kiểm soát các hữu cơ nguy hại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài viết chi tiết phân tích về luật môi trường.doc