Bàn luận về chính sách giảm sinh ở một số quốc gia

Làm cho dân số bị già hóa, tỉ lệ người già càng ngày càng cao. Năm 2011, ở Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, số người trên 60 tuổi chiếm 20% (Tổng cục dân số-kế hoạch hóa gia đình) và ở Nhật Bản 25% số phụ nữ nước này trên 65 tuổi,còn ở nam giới, cứ 5 người Nhật Bản là có 1 người trên 65 tuổi. Điều này đồng nghĩa với chuyện các bậc bô lão Nhật chiếm tới 22,7% dân số. Đất nước hoa anh đào hiện có khoảng 28,98 triệu người già trong tổng dân số 127 triệu người. báo hiệu một cuộc khủng hoảng dân số ở xứ sở mặt trời mọc. Thiếu hụt lực lượng lao động trẻ, nguồn lực mạnh cho sự phát triển trong tương lai. Và trong tương lai sẽ là thiếu hụt trầm trọng. Dự đoán dân số ở giữa thế kỉ này thì 1/3 dân số Trung Quốc sẽ ở độ tuổi từ 60 trở lên hoặc có thể già hơn. Gia tăng chi phí phúc lợi, an sinh cho người già, hưu trí. VD: Ở các thành phố lớn Trung Quốc người già đi xe bus miễn phí Con cái có tiền nhưng không có điều kiện chăm sóc gửi bố mẹ vào các trung tâm dưỡng lão. Một đứa con nhưng phải chăm sóc cả cha lẫn mẹ và còn cả con cái nên hiện tại tình trạng người già có con nhưng không được chăm sóc, phụng dưỡng rất phổ biến ở các nước này. Họ sống bằng tiền trợ cấp của nhà nước như không hề có con. Con cái quên lãng đi trách nhiệm của một người con

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn luận về chính sách giảm sinh ở một số quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ : BÀN LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM SINH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA II. Thực trạng về dân số dưới tác động của chính sachs giảm sinh : Ở Việt Nam Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Cụ thể, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỉ lệ tăng thấp nhất trong vòng 50 năm qua.) Mục tiêu trọng tâm của chương trình DS-KHHGÐ trong suốt thời gian qua là giảm sinh. Mục tiêu này được kiểm chứng qua các chỉ tiêu về tỷ lệ sinh thô, tổng tỷ suất sinh và các chỉ tiêu bổ trợ là tỷ suất chết thô và tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi. Tỷ suất sinh thô, tổng tỷ suất sinh, tỷ suất chết thô và tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi trong Tổng điều tra dân số (TÐTDS) 2009 tương ứng là: 17,6 phần nghìn; 2,0 con/phụ nữ; 6,7 phần nghìn và 16 phần nghìn. Các chỉ tiêu này thay đổi khá lớn so với kết quả TÐTDS 1999 tương ứng là: 19,9 phần nghìn; 2,3 con/phụ nữ; 5,6 phần nghìn và 36,7 phần nghìn. Sau mười năm tỷ suất sinh và tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm mạnh; đặc biệt là tổng tỷ suất sinh giảm từ 2,3 con xuống dưới mức sinh thay thế (2,0 con/phụ nữ). Sự giảm mạnh mức sinh và tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi trong mười năm qua chứng minh sự thành công  của chương trình DS-KHHGÐ và chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian qua. Khác với xu hướng về mức sinh và tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ suất chết thô tăng lên, chứng minh xu thế già hóa dân số tăng nhanh trong mười năm qua. Nhìn vào sơ đồ ta thấy, Tỷ số dân số cao tuổi trên dân số thiếu niên thường hay được biết đến như là chỉ số lão hóa. Năm 2010, cứ 100 trẻ em 0-14 tuổi, có 25 người cao tuổi. Năm 2020 tỷ số này là 37%. Nhưng đến năm 2050 số người cao tuổi sẽ cao hơn trẻ em 0-14 tuổi đến 1,6 lần(biểu đồ 3,trái) Nhiều quốc gia châu Á đang phải áp dụng các biện pháp khuyến sinh do những thách thức của việc mức sinh giảm xuống dưới mức sinh thay thế. Ở Việt Nam, số liệu điều tra cho thấy mức sinh đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế (1,99 con/ phụ nữ năm 2011) và cần phải có những biện pháp ứng phó với xu hướng này. Ðáng chú ý, nước ta đang phải đối mặt với  vấn đề  già hóa dân số với tốc độ ngày càng nhanh. Theo kết quả sơ bộ TÐTDS 2009, tỷ lệ người cao tuổi hơn 9%. Tuổi thọ bình quân chung là 72,8 tuổi. Tuổi thọ bình quân của ViệtNam đang tăng nhanh so sánh giữa hai cuộc TÐTDS 1999 và 2009, tuổi thọ bình quân của nam tăng 3,7 tuổi từ 66,5 tuổi lên 70,2 tuổi. Nữ tăng 5,5 tuổi từ 70,1 tuổi lên 75,6 tuổi. Số cụ hơn 100 tuổi tăng gấp hai lần so với TÐTDS 1999 ( khoảng 7.200 cụ). Theo dự báo nước ta bước vào già hóa dân số vào năm 2015, nhưng thực tế hiện nay là ngay từ những năm 2010. Theo phân tích và nhận định của các nhà nhân khẩu học kinh tế trong và ngoài nước, cơ cấu dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng" hay " cửa sổ cơ hội dân số" hoặc "dư lợi dân số". Thông thường cơ cấu dân số của một quốc gia sẽ chuyển đổi từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số "Dư lợi nhân khẩu học", rồi tiếp đến cơ cấu dân số già. Ở Trung Quốc: Dân số Trung Quốc đang ngày càng trở nên già hóa. Theo dự báo của giới chuyên gia, tới năm 2050, 1/4 dân số của Trung Quốc sẽ trên 65 tuổi và thế hệ trẻ là những người phải gánh vác trọng trách nặng nề chăm sóc người già. Trong giai đoạn cuối những năm 1970 và đầu 1980, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chủ trương phong cách sống “chậm, lâu dài, ít con” nhằm khuyến khích người dân kết hôn muộn hơn, khoảng cách sinh nở kéo dài và chỉ sinh ít con. Thậm chí, Trung Quốc còn đưa ra chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một con nhằm kiềm chế tốc độ tăng trưởng dân số từ đó tập trung thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Hiện tại, tỷ lệ sinh nở của phụ nữ Trung Quốc đã giảm mạnh song đây chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thiếu hụt trầm trọng thế hệ trẻ kế tục trong khi tuổi thọ dân số ngày càng gia tăng. Sau nhiều năm thực hiện, những hậu quả của chính sách này dần dần hiện rõ, theo dự đoán của một số nhà nhân khẩu học thì bắt đầu từ năm 2012 nguy cơ về dân số Trung Quốc sẽ bộc lộ toàn diện: - Tổng số sức lao động từ 15 – 64 tuổi bắt đầu giảm bớt, trong đó sức lao động ở độ tuổi 19 – 22 giảm mạnh - Nguy cơ độc thân nam sẽ bùng ra toàn diện. - Số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bắt đầu giảm bớt ( từ năm 2011 ). - Dân số Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng âm ( từ 2016 ). Tỷ lệ sinh nở của Trung Quốc vẫn sẽ giảm ngay cả khi chính phủ không đề ra hoặc bãi bỏ chính sách một con chính sách một con của Trung Quốc lại chứa đựng quá nhiều quy định miễn thực thi cho người dân tùy thuộc vào vị trí sống, nghề nghiệp và giới tính của con đầu lòng Bắt đầu từ năm 2011 số phụ nữ Trung Quốc ở lứa tuổi sinh đẻ bắt đầu giảm nhanh. Một nguồn tin của Liên Hiệp Quốc cho rằng trong thời kỳ 1995 – 2000 mỗi năm Trung Quốc có 19 triệu em bé ra đời, từ 2000 – 2005 mỗi năm có 16,24 triệu, nhưng theo số liệu khách quan thì trong thời kỳ 1995 – 2000 số trẻ em ra đời chỉ là 13,79 triệu/năm, và thời kỳ 2000 – 2005 chỉ là 13,69 triệu/năm. Trong khi tỷ lệ người chết mỗi năm một tăng, đợi đến lúc thế hệ những người sinh trong những năm 50 chết vì già, đến lúc đó có thể số người chết mỗi năm ỏ Trung Quốc lên tới 20 – 30 triệu. Điều này cho thấy từ năm 2016 dân số Trung Quốc sẽ tăng trưởng âm. Đồng thời với tình trạng trên là số người già tăng lên, nghĩa là số người xã hội phải nuôi dưỡng tăng lên. Năm 2008 số người trên 65 tuổi ở Trung Quốc đã là 110 triệu, bằng 23% thế giới và 38% châu Á ( tại thành phố Thượng Hải số người cao tuổi năm nay đã đạt 21,6% tổng dân số ). Dự kiến đến năm 2015 số người cao tuổi sẽ vượt qua mốc 200 triệu và đến năm 2020 số người ở tuổi nói trên của Trung Quốc sẽ chiếm 11,92% dân số, so với năm 2000 tăng 4,96%. Đến lúc đó cứ trong 8 người dân sẽ có 1 người trên 65 tuổi. Đến giữa thế kỷ XXI số người cao tuổi sẽ chiếm 25% dân số, nghĩa là cứ 4 người dân sẽ có một người cao tuổi. Ở Nhật Bản: Theo kết quả điều tra gần đây nhất, dân số Nhật Bản hiện nay là 126,92 triệu người, tăng 1,35 triệu so với cách đây 5 năm. Tốc độ phát triển giảm đáng kể so với vào năm 1995 (1,6%). Độ tuổi trung bình tăng lên trên 65 tuổi, đạt con số kỷ lục là 22 nghìn người (cứ 6 người thì có 1 người đến độ tuổi 65). Tương tự như nhiều nước phương Tây khác, dân số của Nhật Bản đang ngày càng trở nên già cỗi trong khi tỷ lệ sinh lại giảm đáng kể. Các nhà phân tích lo ngại, cuộc khủng hoảng nhân khẩu học này đang ngày càng trở nên đáng lo ngại mặc dù người ta vẫn chưa thể hình dung một cách chính xác về tác động của nó đối với đời sống xã hội của Nhật Bản trong những thập kỷ tới. Hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí rằng, nếu chính phủ Nhật Bản không nhanh chóng thực hiện các biện pháp cần thiết, thì họ sẽ phải đối mặt với một thảm họa về nhân khẩu học, mà nạn nhân chịu thiệt hại nặng chính là nền kinh tế. Một chuyên gia kinh tế người Mỹ gốc Nhật, bà Kathy Matsui, cho rằng, mặc dù tỷ lệ sinh đẻ ở các nước phát triển đều thấp, nhưng Nhật Bản có lẽ là nước duy nhất nằm trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) có số lượng thú cưng nhiều hơn cả trẻ em. Tỷ lệ sinh đẻ ở Nhật chỉ là 1,37 trên mỗi phụ nữ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ cân bằng 2,1.Căn cứ kết quả điều tra dân số, Bộ này cho biết số trẻ ra đời năm 2012 ở mức thấp kỷ lục (1.033.000 trẻ), giảm 18.000 trẻ so với năm trước. Trong khi đó, số người chết trong năm 2012 là 1.245.000. Như vậy, mức giảm tự nhiên của dân số trong năm 2012 là 212.000 người, cao hơn số liệu năm 2011, thời điểm đánh dấu lần đầu tiên mức giảm vượt ngưỡng 200.000 người. Năm 2012 cũng là năm thứ 10 liên tiếp số người chết ở Nhật Bản vượt mức 1 triệu người. Tác động (hệ lụy) của già hóa dân số ( CHÍNH SÁCH GIẢM SINH ): Đối với tăng trưởng kinh tế Già hóa dân số nhiều khả năng sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng vì người già sẽ ít lao động sản xuất. Già hóa dân số sẽ có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, thị trường lao động, lương hưu, thuế và chuyển giao giữa các thế hệ Không chỉ riêng Việt Nam, già hóa dân số cũng là thách thức lớn đối với các quốc gia châu Á như Nhật và đặc biệt là Trung Quốc trong thời gian tới. Theo phân tích của New York Times, trong 40 năm tới Trung Quốc sẽ có tới 500 triệu người già và chiếm 1/3 dân số nước này. Điều này sẽ tạo nên một áp lực rất lớn đối với Trung Quốc trong chính sách an sinh cho người cao tuổi. Đối với Nhật, dân số quá già được xem là một trong những yếu tố giải thích cho tăng trưởng kinh tế ì ạch cũng như vấn đề giảm phát. - Khoảng cách giữa số người già yếu không lao động với số người ở độ tuổi lao động ngày càng lớn. Đó là gánh nặng đáng kể cho người đang đi làm. - GDP sẽ giảm nếu không tăng sản lượng lao động. - Cơ cấu tài chính quốc gia bị ảnh hưởng khi phải chi ngân sách cho các chương trình phúc lợi xã hội quá nhiều. - Dân số đang lão hóa,thu hẹp và nhu cầu cũng giảm xuống.Điều này làm giảm sự khao khát đẩu tư của các doanh nghiệp ,nhà máy vì vậy tình trạng thất nghiệp của giới trẻ có nguy cơ tăng cao. Tài chính quốc gia: Đối với Việt Nam đã có quỹ lương hưu cho người làm việc trong các khu vực chính thức. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong toàn bộ lực lượng lao động. “Các chính sách cần hướng tới việc gia tăng quy mô của khu vực lao động chính thức để có nhiều hơn lao động tham gia vào quỹ hưu trí. Ngoài ra, Chính phủ nên khuyến khích người lao động tiết kiệm nhiều hơn bằng các công cụ như thuế chẳng hạn. Chính phủ nên dự trữ một phần thu nhập từ việc bán các tài nguyên thiên nhiên để tài trợ một phần cho quỹ lương hưu. Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc xây dựng các khoản tiết kiệm cho tương lai. Ngân sách Nhà nước nhiều năm qua luôn trong tình trạng thâm hụt. Tăng trưởng kinh tế thấp trong thời gian qua cùng với tỉ lệ thất nghiệp có dấu hiệu tăng nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến quỹ lương hưu của Việt Nam. Mới đây đã xuất hiện cảnh báo về việc quỹ bảo hiểm xã hội có nguy cơ vỡ vì thu - chi mất cân đối. Trong lĩnh vực xã hội: Già hóa dân số sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, cơ cấu gia đình và sắp xếp cuộc sống, nhà ở và di cư. CỤ THỂ VÍ DỤ : -VN: Dân số Việt Nam có sự chuyển đổi đặc biệt tức là vừa bước vào giai đoạn nhiều người trong tuổi lao động nhưng đồng thời cũng già hóa. 2001 - 2010 đề ra, nhưng mức xuất phát điểm còn thấp về cả thể chất, trí tuệ và tinh thần. Mặc dù tuổi thọ bình quân đạt 72,8 tuổi vào năm 2009, song tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và đứng thứ 116/182 nước trên thế giới. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh tật di truyền, tỷ lệ chết trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn ở mức cao; khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.... -TQ : Do quan niệm truyền thống “trọng nam khinh nữ” chính sách một con đã khiến nhiều người tìm đủ mọi cách để sinh con trai, kết quả là số nam nhiều hơn nữ, tình trạng “khó lấy vợ” đã xẩy ra. Hiện nay ở độ tuổi kết hôn, nam đã nhiều hơn nữ 10 triệu người, đến năm 2017 sẽ là 30 triệu, đến năm 2022 sẽ là 40 triệu; dự tính đến năm 2030, ở độ tuổi kết hôn số nam sẽ nhiều hơn số nữ 30%. Điều này sẽ có tác dụng phá hoại cực lớn tới ổn định xã hội và đời sống gia đình ( một vài ví dụ: ngày 23.3.2010, một nam độc thân 42 tuổi ở Phúc Kiến đã xông vào một trường tiểu học giết chết 8 người, làm bị thương nặng 5 người. Ngày 28.4.2010, một nam độc thân 33 tuổi, tại Quảng Đông, đã xông vào một trường tiểu học giết chết và làm bị thương 19 thầy trò… ) -NB : Những con số trên cho thấy nhu cầu về điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho người già tại Nhật Bản là rất lớn. Đồng thời, dân số già cũng dẫn đến tình trạng thiếu nguồn lao động trẻ, những người chủ chốt để phát triển kinh tế Nhật Bản. Đây là cơ hội việc làm cho những bạn trẻ Việt Nam, có nhu cầu muốn học tập, lao động tại Nhật Bản, đặc biệt là ngành điều dưỡng, y tá… Ngoài ra : - Số lượng lao đông đang giảm đang là gánh nặng lên hỗ trợ an sinh xã hội. - Do xã hội già hóa nhanh chóng nên độ tuổi nhận lương hưu tăng lên. - Dân số già tác động mạnh mẽ đến truyền thống tiết kiệm của người dân. - “Lỗ hổng giữa các thế hệ” ngày càng gia tăng. - Các trường đại học,cao đẳng thiếu sinh viên,phải nhờ vào du học sinh để lấp chỗ trống này. Điều này không phải là vấn đề của riêng trường đại học mà còn ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động của Nhật. Trong lĩnh vực chính trị : Các yếu tố của chính sách đối ngoại, an ninh bị ảnh hưởng. Già hóa dân số có thể ảnh hưởng tới xu hướng bầu cử và tính đại diện  TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho rằng,  với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, tuổi thọ người dân được nâng lên, nhiều người sống lâu hơn là điều rất phấn khởi. Nhưng điều đó cũng đặt Việt Nam vào những thách thức to lớn khi chỉ có 6 năm để chuyển từ "cơ cấu dân số trẻ" sang giai đoạn "già hóa dân số". Theo đó, chúng ta chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về tư duy, nguồn lực cũng như chính sách, cơ chế và như vậy, sẽ không thể tránh khỏi sự lúng túng trong giai đoạn này nếu không có những giải pháp thích ứng kịp thời. Đặc biệt, cơ cấu dân số già đến sớm khi kinh tế đất nước mới đang trong thời kỳ thoát nghèo đặt ra bài toán khó khăn trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi (NCT). Ưu và nhược điểm của chính sách giảm sinh: Ưu điểm: Lợi ích sức khỏe cho người mẹ: Giảm rủi ro sức khỏe cho phụ nữ, giúp kiểm soát nhiều hơn cuộc sống sinh sản của họ. Có sức khỏe tốt hơn và kiểm soát tốt hơn cuộc sống của họ, phụ nữ có thể tận dụng lợi thế của giáo dục, việc làm và các cơ hội công dân Lợi ích cho trẻ em: Cùng với dịch vụ y tế khác, chẳng hạn như tiêu chảy và viêm phổi quản lý, chương trình dinh dưỡng và các chương trình mở rộng về chủng ngừa ,lập kế hoạch gia đình đóng góp trực tiếp vào việc cải thiện sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Bà mẹ có thể có đủ thời gian và sức khỏe để chăm sóc cho con cái của họ. Cha mẹ sẽ có thể tìm kiếm chăm sóc sức khỏe cho chúng mà không bị hạn chế. Gia đình có ít con hơn thường có khả năng gửi những đứa trẻ đến trường có cơ hội để đạt được giáo dục cao hơn. Đặc biệt đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn Kinh tế gia đình: Ngăn ngừa được sự nghèo túng. Giúp cho các gia đình, có điều kiện sắm them đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống. Gia đình có cơ hội được hưởng sự giáo dục tốt, chăm sóc y tế và vui chơi giải trí nhiều hơn. Cha mẹ có thể tiết kiệm tiền cho tuổi già. Các chi phí cần để chăm sóc cho một gia đình quy mô nhỏ sẽ ít hơn, để họ có thể tiết kiệm nhiều hơn và có thể tự túc. Gia đình ấm no ổn định, trình độ nhận thức cao sẽ làm nền kinh tế phát triển vững mạnh. Lợi ích cộng đồng và xã hội: Đối với các dịch vụ xã hội với ,cả chính phủ và các gia đình đầu tư ít hơn nếu kích thước gia đình và dân số là nhỏ. Điều này có thể giúp tiết kiệm tài nguyên cần thiết và do đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung. Có một tỷ lệ lớn hơn của các gia đình giáo dục tốt, lành mạnh, hiệu quả và tự cung tự cấp có thể đóng góp to lớn cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Tránh được tình trạng đất chật, người đông. Bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt.Giúp cho cộng đồng không bị nghèo đói. Giảm bớt gánh nặng nhu cầu về giáo dục, nhà ở, chăm sóc y tế, giao thông, việc làm, cấp thoát nước. Góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh. Nhược điểm Làm cho dân số bị già hóa, tỉ lệ người già càng ngày càng cao. Năm 2011, ở Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, số người trên 60 tuổi chiếm 20% (Tổng cục dân số-kế hoạch hóa gia đình) và ở Nhật Bản 25% số phụ nữ nước này trên 65 tuổi,còn ở nam giới, cứ 5 người Nhật Bản là có 1 người trên 65 tuổi. Điều này đồng nghĩa với chuyện các bậc bô lão Nhật chiếm tới 22,7% dân số. Đất nước hoa anh đào hiện có khoảng 28,98 triệu người già trong tổng dân số 127 triệu người. báo hiệu một cuộc khủng hoảng dân số ở xứ sở mặt trời mọc. Thiếu hụt lực lượng lao động trẻ, nguồn lực mạnh cho sự phát triển trong tương lai. Và trong tương lai sẽ là thiếu hụt trầm trọng. Dự đoán dân số ở giữa thế kỉ này thì 1/3 dân số Trung Quốc sẽ ở độ tuổi từ 60 trở lên hoặc có thể già hơn. Gia tăng chi phí phúc lợi, an sinh cho người già, hưu trí. VD: Ở các thành phố lớn Trung Quốc người già đi xe bus miễn phí Con cái có tiền nhưng không có điều kiện chăm sóc gửi bố mẹ vào các trung tâm dưỡng lão. Một đứa con nhưng phải chăm sóc cả cha lẫn mẹ và còn cả con cái nên hiện tại tình trạng người già có con nhưng không được chăm sóc, phụng dưỡng rất phổ biến ở các nước này. Họ sống bằng tiền trợ cấp của nhà nước như không hề có con. Con cái quên lãng đi trách nhiệm của một người con Giải pháp: Thay đổi chính sách kế hoạch hóa sinh từ 1 đến 2 con: Chính sách kế hoạch hóa gia đình 50 năm qua đã tạo ra xu hướng giảm mức sinh của Việt Nam, đặc biệt là từ nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Năm 1970, mỗi phụ nữ VN có trung bình 6,8 con; đến năm 1990 đã giảm xuống còn 3,1 con và hiện nay là 2 con. Một số tỉnh phía Nam, mức sinh đang có chiều hướng xuống dưới ngưỡng 2 con/phụ nữ. Năm 2011, tại TPHCM là 1,3 con/phụ nữ. Việt Nam nên “nới lỏng” chính sách giảm sinh: Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đã có thể nới lỏng chính sách giảm sinh, chương trình Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) cần tập trung vào các vùng có mức sinh cao như Tây Nguyên, Tây Bắc, không “dàn trải” như 20 năm về trước. KHHGĐ cần chuyển từ bề rộng sang bề sâu, từ số lượng sang chất lượng dịch vụ, chuyển sang những chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số khác như tỷ lệ chết của trẻ em, an toàn cho bà mẹ khi sinh nở… Luật Dân số sắp tới phải giải quyết các cơ hội và thách thức của việc chuyển đổi nhân khẩu học duy nhất này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người Trước hết cần phải có thêm nhiều nỗ lực hơn nữa để tập trung vào giải quyết những nhu cầu chưa được đáp ứng bằng việc bảo đảm tiếp cận phổ cập tới sức khoẻ sinh sản và tình dục toàn diện và có chất lượng, đặc biệt là ở những vùng xa, và những dân tộc thiểu số những nhóm dân số có trình độ học vấn thấp Đưa ra các chính sách phù hợp đáp ứng được nhu cầu của đất nước: Việt Nam nên hướng tới các chính sách thuận lợi hơn cho cả cha mẹ để có thể kết hợp vừa nuôi con và vừa tham gia vào lực lượng lao động Việt Nam cũng cần có các chính sách về thị trường lao động và giáo dục nhằm bảo đảm khi số lao động trẻ giảm xuống vẫn có thẻ gia tăng năng suất lao động, lập kế hoạch sớm nhằm bảo đảm nhu cầu hỗ trợ thu nhập của người cao tuổi. Chính phủ nên phân tích những điều kiện khác nhau về cơ cấu dân số và cố gắng xem xét liệu có các biểu hiện nào liên quan đến hôn nhân và sinh con; xem xét những gánh nặng xã hội tương lai và hiện tại của một đất nước có nhiều người cao tuổi để xác định chính sách giảm sinh đúng dắn hơn. Chương trình KHHGĐ cần có những giải pháp cụ thể, linh hoạt cho phù hợp với thực trạng dân số của từng địa phương. Với những tỉnh có TFR cao thì nhanh chóng đưa về mức sinh thay thế, những tỉnh đạt mức sinh thay thế thì cố gắng duy trì và những tỉnh có TFR thấp cần phải nâng mức sinh lên (tổng tỷ suất sinh (TFR) - Nâng cao năng suất lao động để bù đắp thiếu hụt lao động. - Kích thích phụ nữ quay lại làm việc sau khi họ sinh con. - Đẩy mạnh các phát minh khám phá. - Tiếp nhận lao động nước ngoài,khuyến khích nhập cư. Phấn đấu, ổn định tỷ lệ tăng dân số hợp lý phù hợp với các yêu cầu của sự phát triển kinh tế đất nước. -Khuyến khích kết hôn ở độ tuổi thích hợp và ủng hộ xây dựng qui mô gia đình hợp lý/lý tưởng. - Xoá bỏ thành kiến trọng nam kinh nữ nhằm duy trì sự cân bằng về tỷ lệ giới tính. -Tăng cường giáo dục và dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên. -Duy trì giáo dục và các dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho những người  bị tật nguyền. -Kết hợp việc giáo dục phòng ngừa với các hệ thống điều trị và các dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho các bệnh nhân tâm thần. -Duy trì giáo dục và các dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho những người thiệt thòi về kinh tế và vị thế xã hội. Giảm bớt các trường hợp dị tật bẩm sinh để nâng cao chất lượng dân số. -Xây dựng và hoàn tất hệ thống dịch vụ sức khoẻ di truyền. -Xây dựng và củng cố hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ di truyền nhằm cung cấp cho nhân dân một dịch vụ hoàn chỉnh thuộc lĩnh vực này. -Duy trì các dịch vụ với chất lượng cao về chăm sóc sức khoẻ di truyền. -Đẩy mạnh đào tạo các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực sức khoẻ di truyền và mở rộng các loại hình dịch vụ này. -Tuyên truyền - giáo dục phổ cập các kiến thức về dịch vụ sức khoẻ di truyền trong cộng đồng. Xây dựng các biện pháp hỗ trợ  quản lý nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nâng cao hiệu quả chương trình. -Tiến hành nghiên cứu và đánh giá. -Trao đổi kinh nghiệm và hợp tác quốc tế. => Cần có giải pháp đồng bộ, cần phải xác định rõ ràng và cần có những chính sách khuyến khích tùy trường hợp. Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam: Khái niệm: Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình bao gồm: a) Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình; b) Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người dân; c) Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân. Các chính sách và chương trình nhà nước: Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án về kế hoạch hoá gia đình; ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và người chưa đến tuổi thành niên. Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện vận động dân số và  kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản 1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; 2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; 3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản. Điều 11. Tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hoá gia đình 1. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền, tư vấn về kế hoạch hoá gia đình; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền, tư vấn về kế hoạnh hoá gia đình. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền được tiếp nhận thông tin, tham gia tuyên truyền, tư vấn việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. 3. Các cơ quan thông tin tuyên truyền có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Nội dung và hình thức tuyên truyền phải phù hợp và dễ hiểu đối với từng nhóm đối tượng. Điều 12. Cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình 1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, nhập khẩu, cung ứng phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có trách nhiệm bảo đảm chất lượng phương tiện, dịch vụ, kỹ thuật an toàn, thuận tiện; theo dõi, giải quyết các tác dụng phụ và tai biến cho người sử dụng (nếu có). Chính sách kế hoạch hóa gia đình 50 năm qua đã tạo ra xu hướng giảm mức sinh của Việt Nam, đặc biệt là từ nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Năm 1970, mỗi phụ nữ VN có trung bình 6,8 con; đến năm 1990 đã giảm xuống còn 3,1 con và hiện nay là 2 con. Một số tỉnh phía Nam, mức sinh đang có chiều hướng xuống dưới ngưỡng 2 con/phụ nữ. Năm 2011, tại TPHCM là 1,3 con/phụ nữ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docban_luan_ve_chinh_sach_giam_sinh_o_mot_so_quoc_gia_8823.doc
Luận văn liên quan