PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Tày có một nền văn học khá phát triển so với những dân tộc khác. Bên cạnh những tác phẩm văn học chữ Hán được ra đời từ rất sớm, đến đầu thế kỷ XX, văn học Tày đã đánh dấu sự trưởng thành của nhiều gương mặt như Hoàng Văn Thụ, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Vi Thị Kim Bình, Y Phương, Dương Thuấn . Có thể thấy ở mỗi tác giả đều gắn với những hoàn cảnh và điều kiện xã hội cụ thể, trong đó không thể phủ nhận vai trò góp sức của nhiều yếu tố khác trong xã hội.
Hầu hết những gương mặt trên là những trí thức sống gắn bó với quê hương dân tộc mình. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và xây dựng hoà bình, họ sống, lao động, chiến đấu gắn bó với thực tế và nhiều người trong số đó được học tập đào tạo, bồi dưỡng trở thành văn nghệ sỹ chuyên nghiệp như Triều Ân, Mã Thế Vinh, Y Phương, Ma Trường Nguyên . Hiện nay chúng ta đã có một đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số vững vàng về tay nghề và có đóng góp đáng kể cho nền văn học dân tộc nước nhà. Trong số đó Y Phương và Dương Thuấn là hai nhà thơ dân tộc Tày có bản sắc riêng khá tiêu biểu. Họ đã có những đóng góp quan trọng đối với văn học dân tộc thiểu số nói riêng và đối với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Nhà thơ Y Phương (1948) bắt đầu đời thơ của mình bằng những bài thơ đánh giặc dung dị, càng về sau sáng tác của ông càng thể hiện sự đằm chín trong sáng tác. Y Phương đã xuất bản các tác phẩm: Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc trời (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (Tuyển tập thơ - 2002). Đọc thơ anh ta thấy có sự từng trải
trong cuộc sống, các đề tài mở rộng: có đồng bằng và biển, có phố phường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sầm uất, có cả thị thành, cả những cuộc chiến đấu anh dũng và cuộc sống vùng cao bình dị. Thơ Y Phương nặng lòng với đất nước, quê hương.
Cùng với cách viết hiện đại, thông minh, anh viết rất hay về hình ảnh người phụ nữ đậm chất vùng cao, trong thơ Y Phương thường bắt đầu là kể bằng giọng rất nhẹ nhàng mà gửi gắm sâu xa. Thơ anh mộc mạc, hồn nhiên và đậm chất miền núi. Đến thời gian sáng tác sau này chúng ta thấy chất miền núi, chất Tày vẫn không mất đi mà kết hợp hài hoà với lối tư duy hiện đại tạo nên những trang thơ bình dị, hồn nhiên, trong sáng và sâu lắng.
Tiếp theo là nhà thơ Dương Thuấn (1959) với các tác phẩm: Cưỡi ngựa đi săn (1991), Đi tìm bóng núi (1993), Đi ngược mặt trời (1995), Bà lão và chích choè (1997), Hát với sông Năng (2001), Mười bảy khúc đảo ca (2002), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với tuổi thơ (2005), Chia trứng công (2006) và ba tập thơ Tiếng Tày: Lục pjạ hết lùa (1995), Trăng Mã Pí Lèng (2002), Slip nhỉ tua khoăn (2002). Thơ của anh mang đậm hơi thở của cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn nếp nghĩ của dân tộc Tày, những bài ca lao động, phong tục, hội hè, tình yêu trai gái, tình yêu bản làng, quê hương đất nước.
Lựa chọn đề tài "Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn" chúng tôi mong muốn mang đến cái nhìn toàn diện và hệ thống về các giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của hai nhà thơ Tày tiêu biểu trong giai đoạn hiện nay, qua đó góp phần làm sáng tỏ sự phong phú, đa dạng của nền thơ Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Y Phương và Dương Thuấn là hai nhà thơ dân tộc Tày, những tác phẩm của hai nhà thơ này mang bản sắc rất riêng, độc đáo đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình và của độc giả song những nhận định đánh giá về sự đóng góp của họ mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nhất định mà chưa được nghiên cứu xem xét đầy đủ, toàn diện.
Hai tác giả đã được nhắc đến qua một số công trình nghiên cứu về thơ dân tộc thiểu số nhưng còn rất ít: Tuyển tập văn học dân tộc miền núi, NXB GD, 1998, Nông Quốc Chấn (chủ biên). Tập sách giới thiệu những gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca dân tộc thiểu số, cung cấp cho bạn đọc tiểu sử sơ lược, những bài thơ hay và phần lời bình ngắn gọn của các nhà văn, nhà lý luận phê bình . Trong đó Y Phương đựơc giới thiệu sáu bài Tên làng, Anh chiến sỹ áo chàm, Em - Cơn mưa rào - ngọn lửa, Người không thấy thì trời thấy, Phòng tuyến Khau Liêu, Chiếc ba lô; Dương Thuấn được giới thiệu năm bài Lá Giầu, Đi tìm bóng núi, Ăn theo nước, Cực tình, Người làm đồng.
Y Phương, Dương Thuấn cũng đã trở thành đối tượng nghiên cứu qua một số bài viết của các tác giả Trần Mạnh Hảo, Trinh Đường, Vũ Nho, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Quần Phương, Vân Long . Ngoài ra còn một số bài viết phê bình trên các báo, tạp chí của các tác giả khác về một số khía cạnh của thơ Dương Thuấn và Y Phương đặc biệt là thơ viết về quê hương của hai nhà thơ. Những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước là những gợi ý quý báu cho việc triển khai đường hướng nghiên cứu của chúng tôi. Qua đó chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu, tìm tòi để có những nét phát hiện mới về hai gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại.
Tế Hanh đã từng viết về Y Phương rằng: "Từ quê hương, Y Phương nói rộng ra đất nước. Từ số phận của người thân như mẹ, như em, như con, anh nói đến số phận của dân tộc vùng cao, đến số phận của dân tộc Việt Nam"
Thơ Dương Thuấn lại mang vẻ đẹp riêng, những bài thơ của anh tựa như những khúc ca, chất núi rừng luôn ngự trị trong thơ anh, ngay cả khi anh đến với thơ hiện đại. Mỗi bài thơ đều nói về kỷ niệm, phong tục, cảnh sắc quê hương. Vũ Nho nhận xét rằng: "Thơ Dương Thuấn đã phản ánh, đã lưu giữ những nét đẹp trong đời sống văn hoá, tinh thần của dân tộc Tày, của những dân tộc anh em trên vùng cao Việt Bắc".
Điểm lại lịch sử vấn đề nghiên cứu về thơ của Y Phương và Dương Thuấn, chúng tôi thấy: những bài nghiên cứu, phê bình mới chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận, đánh giá một số tác phẩm của hai nhà thơ này. Hiện nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát một cách có hệ thống về bản sắc Tày trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn để từ đó khẳng định được vai trò, vị trí của hai nhà thơ này trong sự phát triển của văn học Việt Nam nói chung và văn học dân tộc thiểu số nói riêng. Qua quá trình khảo sát, phân tích một số tác phẩm thơ của Y Phương và Dương Thuấn, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và đóng góp thêm ý kiến. Hy vọng luận văn sẽ phần nào góp thêm một tiếng nói khẳng định những thành tựu của thơ ca dân tộc thiểu số - một nền thơ đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là toàn bộ những sáng tác của Y Phương và Dương Thuấn. Nhưng nội dung chính của luận văn tập trung vào phân tích bản sắc Tày trong thơ Dương Thuấn và Y Phương. Ngoài ra còn tham khảo một số tập thơ của các tác giả khác như: Nông Quốc Chấn (Tày); Lò Ngân Sủn (Giáy) . để có sự so sánh, làm rõ hơn các đặc điểm, bản sắc riêng trong thơ ca dân tộc thiểu số.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để có được cách nhìn toàn diện
- Phương pháp thống kê, so sánh để thấy được những nét bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
- Thi pháp học nhằm nghiên cứu hình thức nghệ thuật, chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của mỗi tác giả.
Qua đó nhằm xác định một cách khoa học những đóng góp của Y Phương và Dương Thuấn trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Về mặt lí luận, luận văn của chúng tôi hy vọng sẽ có đóng góp trong việc phát huy và bảo tồn những giá trị truyền thống của bản sắc dân tộc trong thơ ca hiện đại.
5. Những đóng góp mới của luận văn:
Nghiên cứu "Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn " chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cái nhìn hệ thống và toàn diện về nội dung và nghệ thuật trong sự nghiệp thơ ca của hai nhà thơ tiêu biểu này.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương:
- Chương 1: Thơ Y Phương, Dương Thuấn trong nguồn mạch văn hoá dân tộc.
- Chương 2: Bản sắc dân tộc nhìn từ phương diện nội dung trữ tình.
- Chương 3: Bản sắc dân tộc nhìn từ một số phương diện nghệ thuật.
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Những đóng góp mới của luận văn . 5
6. Cấu trúc luận văn . 5
Phần II: Nội dung
Chương 1: Thơ Y Phương, Dương Thuấn trong nguồn mạch văn
hoá dân tộc Tày 6
1.1. Vài nét về văn hoá vùng Việt Bắc . 6
1.2. Hành trình sáng tạo của Y Phương và Dương Thuấn . . 12
1.2.1. Nhà thơ Y Phương . 12
1.2.2. Nhà thơ Dương Thuấn 14
1.3. Sự tiếp nhận văn hoá Việt Bắc từ truyền thống dân tộc trong thơ Y Phương
và Dương Thuấn 16
Chương 2: Bản sắc dân tộc nhìn từ phương diện nội dung trữ tình . 22
2.1. Hình ảnh thiên nhiên . 22
2.2. Hình ảnh con người 35
2.3. Phong tục, tập quán vùng cao . 46
2.4. Các sắc thái tình yêu . 63
Chương 3: Bản sắc dân tộc nhìn từ một số phương diện nghệ thuật 75
3.1. Hình ảnh thơ . 75
3.2. Ngôn ngữ . . 90
3.3. Giọng điệu . . 100
Phần III: Kết luận . 109
Phần IV: Tài liệu tham khảo .112
119 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4965 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bản sắc dân tộc tày trong thơ y phương và Dương Thuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ở bên sông
Bước ra khỏi cửa là nhìn thấy núi
(Dương Thuấn)
Dương Thuấn giải thích cho người đọc về những sự tích sinh thành những ngọn núi quê mình:
Ngày ấy những ngọn núi Kéo thành lũ thành đàn Đi như trâu đen kịt
Đi qua bao vương quốc Đi qua bao miền quê Núi đi tìm nơi ở
Núi về đến quê mình Có tiếng lượn nàng ơi Núi đứng nghe mê mải
Mà chân không biết bước
Núi đứng đến bây giờ
(Dương Thuấn)
Anh cảm nhận núi cũng như con người, Dương Thuấn so sánh:
Ngọn núi ngày ngày chăn trâu
Mùa nào cũng lên hái quả
Đứng trong tim như một người thân
Hễ đi xa là nhớ
(Dương Thuấn)
Núi gắn bó với người miền núi, mỗi lúc đi xa người ta lại tâm niệm một điều “Dù đi đâu cũng quay đầu về núi”. Phải chăng đó là khởi nguồn cho sự ra đi, hành hương và trở về:
Ngày xuống núi
Mây vướng chân
Núi như trăm voi rùng rình
Suối như bạc ào ào chảy
(Y Phương)
Núi là nơi con người có thể tìm về bất cứ khi nào muốn sẻ chia, muốn tựa đầu vào, Dương Thuấn bộc lộ tình cảm niềm tin - kỷ niệm tuổi thơ:
Thuở bé tôi cứ tin
Sẽ có ngày núi mọc thêm một ngọn Sẽ có ngày chim phượng lại bay về Tôi yêu chín mươi chín ngọn núi Âm thầm tôi đợi một ngày kia
(Dương Thuấn)
Hình ảnh sông và núi trong thơ Y Phương và Dương Thuấn còn thường xuyên xuất hiện cạnh nhau, nó bổ sung ý nghĩa cho nhau. Khi về Hà Nội nhà thơ Dương Thuấn cũng có sự liên tưởng sau này:
Người đi như dòng suối chảy trên rừng
Xe cộ như trâu rập rình trên núi
(Dương Thuấn)
Khi giới thiệu về bản Hon quê mình, Dương Thuấn viết:
Bản Hon ở xa trên rẻo cao Hà Nội lên đi xe một ngày Qua mấy núi mấy đèo sẽ đến
Ở nhà sàn ăn nước sông Năng
(Dương Thuấn)
Hình ảnh núi và sông còn mang ý nghĩa thiêng liêng khi nói về tổ quốc. Y Phương có cách viết rất hình tượng, đó là con sông Bằng Giang biếc xanh, con sông Bằng Giang buồn bã như tâm trạng con người:
Những mùa dài sông Bằng không chảy
Nước đóng băng như thể chết rồi
...
Tôm cá đi thơ thẩn như người
Mái chèo chạm nỗi lòng gợn sóng
(Y Phương)
Đặc biệt là về Nƣớc, một chữ Nước với rất nhiều trân trọng yêu thương:
Mười năm tuổi lo dầu đèn gạo nước
Cõng nước lên lưng, giữ Nước cao vời
(Y Phương)
Chữ “nước” viết thường ta hiểu là nước uống, là nước của sông quê, của suối nguồn nhưng “Nước” viết hoa ta hiểu đó là tổ quốc là dân tộc.
Từ những hình ảnh giản dị, Y Phương khái quát thành những hình tượng mang ý nghĩa cao cả, đẹp đẽ, đấy là sự tài tình của nhà thơ.
Phải thấy rằng Dương Thuấn rất có duyên nợ đối với những dòng sông. Tập thơ Đêm bên sông yên lặng và Hát với sông Năng Dương Thuấn tìm đến với dòng sông để gửi niềm tâm sự:
Lớn lên tắm nước sông
Mới thành người của làng
Anh tìm về dòng sông quê để bộc bạch những suy nghĩ ẩn sâu, những tầng nghĩa triết lý rất mới:
Gió thổi ngang đồng chở trăng bay rờn rợn Áo lông ngỗng Mỵ Châu bị cha chém rách Trên gò hoang văng vẳng tiếng khóc thề Thành quách đền đài, đao kiếm đã tan đi Bức tượng nàng cụt đầu vẫn còn máu chảy Hoà nước sông đỏ thắm. Lặng trôi! Về...
Hình ảnh con sông không chỉ xuất hiện trong thơ Y Phương và Dương Thuấn để bộc bạch tâm sự mà con sông còn làm điểm tựa để tự tình của nhiều tác giả. Tế Hanh đã mượn hình ảnh con sông quê hương để giãi bày tâm sự:
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới.
Núi và sông hiểu theo nghĩa thực đó là hình ảnh quen thuộc gắn bó với cuộc sống con người miền núi. Cuộc sống của họ quanh năm gắn với rừng, núi, sông, suối, dốc đèo... Hình ảnh núi và sông xuất hiện với nghĩa ban đầu trong thơ Y Phương và Dương Thuấn là thể hiện sự giao hoà, gắn kết giữa cuộc sống con người với thiên nhiên xung quanh để họ có thể tồn tại. Nghĩa thứ hai mang tính chất tượng trưng rõ nét Núi là nhân chứng của những cuộc đi “Ngày xuống núi”. Sông là điểm tìm về với những nỗi niềm nhớ nhung “trở về bên sông Hương”… Núi tượng trưng cho sự chở che, bao bọc; sông suối là mạch nguồn cho sự sống. Núi ngóng đợi người đi, sông tắm mát cho tâm hồn những đứa con khi trở lại quê hương… Núi và sông tạo thành đất nước ấm áp, vẹn toàn nghĩa tình.
Một hình ảnh cũng rất dễ nhận thấy trong thơ ca dân tộc thiểu số đó là hình ảnh đá. Trong thơ Y Phương, đá cũng là một hình tượng được chú ý khắc hoạ:
Có hòn đá bóng mát
Có hòn làm đá mài
Đá trong nghĩa thực là một hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên, cuộc sống vùng cao, nhiều đồi núi và nhất là núi đá cao ngút ngàn. Hình ảnh đá trong thơ Y Phương còn mang nghĩa ẩn dụ cao:
Có hòn trọc ông trời Ngựa hí và bò rống Đá ngửa mặt lên cười
(Y Phương)
Nhà thơ đã thổi vào đó một tâm hồn, có suy nghĩ, có cảm xúc. Trong tập Thơ Y Phương hình ảnh đá cũng xuất hiện với tần số khá cao (19 lần/ 113 bài). Đá vừa là đặc trưng của thiên nhiên miền núi, vừa là sự gắn bó với cuộc sống, với quê hương của nhà thơ. Y Phương sinh ra trong không gian văn hoá
miền núi, lớn lên “đụng đầu với đá”; Còn quê hương của Dương Thuấn thì “Ra khỏi cửa là leo là lội". Bản làng của Y Phương ngút ngàn đá, tâm hồn, con người nơi miền quê anh cũng của đá- đó là sự rắn rỏi, kiên trì, cần cù trong cuộc sống. Đá tượng trưng cho con người, mang những tính cách của con người: “Những đứa con của đá/ Lăn lóc đi vào”. Dù đi đến đâu, con người cũng nhớ mình trong tâm hồn của đá, sống vững vàng mạnh mẽ. Đá còn là nơi con người bộc lộ những tâm sự, đá như một người bạn để tâm tình:
Những hòn đá héo Dầm chân suối reo Như anh
Dầm chân trong đời nghèo
(Y Phương)
Hòn đá ở đây rất lạ, cũng có hồn như con người,biết cảm thông, chia sẻ, cuộc sống con người hiện lên qua đá, với đầy đủ tâm trạng. Hình ảnh hòn đá còn khắc hoạ nỗi lòng của nhân vật trữ tình, sự chờ đợi đến héo hon, kiệt sức nhưng vẫn chờ đợi trong niềm thất vọng:
Anh chờ em
Như hòn đá
Giờ chẳng còn sức để chờ em
Chẳng còn lời nói nào thả vào miệng em
Em là của người ta rồi
Gặp nhau cho ánh mắt thay cho lời chào
Buốt hơn hòn đá héo
(Y Phương)
Y Phương khắc hoạ đá cũng giống như con người, con người cũng như đá biết suy nghĩ, suy tư, trăn trở, xót xa: Hôm nay khuất núi rồi/ Hòn đá như
con người/ Đứng âm thầm thương cụ. Trong thơ của Y Phương, anh nói rất nhiều đến hình ảnh đá, con người sinh ra từ đá, lớn lên nhờ đá vì thế họ luôn gắn bó thiết tha với bản làng, quê hương như máu thịt. Anh từng nhắn nhủ con mình “Sống trên đá đừng chê đá gập ghềnh”, anh còn rất tự tin, tự hào con người xứ núi này mang trái tim của đá:
Thợ đá mang trái tim của đá
Có yêu đá mới biết đá cũng mềm mại như hoa và người làng đá
Lưng gùi bầu trời
Ngực địu bầu trăng
….
Người làng đá Sống bám vào đá Ôm ấp lấy đá
Nở hoa
Kết trái!
Hình ảnh được lặp đi lặp lại trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn là hình ảnh mặt trời và lửa. Mặt trời xuất hiện tương đối nhiều trong thơ của Y Phương. Trong tổng số 113 bài thì hình ảnh mặt trời xuất hiện tới 14 lần.
Hình ảnh mặt trời được Y Phương diễn tả rất ý tưởng, anh khắc hoạ một
mặt trời:
Ngày xưa
Chỉ có em người ở với mặt trời
Mặt trời thì tát nước
Mặt trời ở đây không còn là mặt trời chiếu sáng của mỗi ngày nữa mà nó trở nên gần gũi với lao động, sản xuất của con người trong cuộc sống thường nhật. Sau bao nhiêu năm xa quê hương, nhà thơ lại trở về tìm lại tuổi thơ, những ngày chăn trâu hát vang bên núi với mặt trời gần gũi:
Ngày về tôi lại được nghe
Cái nón mo tre như mặt trời lúc lắc
Mặt trời xuất hiện trong thơ của Y Phương không phải đối tượng xa lạ mà nó gần gũi với con người, được ví với con người:
Mặt trời mọc
Hồng như bàn tay con
Mặt trời như bàn tay đứa con. Lúc này đứa con đã trở thành trung tâm của trời đất, cuộc sống. So sánh ấy bộc lộ tình yêu, hạnh phúc giản dị của con người. Nhà thơ Dương Thuấn cũng thể hiện điều đó ở câu thơ:
Con nhỏ theo mặt trời sẽ lớn lên
Sẽ chạy lon chon như một chú chồn
Có lúc Y Phương lại so sánh: “Mùa hè của các con tôi, vàng như miếng dứa‟‟. Chỉ cái nắng mà nắng cũng là mặt trời. Cách so sánh thật độc đáo đậm chất vùng cao. Nhà thơ Dương Thuấn lại có cách tả rất hay về nắng:
Ôi nắng vàng như mật
Thơm muôn hương cỏ rừng
Hoặc: Chuyện trò vui reo nắng ngoài sân...
Trong thơ Y Phương, có lúc anh viết “ Vó ngựa đạp mặt trời nghiêng”.
Câu thơ chứa đựng khát vọng lớn lao của con người. Đó là khát vọng xoay vần vũ trụ. Sức mạnh ấy ta lại bắt gặp trong thơ của Lò Cao Nhum (dân tộc Thái):
Ban mai
Tôi mở cửa
Nâng mặt trời lên
Đón mặt trời vào…
Điều đáng nói ở đây là nhà thơ Y Phương đã biết kết hợp rất tài tình tính dân tộc và tính hiện đại trong thơ mình. Hình ảnh của con người với những hành động rất đáng yêu đó là sự mạnh mẽ, quyết đoán của người con trai đến
với người con gái với khoảng cách rất xa: “Nhà em ở miền Đông/ Nhà anh mãi miền Tây/ Từ anh sang em/Đi hỏng đôi giày…”. Lòng quyết tâm và sự tự tin đã được nhân lên như không gì cản nổi khi người con trai được ví như mặt trời đi tìm trăng - người con gái: “Mặt trời cũng một mình/ Đi tìm mặt trăng”. Thiên nhiên và con người đã hoà điệu cùng nhau, đây là một cách diễn tả vừa quen thuộc vừa hiện đại trong tư duy của người miền núi.
Hay như hình ảnh lửa trong những bài thơ tình của Y Phương, có lần anh liên tưởng lửa là tình yêu:
Tuổi ba mươi thèm trẻ ra đường
Yêu mỏi mệt
Yêu nồng nàn như lửa
Mặt trời mỗi ngày nghiêng vào nỗi nhớ
Lửa còn là sự khởi nguồn cho cái đẹp hiện hữu: Xoè lửa lên người đẹp hiện dần ra (Y Phương)
Y Phương còn có cách ví von người con gái với những gì vừa mềm mại, nhẹ nhàng, vừa mát trong nhưng cũng vừa cháy bỏng: "Em - cơn mưa rào - ngọn lửa”.
Ta lại bắt gặp trong thơ của Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy) hình ảnh lửa. Lửa là tình yêu, là lòng nhiệt tình say đắm, cháy bỏng:
Hai trái tim - hai hòn than đỏ ủ trong ngực
Áp vào nhau là bùng lên ngọn lửa
Ngọn lửa mềm mại, êm ái mát trong
Hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường thấy trong nhiều tác phẩm thơ từ xưa đến nay đó là hình ảnh trăng. Trăng luôn là nguồn cảm hứng mênh mông cho những tâm hồn nghệ sĩ. Khác với các nhà thơ miền xuôi khi viết về trăng, hình ảnh trăng của các nhà thơ miền xuôi đẹp nhưng thường gắn với lỗi
buồn lặng lẽ hay những cuộc tình chia li buồn thảm: Hôm nay có một nửa trăng thôi/ Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi (Hàn Mặc Tử) hay Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường (Nguyễn Du). Vẫn là cái lung linh huyền ảo nhưng trăng xuất hiện trong thơ của các nhà thơ dân tộc miền núi biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, bất diệt.
Có thể thấy hình ảnh trăng xuất hiện trong thơ của Dương Thuấn nhiều hơn so với thơ của Y Phương. Trong tập thơ Cưỡi ngựa đi săn của Dương Thuấn, hình ảnh trăng xuất hiện 6 lần trên 36 bài; 71 bài thơ trong tập Đêm bên sông yên lặng trăng xuất hiện 12 lần; Hát với sông Năng trăng xuất hiện
11 lần trên 52 bài và 10 lần trên 33 bài trong tập Đi tìm bóng núi.
Trăng trong thơ của Dương Thuấn hiện lên với nhiều cấp độ nghĩa. Đó là trăng của thiên nhiên, của trời đất:
- Trên núi cao gió reo đã thích
Trăng ở rừng mới say
- Trăng xuống chơi trên cỏ
Sao chảy về bản sâu
(Dương Thuấn)
Trong thơ của anh, trăng còn là chứng nhân cho sự ra đi:
Người đi mang một câu hát cũ
Người đi một bến trăng xưa
(Dương Thuấn)
Trăng còn chứng kiến và sẻ chia nỗi buồn khổ của con người nơi núi rừng:
Em sẽ thương hơn những người phụ nữ
Khuya một mình trông rẫy giữa trăng trong...
Hay: Nàng nhớ thương nàng khóc
Nước mắt tràn trăng khuya
(Dương Thuấn)
Trăng như người bạn để tâm giao, tâm tình với con người:Vui là vui
nhờ thôi trăng ơi/ Nơi có mặt trời, mặt trăng nhịp nhàng rơi’’ (Y Phương).
Trăng còn được hiểu theo nghĩa tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp rạng ngời: Em đẹp như trăng rằm toả rạng (Dương Thuấn).
Dương Thuấn còn có những cách tả rất hay, hình ảnh về trăng và gợi cho ta nhiều liên tưởng thú vị: „„Hát câu ca trăng ướt đầm đìa‟‟ hay „„Đêm gió chiêng chếnh choáng vầng trăng...‟‟.
Mỗi nhà thơ đều mượn hình ảnh để bộc lộ tâm tình riêng của mình, Y Phương và Dương Thuấn mượn hình ảnh trăng để gửi gắm nỗi lòng, gửi gắm niềm tin. Họ luôn kéo vầng trăng gần mình hơn để tâm sự, coi trăng như người bạn tâm giao để sẻ chia. Vầng trăng trong thơ của họ luôn trường tồn bất diệt cùng những điều thiêng liêng trong cuộc sống con người.
Hình ảnh tiếp theo mà trong quá trình tìm hiểu thơ Y Phương và Dương Thuấn, chúng tôi nhận thấy đó là hình ảnh con ngựa. Ngựa là con vật gần gũi nhất đối với người miền núi, ngoài việc làm phương tiện chính trong việc đi lại, thồ hàng, khi đi vào thơ ca, con ngựa mang một tâm hồn là nơi gửi gắm một ước mơ và rất nhiều tâm sự... Có thể đó là những chú ngựa hiền lành như chính những con người miền núi. Chỉ bằng tiếng gõ móng mà cảm nhận được cái hiền từ của chú ngựa:
Chú ngựa bịt móng sắt
Lập cập gõ hiền từ
Nếu như không phải là người miền núi, không gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của người vùng cao thì làm sao có được sự cảm nhận tinh tế đến vậy. Không những thế, Y Phương còn cảm nhận rõ công việc vất vả của chú ngựa:
Đoàn ngựa thồ
Lặc lè
Qua Keng Pảng...
Đó là những công việc hiện thực mà ngày ngày chú ngựa luôn phải đương đầu. Cái hay và giá trị hơn đó là chú ngựa trong tiềm thức, trong mơ
ước của nhà thơ:
Từng đàn Ngựa trắng Bay
Trong nắng
Đạp
Mặt trời nghiêng
(Y Phương)
Hay hình ảnh bầy ngựa phi trên đồng cỏ, mỗi con về một hướng, tính
cách phóng túng như bầy ngựa hoang bay lên rất đẹp:
Bầy ngựa bờm dựng lửa
Con phi ra đồng cỏ
Con phi về hướng mặt trời Ngựa đã phi không dừng lại... Bầy ngựa hí vang giương mắt Khua vó lên trăng
(Dương Thuấn)
Phải chăng hình ảnh bầy ngựa hoang bay lên ấy thể hiện khát vọng mạnh mẽ ngàn đời của con người, những ước mơ bay cao, bay xa của tâm hồn thi sĩ. Đôi khi có những hình ảnh sinh ra trong tưởng tượng hoặc trong sự cách điệu hoá của nhà thơ và chính điều đó mang đến sự thú vị cho độc giả, thấy được sự độc đáo trong tư tưởng của nhà thơ.
Trên đây là những hình quen thuộc mang tính biểu tượng cao trong thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số nói chung và trong thơ Y Phương, Dương Thuấn nói riêng. Với cách tư duy giàu hình ảnh, Y Phương và Dương Thuấn
còn đưa vào trong thơ của mình một số hình ảnh quen thuộc như: mưa, rượu, cây... tất cả đều rất giản dị và mang ý nghĩa khá phong phú phần nào thể hiện nét đẹp trong văn hoá của người dân tộc. Mỗi hình ảnh dù giản dị, mộc mạc đều mang những nét riêng của miền núi, ghi dấu được sự gắn bó của nhà thơ với quê hương bản làng và cuộc sống của những con người nơi đây.
3.2. Ngôn ngữ
M.Gorki nhận định "ngôn ngữ là yếu thứ nhất của văn học". Thật vậy ngôn ngữ là chất liệu đầu tiên, không thể thiếu của những sáng tác văn chương. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn học là ngôn ngữ đã được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn nên ngôn ngữ mang tính chất chủ quan của nhà văn. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca là sự trong sáng giản dị, hàm súc, gợi tả,, giàu nhạc điệu, giầu liên tưởng... Ngôn ngữ thơ còn là ngôn ngữ đời sống được sử dụng dưới hình thức thơ ca để phản ánh đời sống của người nghệ sĩ. Nhà nghiên văn học Phan Ngọc có cách giải thích về thơ như sau "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này, tức là đối lập với ngôn ngữ hàng ngày" [30;18]. Nếu như ở văn xuôi tự sự, ngôn ngữ mang tính tạo hình được đề cao thì ngôn ngữ thơ chú trọng tới việc bộc lộ thế giới nội tâm của con người. Ngôn ngữ là một trong những yếu tó chính để tạo cho thơ bay cao hơn cũng như RxunGamzatốp khẳng định "Văn xuôi bay xa hơn nhưng thơ bay cao hơn". Để có được điều đó, ngôn ngữ trong thơ phải đạt được chức năng biểu cảm cao, phải thấy được suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng chủ quan của nhà thơ.
Trong cuốn Thơ văn và tiểu luận của Octavio Paz có viết "Nghệ thuật luôn luôn được nuôi dưỡng từ ngôn ngữ xã hội" [34;229].
Y Phương và Dương Thuấn đã vận dụng ngôn ngữ xã hội để sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Điều làm nên những nét riêng độc đáo của họ chính là cách nói rất riêng mà chỉ có dân tộc Tày mới có được. Ngôn ngữ
trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn mộc mạc như cách nói hàng ngày, chủ yếu là giọng kể, vốn như tính cách của con người miền núi.
Trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn sử dụng nhiều ngôn từ trong sáng, giản dị, đó là cách nói mang tính truyền thống của con người vùng cao, là sự chân thành, thẳng thắn trước cuộc sống đời thường và đôi khi Y Phương và Dương Thuấn dùng những ngôn ngữ được chọn lọc công phu tạo nên những ẩn ngữ giàu màu sắc triết lý. Ta bắt gặp trong thơ hai anh cách nói, cách ví von, cách liên tưởng, cách tả, cách kể rất mộc mạc, mộc mạc như chính con người miền núi, chính đồng bào Tày.
Khi miêu tả hình dáng con người vùng cao quê mình, Y Phương vẽ chân dung của họ bằng những đường nét chắc chắn của nhận thức và tin yêu:
Da thịt người da thịt đất đai Cùng một màu đồng hun lặng lẽ Nặng nhọc cười
Nặng nhọc người đàn bà đeo gùi
Nặng nhọc hai bầu vú mọng căng như nước
Nặng nhọc hai bầu vú phì nhiêu như đất
Đất nước
Sinh ra từ ngực người đàn bà
(Y Phương)
Với cách miêu tả như vậy, Y Phương còn tạo ra cái thô sơ da thịt ở Quế -
anh chiến sỹ áo chàm:
Trán dô
Mũi thô
Môi dầy
Chân đi dép bốn hai vẫn thừa năm ngón
Nhịn đói không kêu
Ốm đau không kêu
Nhớ mẹ quá thì ngồi trên đá
Nhớ rồi khóc không cho ai biết
(Y Phương)
Lời thơ tưởng như chỉ là miêu tả nét thô sơ của anh chiến sỹ áo chàm, nhưng ẩn đằng sau cái thô sơ ấy là tính nết rất đáng quý của người chiến sỹ, nét đẹp của người lính vùng cao: rất tha thiết với cuộc sống thanh bình nơi xứ sở.
Hay khi miêu tả vể một miền quê, một bản làng bình yên, ấm cúng, Dương Thuấn chọn cho mình một lối diễn tả đầy đủ âm thanh, sắc màu, hình ảnh, đường nét của triền vào mùa hạ:
Ôi nắng vàng như mật Thơm muôn hương cỏ rừng Tiếng mõ dọc triền thung Trâu ăn kêu lốc cốc
(Dương Thuấn)
Khi cảm nhận về quê hương, anh cũng sử dụng ngôn từ rất tự nhiên và
chân thực:
Quê hương không đủ chỗ để đánh rơi đồng xu
Ba bước chân gặp núi Ra khỏi của là leo là lội Đằng kia là biển rồi
(Dương Thuấn)
Chỉ mấy dòng thơ nhưng người đọc cảm nhận được về quê hương anh là một vùng quê còn nghèo ở chót vót trên cao, núi non sông hồ nhiều. Bằng ngôn ngữ mộc mạc như cách nói hàng ngày, Dương Thuấn đã đưa hàng loạt những dịa danh thắng cảnh quen thuộc của quê hương vào thơ: Hồ Ba Bể, Phjabjoóc, Sống Năng, thác Đầu đẳng, Na Rỳ, Phủ Thông, Đèo Giàng, Đèo
Gió... từ Thăm được nhắc lại 7 lần, các địa danh thắng cảnh ấy hiện lên với những gì vốn có của nó:
Yêu nhau ta cùng đưa đi
Thăm hồ Ba Bể Thăm động Puông Thăm rừng Phjabjooc
Thăm sông Năng nước bạc Thăm đầu đẳng trắng thác Thăm Na Rỳ có lắm trâu to
Xuống Phủ Thông, Đèo Giàng, Đèo gió
(Dương Thuấn)
Dường như viết vê cảnh sắc quê hương là một thế mạnh của Dương Thuấn. Anh rất tài tình trong việc tô điểm những bức tranh đẹp mà bình dị đến xốn sang lòng người:
Kìa thảo nguyên đẹp là thế
Em ơi, sao em chưa ra xem đi
Hoa dại nở khắp triền dodòi thắm đỏ
Ngựa ngồi nửa yên còn một nửa chờ em
(Dương Thuấn)
Tượng trưng cho cái đẹp nơi đây là thảo nguyen quyến rũ, với những cảnh sắc cảu núi đồi, muôn màu sắc của hoa dại trên triền đồi.
Hình ảnh đời thường giản dị, những gắn bó sẻ chia, vui buồn...được
Dương Thuấn đưa vào thơ của mình với giọng kể thủ thỉ, tâm tình nhỏ nhẹ:
Ngủ chung một giường đắp chung một chăn
Khi mệt bảo nhau cùng nghỉ
Đến bữa mời nhau cùng ăn
Hai người vốn chẳng phải họ hàng
Ở với nhau ngày lại thêm thân
Y Phương có cách diễn đạt "ít kể" hơn so với Dương Thuấn. Ngôn ngữ trong thơ anh giản dị nhưng nhiều ẩn ngữ, nhiều hình tượng, thể hiện độ tự duy, sắc sảo, thông minh trong sáng tác. Khi nói về thái độ xót xa, trăn trở với cuộc sống vùng cao, sự vô trách nhiệm hay ít hiểu biết của con
người anh viết:
Đất mỗi ngày mỗi ít Sau một trận mưa trôi Nhà nghiêng nghiêng Người nghiêng nghiêng Đời ông còn đun củi Đời cha đã chặt cành Đến đời con đun ... cỏ
(Y Phương)
Có lúc kể rất ấn tượng, rất hữu hình. Khi nói về đưa con mới đến tuổi đi học, anh đã có những vàn thơ đầy cảm động:
Con ào đến
Những chữ o, chữ a không kịp thở Những B, chữ C ôm choàng lên cổ Khắp người cha toàn chữ
Cha ngồi đây bạc màu mắt Vậy mà con chẳng biết Nhẩn nha lớn
(Y Phương)
Dù không một lời khuyên, không một lời diễn giải mà chỉ là những hành động, những cử nhưng hàm chứa trong đó cả một tình yêu thương trời biển của người cha dành cho con.
Ngôn từ trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn không phải là giọng kể đơn thuần mà từ những từ ngữ giản dị tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại rất giàu cảm xúc, sinh động và thú vị tạo nên những ẩn ngữ, những hàm nghĩa mới. Dương Thuấn kể vế lớp người trong bản Hon ra đi tim kế sinh nhai với thái độ ngậm ngùi:
Thế rồi núi không còn mọc
Thế rồi chim phượng chẳng bay về
Còn chúng tôi dân dần khôn lớn
Núi Chẻ Dả ngóng lớp lớp người ra đi...
Đọc những dòng thơ trên ta như có cảm giác buồn, nặng trĩu ưu tư. Hình ảnh người ra đi phiêu bạt xứ người không chỉ để lại nỗi buồn, sự ngậm ngùi cho những người ở lại mà núi không còn mọc, chim phượng không bay về, trẻ con dần khôn lớn, dần đi xa chỉ còn núi Chẻ Dả đang mong ngóng, mòn mỏi chờ đợi những đứa con xa quê trở. Nhà thơ không sử dụng những từ ngữ trau chuốt, cầu kì mà vẫn chứa đựng trong nó tình cảm ăn sâu vào lòng người đọc cảm động, muốn sẻ chia.
Còn với Y Phương, anh kể về con sông Bằng Giang quê mình nhưng lại chứa đựng những điều sâu xa. Trong bài thơ Những mùa xuân sông Bằng không chảy, anh có cách sử dụng từ ngữ rất hay
Có một mùa sông Bằng không chảy
Tôm cá đi thơ thẩn như người
Y Phương khắc họa cái đói, cái khổ của cuộc sống con người quê anh. Cái đói, cái khổ ấy có lẽ đã đeo đẳng họ cả một chiều dài về thời gian nên họ mới thơ thẩn buồn đến như vậy. Đại thi hào Nguyễn Du từng nhận định: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Thật vậy, cuộc sống đói khổ của những người con xứ núi này khiến cho những con tôm, con cá cũng thơ thẩn cùng với tâm trạng của con người. Nỗi buồn ở đây không được bộc lộ trực tiếp mà hiện lên một cách gián tiếp qua cách liệt kê tưởng như rất tự nhiên, mộc mạc này.
Hay những dòng thơ:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Y Phương đã đưa vào trong thơ những ngôn từ của đời sống còn mang tính nguyên sơ mộc mạc nhưng chứa đựng bao ý nghĩa sâu xa. Cái “thô sơ”, mộc mạc ấy giống như bản tính tự nhiên của những người con miền rừng xứ núi. Họ là những con người nhỏ bé nhưng những việc mà họ làm được lại không hề nhỏ bé, không chút tầm thường. Những con người chân đất, sống trên đá, chết trên đá, tự tay tạo dựng nên quê hương “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”, còn quê hương thì “Làm nên phong tục”. Cách giải thích rất nhẹ nhàng mà lô gích, có ý nghĩa. Con người tạo dựng nên quê hương cùng những phong tục tập quán, những bản sắc và đời sống tinh thần. Ngôn từ trong những câu thơ trên đâu cần trau chuốt, màu mè, kiểu cách mà cái giản dị tự nó đã nói lên được nhiều điều.
Y Phương còn có những bài thơ kể lại một câu chuyện nhưng rất giàu sức gợi, khiến cho người đọc vô cùng xúc động:
Hồi ấy
Ở làng tôi
Có người đi lính về
Mới ba tháng mà đã quên hết tiếng Tày
Sau đó
Chừng vài ngày Người mẹ thắt cổ Người lính vật vã khóc Gọi
Mé ơi
Đúng giọng người làng tôi Người mẹ khẽ mỉm cười Rồi từ từ nhắm mắt
(Y Phương)
Người miền núi sống gắn bó máu thịt với quê hương, với những gì vốn có của họ từ ngôn ngữ địa phương, cách xưng hô, đến các phong tục tập quán. Kết thúc câu chuyện là sự ra đi của bà mẹ. Nếu như lúc trước người mẹ ấy đau xót vì đứa con đã nhanh chóng quên đi ngôn ngữ địa phương - nét văn hoá truyền thống ngàn đời thì giờ đây trước khi nhắm mắt mẹ đã hài lòng mỉm cười khe khẽ khi nghe giọng con mình gọi “Mé ơi” đúng là giọng của người làng mình rồi nghĩa là đứa con vẫn không quên được “Tiếng mẹ đẻ” nơi con sinh ra và lớn lên. Dương Thuấn có những câu thơ rất gợi hình khi khắc hoạ hình ảnh những người lính Trường Sa đôn hậu, dí dỏm, vui vẻ:
Khi họ đùa ốc biển cũng nhoi lên
Đá cuội cũng khùng khình đi trong nắng
Anh còn có những vần thơ chân chất, mộc mạc nhưng lại mang dáng vẻ hiện đại mới mẻ.
Người làm nương ăn theo lửa
Người làm đồng ăn theo nước
Sinh ra tắm nước thơm
Mới là con của mẹ
Lớn lên tắm nước sông
Mới thành người của làng
Đóng con tàu đi ra bể
Tắm giữa đại dương
Mới thành người của muôn nơi
(Dương Thuấn)
Những người con nơi đây họ tồn tại được đó là nhờ ăn theo lửa, ăn theo nước. Sự phát triển dần của tứ thơ, lấy “nước” làm bậc cơ bản đầu tiên: Nước thơm từ bàn tay mẹ, nước sống chảy qua bản làng, nước của đại dương bao la. Sự trưởng thành của con người được nhen dần lên theo thời gian và không gian. Hình ảnh con người ở đoạn kết Đóng con tàu đi ra bể/ Tắm giữa đại dương/ Mới thành người của muôn nơi được Dương Thuấn đưa ra như một triết lý: Con người muốn trưởng thành phải đối đầu với thử thách, chấp nhận khó khăn, có được điều đó mới xứng đáng trở thành người của muôn nơi.
Bên cạnh những ngôn từ dung dị của đời thường, Y Phương và Dương
Thuấn còn có những ngôn từ được chọn lọc, gọt giũa rất tinh tế:
- Cỏ lấp lánh
Khe khẽ ướt
- Nơi có mặt trăng mặt trời nhịp nhàng rơi...
Một số từ láy: lấp lánh, khe khẽ, nhịp nhàng tạo cho câu thơ có sự tạo hình biểu cảm cao. Cái độc đáo ở câu thơ trên là vị trí và cách kết hợp từ: Cỏ khe khẽ ướt, mặt trăng mặt trời nhịp nhàng rơi. Có thể thấy Y Phương là nhà thơ viết rất tài tình bởi cách sử dụng từ láy. Trong bài thơ Người sinh ra bài ca, hình ảnh quê hương trong thời chiến tranh được Y Phương cảm nhận vô
cùng xúc động:
Mỗi khi hát đầm đìa nước mắt
Thương cho dân tộc mình lao đao bốn mặt
Những phương trời lửa vừa tắt, lại bùng lên...
Hay khi Dương Thuấn tạo dựng một bức tranh ngôn từ về một dòng
sông như mơ anh viết:
Tôi và em yêu nhau rồi xa quê
Bây giờ mỗi đêm nằm lại nghe tiếng sóng
Tiếng thác reo chui vào trong chăn thành giấc mơ
Dòng sông ở đây là dòng sông trong tâm tưởng, dòng sông của một hoài niệm xa xưa tất cả đều được góp nhặt trong giấc mơ, bởi hiện tại không thể trở về bên sông để “hát” để “yên lặng” suy tư. Cảm giác này ta bắt gặp trong bài thơ “Đi tìm bóng núi” của anh:
Bây giờ ngựa về tàu khác Một mình anh ôm câu hát Đi tìm bóng núi ngày xưa
(Dương Thuấn)
Không chỉ tạo dựng hình ảnh qua ngôn từ được chọn lọc, gọt giũa mà Y Phương và Dương Thuấn còn dùng những từ ngữ của riêng địa phương mình:
Hồ hầy...
Ai đang xẻ nghiến
Hồ hầy ...
Ai đang chặt cây
(Dương Thuấn)
Múa hải bjoó hải woa Vòng ngoài dậm chân hát Vòng trong hừ hê ha...
ứ noọng nòn
Tiếng ru
Võng đầu non
Lòng bồn chồn
(Y Phương)
Tìm hiểu ngôn ngữ trong thơ Y Phương và Dương Thuấn càng về sau ta cảm nhận được ngôn ngữ thơ mang tính hướng nội nhiều hơn. Vẫn bắt nguồn từ những ngôn ngữ kể, dung dị, mộc mạc về cuộc sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của người vùng cao nhưng lại mang đến sắc thái biểu đạt sâu
sắc. Đọc thơ Y Phương và Dương Thuấn ta thấy rõ sự phấn đấu đi lên, viết được những gì tầm cỡ, thơ các anh mang dáng vẻ hiện đại, một số bài thơ sử dụng ngôn từ khá cầu kỳ, công phu tạo nên những tác phẩm mang ý nghĩa nhân loại.
3.3. Giọng điệu
Thơ chỉ tràn trong tim ta khi cảm xúc đã thực sự đầy. Nhà văn Nga M.Gorki cho rằng “Thơ trước hết phải mang tình cảm” [10;143] tức là qua thơ ca, người nghệ sĩ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình trước cuộc sống. Mỗi nhà thơ đều có cách thể hiện và biểu đạt riêng. Bên cạnh hình ảnh, ngôn từ thì giọng điệu trong thơ là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách riêng của nhà thơ niềm vui, nỗi buồn niềm tự hào ...của tác giả. Rất nhiều nhà thơ tìm kiế m chất thơ ngay trong cuộc sống đời thường nên giọng thơ có những dấu ấn và đạt được những thành công đáng kể. Bao cái thiết tha, sâu lắng, trầm buồn, trăn trở của cái tôi nội cảm, tự nhiên. Y Phương và Dương Thuấn là những con người của dân tộc Tày Việt Bắc, họ đều có điểm chung là chất giọng mộc mạc hồn nhiên và điệu kể nhẹ nhàng, gần gũi với cuộc sống đời thường.
Với Dương Thuấn, anh như người kể chuyện dân gian có vô vàn những câu chuyện muốn nói, bằng giọng kể rất duyên về những tập tục, đời sống:
Bắc Kạn bóng trùng rợp phố Đường đi dốc núi quanh co Quê hương bốn mùa hoa nở Nhà sàn ở giữa rừng mơ
hay người đọc ấn tượng với thơ anh bởi giọng điệu tự nhiên, hồn nhiên gần gũi không hề cầu kỳ, hợp với cuộc sống đời thường:
Đi làm về
Nóng
Vốc tay
Thoa lên mặt
Mát
Sinh ra và lớn lên ở miến núi nên sự chân chất, bình dị vẫn còn nguyên vẹn trong Y Phương và Dương Thuấn. Các anh đã đưa được những nét đặc trưng độc đáo, khoẻ khoắn của dân tộc mình vào thơ tạo nên giọng điệu tự
nhiên, khoẻ khoắn:
Hay:
Chọn vợ chỉ chọn hai bắp chân
Để đi nương khoẻ đêm gác nằm
(Dương Thuấn)
Anh chỉ chọn cô có cổ tay nhuộm chàm
Có bàn chân nẻ vì trong nương rẫy lội khe
Bên cạnh đó còn là giọng điệu trong trẻo tươi vui khi ta đọc những bài thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn nhập vào tâm hồn trẻ thơ để lý giải những câu hỏi ngộ nghĩnh, đáng yêu của các em. Qua đó phần nào hiểu được tình cảm của nhà thơ với các em thiếu nhi:
Đá cũng gọi là mèo Cỏ cũng gọi cỏ mèo Cú cũng gọi cú mèo
Cũng biết một tiếng meo
Hay:
Thiên nhiên là quả núi Ngồi cho em vẽ tranh Thiên nhiên là ánh trăng
Soi cho em tập múa
Ta lại bắt gặp chất giọng mạnh mẽ khoẻ khoắn nhưng cũng có cả những dí dỏm tinh nghịch, hài hước để cười mà vẫn thể hiện rõ chất miền núi, sự chân thành giản dị, không màu mè, cầu kỳ:
Tiếng vó Gõ mõ Từng hồi Từng đàn
Ngựa trắng
Bay
Trong nắng
Đạp
Mặt trời nghiêng
(Y Phương)
Hay sự dí dỏm của Y Phương khi nhớ lại mình của 60 năm về trước, có thể đó là sự hư cấu, tưởng tượng nhưng điều quan trọng là sự hài hước trong
tâm hồn:
Tôi còn nhớ
Có một mối tình
Cứ đêm đêm đèn đuốc đến tìm
Vách nhà rách người hát tình ca
...
Nhớ cái đêm liều mình
Sáu mươi năm sau
Vẫn ù tai, sét đánh...
Đọc thơ Dương Thuấn, người đọc bắt gặp giọng điệu tươi vui, phóng khoáng, tự hào của tác giả khi say sưa ngắm cảnh thiên nhiên. Con người lúc này được thăng hoa và bay bổng cùng thiên nhiên.
- Kìa thảo nguyên đẹp là thế
- Đi giữa trần gian mà như trong mơ
- Con đường nhỏ mờ trong sương trắng
Núi lim dim bên dốc mái nhà
Mỗi khi Dương Thuấn nhìn về cuộc sống ở quê hương mình, cuộc sống của những con người miền núi còn rất nghèo nàn, thiên nhiên khắc nghiệt làm cho mùa màng thất bát, nhưng với bản tính hiền lành, chịu khó chất phác của những con người nơi đây. Họ vẫn tin tưởng và hy vọng vào tương lại cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Dương Thuấn đã sử dụng giọng thơ hồn nhiên, tươi vui khi viết về họ:
Gieo mùa vàng
Khi không
Khi được
Trách núi làm chi
Khi cỏ gianh còn nhóm lên lửa
(Dương Thuấn)
Hay những lời hát lên trong lao động sản xuất vô cùng đáng yêu: À ơi con ngủ cho say/ Ngày mai con được hai đấu muỗm/ Ngày mai con được một đôi chim sẻ...(Dương Thuấn).
Đọc thơ Y Phương và Dương Thuấn ta bắt gặp giọng điệu không kém phần độc đáo đó là những âm điệu thiết tha, đằm thắm, thủ thỉ tâm tình.
Giọng điệu thiết tha, đằm thắm, nhuần nhị và giàu hình ảnh trong thể thơ lục bát của Y Phương:
- Dòng sông khi trắng khi xanh Tên em là bến cho anh gọi đò Tên em trĩu một câu hò
Cất lên lại lắng chẳng dò được đâu.
- Trái vàng trông thấy mấy khi
Trái thơm, thơm cả những gì chưa thơm...
Giọng thiết tha ấy còn được bộc bạch trong thơ 7 chữ của Y Phương Anh đi qua Trường Sơn bát ngát/ Gặp lửa rừng nhưng câu hát không em; Cây đàn này đâu phải cây đàn/ Bầu nước mắt trăm năm cười khóc...hay trong thơ 8
chữ của Dương Thuấn Trời trở gió chiều nay trời trở gió/ Chèo bẻo bay cao vút giữa tầng không/ Nghe ầm ào bốn phương như giông tố/ Náo nức cánh rừng, bao nỗi chờ mong...
Hay khi dạy bảo con mình, Dương Thuấn thể hiện tình cảm của người cha đối với con bằng giọng thủ thỉ tâm tình mà chứa đựng bao điều sâu sắc:
Con ơi, con hãy nhớ
Anh em trong nhà là cùng xương thịt
Đói ăn đói mặc sẽ đến lúc no
Đói tình đói nghĩa thì chẳng ai cho
(Dương Thuấn)
Rồi khi xa quê, Dương Thuấn vẫn luôn nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ của mình: Cùng bạn ra sông chơi trò chơi "rái cá bắt cá"; trò chơi trốn tìm bên cột nhà sàn, bên rừng bứa...
Có gì vui bằng thuở còn bé ngày xưa
Sông ngàn năm trôi, vực vẫn còn kẻ
Vốc nước lên soi, thấy bạn bè ùa
Bao nhớ thương tôi uống hết vào lòng
Đằng sau những ngôn từ tưởng chừng như kể, miêu tả, bộc bạch những tâm sự, trạng thái, tình cảm sâu lắng thiết tha...còn có cả chất giọng buồn da diết khi nhà thơ chứng kiến cuộc sống nghèo khổ vất vả của người dân miền
núi quê mình:
Trưa nay ở quê tôi
Thóc gạo trong nhà cạn vơi
Trẻ em mót sắn trên đồi
Người lớn vác thuổng vào rừng đào củ mài
Các chị, các mẹ mặc vải rách
Các em đi chân đất
Tháng ba...
(Y Phương)
Những dòng thơ khắc hoạ những nõi niềm, những chán nản không dấu nổi, cả niềm thương, nỗi xót xa cho cái nghèo đói của quê mình: đã là tháng ba, cái tháng đói nghèo, cái tháng buồn, tháng của những lận đận lo lắng.
Giọng điệu buồn cũng thể hiện rất rõ trong thơ Dương Thuấn:
Người miền núi con người vất vả
Chiếc gùi luôn đè nặng sau lưng
Cuộc sống nghèo khổ ở quê hương khiến lòng anh như thắt lại xót xa cho cuộc sống khốn khổ của con người nơi đây.
Y Phương cũng như Dương Thuấn luôn nặng lòng cùng quê hương xứ sở. Các anh tự khẳng định dù có đi đâu, về đâu cũng sẽ nhớ và trở về quê hương.
Bên cạnh nỗi xót xa của cuộc sống nghèo khổ ở quê hương mình, trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn chất chứa nhiều suy tư, nhiều nỗi buồn. Các anh đã viết lên những tâm trạng đó bằng giọng thơ tha thiết. Y Phương khắc hoạ hình ảnh người con trai và người con gái như trời và đất, cách xã nhau, không thể hoà làm một, không thể thành đôi, suốt đời đứng đợi giữa đất trời trong ao ước: Hai ta yêu nhau không thành đôi/ Ngày đêm khác phương trời/ Cuộc đời mỗi người mỗi khác nhau.../ Hai ta yêu nhau không thành đôi/ Mỗi người như một cây thông/ Đứng/ Đợi/ Giữa/ Đất/ Trời.
Trong bài thơ Đi tìm bóng núi của Dương Thuấn, nhà thơ viết về tình yêu của chàng trai xứ núi. Chàng trai ôm cái điều mơ hồ để đi tìm một ảo ảnh, cuối cùng là sự vô vọng, cái đã mất đi vĩnh viễn không thể nào níu giữ nổi. Đó là tâm trạng của chàng trai đi tìm cái đã mất, cái "bóng núi ngày xưa": Bây giờ ngựa về tàu khác/ Một mình anh ôm câu hát/ Đi tìm bóng núi ngày xưa...
Trong thơ Y Phương và Dương Thuấn, ta bắt gặp khá nhiều tâm trạng buồn, có lúc đơn côi nhưng vẫn là cái buồn, cái đơn côi kiêu hãnh, kiêu sa:
Ra sông tắm với thuồng luồng
Đêm đói này dạo với trăng suông
(Dương Thuấn)
Hay trong thơ của Y Phương cũng vậy, buồn thì buồn nhưng không hề có cảm giác của sự yếu đuối:
Buồn thì buồn
Đất mẹ ta ở đây
Mai ta lên rừng chặt cây
(Y Phương)
Cũng là tâm trạng buồn nhưng thơ Dương Thuấn buồn mà tuyệt nhiên không có cái bi lụy, chán nản, tuyệt vọng. Đọc thơ anh ta thấy có sự tin tưởng, sẻ chia và hi vọng về cuộc sống tươi đẹp hơn. Còn Y Phương cũng hay buồn, cái buồn của một người nhiều trăn trở: buồn vì "quê hương sao nghèo thế"; đồng cảm với người mẹ luôn tự hỏi "Không biết những người đàn bà khác/ Có yêu con như mẹ không/ Có thương người như mẹ không". Nhưng cái buồn ấy lại làm cho thơ anh thêm sâu sắc, thêm ý nghĩa. Trong thơ Y Phương có buồn nhưng quê hương vẫn là điểm tựa, là đất mẹ để anh tìm về sau những thăng trầm của cuộc sống. Dù buồn nhưng con người vẫn vượt lên, tự tin và kiêu hãnh.
Thơ của Y Phương là vậy. Thơ của các anh chứa đầy tâm sự, thiết tha, có buồn, có trầm tư nhưng không chán nản, đó là nét riêng nổi bật không giống cái buồn não lòng, buồn yếu đuối hay sự tuyệt vọng của thơ ca miền xuôi. Đây chính là sự khác biệt độc đáo của thơ ca miền núi nói chung và của Y Phương, Dương Thuấn nói riêng.
Bên cạnh giọng điệu khoẻ khoắn, vui tươi; thiết tha đằm thắm, thủ thỉ tâm tình giọng điệu trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn còn mang tính tự sự rất rõ. Với giọng thơ mộc mạc tự nhiên nhưng ở đó thể hiện rõ cái chiêm nghiệm của con người, nhiều bài thơ có giọng triết lý sâu sắc.
Với Y Phương, cái chất trí tuệ đậm chất triết lý làm cho thơ anh có một giọng điệu riêng, đó là cách nói của những trầm tư, suy ngẫm, trải nghiệm và
có sự chín chắn: Da thịt người da thịt đất đai/ Cùng một màu đồng hun lặng lẽ/ Nặng nhọc cười/ Nặng nhọc người đàn bà đeo gùi/ Nặng nhọc hai bầu vú phì nhiêu như đất/ Đất nước/ Sinh ra từ ngực người đàn bà/ Sau đó sinh ra làng quê xóm mạc/ Sinh ra tình yêu sinh ra bi kịch/ Sinh ra trí khôn đánh giặc chống trời/ Sinh ra Khan/ Khắp/ Cọi ...
Thơ anh thiên về sự triết luận từ những hình tượng mang sức khái quát và liên tưởng cao. Có những câu thơ bắt đầu là kể, kể bằng giọng rất nhẹ, nỗi buồn tưởng thoáng qua hay mơ hồ nhưng rồi ẩn sau đó là những tan vỡ, những mất mát vô bờ:
Sẽ chẳng còn ngày xưa
Ngày xưa, ngày xưa, cái ngày xưa bé dại
Ta trót mê nhau ngày sau nhớ lại
Tuổi ba mươi vẫn gái
Một mình
Tuổi ba mươi thèm trẻ ra đường
Yêu mỏi mệt
Yêu nồng nàn như lửa
Mặt trời mỗi ngày nghiêng vào nỗi nhớ
Hay khi viết về tình yêu, vẫn là kể nhưng những vần thơ của anh khiến người ta day dứt: Giận nhau lâu/ Nhớ nhau dài/ Tôi trở về tìm người yêu xưa ở phố/ Em gọi nhưng tôi không ngoái cổ/ Giả vờ đi... Kết thúc bài thơ là sự tiếc nuối nhưng con người luôn biết chấp nhận những cái gì là thực tại. Các nhà thơ dân tộc nói theo ngôn ngữ của dân tộc mình, diễn tả bằng chất giọng của dân tộc mình, ta thấy được sự thẳng thắn, cái thành thật rất dễ nhận thấy ở người miền núi mà không thể trộn lẫn.
Đến ngay cả khi Dương Thuấn triết lý, người đọc vẫn cảm nhận được giọng thơ mộc mạc, tự nhiên, không cầu kỳ mà đậm lời ăn tiếng nói của người dân tộc miền núi: Người làm nương ăn theo lửa/ Người làm đồng ăn
theo nước. Phải là người gắn bó sâu sắc với đời sống của các dân tộc ít người sống ở miền núi thì nhà thơ mới đúc kết được nhận thức giản dị ấy bởi cuộc sống của những người du canh, du cư ở miền núi họ đốt nương trồng lúa và để họ sống được cũng là nhờ vào việc lao động sản xuất này. Vì thế mà Dương Thuấn mới nhận định con người ở núi rừng Việt Bắc "ăn theo lửa - ăn theo nước". Từ "ăn" được hiểu là "ăn ở" và "sống".
Hay những triết lý sâu xa về con người và cuộc sống được Dương Thuấn nói như kể trong tập Đi ngược mặt trời. Trong tập thơ ấy, anh đã tìm ra được một giọng nói của riêng mình như anh từng ấp ủ: Người sinh ra trên núi/ Cầm dao tự phát lối cho riêng mình. Và trong đó có những lúc cô đơn, chán nản khi một mình tha hương giữa phố phường, những đêm xa quê mất ngủ anh lại nhớ những ngày còn ở núi: Đêm nay đô thành ta đạp đổ/ Ta là chàng trai núi khinh đời/ Ta chẳng cần đô thành em đã biết chưa/ Chẳng cần biết em qua bao ngôi nhà bị đổ... Trong nỗi man mác buồn, ta vẫn thấy ở nhà thơ hiện lên một vẻ đẹp dù mơ hồ nhưng tha thiết: Mùa thu ta lại lên đỉnh đồi/ Ta thả xuống những câu thơ áo trắng.
Có thể thấy Y Phương và Dương Thuấn đã biết cách tìm kiếm chất thơ ngay trong cuộc sống đời thường. Đọc những trang thơ của họ ta thấy được sự giản dị, mộc mạc, chân thành, gần gũi và sinh động như chính cuộc sống của những con người vùng cao. Trong thơ Y Phương và Dương Thuấn có giọng vui tươi, hồn nhiên; Có giọng trữ tình sâu lắng và cả những giọng kể, tả của lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng mang những ý nghĩa sâu xa, triết lý. Ba giọng điệu này có lúc mờ, lúc đậm, có lúc nổi trội trong từng chủ đề khác nhau nhưng nhìn chung nó đã tạo được một phong cách riêng cho mỗi tác giả.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Y Phương và Dương Thuấn là hai nhà thơ Tày xuất sắc trong thời kỳ văn học Việt Nam hiện đại. Hai anh đã có đóng góp rất lớn cho thơ Tày nói riêng và cho văn học các dân tộc thiểu số nói chung. Trong quá trình sáng tác, Y Phương và Dương Thuấn đã xây dựng tác phẩm của mình từ nền tảng truyền thống văn hoá dân tộc, từ sự kế thừa và chắt lọc những tinh hoa truyền thống của văn học thiểu số. Tìm hiểu các sáng tác của hai nhà thơ này, ta nhận thấy được sự đóng góp đáng kể, thiết thực cho dòng văn học dân tộc sau này.
2. Trong các tác phẩm thơ của mình, Y Phương và Dương Thuấn thể hiện hết sức cụ thể, sinh động những nét bản săc văn hoá của dân tộc Tày. Từ hình ảnh thiên nhiên đến con người nơi núi rừng Việt Bắc. Đọc thơ của hai anh, ta nhận thấy rất rõ cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện của người miền núi.
Hình ảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc được hiện lên trong thơ Y Phương và Dương Thuấn là thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà thơ mộng. Thiên nhiên ấy được cảm nhận từ tình cảm gắn bó hoà nhập. Họ nhìn về quê hương, bản làng với tình cảm ngợi ca, tự hào.
Y Phương và Dương Thuấn viết về những con người Việt Bắc (người Tày) với một tình cảm thiết tha mà mang nhiều ý nghĩa lớn lao. Họ là những con người chất phác, tần tảo mà giàu đức hy sinh. Đó là hình ảnh những bà mẹ dân tộc Tày lo toan vất vả, tràn đầy tình yêu thương và giàu đức hy sinh. Họ là những con người không tên tuổi nhưng cuộc đời của họ mãi mãi đọng lại trong niềm cảm thương, sự kính trọng và lòng yêu thương vô bờ. Hay hình ảnh những chàng trai, cô gái Tày khoẻ mạnh, tràn đầy sức sông, hăng say trong lao động, kiên cường trong chiến đấu. Trong tình yêu họ cũng là người rất chân thành, thắm thiết, thuỷ chung. Họ bộc lộ tình yêu “đậm chất núi rừng”, rất hồn nhiên, nồng nàn, thuần khiết.
3. Một trong những điều làm nên giá trị độc đáo, đặc sắc riêng cho những tác phẩm thơ của Y Phương và Dương Thuấn đó là những phong tục, tập quán. Phong tục tập quán của những người dân tộc Tày Việt Bắc đã đi vào trong thơ hai anh một cách tự nhiên, chân thực, phong phú và sinh động với phong tục trong lễ tết, hội hè, trong đám cưới, ăn hỏi, trong lao động sản xuất, trong đời sông văn hoá, văn nghệ của người Tày. Vào ngày lễ tết Nguyên Đán người ta hát, người ta uống rượu, họ trao nhau những lời ca, tiếng lượn say đắm lòng người đồng thời họ tổ chức đêm hát then để giải đi những điều dữ và cầu nguyện những điều an lành tốt đẹp trong cuộc sống. Trong một năm họ còn có nhiều ngày tết như: tết Thanh minh(mồng 3 tháng 3), tết rằm tháng bảy… Hay trong những ngày lễ hội: hội Lồng tồng, hội Tung còn, đánh yếm, hát then, hát lượn, hát sli. Trong lễ hội đó nam nữ lại có cơ hội tìm hiểu nhau rồi nên vợ nên chồng. Bên cạnh đó những người dân miền núi còn có những lễ nghi mang tính đặc trưng như: đám cưới, ăn hỏi… đậm chất văn hoá Tày.
4. Bản sắc Tày còn được thể hiện rất rõ trong nghệ thuật thơ của Y Phương và Dương Thuấn.
Hình ảnh trong thơ Y Phương và Dương Thuấn đó là những hình ảnh quen thuộc của quê hương, bản làng, cuả núi rừng Việt Bắc, những hình ảnh mang hơi thở của cuộc sống vùng cao. Thơ họ hiện lên con người và thiên nhiên của đại ngàn, sông suối. Hình ảnh của thiên nhiên như: mây, gió, trăng, sông, núi và cả những sự vật xung quanh: đất, đá, cây cối, cỏ hoa, cả những con vật thân quen (con ngựa). Hình ảnh quê hương hiện lên với những trang phục: áo, quần, khăn, vòng… và tập tục trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ: điệu lượn, điệu sli, khèn, trống. Tất cả những hình ảnh đó không chỉ tồn tại ở nghĩa thực mà còn mang nghĩa biểu trưng: núi, sông, mặt trời, ngọn lửa, đá, con ngựa… những biểu trưng này có ý nghĩa tô đậm thêm sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với quê hương, bản làng thì mới hiểu sâu được những hình ảnh
độc đáo này. Ngôn ngữ của Y Phương và Dương Thuấn được thể hiện trong thơ là những từ ngữ mộc mạc như cách nói hàng ngày, ngôn từ trong sáng, giản dị mang tính truyền thống của con người vùng cao. Đôi khi dùng những ngôn ngữ được chọn lọc công phu tạo nên những ẩn ngữ giàu màu sắc triết lý. Trong quá trình tìm hiểu thơ Y Phương và Dương Thuấn, ta bắt gặp ba giọng điệu chính: giọng kể, tả của những lời ăn tiếng nói hàng ngày mà qua đó thấy được cách tư duy, cách nghĩ và tâm hồn của người miền núi; Giọng điệu thiết tha, nhẹ nhàng, tình cảm, đằm thắm, tâm tình và giọng điệu khoẻ khoắn, vui tươi, mạnh mẽ như tính cách con người miền núi.
5. Qua quá trình tìm hiểu ta có thể khẳng định nhà thơ Y Phương và Dương Thuấn đã góp phần bảo tồn lưu giữ và phát huy nền văn hoá đặc sắc của dân tộc Tày trong đời sống văn hoá, văn học Việt Nam hiện đại.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện được những nét chính, tiêu biểu về giá trị nội dung cũng như một số phương diện nghệ thuật trong thơ Y Phương và Dương Thuấn. Chúng tôi hy vọng có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa để có những đánh giá mới mẻ về hai nhà thơ dân tộc thiểu số này.
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh, Hát với sông Năng, Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2002.
2. Vũ Tuấn Anh, Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945-1995, Nxb. Khoa học xã hội, 1997.
3. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb. ĐHQG Hà Nội.1999.
4. Nguyễn Duy Bắc, Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Nxb. Văn hoá dân tộc, 1998.
5. Uông Thái Biểu, Người đi tìm bóng núi, Báo Nhân dân điện tử, 2003.
6. Nông Quốc Chấn, (chủ biên), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi,
(II,III), Nxb. Giáo dục, H, 1998, 1999.
7. Nông Quốc Chấn, Đường ta đi, Nxb. Việt Bắc, 1972.
8. Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học (in lần thứ tư), Nxb. Giáo dục, 1997.
9. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiên đại, Nxb. Hoa
học xã hội, 1974.
10. Trinh Đường, Bản sắc dân tộc trong thơ Dương Thuấn, Báo văn nghệ, 1992.
11. Nguyễn Hưng Hải, Quê hương trong thơ Dương Thuấn, Báo Nhân dân, 2005.
12. Nguyễn Văn Hạnh, Văn học và văn hoá, Vấn đề và suy nghĩ, Nxb. KHXH
Hà Nội, 2002.
13. Nguyễn Văn Huy (chủ biên), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam,
Nxb. Giáo dục, 1998.
14. Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb. Văn hoá, H,1995
15. Các dân tộc Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb. Văn hoá, H, 1978.
16. Các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hoá, H, 1959.
17. Inrasara, Thơ dân tộc Chăm từ nguồn gốc đến hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu van học, số5-2006.
18. Vũ Ngọc Khánh, Từ vựng thuật ngữ Folklore, Nxb. Văn hoá Thông tin, 1995.
19. Hoàng Ngọc La (Chủ biên), Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn, Văn hoá
dân gian Tày, Sở Văn hoá thông tin Thái Nguyên, 2002.
20. Đinh Xuân Lâm, Trần Quốc Vượng, Những trang sử vẻ vang của các dân tộc thiểu số miền Bắc, H, 1968.
21. Mã Giang Lân, Nhận xét ngôn ngữ thơ hiện đại Việt Nam, Tạp chí văn học số3-2003.
22. Tạ Ngọc Liễn, Chân dung văn hoá Việt Nam, Nxb. Thanh niên, 1999.
23. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ, Thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb. Lao động, H, 2002.
24. Phong Lê, Văn học Việt Nam hiện đại - Những chân dung tiêu biểu,
Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2001.
25. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, H, 1968.
26. Hoàng Lương, Lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ở miên Bắc Việt Nam,
H, 2002.
27. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục, 1996.
28. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc
Hoà, Thành Thế Thái Bình, Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục, 1997.
29. Phan Ngọc, Bản Sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hoá Thông tin, 1998.
30. Phan Ngọc, Thơ là gì. Tạp chí văn học số 1, 1991.
31. Vi hồng Nhân, Văn hoá các dân tộc thiểu số, Nxb. Văn hoá dân tộc, 2004.
32. Vũ Nho, Đi giữa miền thơ, Nxb. Văn hoá thông tin, 2001.
33. Nhà văn dân tộc thiểu số - Đời và văn, Nxb. Văn hoá dân tộc, 2004.
34. Octavio Paz, Thơ văn và tiểu luận, Nxb. Đà Nẵng, 1998.
35. Nhiều tác giả, Những vấn đề văn học và ngôn ngữ, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2004.
36. Nhiều tác giả, Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Băc Kạn,
Nxb. Văn hoá dân tộc Hà Nội, 2004.
37. Nhiều tác giả, Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb. Văn
hoá dân tộc Hà Nội, 1998.
38. Hoa Phan, Cảm nhận thơ Dương Thuấn, in trên báo Thanh niên, 2002
39. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển văn học, Nxb. Đà Nẵng, 2002.
40. Hoàng Quyết, Tuấn Dũng, Phong tục tập quán các dân tộc Việt Băc, H, 1994.
41. Chu Văn Sơn, Dương Thuấn đi tìm bóng núi, Báo văn nghệ, 2001.
42. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2001.
43. Vũ Văn Sỹ, Về một số đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam 1945 - 1995, Nxb.
KHXH-HN, 1999.
44. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 2000.
45. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam , Nxb. TP HCM, 1997.
46. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam,
Nxb. KHXH, 1997
47. Thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Văn hoá dân tộc, 2000.
48. Đỗ Ngọc Thống, Nhà thơ Dương Thuấn, in trên báo Văn nghệ, 2000.
49. Lâm Tiến, Văn học các dân tộc Việt Nam hiện đại, Nxb. Văn hoá dân tộc, 1995.
50. Bùi Thị Tịnh, Bùi Thị Phương Thanh, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2001.
51. Đỗ Thị Minh Thuý, Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, Nxb. Văn hoá
thông tin, H, 1997.
52. Truyện kể về phong tục, truyền thống văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb.
Giáo dục, 2007.
53. Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hoá- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với dân tộc khác), Nxb. Đại học quốc gia, 2002.
54. Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số (Sau Cách mạng tháng 8), Nxb. Văn học, 1995.
55. Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1997.
56. Viện ngôn ngữ học, Tìm hểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 1, H, 1972
57. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hoá Việt Nam, H, 1997.
58. Y Phương, Lời chúc, Nxb. Văn hoá dân tộc, 1991.
59. Y Phương, Đàn then, Nxb. Hội nhà văn, 1996.
60. Y Phương, Ngược gió, Nxb. Văn hoá dân tộc, 2006
61. Y Phương, Tiếng hát tháng giêng, Nxb. Sở VHTT Cao Bằng, 1986. 62.
Thơ Y Phương, Nxb. Hội nhà văn, 2002.
63. Lò Ngân Sủn, Thơ tình Cao Lan, Nxb. Hội nhà văn, 1997.
64. Lò Ngân Sủn, Chợ tình, Nxb. Văn hoá dân tộc, 1995.
65. Lò Ngân Sủn, Con của núi, Nxb. Hội nhà văn, 1996.
66. Lò Ngân Sủn, Con của núi (II), Nxb. Văn hoá dân tộc, 1997.1
67. Lò Ngân Sủn, Con của núi (III), Nxb. Văn hoá dân tộc, 2001.
68. Lò Ngân Sủn, Người đẹp, Nxb. Văn hoá dân tộc, 1999.
69. Dương Thuấn, 17 khúc đảo ca, Nxb. Quân đội nhân dân, 2000.
70. Dương Thuấn, Bà lão và trích choè, Nxb. Kim Đồng, 1997.
71. Dương Thuấn, Bài học mùa hè, Nxb. Kim Đồng, 1996.
72. Dương Thuấn, Chia trứng công, Nxb. Hội nhà văn, 2006.
73. Dương Thuấn, Cưỡi ngựa đi săn, Nxb. Văn hoá dân tộc, 1991.
74. Dương Thuấn, Đêm bên sông yên lặng, Nxb. Hội nhà văn, 2004.
75. Dương Thuấn, Đi ngược mặt trời, Nxb. Văn học, 1995.
76. Dương Thuấn, Đi tìm bóng núi, Nxb. , Văn học, 1993.
77. Dương Thuấn, Hát với sông Năng, Nxb. Văn học, 2001.
78. Dương Thuấn, Lính Trường Sa thích đùa, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006.
79. Dương Thuấn, Slip nhỉ tua khoăn, Nxb. Văn hoá dân tộc, 2002.
80. Dương Thuấn, Thơ Dương Thuấn, Nxb. Kim Đồng, 2005.
81. Dương Thuấn, Thơ với tuổi thơ, Nxb. Kim Đồng, 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn.doc