Bàn thêm khủng hoảng nợ tại mỹ Việt Nam cần có giải pháp tài chính tiền tệ hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2010 - 2020

Rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, sữa, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, xi măng, thép Theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và ngoài nước để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chi phí kinh doanh, giá thành các loại sản phẩm thuộc diện bình ổn giá theo quy định, nhất là đối với các mặt hàng xăng dầu, điện, than, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, đường, sữa, lương thực, thép, xi măng. Tổ chức triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, thị phần xuất khẩu cho các doanh nghiệp, đồng thời có các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tăng lượng hàng hoá xuất khẩu. Xác định những vật tư, thiết bị mà trong nước đã sản xuất được và đáp ứng yêu cầu chất lượng là đầu vào của các dự án, công trình, trước hết là các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ để thay thế hàng nhập khẩu.

pdf3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn thêm khủng hoảng nợ tại mỹ Việt Nam cần có giải pháp tài chính tiền tệ hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2010 - 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN THÊM KHỦNG HOẢNG NỢ TẠI MỸ VIỆT NAM CẦN CÓ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH TIỀN TỆ HIỆU QUẢ NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 PGS.TS. Lý Hoàng Ánh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM Chúng tôi xin bàn thêm về bài học từ khủng hoảng nợ tại Mỹ, trên cơ sở đó Ngân hàng Việt Nam cần có giải pháp tín dụng hiệu quả nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. Bắt đầu ngày 06/08/2007, công ty thế chấp nhà American Home Mortgage xin phá sản, hàng loạt ngân hàng, công ty tài chính lớn, tập đoàn bảo hiểm gặp khó khăn và sụp đổ: Wachovia, Washington Mutual Inc, Bear Sterns, Fannie Mae, Merrill Lynch, AIG, Goldman Sachs, Mogan Stanley, Freedom Bank... Các khoản nợ dưới tiêu chuẩn tại Mỹ cuối năm 2006 đến tháng 11 năm 2008 có 17 ngân hàng lớn phải đóng cửa; 108.905 lượt người xin phá sản, tại bang California 80%, Florida 62%. Biểu hiện cụ thể, các ngân hàng thiếu thanh khoản, bảng cân đối kế toán ngày một xấu đi , hiệu ứng domino ngân hàng toàn cầu từ Mỹ, Eu, Nhật, Hàn quốc… suy sụp niềm tin của công chúng vào hệ thống tái chính. Diễn đàn chính sách tài chính tại Mỹ tháng 4/2008 đánh giá tổ chức tài chính thiệt hại 200 tỷ USD, hộ gia đình và các công ty khác thiệt hại khoảng 910 tỷ USD, GDP giảm điểm 1,3% trong năm tới ngành công nghiệp tài chính mất 2/3 lợi nhuận do giảm vốn và doanh thu. Kinh tế toàn cầu khôi phục trở lại 2,5 năm sau. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng đầu tư vào bất động sản và tiêu dùng quá lớn (tiêu dùng tư nhân 70% GDP, chi tiêu Chính phủ 13% GDP), cho vay dưới chuẩn của hệ thống ngân hàng, lạm dụng công cụ phái sinh, chứng khoán hóa (Securitisation) tràn lan khó kiểm soát (chuyển khoản vay bất động sản thành gói trái phiếu nhiều rủi ro cung cấp ra thị trường - MBS, MBO, MCO), quản lý, giám sát của Chính phủ lỏng lẻo trong thời gian dài, việc đặt chuẩn kế toán, xác định tài sản theo thị trường không có sự điều chỉnh của Nhà nước, Tập đoàn bảo hiểm đơn ngành, đầu tư ồ ạt không cẩn trọng.... Chính phủ các nước như Mỹ, Anh, Nhật Bản đã dùng nhiều biện pháp để khắc phục khủng hoảng suy thoái như: bảo vệ người gửi tiền, nới lỏng chính sách tiền tệ, quốc hữu hóa các khoản nợ xấu của một số ngân hàng lớn, tăng cường quản trị điều hành ngân hàng, vay IMF, hỗ trợ, kích thích sản xuất phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính phủ Mỹ chi 781 tỷ USD cứu hệ thống tài chính, ngân hàng, mua thương phiếu doanh nghiệp không hạn chế 1300 tỷ USD, tăng cường kiểm soát chi phối của Nhà nước vào nền kinh tế, tài chính, ngân hàng. Tương tự, Anh - 25 tỷ USD, Bỉ, Hà lan, Luxembourg mua lại tập đoàn tài chính Fortis, Đức 50 tỷ Euro, Trung Quốc - 100 tỷ USD, IMF chuẩn bị 100 tỷ USD cứu trợ ngân hàng các nước đang phát triển. Khủng hoảng nợ bắt đầu từ phố Wall, khủng hoảng hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, khủng hoảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến suy giảm kinh tế Việt Nam, các giải pháp của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế ổn định và bền vững năm 2010 và những năm sau: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đối với nền kinh tế, để chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn; điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn huy động phù hợp với cơ cấu và kỳ hạn tín dụng, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh; đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả tiền gửi. Mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trong điều kiện doanh nghiệp, hộ sản xuất đang gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh; xử lý kịp thời các vướng mắc về nợ vay và tiếp cận tín dụng của khách hàng. Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng năm 2009 để thực hiện phương án thích hợp về quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng tín dụng năm 2010 và những năm tiếp theo, phù hợp với khả năng và cơ cấu vốn huy động, theo định hướng và mục tiêu tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Xây dựng và triển khai kịp thời các chương trình tín dụng cụ thể: Bố trí vốn và áp dụng lãi suất hợp lý theo chính sách ưu tiên khách hàng của mình đối với nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng hoá thay thế hàng nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu trong nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Cho vay mua lúa, gạo và các chương trình tín dụng khác theo chỉ đạo của Chính phủ, bố trí đủ vốn để giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký kết đối với các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, các dự án được đầu tư theo chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ. Thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn của hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm; tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện việc nhận bảo lãnh, cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo gói hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ. Xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành; không phạt do quá hạn trả nợ vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Các ngân hàng thương mại Nhà nước mà chủ đạo là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đẩy mạnh việc mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn; các ngân hàng thương mại khác dành tỷ lệ vốn thích hợp để mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Chính sách Xã hội chủ động xây dựng phương án huy động vốn theo cơ chế hiện hành và trình cơ quan có thẩm quyền bổ sung các nguồn vốn khác để đảm bảo có thêm vốn cho vay hộ nghèo, học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác; rà soát, chỉnh sửa các quy định về nghiệp vụ, thủ tục cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách vay vốn kịp thời. Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn khả dụng, chấp hành đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ về hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ, ngoại hối, thanh toán, chuyển tiền, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với các quy định của pháp luật; đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, tập trung thanh toán tại trụ sở chính và kết nối toàn hệ thống; chú trọng nâng cao các dịch vụ và tiện ích ngân hàng cho khách hàng. Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%. Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường. Chỉ đạo, hướng dẫn các Ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thoả thuận đối với dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả theo Nghị quyết của Quốc hội. Rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, sữa, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, xi măng, thép… Theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và ngoài nước để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chi phí kinh doanh, giá thành các loại sản phẩm thuộc diện bình ổn giá theo quy định, nhất là đối với các mặt hàng xăng dầu, điện, than, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, đường, sữa, lương thực, thép, xi măng... Tổ chức triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, thị phần xuất khẩu cho các doanh nghiệp, đồng thời có các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tăng lượng hàng hoá xuất khẩu. Xác định những vật tư, thiết bị mà trong nước đã sản xuất được và đáp ứng yêu cầu chất lượng là đầu vào của các dự án, công trình, trước hết là các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ để thay thế hàng nhập khẩu. Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp tốt giữa các Cơ quan, Bộ, Ngành, hệ thống ngân hàng Việt Nam, chúng ta sẽ khắc phục được tác động xấu cuộc khủng khoảng nợ, ổn định hệ thống tài chính Việt Nam, chống suy giảm kinh tế, nâng cao mức sống người dân trong năm 2010 và đến năm 2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBàn thêm khủng hoảng nợ tại mỹ việt nam cần có giải pháp tài chính tiền tệ hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2010 - 2020.pdf
Luận văn liên quan