Báo cáo áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần bình điền Quảng Trị

Độ bụi: Sau khi áp dụng SXSH, kết quả tại 02 vị trí giám sát là 166 µg/m3, và 194 µg/m3, đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT, - Nồng độ khí độc (SO2, NO2, CO): Tất cả các chỉ tiêu về khí độc tại thời điểm giám sát đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT. Tuy kết quả giám sát của tất cả các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí xung quanh và độ ồn đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Nhưng Công ty sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường và người dân trong khu vực.

doc74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần bình điền Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sol khí, có tác dụng hấp thụ và khuyếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển. Khi bụi phát tán ra môi trường xung quanh, bám lên cây cối ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh, mất vẻ đẹp tự nhiên của vùng ven đồi. Bụi phát sinh từ nhà máy không ảnh hưởng đến khu dân cư do nhà máy được bố trí trong khu công nghiệp. - Khí độc: + Tác hại của khí CO: là chất khí không màu, không thấy được, được tạo ra khi nhiên liệu chứa cácbon cháy không hết – đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Đặc biệt nguy hại với thai nhi và người mắc bệnh tim. Do áp lực của Hêmôglobin trong máu đối với ôxit cácbon lớn hơn 200 lần so với ôxy, nên CO cản trở vận chuyển ôxy từ máu vào tới các mô. Vì thế, để vận chuyển cùng một lượng ôxy cần thiết phải bơm máu nhiều hơn. Rất nhiều nghiên cứu trên con người và động vật chứng tỏ rằng những người yếu tim sẽ bị tăng thêm căng thẳng khi lượng CO trong máu vượt quá mức. Đặc biệt các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy khi tiếp xúc với CO ở mức cao thì những người hay bị đau thắt ngực sẽ tăng thời gian đau. Những người khoẻ mạnh cũng bị ảnh hưởng, nhưng chỉ khi tiếp xúc với CO cao sẽ dẫn đến khả năng suy giảm thị lực, năng lực làm việc, sự khéo léo, khả năng học tập và hiệu suất công việc. + Tác hại của cacbuahydro: Cacbuahydro thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là suy nhược, chóng mặt, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi... Khi hít thở hơi cacbuahydro ở nồng độ cao có thể nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, buồn nôn, nôn. - Tiếng ồn: + Việc tiếp xúc thường xuyên với nguồn ồn từ 80 dBA trở lên làm ức chế thần kinh trung ương, gây trạng thái mệt mỏi khó chịu,giảm năng suất lao động, dễ dẫn đến tai nạn lao động. + Tiếng ồn ảnh hưởng đến công nhân làm việc và CBCNV. Các tác động này sẽ được gia tăng trong môi trường làm việc vốn có mật độ người qua lại tương đối cao. Độ ồn cao, cường độ ồn lớn lặp đi lặp lại liên tục trong một khoảng thời gian nhất định (phát sinh từ máy móc sản xuất) sẽ làm cho con người có cảm giác nhức đầu, căng thẳng, nặng hơn có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ triền miên. Thời gian tác động tối đa cho phép đối với tiếng ồn (Tiêu chuẩn VSLĐ – Bộ Y tế): Bảng 10: Thời gian tác động tối đa cho phép đối với tiếng ồn Thời gian tác động Mức ồn (dBA) 8 giờ 85 4 giờ 90 2 giờ 95 1 giờ 100 30 phút 105 15 phút 110 <15 phút 115 Thông thường sự suy giảm tiếng ồn trên đường lan truyền là tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, nên khi tăng gấp đôi khoảng cách từ người nghe đến nguồn ồn thì cường độ âm thanh sẽ giảm đi còn 1/4 và mức cường độ âm giảm đi 6 dB. Dưới đây là tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn khu công cộng và dân cư: Đối với môi trường tại nơi làm việc thì mức ồn quy định là không vượt quá 90 dBA trong suốt ca làm việc 8h. Nếu tổng số thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày qua không quá: + 5h mức áp âm cho phép tăng thêm 5dB; + 3h mức áp âm cho phép tăng thêm 10dB; + 2h mức áp âm cho phép tăng thêm 15dB; + 1h mức áp âm cho phép tăng thêm 20dB; + 30ph mức áp âm cho phép tăng thêm 25dB; + 15ph mức áp âm cho phép tăng thêm 30dB. - Nước thải: Lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt tại công ty đã xử lý trước khi thải ra môi trường nên về cơ bản không gây tác động lớn đến môi trường xung quanh. - Chất thải rắn: Lượng chất thải rắn của Công ty chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất và một phần do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, lao động. Lượng chất thải sản xuất của Công ty một phần đã được thu hồi tuần hoàn lại (bùn từ hệ thống xử lý bụi). Phần còn lại là bán thành phẩm rơi vải hiện nay Công ty phải có biện pháp thu gom triệt để thu hồi lại để tái sản xuất tránh gây ô nhiễm môi trường. Lượng chất thải rắn sản xuất khác như bao bì hỏng hiện nay vẫn còn tập kết lộn xộn gây khó khăn trong việc sản xuất, chưa xử lý. Lượng chất thải rắn sinh hoạt cùng với lượng chất thải rắn nguy hại được thu gom và thuê đơn vị môi trường có chức năng thu gom và xử lý theo đúng quy định nên về cơ bản sẽ không gây tác động đến môi trường xung quanh cũng như sức khỏe của người lao động. * Thông tin về sức khỏe của người lao động tại Công ty: Tại Công ty Cổ Phần Bình Điền Quảng Trị định kỳ có kế hoạch khám sức khỏe cho công nhân 1 năm 1 lần. Ngoài ra, Công ty có chính sách hỗ trợ đối với những công nhân trong thời gian làm việc tại Công ty bị tai nạn, bệnh tật. Trong quá trình làm việc, Công ty trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân và thường xuyên nhắc nhở công nhân cẩn thận trong khi làm việc những khu vực nguy hiểm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. 4. ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN Nhận dạng các tiềm năng đánh giá SXSH tại Nhà máy Qua khảo sát thực tế, phân tích hiện trạng sản xuất và môi trường của Công ty Cổ Phần Bình Điền Quảng Trị, chúng tôi nhận thấy: - Các hệ thống thiết bị hiện nay đã xuống cấp đáng kể nên gây ra những khó khăn, tổn thất rất lớn trong quá trình sản xuất (Thất thoát nguyên nhiên liệu, thành phẩm, tiêu tốn năng lượng), ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất sản xuất. - Việc kiểm soát và quản lý số liệu chưa đầy đủ; chưa đánh giá số liệu sản xuất/đơn vị điện, nước, nguyên liệu,để đánh giá và so sánh hiệu quả sản xuất theo định kỳ. - Sàng số liệu phối trộn 3 màu được làm bằng sắt khi phân chạy qua để phối trộn nước rò rỉ ra trong quá trình trộn do các thành phần hóa học của phân gây ra đã ăn mòn sắt làm gỉ rét dàn sắt làm giá đỡ. - Công đoạn sấy và tạo hạt ra viên, quản lý nội vi chưa tốt cụ thể chất thải còn rơi vãi, rác thải trong quá trình sản xuất để chung với sản phẩm - Các thủ tục pháp lý về môi trường đã được Công ty thực hiện và đã được cơ quan quản lý tại địa phương cấp phép, tuy nhiên qua thực tế, các vấn đề môi trường còn hết sức quan ngại. Ô nhiễm bụi , mùi hôi (đặc biệt mùi NH3) trong các phân xưởng sản xuất, kho chứa do chỉ mới được thu gom cục bộ và xử lý một phần, khả năng chưa đạt quy chuẩn môi trường là rất cao. - Công ty hoạt động sản xuất với loại hình sản xuất phân bón NPK các loại. Tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng mà sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó, khả năng đánh giá SXSH của Công ty gặp khó khăn về số liệu do quá trình thu thập không đầy đủ. Các tiềm năng đánh giá SXSH tại Nhà máy: - Cần bố trí, quy hoạch lại các kho bảo quản thành phẩm, nguyên liệu, chất thải rắn một cách hợp lý. - Kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. - Tối ưu quá trình sản xuất tránh thất thoát nguyên nhiên liệu, năng lượng. - Lắp đặt hệ thống lọc bụi kép: Hệ thống lọc bụi tay áo kết hợp hệ thống lọc bụi bằng phòng lắng bụi có phun nước xử lý lượng bụi thành phẩm thất thoát lớn từ khâu sấy, làm nguội. - Lắp đặt hệ thống chụp hút bụi cyclon túi vải thu hồi bụi tại khâu nghiền, phối trộn, sàn, thu hồi bụi. - Thay đổi phương pháp đóng bao. - Thay thế các tấm lợp trên mái đã rỉ rắt, mở rộng không gian ô kính trên mái để tăng độ sáng, thay thế một số tấm tôn sắt bằng tôn sáng có ánh sáng xuyên qua. - Bảo ôn, thay thế các máy móc thiết bị khả năng sản xuất thấp. - Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để tránh ẩm ướt, đồng thời dể dàng cho việc tận thu nguyên liệu, thành phẩm rơi vải. - Tận dụng nhiệt khói thải từ quá trình đốt than sấy phân. - Quản lý vấn đề định mức tiêu thụ năng lượng/kg sản phẩm cũng như việc quản lý điện năng tiêu thụ trên toàn Công ty cần được sự quan tâm đúng mức. 4.2. Đánh giá và đề xuất các cơ hội SXSH Là một Công ty sản xuất quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, các công đoạn sản xuất nhiều. Vì vậy, rất khó để đánh giá cân bằng vật liệu chi tiết cho sản xuất trong một thời gian ngắn. Thêm nữa, các nguyên vật liệu của Công ty được nhập về chưa có thống kê chính xác, nguyên liệu được sử dụng trong những ngày sản xuất khác nhau nên không thể xác định rõ khi sản xuất sử dụng bao nhiêu nguyên liệu.. Do đó, trong quá trình tiến hành cân bằng vật liệu chúng tôi chỉ cân bằng những công đoạn sản xuất chính nơi lượng dòng thải phát ra lớn và xác định các tiềm năng thực hiện sản xuất sạch hơn có thể thực hiện ngay. Đây cũng là cơ sở để Công ty tiến hành thực hiện đánh giá chi tiết sản xuất sạch hơn cho Nhà máy hiện tại và Nhà máy sắp mở rộng trong thời gian tới. 4.2.1. Cân bằng vật liệu: Bảng 11: Cân bằng vật liệu Công đoạn Vật liệu đầu vào (tấn/ngày) Vật liệu đầu ra (tấn/ngày) Ghi chú Tên Số lượng Tên Số lượng Quy trình sản xuất Nghiền Nguyên liệu 47.27272727 Nguyên liệu đã nghiền 47.08363636 0,05% thất thoát Nguyên liệu rơi vải không thu hồi 0.141818182 0.3% thất thoát Bụi thất thoát 0.047272727 0.1% thất thoát Phối liệu Nguyên liệu đã nghiền 47.08363636 Phân dạng mịn NPK Phối liệu 46.58925818 0,3 % thất thoát  Nguyên liệu, bán thành phẩm rơi vải 0.470836364 1% thất thoát Bụi thất thoát 0.023541818 0.05% thất thoát Viên kê, tạo hạt Phân dạng mịn NPK Phối liệu 46.58925818 NPK dạng hạt ẩm 55.28358462 0,1 % thất thoát  Nước 8.927272727 Bán thành phẩm rơi vải 0.232946291 0.5% thất thoát Sấy NPK dạng hạt ẩm 55.28358462 NPK hạt khô 45.77480806 1.0 % thất thoát  Bán thành phẩm rơi vải từ băng chuyền 0.829253769 1.5% thất thoát Bụi thất thoát 0.055283585 0.1% thất thoát Bụi tuần hoàn 0.055283585 0.1% tuần hoàn Hơi nước 8.568955616 15.5%thất thoát Sàn phân loại NPK hạt khô 45.77480806 NPK (2-4mm) 34.18462666 NPK <2mm(tuần hoàn công đoạn viên tạo hạt) 6.86622121 15%tuần hoàn lại công đoạn tạo hạt NPK >4mm (tuần toàn công đoạn nghiền) 4.577480806 10% tuần hoàn lại công đoạn nghiền Bán thành phẩm rơi vải 0.11443702  0,1% tuần hoàn lại Bụi 0.032042366 0.07% thất thoát Làm nguội NPK (2-4mm) 34.18462666 Sản phẩm NPK 32.74887234 0,2% thất thoát  Hơi nước 1.0255388 3% thất thoát Bán thành phẩm rơi vải 0.341846267 1% thất thoát Bụi tuần hoàn 0.034184627 0.1% bụi tuần hoàn Bụi thất thoát 0.034184627 0.1% bụi thất thoát Đóng bao Sản phẩm NPK 32.74887234 Sản phẩm NPK 32.73249791 0,01% thất thoát  Bụi thành phẩm 0.016374436 0.05% thất thoát 4.2.2. Định giá cho dòng thải Bảng 12. Đặc tính và định giá cho dòng thải Dòng thải Định lượng dòng thải(ngày) Đặc tính dòng thải Định giá dòng thải Nguyên liệu, bán thành phẩm rơi vãi không thu hồi được 2.13 tấn Chất thải rắn phát sinh do sàn lọc, phân loại nguyên liệu sinh ra 5.000.000 đ/tấn x2.13=10.655.689 đ Chi phí liên quan đến tổn thất nguyên liệu, sản phẩm Bụi bán thành phẩm không thu hồi được 0.2087 tấn Sinh ra do đất, cát lẫn trong nguyên liệu 3.000.000 đ/tấnx0.2087=626.100 đ Chi phí liên quan đến tổn thất nguyên liệu, sản phẩm 4.2.3. Đánh giá và đề xuất các cơ hội SXSH tại các khu vực sản xuất a. Hiện trạng quản lý nội vi Khu vực Quan sát Tháo dỡ, nghiền và phối trộn nguyên liệu Bố trí mặt bằng tiếp nhận nguyên liệu chưa gọn gàng, sạch sẽ Nguyên liệu rơi vãi, thất thoát Bụi nhiều ở khu vực tháo dỡ và đổ vào bunke chứa (tháo dợ nguyên liệu thủ công) Vê viên tạo hạt Kế hoạch bảo dưỡng thiết bị chưa tốt Rơi vãi, thất thoát nguyên liệu Bụi nhiều Sấy Nhiệt mất mát qua các bề mặt bảo ôn kém Thu hồi bụi Sàng Lưới sàng bị bết, gây tắc Tỷ lệ hạt trên sàng cao Làm nguội Bụi nhiều Công suất quạt hút chưa đủ Đóng bao Đóng bao bán tự động Bụi nhiều và rơi vãi trên sàn Phụ trợ - Vận chuyển nguyên vật liệu trong kho gặp trở ngại a.1 Khu vực tập kết nguyên liệu, phế thải Hiện trạng: - Chưa có sự sắp xếp, quy hoạch và bố trí các bãi tập kết nguyên nhiên liệu, phế thải. Mặt bằng nhà xưởng, bãi tập kết rất bừa bãi, gây ảnh hưởng mỹ quan, thu hẹp không gian làm việc, gây vướng víu, khó khăn trong việc vận chuyển ra vào nhà máy. - Nhiều bãi tập kết nguyên liệu không có che chắn hợp lý còn tập kết ngoài trời, khu vực trủng chưa san nền dể bị ngập úng khi trời mưa dẫn đến hư hại đáng kể. Hình 1: Bãi tập kết nguyên liệu, phế thải Hình 2: Khu vực cống rãnh bị ứ đọng do bao phế thải Đề xuất cơ hội SXSH - Cần bố trí, quy hoạch khu vực kho chứa có mái che đối với nguyên, nhiên vật liệu còn nhập ngoài bãi. - Đối với các bãi chứa nguyên liệu phế thải, bãi chứa các bao hỏng, bao phế phẩm nên tập kết tại khu vực nhất định, cần san nền, tạo các gờ chắn để tránh vương vãi, rò rỉ nước chứa phân ra môi trường xung quanh và đồng thời cần hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý triệt để lượng rác thải này tránh gây ô nhiễm môi trường. - Bố trí biển chỉ dẫn cho việc vận chuyển thủ công, đường giao thông trong nội bộ, tránh rơi vãi trên đường vận chuyển nội bộ. - Thường xuyên thu gom, khơi thông cống rãnh và tập kết vật liệu phế thải về một khu vực quy định. a.2. Khu vực kho chứa nguyên liệu Hiện trạng - Nguyên liệu chứa trong kho trong tình trạng tập kết bừa bãi, nguyên liệu lâu ngày chưa sản xuất và nguyên liệu mới nhập để xen kẻ, chồng chất lên nhau, không có phân khu cụ thể lâu ngày dẫn đến tình trạng sạt lỡ, bốc mùi, đặc biệt gây khó khăn cho việc thu hồi và sử dụng lại nguyên liệu hiệu quả. Hình 3: Hiện trạng khu vực chứa nguyên liệu Đề xuất cơ hội SXSH - Cần bố trí, quy hoạch riêng cho từng loại nguyên liệu cũ và mới cụ thể, tạo các gờ chắn, các bản chỉ dẫn để tránh xảy ra những trường hợp trên. Đồng thời kiểm soát chặt chẻ quá trình nhập liệu vào kho của công nhân, tránh tình trạng nhập bừa bãi, mạnh tay gây hư hỏng bao, sạt lỡ nguyên liệu. - Lập kế hoạch sản xuất cụ thể, nguyên liệu nhập trước sản xuất trước, tránh tình trạng tồn kho, lâu ngày gây hư hỏng, giảm chất lượng sản phẩm. - Bố trí lại các kho nguyên liệu theo dây chuyền nhập vào trước thì sản xuất trước, vào sau thì sản xuất sau. a.3 Khu vực nghiền – Phối liệu Hiện trạng - Máy móc thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng. - Các băng tải vận chuyển nguyên liệu không có che chắn hợp lý dẫn đến rơi vải thất thoát nguyên liệu, phát sinh bụi trong quá trình vận chuyển. - Sàn phối liệu hệ tạo hạt và hệ trộn làm bằng sắt gỉ rét - Lượng bụi thất thoát lớn nhưng vẫn chưa lắp đặt thiết bị chụp hút. - Mặt bằng khu vực lồi, lõm dẫn đến khó khăn trong việc tận thu nguyên liệu rơi vải Hình4 : Khu vực nghiền nguyên liệu Đề xuất cơ hội - Cần bảo dưỡng, vệ sinh thường xuyên, xem xét đầu tư thiết bị mới thay thế. - Lắp đặt gờ chắn, mái che trên băng chuyền tránh thất thoát - Đề nghị thay sàng phối liệu tạo hạt và hệ trộn bằng bê tông; - Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng - Kiểm soát chặt chẽ khâu nhập liệu của công nhân tránh tình trạng rơi vải. a.4. Khu vực Viên kê, tạo hạt Hiện trạng - Vật liệu dùng để chế tạo ống tạo hạt được làm từ thép CT3. Sau một thời gian sử dụng bề mặt trong của ống bị ăn mòn và bị nhám. Trong quá trình tạo hạt, các hạt được hình thành một phần là do quá trình lăn trược trên bề mặt ống. Vì vậy, khi bề mặt ống bị nhám đã gây nên hiện tượng nguyên liệu bị dính chặt và kết khối trên bề mặt ống, làm giảm khả năng lăn trượt từ đó làm giảm hiệu suất tạo hạt. - Máy móc thiết bị xuống cấp. - Chưa thu gom triệt để lượng nguyên liệu rơi vãi Đề xuất cơ hội - Với giải pháp thay thế vật liệu chế tạo đĩa từ thép CT3 sang thép inox hoặc lồng cao su bên trong, sẽ tránh được hiện tượng ăn mòn và giữ cho bề mặt đĩa luôn phẳng, ma sát thấp, thuận lợi cho quá trình lăn trượt của vật liệu. - Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dễ dàng. a.5. Khu vực sấy Hiện trạng - Băng chuyền vận chuyển bán thành phẩm từ phểu đến thùng sấy xuống cấp dẫn đến rơi vãi bán thành phẩm. Lượng bán thành phẩm rơi vải chưa thu gom triệt để - Dòng khí nóng ra khỏi thùng sấy mang theo nhiệt, bụi, khí độc với lượng lớn kết hợp với bụi , khí thải từ lò đốt than. Mặt dù đã có hệ thống thu gom xử lý nhưng hiệu xuất vẫn chưa cao. Đề xuất cơ hội - Xem xét thay thế băng chuyền mới. - Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng - Lắp đặt thiết bị trao đổi nhiệt để thu lại lượng nhiệt thất thoát do dòng khí nóng sinh ra cấp cho quá trình sấy. - Lắp đặt thiết bị trao đổi nhiệt để thu lại lượng nhiệt trong khói thải do quá trình đốt dầu cấp cho quá trình sấy. a.5. Khu vực sàn rung Hiện trạng - Bán thành phẩm rơi vãi trong quá trình sàn chưa thu gom triệt để. - Bụi sinh ra trong quá trình sàn lớn nhưng Nhà máy chưa lắp đặt hệ thống thu hồi. - Chân đỡ sàng rung làm bằng sắt gây gỉ rét; Đề xuất cơ hội - Cần kiểm soát quá trình sàn, tránh rơi vải số lượng lớn. - Đề nghị thay Chân đỡ sàng rung bằng bê tông; - Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dễ dàng - Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. a.6. Khu vực Làm nguội Hiện trạng - Lượng bán thành phẩm rơi vải chưa thu gom triệt để. - Dòng khí làm mát ra khỏi thùng làm nguội mang theo bụi với số hàm lượng lớn. Mặc dù đã có hệ thống thu gom xử lý nhưng hiệu xuất vẫn chưa cao. Đề xuất cơ hội - Xem xét thay thế dây chuyền mới. - Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng a.7 Khu vực đóng bao Hiện trạng Sản phẩm chứa trong xi lô tháo xuống phát sinh bụi lớn Chưa lắp đặt hệ thống thu hồi lượng bụi thất thoát này. Khu vực đóng bao còn tối Hình 6: Khu vực đóng bao thành phẩm Đề xuất cơ hội - Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. - Lắp mới hệ thống đóng bao tự động - Lắp đèn chiếu sáng 4.2.4. Đánh giá và đề xuất các cơ hội tiết kiệm năng lượng - Hiện trạng điện Hiện tại Công ty chưa xây dựng hệ thống quản lý tình hình tiêu thụ điện, số liệu điện chỉ được theo dõi thông qua hóa đơn tiền điện (có theo dõi năng lượng tiêu thụ nhưng số liệu còn rời rạc, chưa có sự tổng hợp) cụ thể: + Chưa theo dõi năng lượng nguyên liệu và sản phẩm tiêu thụ hàng ngày. + Chưa có đồng hồ theo dõi điện năng theo từng khu vực. + Chưa theo dõi suất tiêu hao năng lượng/1tấn sản phẩm phân NPK - Đề xuất cơ hội: + Lắp đồng hồ điện cho từng khu vực sản xuất và xây dựng các bảng biểu giám sát và theo dõi tình hình tiêu thụ điện cho từng công đoạn sản xuất. + Tại Nhà máy dây chuyền có động cơ vận hành non tải và quá tải thay đổi nhiều. Phương án đề xuất là lắp biến tần cho các động cơ này. + Tính toán lựa chọn công suất lắp đặt các động cơ phù hợp, xem xét bố trí lắp đặt một số động cơ có thể sử dụng chung. Ngoài ra khi lắp máy biến tần còn có các ưu điểm sau: + Hệ thống điều khiển vòng kín, chính xác và ổn định. + Động cơ khởi động mềm, kéo dài tuổi thọ máy móc + Giảm tiếng ồn cải thiện môi trường + Tự động hóa vận hành + Vận hành oan toàn + Thường xuyên bảo trì các thiết bị như: Bảo trì, vệ sinh quạt hút, vệ sinh quạt máy công nghiệp, lau chùi các bóng đèn và chóa đèn giúp tăng cường độ sáng. Ngoài ra, cơ hội tiết kiệm năng lượng cũng xuất phát từ ý thức đến hành động của người công nhân, Nhà máy cần có những hình thức để khuyến khích, động viên người lao động ý thức trong quá trình sản xuất của mình, cụ thể thông qua việc: + Tổ chức buổi nói chuyện, phát tờ rơi hướng dẫn sử dụng thiết bị, tiết kiệm điện cho công nhân, từ đó đưa ra các chỉ tiêu điện cần đạt được trong tuần, trong tháng. + Có hình thức nhắc nhở, khen thưởng đối với những cá nhân có ý thức tiết kiệm điện trong nhà máy. - Các lợi ích từ các giải pháp này mang lại: + Tiết kiệm chi phí năng lượng + Giảm chi phí vận hành và bảo trì + Tăng cường nhận thức của lãnh đạo công ty và nhân viên về bảo tồn năng lượng và giảm lãng phí năng lượng + Xây dựng hệ thống báo cáo về hiện trạng sử dụng năng lượng + Xây dựng quy trình kiểm soát năng lượng tiêu thụ + Liên tục cải tiến, hoàn thiện quy trình hoạt động của công ty + Phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng tổng hợp nguyên nhân và các giải pháp SXSH: Bảng 13- Nguyên nhân và các giải pháp SXSH Dòng thải Nguyên nhân Các giải pháp SXSH I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÍNH 1. Nghiền 1.1. Nguyên liệu rơi vải thất thoát 1.1.1. Do máy móc thiết bị xuống cấp 1.1.1.1. Cần bảo dưỡng thường xuyên 1.1.1.2. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp 1.1.2. Băng chuyền vận chuyển trước và sau nghiền chưa có che chắn 1.1.2.1. Lắp đặt gờ chắn, mái che trên băng chuyền tránh thất thoát 1.1.3. Thao tác công nhân sơ sài 1.1.3.1. Kiểm soát hành vi lao động 1.1.4. Chưa thu gom triệt để 1.1.4.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng 1.2. Bụi nguyên liệu thất thoát 1.2.1. Độ ẩm nguyên liệu thấp 1.2.1.1. Kiểm soát chất lượng độ ẩm đặt trương của nguyên liệu đầu vào phù hợp 1.2.2. Máy móc thiết bị xuống cấp 1.2.2.1. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp 1.2.3. Băng chuyền vận chuyển trước và sau nghiền chưa có che chắn 1.2.3.1. Lắp đặt gờ chắn, mái che trên băng chuyền tránh thất thoát 1.2.4. Chưa lắp đặt hệ thống thu gom bụi 1.2.4.1. Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. 2. Phối liệu 2.1. Nguyên liệu, bán thành phẩm rơi vải 2.1.1. Do máy móc thiết bị xuống cấp 2.1.1.1. Cần bảo dưỡng thường xuyên 2.1.1.2. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp 2.1.2. Băng chuyền vận chuyển trước và sau phối liệu chưa có che chắn 2.1.2.1. Lắp đặt gờ chắn, mái che trên băng chuyền tránh thất thoát 2.1.3. Thao tác công nhân sơ sài 2.1.3.1. Kiểm soát hành vi lao động 2.1.4. Chưa thu gom triệt để 2.1.4.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng 2.2. Bụi thất thoát 2.2.1. Máy móc thiết bị xuống cấp, rò rỉ. 2.2.1.1. Cần bảo dưỡng thường xuyên 2.2.1.2. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp 2.2.2. Băng chuyền vận chuyển trước và sau phối trộn chưa có che chắn 2.2.2.1. Lắp đặt gờ chắn, mái che trên băng chuyền tránh thất thoát 2.2.3. Chưa lắp đặt hệ thống thu gom bụi 2.2.3.1. Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. 3. Viên kê, tạo tạt 3.1. Hiệu xuất tạo hạt thấp 3.1.1. Bề mặt đĩa viên bị nhám, nguyên liệu kết khối giảm khả năng lăn trượt 3.1.1.1. Xem xét thay thế vật liệu chế tạo đĩa từ thép CT3 sang thép inox, sẽ tránh được hiện tượng ăn mòn và giữ cho bề mặt đĩa luôn phẳng, ma sát thấp, thuận lợi cho quá trình lăn trượt của vật liệu. 3.2. Bán thành phẩm rơi vải 3.2.1. Do máy móc thiết bị xuống cấp 3.2.1.1. Cần bảo dưỡng thường xuyên 3.2.1.2. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp 3.3.1. Đĩa viên chưa có gờ chắn 3.3.1.1. Gắn gờ chắn xung quanh đĩa tránh rơi vải 3.4.1. Chưa thu gom triệt để 3.4.1.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng 4. Sấy 4.1. Bán thành phẩm rơi vải 4.1.1. Băng chuyền vật chuyển bán thành phẩm từ phểu đến thùng sấy xuống cấp 4.1.1.1. Xem xét thay thế băng chuyền mới 4.1.2. Chưa thu gom triệt để 4.1.2.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng 4.2 Bụi bán thành phẩm thất thoát 4.2.1. Dòng khí nóng ra khỏi thùng sấy mang theo nhiệt, bụi, khí độc 4.2.1.1. Thay thế hệ thống lọc bụi cyclon màng nước hiện nay vì hiệu xuất thu hồi chưa cao. Lắp đặt hệ thống lọc bụi kép (lọc bụi tay áo kết hợp hệ thống cyclon bụi nước 4.2.1.2. Lắp đặt thiết bị trao đổi nhiệt để thu lại lượng nhiệt thất thoát do dòng khí nóng sinh ra cấp cho quá trình sấy. 4.3. Bụi, khí thải 4.3.1. Do quá trình đốt dầu DO cung cấp nhiệt thùng sấy 4.3.1.1. Lắp đặt hệ thống lọc bụi kép (lọc bụi tay áo kết hợp hệ thống cyclon bụi nước xử lý lượng bụi, khí thải. 4.3.1.2. Lắp đặt thiết bị trao đổi nhiệt để thu lại lượng nhiệt trong khói thải do quá trình đốt dầu cấp cho quá trình sấy. 5. Sàn phân loại 5.1. Bán thành phẩm rơi vải 5.1.1. Do quá trình sàn làm tung các hạt nhỏ và khô 5.1.1.1. Kiểm soát quá trình sàn 5.1.2. Chưa thu gom triệt để 5.1.2.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng 5.2. Bụi 5.2.1. Do quá trình sàn làm tung các hạt nhỏ và khô 5.2.1.1. Kiểm soát quá trình sàn 5.2.2. Chưa lắp đặt hệ thống thu gom bụi 5.2.2.1. Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. 6. Làm nguội 6.1. Bán thành phẩm rơi vải 6.1.1. Băng chuyền vật chuyển bán thành phẩm từ sàn phân loại đến thùng làm nguội xuống cấp 6.1.1.1. Xem xét thay thế dây chuyền mới 6.1.2. Chưa thu gom triệt để 6.1.2.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng 6.2. Bụi 6.2.1. Dòng khí làm mát ra khỏi thùng làm nguội mang theo bụi 6.2.1.1. Thay thế hệ thống lọc bụi cyclon màng nước hiện nay vì hiệu xuất thu hồi chưa cao. Lắp đặt hệ thống lọc bụi kép (lọc bụi tay áo kết hợp hệ thống cyclon bụi nước 7. Đóng bao 7.1. bụi 7.1.1 Sản phẩm chứa trong xi lô tháo xuống phát sinh bụi 7.1.1.1. Kiểm soát quá trình đóng bao thay bằng hệ thống đóng bao tự động 7.1.2. Chưa lắp đặt hệ thống thu hồi bụi 7.1.2.1. Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG ĐIỆN II.1. Tổn thất do thiết bị chạy không đủ tải II.1.1. Bố trí sản xuất chưa hợp lý II.1.1.1. Lập kế hoạch sản xuất hiệu quả II.2. Tổn thất do thiết bị tiêu tốn điện quá mức II.2.1. Chưa kiểm soát được nguồn điện từ một số các công đoạn sản xuất II.2.1.1. Lắp đồng hồ đo riêng cho từng công đoạn để kiểm soát II.2.1.2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho công nhân về vận hành thiết bị điện và tiết kiệm điện. II.2.1.3. Có hình thức nhắc nhở và khuyến khích đối với người lao động có ý thức tiết kiệm điện. II.2.2. Thiết bị loại cũ, tốn nhiều điện II.2.2.1. Cho bảo trì thường xuyên, vệ sinh máy móc II.2.2.2. Xem xét việc thay thế các thiết bị tiết kiệm điện 4.3 Hạn chế của đánh giá và các phân tích, đánh giá bổ sung cần thiết để tiến hành đánh giá đầy đủ các tiềm năng SXSH tại doanh nghiệp Phần lớn các công đoạn sản xuất tiêu thụ nguồn nguyên, nhiên liệu, điện năng lớn nhưng Công ty chưa thực sự chú ý đến việc ghi chép và quản lý số liệu. Số liệu sử dụng cho việc đánh giá, phân tích không đầy đủ. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát thực tế kỹ lưỡng, các kết quả đánh giá và phân tích được trình bày trong báo cáo vẫn có độ tin cậy cao. Đây là cơ sở cần thiết, là nền tảng cơ bản để tiếp tục đánh giá chi tiết sản xuất sạch hơn cho Công ty sau này. 5. PHÂN LOẠI, SÀNG LỌC CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN 5.1. Phân loại các giải pháp: Việc áp dụng các giải pháp SXSH được chia ra 3 giai đoạn, các giải pháp cần được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: - Các giải pháp đơn giản, không tốn chi phí hoặc đầu tư thấp cần được ưu tiên thực hiện ngay ở giai đoạn 1. - Để thực hiện có hiệu quả, chủ cơ sở cần xác định lợi ích lâu dài của các giải pháp và chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện. So sánh, đánh giá hiệu quả từng giai đoạn áp dụng và tiếp tục phân tích các nguyên nhân, hạn chế và đề ra các giải pháp mới. Chúng tôi khuyến cáo việc áp dụng SXSH tại Cơ sở lần lượt theo các bước như sau: Với hoạt động hiện tại của Công ty, việc thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn sẽ đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế cũng như môi trường. Những giải pháp SXSH được đề cập cụ thể như sau: + Về quản lý nội vi: đối với khu vực tập kết nguyên liệu, kho chứa nguyên liệu, bãi tập kết phế thải, kho chứa thành phẩm: - Chưa có sự sắp xếp, quy hoạch và bố trí các bãi tập kết nguyên nhiên liệu, phế thải. Mặt bằng nhà xưởng, bãi tập kết rất bừa bãi, gây ảnh hưởng mỹ quan, thu hẹp không gian làm việc, gây vướng víu, khó khăn trong việc vận chuyển ra vào nhà máy. - Nhiều bãi tập kết nguyên liệu không có che chắn hợp lý còn tập kết ngoài trời, khu vực trủng dể bị ngập úng khi trời mưa dẫn đến hư hại đáng kể. - Cần bố trí, quy hoạch khu vực kho chứa có mái che đối với nguyên, nhiên vật liệu còn nhập ngoài bãi. - Đối với các bãi chứa nguyên liệu phế thải, bãi chứa các bao hỏng, bao phế phẩm nên tập kết tại khu vực nhất định, cần san nền, tạo các gờ chắn để tránh vương vãi, rò rỉ nước chứa phân ra môi trường xung quanh và đồng thời cần hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý triệt để lượng rác thải này tránh gây ô nhiễm môi trường. - Bố trí biển chỉ dẫn cho việc vận chuyển thủ công, đường giao thông trong nội bộ, tránh rơi vãi trên đường vận chuyển nội bộ. - Thường xuyên thu gom, khơi thông cống rãnh và tập kết vật liệu phế thải về một khu vực quy định. - Cần bố trí, quy hoạch riêng cho từng loại nguyên liệu cũ và mới cụ thể, tạo các gờ chắn, các bản chỉ dẫn để tránh xảy ra những trường hợp trên. Đồng thời kiểm soát chặt chẻ quá trình nhập liệu vào kho của công nhân, tránh tình trạng nhập bừa bãi, mạnh tay gây hư hỏng bao, sạt lỡ nguyên liệu. - Lập kế hoạch sản xuất cụ thể, nguyên liệu nhập trước sản xuất trước, tránh tình trạng tồn kho, lâu ngày gây hư hỏng, giảm chất lượng sản phẩm. - Bố trí lại các kho nguyên liệu theo dây chuyền nhập vào trước thì sản xuất trước, vào sau thì sản xuất sau. - Cần lắp thêm các bảng chỉ dẫn, các quy trình vận hành để công nhân biết và thực hiện. Bảng 14: Phân loại, sàng lọc cơ hội sản xuất sạch hơn Các giải pháp SXSH Phân loại Thực hiện ngay Cần phân tích thêm I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÍNH 1. Nghiền 1.1.1.1. Cần bảo dưỡng thường xuyên GH x 1.1.1.2. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp EM x 1.1.2.1. Lắp đặt gờ chắn, mái che trên băng chuyền tránh thất thoát EM x 1.1.3.1. Kiểm soát hành vi lao động GH x 1.1.4.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng EM x 1.2.1.1. Kiểm soát chất lượng độ ẩm đặt trương của nguyên liệu đầu vào phù hợp PC x 1.2.2.1. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp EM x 1.2.3.1. Lắp đặt gờ chắn, mái che trên băng chuyền tránh thất thoát EM x 1.2.4.1. Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. EM x 2. Phối liệu 2.1.1.1. Cần bảo dưỡng thường xuyên GH x 2.1.1.2. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp EM x 2.1.2.1. Lắp đặt gờ chắn, mái che trên băng chuyền tránh thất thoát EM x 2.1.3.1. Kiểm soát hành vi lao động GH x 2.1.4.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dễ dàng EM x 2.2.1.1. Cần bảo dưỡng thường xuyên GH x 2.2.1.2. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp EM x 2.2.2.1. Lắp đặt gờ chắn, mái che trên băng chuyền tránh thất thoát EM x 2.2.3.1. Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. EM x 3. Viên kê, tạo tạt 3.1.1.1. Xem xét thay thế vật liệu chế tạo đĩa từ thép CT3 sang thép inox, sẽ tránh được hiện tượng ăn mòn và giữ cho bề mặt đĩa luôn phẳng, ma sát thấp, thuận lợi cho quá trình lăn trượt của vật liệu. EM X 3.2.1.1. Cần bảo dưỡng thường xuyên GH x 3.2.1.2. Xem xét đầu tư thay thế thiết bị đã xuống cấp EM x 3.3.1.1. Gắn gờ chắn xung quanh đĩa tránh rơi vãi EM x 3.4.1.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng EM x 4. Sấy 4.1.1.1. Xem xét thay thế băng chuyền mới EM x 4.1.2.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng EM x 4.2.1.1. Thay thế hệ thống lọc bụi cyclon màng nước hiện nay vì hiệu xuất thu hồi chưa cao. Lắp đặt hệ thống lọc bụi kép (lọc bụi tay áo kết hợp hệ thống cyclon bụi nước EM x 4.2.1.2. Lắp đặt thiết bị trao đổi nhiệt để thu lại lượng nhiệt thất thoát do dòng khí nóng sinh ra cấp cho quá trình sấy. EM x 4.3.1.1. Lắp đặt hệ thống lọc bụi kép (lọc bụi tay áo kết hợp hệ thống cyclon bụi nước xử lý lượng bụi, khí thải. EM x 4.3.1.2. Lắp đặt thiết bị trao đổi nhiệt để thu lại lượng nhiệt trong khói thải do quá trình đốt dầu cấp cho quá trình sấy. EM x 5. Sàn phân loại 5.1.1.1. Kiểm soát quá trình sàn PC x 5.1.2.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng EM x 5.2.1.1. Kiểm soát quá trình sàn PC x 5.2.2.1. Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. EM x 6. Làm nguội 6.1.1.1. Xem xét thay thế dây chuyền mới EM X 6.1.2.1. Cải tạo, nâng cấp nền khu vực nhà xưởng để quá trình tận thu dể dàng EM x 6.2.1.1. Thay thế hệ thống lọc bụi cyclon màng nước hiện nay vì hiệu xuất thu hồi chưa cao. Lắp đặt hệ thống lọc bụi kép (lọc bụi tay áo kết hợp hệ thống cyclon bụi nước EM x 7. Đóng bao 7.1.1.1. Kiểm soát quá trình đóng bao, lắp mới hệ thống đóng bao tự động PC x 7.1.2.1. Lắp đặt hệ thống thu gom bụi chụp hút cyclon túi vải thu gom bụi. EM x II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG ĐIỆN II.1.1.1. Lập kế hoạch sản xuất hiệu quả PC x II.2.1.1. Lắp đồng hồ đo riêng cho từng công đoạn để kiểm soát GH x II.2.1.2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho công nhân về vận hành thiết bị điện và tiết kiệm điện. GH x II.2.1.3. Có hình thức nhắc nhở và khuyến khích đối với người lao động có ý thức tiết kiệm điện. GH x II.2.2.1. Cho bảo trì thường xuyên, vệ sinh máy móc PC x II.2.2.2. Xem xét việc thay thế các thiết bị tiết kiệm điện EM x Ghi chú: GH - quản lý nội vi; EM - Cải tiến, thay đổi thiết bị; PC – kiểm soát quá trình tốt hơn; OR - Tuần hoàn tái sử dụng; 5.2. Phân tích các lợi ích kinh tế và môi trường: Bảng 15: Phân tích các lợi ích kinh tế và môi trường Tên giải pháp yêu cầu thực hiện ngay và đã thực hiện Phân loại Các chi phí thực hiện thực tế Lợi ích kinh tế & môi trường dự kiến 1.1.1.1; 1.1.3.1;2.1.1.1;2.1.3.1;3.2.1.1;II.2.1.2;II.2.1.3. (7 giải pháp) Quản lý nội vi Giảm chi phí đầu vào, giảm nguyên vật liệu đầu vào khoảng 5-7% Giảm các chỉ số và đáp ứng các chỉ tiêu theo TCVN 1.2.1.1;7.1.1.1;II.1.1.1;III.2.2.1 (4 giải pháp) Kiểm soát quá trình tốt hơn Giảm lượng điện tiêu thụ khoảng 5-10% Giảm các chỉ số và đáp ứng các chỉ tiêu theo TCVN 6. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 6.1. Kế hoạch hoạt động SXSH: Đây là bước sơ bộ ban đầu đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn tại Công ty Cổ Phần Bình Điền Quảng Trị, nhóm đánh giá chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các phương pháp, cách thức triển khai SXSH đồng thời bước đầu phân tích các số liệu sản xuất, hiện trạng môi trường và nhận dạng các tiềm năng triển khai sản xuất sạch hơn tại Công ty. Trên cơ sở phân tích và nhận dạng các tiềm năng đánh giá SXSH, nhóm đánh giá đã đưa ra các cơ hội SXSH ứng với từng hiện trạng, nguyên nhân cụ thể. Trong đó có một vài giải pháp được phân tích sơ bộ chi phí – lợi ích. Để nhận dạng và phân tích chi tiết nguyên nhân phát sinh các dòng thải đồng thời phát triển và nghiên cứu sâu hơn các cơ hội SXSH, doanh nghiệp cần thiết triển khai đánh giá SXSH chi tiết. Đề xuất Kế hoạch đánh giá SXSH chi tiết cụ thể như sau: Bảng 16: Kế hoạch hoạt động SXSH Hạng mục Nội dung thực hiện Thời gian thực hiện Thành phần/phụ trách Tổ chức công việc SXSH Cam kết thực hiện chương trình SXSH chi tiết từ phía lãnh đạo Thành lập đội SXSH và tổ chức tập huấn về SXSH cho đội SXSH (nếu cần) Lên kế hoạch triển khai và đánh giá SXSH chi tiết Giới thiệu phuowng pháp luận về SXSH 01-30/12/2015 Lãnh đạo Nhà máy Đại diện các cán bộ công nhân viên của cơ sở Chuyên gia SXSH của Sở Công Thương Đánh giá SXSH chi tiết Thu thập bổ sung các số liệu về tình hình sản xuất Phân tích - đánh giá tình hình sản xuất của cơ sở Xác định trọng tâm đánh giá SXSH Cân bằng vật chất, năng lượng - Phân tích nguyên nhân - đề xuất giải pháp SXSH - Sàng lọc, phân loại các giải pháp Phân tích tính khả thi của các giải pháp Lựa chọn và thực hiện các giải pháp khả thi 05/-30/01/2016 Lãnh đạo Nhà máy Đội sản xuất sạch hơn Chuyên gia SXSH Đánh giá kết thực hiện các giải pháp SXSH Lên kế hoạch thực hiện các giải pháp khả thi Đo lường và đánh giá kết quả thực hiện (đánh giá lợi ích kinh tế và môi trường trước và sau khi thực hiện các giải pháp khả thi,...). 01-30/03/2016 Đội sản xuất sạch hơn , chuyên gia SXSH Duy trì SXSH Lên kế hoạch duy trì SXSH tại cơ sở Thực hiện các hoạt động duy trì SXSH: phát động phong trào thi đua khen thưởng; đặt ra mục tiêu, trọng tâm mới thực hiện SXSH,... Tháng 4/2016 Lãnh đạo Nhà máy Đội sản xuất sạch hơn 6.2. Hệ thống quản lý môi trường Trong quá trình triển khai kế hoạch thực hiện SXSH, chúng tôi đề xuất Công ty xây dựng và thực hiện đồng thời Hệ thống quản lý môi trường như sau: Công ty cổ phần Bình Điền - Quảng Trị sản xuất và kinh doanh phân bón NPK và là mặt hàng vật tư nông nghiệp thiết yếu, do đó sẽ dễ nảy sinh những vấn đề gây tác động đến xã hội, cộng đồng khi tiến hành sản xuất như không có sự kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề quan trọng mà Công ty quan tâm là: ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực sản xuất của Công ty; sức khỏe của người sản xuất và người sử dụng. Quá trình sản xuất phân NPK thường có nhiều khí và bụi thải độc hại, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Công ty và cộng đồng dân cư khu vực. + Các dự án mở rộng sản xuất đều được Công ty triển khai trên cơ sở phải đảm bảo được khâu xử lý khí thải. Hiện nay dây chuyền công nghệ mới đang được triển khai tại Công ty có sử dụng các thiết bị hút bụi theo công nghệ tiên tiến có thể đảm bảo được các yêu cầu về môi trường. + Tiến hành cải tạo các dây chuyền sản xuất cũ song song với việc thay mới thiết bị xử lý bụi để có thể đồng loạt kiểm soát nguồn chất thải toàn bộ Công ty theo đúng yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường. + Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhằm đánh giá các chỉ tiêu bảo vệ môi trường và đưa ra định hướng, kế hoạch công tác bảo vệ môi trường lao động và khu dân cư. + Trồng 10.000 cây tràm bông vàng, trên 100 cây lộc vừng, thông tạo bóng mát và cảnh quan xanh - sạch - đẹp tại Công ty. Cho nên ngay từ khi xây dựng nhà máy tại KCN Quán Ngang năm 2011 Công ty đã đầu tư một hệ thống xử khí hiện đại là hệ thống tháp lọc bụi tay áo dạng mạch xung. - Chính sách môi trường: Nhà máy cam kết thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường sản xuất an toàn, liên tục giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm thiểu chất thải. - Các khía cạnh môi trường chính cần quan tâm: + Bụi, khí thải, tiếng ồn trong khu vực sản xuất (phân xưởng sản xuất). + Bụi, khí thải, tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh. + Nước thải trong quá trình dập bụi + Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất với lượng lớn. - Mục tiêu môi trường: Nhà máy đặt ra mục tiêu môi trường sau cho đến cuối 2015: + Đảm bảo các môi trường không khí trong khu vực sản xuất và bên ngoài đạt quy chuẩn cho phép. + Tiếp tục tiết kiệm năng lượng, giảm được một phần nhiên liệu dầu, năng lượng điện, dầu, ga + Xử lý chất thải rắn như bao bì hỏng, nguyên liệu phế. - Chương trình quản lý môi trường năm 2015: Bảng 17: Chương trình quản lý môi trường năm 2015,2016 Mục tiêu Thời gian Cách thức thực hiện Đo đạc hiệu quả thực hiện Đáp ứng quy chuẩn môi trường về bụi và khí thải trong và ngoài khu vực sản xuất. Quý IV năm 2015 Kiểm tra lại tất cả các hệ thống xử lý khí thải và bụi đã có. Đo đạt hệ thống hút bụi, khí thải. Nồng độ bụi và khí thải đạt quy chuẩn môi trường cho phép Tiếp tục giảm tiêu thụ một phần nhiên liệu, năng lượng Quý I,II năm 2016 Giám sát và theo dõi lượng dầu sử dụng. Giám sát và theo dõi lượng điện sử dụng Kết quả giám sát lượng ga, điện, dầu, than, sử dụng hàng ca, tháng Đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường nước thải sản xuất Quý III,IV năm 2016 Kiểm soát chặt chẻ hệ thống xử lý nước thải dập bụi Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải theo báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hàng năm - Báo cáo và đánh giá thực hiện: Sau khi thành lập đội SXSH của Nhà máy, Đội trưởng đội sản xuất sạch hơn có trách nhiệm theo dõi, giám sát và báo cáo Ban lãnh đạo Công ty định kỳ 6 tháng/lần kết quả quan trắc môi trường, kết quả tiêu thụ sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và điện sử dụng hàng tháng. Ngoài các giải pháp áp dụng SXSH kể trên, để hoạt động sản xuất có quy cũ và đạt hiệu quả cao, chúng tôi kiến nghị cơ sở áp dụng thêm tiêu chuẩn 5S vào hoạt động sản xuất tại nhà máy. 5S là gì ? 5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc của người Nhật Bản. Nó được viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (整理 Sàng lọc), Seiton (整頓 Sắp xếp), Seiso (清掃 Sạch sẽ), Seiketsu (清潔 Săn sóc), và Shitsuke (躾 Sẵn sàng). Sàng lọc: Seiri hay Sàng lọc có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng. Sắp xếp: Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại. Sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm việc. S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác của máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn). Săn sóc: Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp. Sẵn sàng: Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S. Tóm tắt các nội dung tiêu chuẩn 5S theo modun sau: II . ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN: Qua quá trình đánh giá SXSH tại Công ty Cổ Phần Bình Điền Quảng Trị, nhóm chuyên gia SXSH của Đề tài đã hỗ trợ kỹ thuật, phân tích hiện trạng hoạt động sản xuất của Công ty, đánh giá ban đầu đã đưa ra một số cơ hội SXSH, chủ yếu là các cơ hội về quản lý nội vi như bố trí sắp xếp lại kho bãi tập kết nguyên liệu, bảng biểu, nội quy, quy trình vận hành máy móc thiết bị, sổ theo dõi, với chi phí thấp, đem lại lợi ích lớn, thay đổi và cải tiến thiết bị. - Công ty đã duy tu, bảo dưỡng định kỳ cho máy móc, động cơ để nâng cao tuổi thọ và tiết kiệm năng lượng. 1. THAY MỚI MÁY ĐÓNG BAO TỰ ĐỘNG: Trước khi áp dụng SXSH Công ty đang sử dụng máy đóng bao bán tự động bụi nhiều và rơi vãi trên sàn nhiều, và phải cần đến 08 công nhân cho công đoạn đóng bao. Hiện nay Công ty đã áp dụng SXSH bằng cách thay mới hệ thống đóng bao tự động giảm được nhân công từ 08 đến 09 công nhận nay chỉ cần 06 công nhân, giảm được lượng bụi, lượng rơi vải trong quá trình đóng bao này. Do đó việc đầu tư hệ thống đóng bao tự động này Công ty cho rằng đây là giải pháp cần thiết giảm thiểu ô nhiềm môi trường cho công nhân lao động, giảm được chi phí sản xuất, chi phí nhân công, giảm thất thoát nguyên nhiên liệu. Tiết kiệm nhân công ước tính 25%. Chi phí tiết kiệm được do thay đổi máy đóng bao tự động (nhân công và thời gian đóng bao nhanh): 200.000.000 đồng/ năm Tổng vốn đầu tư: 303.317.835 đồng cho hệ máy đóng bao tự động, bao gồm: TT H¹ng môc §¬n gi¸ Thµnh tiÒn (VN§) 1. Máy đóng bao tự động 33.990.000 33.990.000 2. Máy ép miệng bao 174.327.835 174.327.835 3. Băng tải cân 75.000.000 75.000.000 4. Chi phí lắp đặt, vận chuyển 20.000.000 20.000.000 Tổng cộng 303.317.835 303.317.835 Hình 1: Khu vực đóng bao thành phẩm chưa áp dụng SXSH Hình 2: Máy đóng bao tự động mới sau khi áp dụng SXSH NHẬN XÉT: Máy đóng bao củ năng suất thấp 200 bao/giờ và đòi hỏi nhân công nhiều, chi phí sản xuất lớn. Do đó từ khi lắp máy đóng bao tự động mới Công ty đã tiết kiệm được hơn 25% chi phí nhân công cho công đoạn đóng bao, Năng suất cao 300 bao/giờ và giảm thiểu được nguyên liệu thành phẩm rơi vải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường: như bụi và mùi hôi cho công nhân lao động, chống lảng phí. Tiết kiệm được thời gian, chi phí đầu tư thấp thời gian hoàn vốn nhanh, đầu ra cho sản phẩm giảm dẫn đến lợi nhuận tăng. 2. ÁP DỤNG SXSH BẰNG QUẢN LÝ NỘI VI TẠI NHÀ MÁY: - Đã sắp xếp, quy hoạch và bố trí các bãi tập kết nguyên nhiên liệu, phế thải, bố trí mặt bằng tiếp nhận nguyên liệu gọn gàng, sạch sẽ, dễ thu hồi được nguyên liệu rơi vãi, thất thoát. Lượng bụi thu hồi và nguyên liệu rơi vãi thu hồi tiết kiệm được 1% ước tính tiết kiệm được 1,75 tỷ đồng/năm. - Lắp thêm bảng chỉ dẫn, nội quy nhà xưởng, quy trình vận hành máy để công nhân dễ nhận biết, và vận hành máy tốt hơn. - Lập sổ theo dõi các công đoạn nhận nguyên vật liệu, sổ theo dõi thành phẩm.... - Lắp đặt hệ thống chụp hút bụi cyclon túi vải thu hồi bụi tại khâu nghiền, phối trộn, sàn, thu hồi bụi. Để nghị lắp thêm hệ thống hút bụi trong nhà xưởng. - Công ty cải tạo, thay mới băng tải cân. 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG SAU KHI ÁP DỤNG SXSH: A. KẾT QUẢ ĐO MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY SAU KHI ÁP DỤNG SXSH 1. Kết quả đo bụi hô hấp trong không khí. TT Vị trí đo Nồng độ bụi hô hấp (mg/m3) TCCP 4 I Xưởng I (nguyên liệu, máy trộn) Đầu phân xưởng 0,31 Giữa phân xưởng 0,32 Cuối phân xưởng 0,32 II Xưởng II (sản xuất) Khu đóng gói 0,31 Khu sấy 0,33 Phòng điều khiển máy tạo hạt 0,34 Vị trí công nhân tiếp liệu 0,35 Khu lò đốt 0,31 Khâu làm nguội 0,33 III Xưởng III (kho) Giữa phân xưởng 0,24 - Kết quả đo bụi hô hấp tại các điểm đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 2. Kết quả đo hơi khí độc trong không khí. TT Vị trí lấy mẫu hơi khí Nồng độ hơi khí độc trong không khí (mg/m3) CO2 NH3 H2S TCCP 1800 25 15 I Xưởng I (nguyên liệu, máy trộn) Đầu phân xưởng 180 Giữa phân xưởng 13,9 Cuối phân xưởng 4,17 II Xưởng II (sản xuất) Khu đóng gói 6,7 Khu sấy 24,3 Phòng điều khiển máy tạo hạt 449,9 Vị trí công nhân tiếp liệu 7,1 Khu lò đốt 539,8 Khâu làm nguội 20,8 III Xưởng III (kho) Đầu phân xưởng 6,95 Cuối phân xưởng 360 - Kết quả đo hơi khí độc trong không khí tại các điểm đo đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 3. Kết quả đo mức độ rung chuyển. TT Vị trí đo Vận tốc rung (cm/s) Tần số 16Hz (11,2 – 22,4) TCCP Rung ở ghế ngồi, sàn làm việc 1,1 cm/s Rung ở các bộ phận điều khiển 4,0 cm/s I Xưởng I (nguyên liệu, máy trộn) Đầu phân xưởng 0,11 Giữa phân xưởng 0,11 Cuối phân xưởng 0,12 II Xưởng II (sản xuất) Khu đóng gói điểm 1 0,43 Khu đóng gói điểm 2 2,38 Khu sấy điểm 1 0,56 Khu sấy điểm 2 3,37 Phòng điều khiển máy tạo hạt điểm 1 1,03 Phòng điều khiển máy tạo hạt điểm 2 3,15 Vị trí công nhân tiếp liệu 0,53 Khu lò đốt 0,37 Khâu làm nguội 0,32 - Kết quả đo mức độ rung chuyển tại các điểm đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh. 4.Kết quả đo cường độ ánh sáng. TT Vị trí đo Cường độ ánh sáng (lux) TCCP >50 I Xưởng I (nguyên liệu, máy trộn) Đầu phân xưởng 186 Giữa phân xưởng 192 Cuối phân xưởng 198 II Xưởng II (sản xuất) Khu đóng gói 472 Khu sấy 480 Phòng điều khiển máy tạo hạt 242 Vị trí công nhân tiếp liệu 183 Khu lò đốt 229 Khâu làm nguội 480 III Xưởng III (kho) Đầu phân xưởng 491 Giữa phân xưởng 450 Cuối phân xưởng 332 - Kết quả đo cường độ ánh sáng tại các điểm đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh. B. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG SAU KHI ÁP DỤNG SXSH: * Kết quả quan trắc, đo đạc môi trường không khí tại Công ty Cổ Phần Bình Điền Quảng Trị: Do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Quảng Trị đã tiến hành đo đạc một số mẫu không khí tại Công ty vào ngày 01/09/2016 Bảng Kết quả phân tích chất lượng không khí môi trường xung quanh TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả (KBĐ1) Kết quả (KBĐ2) QCVN 05:2009/BTNMT 1 Nhiệt độ oC 27,9 29,6 - 2 Độ ẩm % 79 72 - 3 Tốc độ gió m/s 1,2 1,1 - 4 Bụi lơ lửng µg/m3 166 194 70(1) 5 Độ ồn dB(A) 66,7 68,4 300 6 NO2 µg/m3 26 33 200 7 SO2 µg/m3 23 30 350 8 CO µg/m3 2300 2735 30000 9 NH3 µg/m3 KHP(55*) KHP(55*) 200(2) Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - (1) : QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn; - (2) : QCVN 06:2009/BTNMT (1h) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; - (-): Không quy định. KBĐ1: Điểm gần cụm dân cư cách Nhà máy khoảng 500 m về phía Tây Bắc; KBĐ2: Điểm gần cụm dân cư cách Nhà máy khoảng 800 m về phía Tây Nam; * Nhận xét: Qua kết quả giám sát môi trường không khí xung quanh Nhà máy sản xuất phân bón NPK Bình Điền (bảng ) có thể nhận thấy: - Độ ồn: Qua quá trình khảo sát và đo đạc tại hiện trường cho thấy tại thời điểm giám sát, kết quả độ ồn đo tại 02 vị trí lần lượt là 66,7 dB(A) và 68,4 dB(A), đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT. - Độ bụi: Sau khi áp dụng SXSH, kết quả tại 02 vị trí giám sát là 166 µg/m3, và 194 µg/m3, đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT, - Nồng độ khí độc (SO2, NO2, CO): Tất cả các chỉ tiêu về khí độc tại thời điểm giám sát đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT. Tuy kết quả giám sát của tất cả các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí xung quanh và độ ồn đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Nhưng Công ty sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường và người dân trong khu vực. Bảng . Kết quả phân tích chất lượng không khí môi trường lao động tại khu vực sản xuất Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TN QĐ 3733 /2002/QĐ-BYT Đợt 3 (01/09/2015) Đợt 4 (03/11/2015) KLVBĐ1 KLVBĐ2 KLVBĐ1 KLVBĐ2 1 Nhiệt độ oC 31,6 31,9 30,1 30,2 ≤ 32 2 Độ ẩm % 68 66 78 76 ≤ 80 3 Tốc độ gió m/s 1,2 1,1 0,7 0,8 ≤ 1,5 4 Bụi lơ lửng µg/m3 194 221 192 202 85 5 Độ ồn dB(A) 68,9 69,7 69,1 65,2 4000 6 NO2 µg/m3 42 40 29 31 200(1) 7 SO2 µg/m3 43 38 30 33 350(1) 8 CO µg/m3 2225 1824 1593 1734 30000(1) Ghi chú: - QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - (1): QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn; - (-): Không quy định KLVBĐ1: Điểm tại phân xưởng sản xuất; KLVBĐ2: Điểm tại nhà kho nguyên liệu của Nhà máy. * Nhận xét: Qua kết quả giám sát môi trường không khí vùng làm việc tại Nhà máy sản xuất phân bón NPK Bình Điền (bảng ) có thể nhận thấy: - Vi khí hậu: Tại thời điểm giám sát, kết quả đo tại 02 vị trí trong 02 đợt giám sát đều nằm trong giới hạn cho phép theo QĐ 3733 /2002/QĐ-BYT. - Độ ồn, độ bụi: Qua quá trình khảo sát và đo đạc tại hiện trường cho thấy tại thời điểm giám sát, kết quả độ ồn và độ bụi tại 02 vị trí trong 02 đợt đều nằm trong giới hạn cho phép theo QĐ 3733 /2002/QĐ-BYT. - Nồng độ khí độc (SO2, NO2, CO): Tất cả các chỉ tiêu về khí độc tại thời điểm giám sát đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG SXSH NHỮNG HÌNH ẢNH TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SXSH Hình : Hình ảnh bãi tập kết nhiên liệu, bao bì phế thải Hình : Hiện trạng khu vực chứa nguyên liệu Hình : Khu vực nghiền nguyên liệu Hình : Khu vực đóng bao trước khi áp dụng NHŨNG HÌNH ẢNH SAU KHI ÁP DỤNG SXSH:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_sau_ap_dung_san_xuat_sach_hon_9776.doc