Trên cơ sở phân tích các tác động tích cực và tiêu cực trong giai đoạn xây dựng cũng như khi dự án hoạt động, chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Dự án “Đầu tư xây dựng mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật” tại xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của địa phương, cơ sở hạ tầng tại khu vực dự án đã hoàn chỉnh, rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy.
- Khi dự án vào hoạt động sẽ đảm bảo nguồn cung cấp và góp phần ổn định thị trường phân bón và thuốc BVTV cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Tuy nhiên, khi dự án hoạt động sẽ gây ra những tác động nhất định đến chất lượng môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến người dân như mùi hôi đặc trưng và hơi khí độc phát ra từ kho thuốc. Nhưng mức độ tác động không nhiều do hoàn toàn có thể chủ động xử lý các tác nhân ô nhiễm sinh ra từ kho chứa.
84 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường “Đầu tư xây dựng mở rộng kho phân bón và thuốc BVTV”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của các chủ phương tiện vận tải, cũng như áp dụng các biện pháp quản lý an toàn giao thông hiệu quả trên khu vực dự án.
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình ĐTM bao gồm:
- Phương pháp thống kê: Thu thập các thông tin sơ cấp và thứ cấp về hiện trạng môi trường tự nhiên cũng như kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Phương pháp này có độ tin cậy cao, các nguồn thông tin được chuẩn hóa và lưu giữ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
- Phương pháp phân tích: Phân tích từng yếu tố trong quá trình vận hành của dự án có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và kinh tế của khu vực. Độ tin cậy của phương pháp này khá cao, từng tác nhân gây tác động của dự án được đánh giá một cách chi tiết và cụ thể trong quy mô và thời gian.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu phân tích môi trường với các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam để xác định mức độ tác động của dự án. Độ tin cậy của phương pháp này tương đối, khả năng dự đoán và so sánh với các quy chuẩn đôi khi còn chưa linh hoạt đối với từng vùng và khu vực khác nhau.
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê những tác động tích cực và các mặt hạn chế khi dự án hoạt động, đưa ra danh mục các biện pháp khắc phục. Độ tin cậy cao, dự đoán được những tác động của dự án cũng như những biện pháp giảm thiểu.
- Khảo sát thực địa, đo đạc lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu về môi trường không khí và nước (nước mặt, ngầm) ở khu vực dự án: Phương pháp này có độ chính xác cao, đánh giá đúng hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực.
- Các dự báo, đánh giá tác động, các rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra của dự án đến môi trường được phân tích đến từng giai đoạn của dự án, tránh bỏ sót các tác động trong giai đoạn dự án đi vào sử dụng.
- Các nguồn gây ô nhiễm được phân tích rất rõ ràng, chi tiết. Vì vậy, mức độ ô nhiễm và mức độ tác động của dự án được phân tích, đánh giá rất cụ thể, chi tiết như: tác động do bụi, mùi hôi, tác động do nước thải, tác động do tiếng ồn và nhiệt độ cao, tác động do chất thải rắn và chất thải nguy hại,
Bảng 3.23: Mức độ chi tiết và độ tin cậy của các phương pháp đánh giá
STT
Phương pháp ĐTM
Mức độ chi tiết và độ tin cậy
1
Phương pháp thống kê
Cao
2
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Cao
3
Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập
Trung bình
4
Phương pháp so sánh
Cao
5
Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận
Trung bình
6
Phương pháp điều tra xã hội học
Cao
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Mặc dù, lượng chất thải phát sinh từ dự án không nhiều nhưng mức độ độc hại rất cao nếu không có biện pháp xử lý tốt trước khi thải trực tiếp ra bên ngoài sẽ làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến người dân trong khu vực. Chính vì vậy chủ dự án phải hạn chế đến mức thấp nhất khối lượng chất thải phát sinh để bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững.
Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đề xuất dưới đây được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
- Chủ động phòng tránh, giảm thiểu nguồn phát sinh chất thải và giảm thiểu chất thải tại nguồn.
- Biện pháp BVMT phải có tính khả thi cao, xử lý đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn xả thải và phù hợp với điều kiện của kho chứa phân bón và thuốc BVTV, cũng như nguồn tài chính cho phép của chủ đầu tư.
Biện pháp bảo vệ môi trường phải được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng
a. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí
(1). Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do phương tiện vận chuyển vật tư và thiết bị thi công
Vận chuyển vật liệu xây dựng bằng tàu thuyền hoặc xe sẽ gây các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí do bụi, khí thải, tiếng ồn, Để hạn chế các tác động trên, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chuyên chở vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch, xi măng bằng tàu, sà lan phải được sắp xếp hợp lý tránh rơi vãi và không chở quá tải trọng của phương tiện. Ngoài ra, chủ phương tiện phải tuân thủ nghiêm các quy định luật giao thông để đảm bảo an toàn khi vận chuyển.
- Khi vận chuyển vật liệu phải có bạt che chắn bảo đảm an toàn, hạn chế bụi phát tán vào môi trường.
- Để hạn chế bụi khi chuyên chở vật liệu xây dựng và đất đào cần có kế hoạch hợp lý, tránh tập trung nhiều tàu, xe ra vào cùng một thời điểm.
- Tưới nước trên mặt đất ở những khu vực thi công để hạn chế bụi.
- Nhập vật tư theo từng giai đoạn thi công.
(2). Biện pháp giảm thiểu tác động của khí thải hàn cắt kim loại
Quá trình hàn cắt kim loại sẽ phát sinh khí thải độc hại, đây là nguồn ô nhiễm động khó thu gom xử lý. Tuy nhiên, thi công trong không gian rộng, thông thoáng, ít công đoạn hàn cắt và chỉ thực hiện trong thời gian ngắn nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường không khí xung quanh. Cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cho công nhân như mặt nạ hàn, kính hàn, găng tay, khẩu trang để hạn chế ảnh hưởng đến công nhân.
(3). Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung
Để giảm mức ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình xây dựng đến các khu vực lân cận, các biện pháp được đề xuất áp dụng như sau:
- Vị trí đặt các thiết bị thi công phải xa dân, đảm bảo khoảng cách an toàn.
- Kiểm tra mức độ ồn rung trong quá trình xây dựng để sắp xếp lịch thi công phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.
- Không sử dụng các thiết bị gây ồn vượt quá giới hạn cho phép tại các khu vực công cộng và dân cư theo QCVN 26:2010/BTNMT.
- Không được thi công trong giờ nghỉ trưa và sau 21 giờ để không làm ảnh hưởng việc nghỉ ngơi của người dân trong khu vực.
b. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường nước
(1). Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân trên công trường
Với số lượng công nhân đông nhất là 20 người nên lưu lượng nước thải không nhiều, khoảng 1,2 m3/ngày. Mặt khác, thời gian thi công ngắn (khoảng 3 tháng) nên không tác động mạnh đến môi trường xung quanh.
Do đây là công trình mở rộng dự án nên không cần phải xây dựng bể tự hoại mà chỉ sử dụng nhà vệ sinh hiện có xử lý nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra sông Tà Niên.
(2). Đối với nước thải do xây dựng và nước mưa
Mức độ ô nhiễm của nước mưa rất thấp, chủ yếu bị nhiễm đất cát, cặn lơ lửng. Các nguyên nhân gây ô nhiễm hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những biện pháp sau:
- Rải sỏi, đá ở những khu vực dễ gây ra ngập úng để tránh ứ đọng nước.
- Hạn chế rơi vãi dầu mỡ, xăng nhớt từ các phương tiện sử dụng các loại nhiên liệu trên.
- Thu dọn vật liệu xây dựng rơi rớt sau mỗi ngày làm việc và che đậy các kho bãi chứa vật liệu để tránh hiện tượng nước cuốn trôi vật liệu xây dựng xuống dòng sông.
- Cuối cùng là thu gom toàn bộ nước mưa và dẫn qua hố lắng cát để giữ lại đất, cát cặn trước khi thải ra sông.
c. Các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải rắn
(1). Rác thải xây dựng
Rác thải xây dựng chủ yếu là các loại xà bần, cốp pha, vật liệu xây dựng hư hỏng, các chất thải này phải được tập thu gom và phân loại ra thành các nhóm để xử lý:
- Xà bần được tận dụng để san lấp mặt bằng.
- Các loại cốp pha bằng gỗ có thể tái sử dụng hoặc bán làm nguyên liệu đốt.
- Các loại sắt, thép vụn được thu gom và bán cho các cơ sở phế liệu.
- Các loại rác khác như bao giấy (bao xi măng), thùng nhựa, dây nhựa,... sẽ được tách riêng để bán cho các cơ sở tái chế.
(2). Rác thải sinh hoạt
Theo tính toán khối lượng phát sinh khoảng 10 kg/ngày, đơn vị thi công sẽ bố trí thùng rác có nắp đậy dọc theo cửa ra vào công trường để thu gom và ký hợp đồng với đội vệ sinh công cộng của địa phương thu gom xử lý hằng ngày không để tồn đọng gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, yêu cầu công nhân không xả rác bừa bãi.
(3). Rác thải nguy hại
Lượng chất thải nguy hại ước tính trong quá trình san lấp mặt bằng và trong quá trình xây dựng phát sinh khoảng 10 kg. Chất thải nguy hại được bỏ vào thùng phuy có nắp đậy và sẽ hợp đồng với cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định.
Dầu mỡ sau khi bảo trì máy móc khối lượng cũng rất ít sẽ tận dụng để làm chất bôi trơn cho các thiết bị có xích tải, bánh răng giảm độ ồn của máy.
d. Giảm thiểu tác động đến trật tự an toàn xã hội
Ưu tiên thu nhận lao động là người địa phương nhằm giảm lượng công nhân từ các nơi khác đến bất đồng về phong tục tập quán dẫn đến mâu thuẫn.
Yêu cầu đơn vị thi công quản lý công nhân về thời gian cũng như các giấy tờ tùy thân, thực hiện đăng ký tạm trú với công an địa phương.
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động
a. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí
* Các biện pháp quản lý chung:
Quy hoạch các hạng mục của dự án như khu vực chứa, bến bãi lên xuống hàng, khoảng cách an toàn với các đối tượng trong khu vực và quỹ đất dành cho cây xanh.
Trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các đường đi nội bộ của dự án nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường không khí như tạo bóng mát, cảm giác mát mẻ cho công nhân và người dân xung quanh. Ngoài ra cây xanh góp phần điều hòa vi khí hậu, giảm bức xạ mặt trời, lọc sạch không khí và giảm tiếng ồn.
Xây dựng các nội quy ra vào kho và hướng dẫn kỹ thuật an toàn để công nhân thực hiện.
Không bán các loại vật tư nông nghiệp trong danh mục cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn.
* Các nguồn gây ô nhiễm không khí khi dự án hoạt động tóm tắt như sau:
- Mùi hôi đặc trưng và hơi hữu cơ của kho thuốc bảo vệ thực vật
- Tiếng ồn, bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển.
(1). Biện pháp giảm thiểu mùi hôi và hơi hữu cơ phát sinh từ kho chứa
Xác định đây là nguồn ô nhiễm đặc trưng và độc hại của thuốc BVTV, hơi hữu cơ phát sinh rất khó để xử lý triệt để mà chỉ hạn chế sự ảnh hưởng của nó đến môi trường bên trong và bên ngoài kho chứa, đồng thời hạn chế tác động đến sức khỏe công nhân và người dân xung quanh. Biện pháp khả dĩ nhất là hấp phụ các chất bay hơi hữu cơ bằng các vật liệu thông dụng như than hoạt tính, silicagenan nhờ các lỗ rỗng có cấu trúc siêu hiển vi chắt lọc và giữ chất ô nhiễm lại trên bề mặt.
Than hoạt tính dạng bột (PAC: Powdered Activated Carbon) có thể tích lỗ xốp khoảng 0,24 – 0,48 cm3/g và đơn vị khối lượng 500 – 2500 m2/g hấp thu tốt chất ô nhiễm nên được áp dụng rộng rãi trong các khu công nghiệp để xử lý mùi như sơn, vecni. Áp dụng thực tế để giảm thiểu hơi độc của kho thuốc Minh Huệ như sơ đồ sau:
Không khí kho thuốc
Than hoạt tính
Nước vôi
Không khí ra
Hình 4.1: Sơ đồ xử lý mùi hôi trong kho chứa thuốc BVTV
Hiện nay nhiều kho chứa thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và các công ty sản xuất lớn như Công ty cổ phần thuốc BVTV An Giang đang sử dụng công nghệ hấp phụ mùi hôi trong kho thuốc bằng than hoạt tính sau đó rửa ngược bằng nước vôi trước khi ra ngoài, đồng thời kết hợp với thông gió (quạt hút và cầu gió) lên cao để giảm nồng độ hơi độc bên trong kho chứa. Hiệu suất xử lý khí thải độc hại và mùi của hệ thống xử lý khí thải khoảng 80 - 85% (ĐTM kho chứa thuốc BVTV An Giang - chi nhánh Kiên Giang). Than hoạt tính sau mỗi 6 tháng sẽ được thay 1 lần và được thu gom, xử lý như chất thải rắn nguy hại và chứa vào thùng phuy 200 lít có đậy nắp kín, nước vôi được hoàn lưu lại để tái sử dụng.
Viêc bố trí hệ thống thu khí trong kho thuốc BVTV góp phần giảm thiểu việc phát sinh khí thải ra môi trường và giảm thiểu nồng độ tại kho thuốc BVTV. Theo thiết kế diện tích kho chứa thuốc BVTV khoảng 40m2, cao độ mái kho thuốc BVTV thiết kế 6m (đây là cao độ riêng của kho thuốc BVTV). Như vậy, tổng mét khối không khí trong kho 240m3 như vậy để đảm bảo lượng khí tồn lưu trong một giờ trong kho chứa BVTV cần sử dụng máy thu khí có công suất 120m3/h sẽ bố trí hai góc của phòng ( như sơ đồ dưới đây) để thu khí thải. Để đảm bảo công suất thu chọn công suất máy thu là 120W, máy được kết nối với máng thu hình chữ V để tạo bề mặt thu gom tốt. Khí được dẫn về hệ thống than hoạt tính gồm 3 lớp để hấp phụ các chất độc có trong khí thải.
Hình 4.2. Sơ đồ bố trí hệ thống xử lý khí
* Các biện pháp kỹ thuật khác:
- Nền kho tráng nhẵn và xử lý chống thấm, dễ lau chùi và vệ sinh sạch sẽ.
- Phân bón phải được sắp xếp lên pallet cách mặt đất 0,2m; cách tường 0,5m và chiều cao không quá 2,0m để hạn chế hút ẩm từ nền kho, tăng diện tích thông thoáng và bảo đảm phân bón và thuốc không bị rơi xuống gây đổ vỡ hóa chất đồng thời thực hiện an toàn lao động.
- Trong kho phải đủ ánh sáng, thông thoáng, rộng rãi, không để mưa dột hay nắng rọi.
- Lắp đặt những quả cầu thông gió trên mái kho để làm thông thoáng, tăng quá trình trao đổi không khí bên trong với bên ngoài kho.
- Trồng cây xanh quanh kho để tăng quá trình hấp thu khí thải giảm thiểu mùi hôi, cải thiện điều kiện vi khí hậu.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy, các loại bông băng thấm hút hóa chất khi xảy ra sự cố đổ vỡ hóa chất. Công ty gắn thêm cầu hút nhiệt trên mái tạo thông thoáng bên trong kho chứa.
(2). Giảm thiểu tác động do khói thải và tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển
Phân, thuốc BVTV sẽ được vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng tàu, ghe hay xe tải nhỏ, đây là nguồn thải động, chất thải phân tán, tải lượng thấp, rất khó thu gom, xử lý. Chủ dự án có thể áp dụng các biện pháp hạn chế như sau:
- Yêu cầu các chủ phương tiện phải thường xuyên bảo trì, sửa chữa để máy móc hoạt động tốt, ít phát sinh khói thải.
- Khuyến khích sử dụng nhiên liệu đạt chuẩn nồng độ S <1%.
- Không sử dụng các loại xe, tàu vận chuyển đã hết hạn sử dụng.
- Điều phối tàu thuyền hợp lý để tránh tập trung quá nhiều phương tiện giao thông hoạt động trong khu vực dự án cùng thời điểm.
- Tắt máy trong khi chờ bốc xếp hàng hóa.
Kho chứa sử dụng lao động không nhiều, không có máy móc thiết bị, nên độ ồn chỉ phát sinh do các xe tải vận chuyển hàng hóa ra vào kho nhưng độ ồn không lớn.
(3). Giảm thiểu các tác động của yếu tố vi khí hậu
Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt thừa và đảm bảo môi trường vi khí hậu tốt cho công nhân làm việc, chủ đầu tư sẽ áp dụng một số biện pháp sau:
- Bố trí quạt thông gió nhà kho để tăng quá trình trao đổi nhiệt trong nhà.
- Trồng cây xanh xung quanh bờ rào, vừa hạn chế mùi hôi phát tán vừa hạn chế các yếu tố vi khí hậu và tạo cảnh quan kho, cây xanh chủ yếu là các giống cây tạo bóng mát: bàng, phượng, điệp, tỉ lệ cây xanh đạt tối thiểu là 10% diện tích.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước
Trong giai đoạn vận hành của dự án, nước thải chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân và nước mưa.
(1). Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt:
- Tiết kiệm nước là biện pháp đầu tiên cần áp dụng để giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt. Do đó nên có những quy định bắt buộc và biện pháp động viên nhân viên tiết kiệm lượng nước sử dụng cho sinh hoạt.
Đối với nước thải sinh hoạt của của cán bộ, công nhân là 1,152 m3/ngày được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn sẵn có. Đồng thời, công ty sẽ sử dụng thêm chế phẩm vi sinh hỗ trợ quá trình xử lý sinh học.
Hình 4.3: Mô hình bể tự hoại 3 ngăn
Cấu tạo cơ bản của bể tự hoại 3 ngăn gồm 4 phần chính như sau (hình 4.3):
a1. Ngăn chứa
Nhiệm vụ chính là tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước như cát, hạt quả, phân,...ra khỏi nước thải. Thực chất là bể lắng đợt 1. Đáy bể lắng thường làm dốc i = 0,01 để thuận tiện khi cào gom cặn lắng, cặn được đưa vào hố thu cặn ở đầu bể.
a2. Bể lắng
Tách các vật chất lơ lửng có tỷ trọng lớn (bùn, rác vụn...).
a3. Bể lọc
Tách các chất ở trạng thái lơ lửng có kích thước nhỏ bằng cách lọc chúng qua lưới lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc là vật liệu có nhiều lỗ bọt. Hình 4.3 cho thấy giữa 2 tấm đan bê tông cốt thép (BTCT) có đục lỗ là gạch vỡ, than củi hoặc than xỉ. Mục đích sử dụng than củi hay than xỉ nhằm lợi dụng sự hoạt tính của than, góp phần làm trong nước thải hơn sau khi lọc. Nước từ bể lắng được đưa đến sẽ được phân phối đều trên toàn diện tích bề mặt bể, đi qua lớp vật liệu lọc, được làm sạch và theo các ống máng có đục lỗ rút đi. Việc làm sạch nước được thực hiện nhờ các màng sinh vật xuất hiện trên bề mặt lớp vật liệu lọc khi tiếp xúc với oxy của không khí xâm nhập từ bề mặt bể, các lỗ ở thành bể và từ khoảng trống ở đáy bể. Để phân phối nước đều trên bể, người ta thường dùng các máng răng cưa hoặc ống châm lỗ.
Thời gian nước lưu trong bể từ 1 - 3 ngày nên vận tốc nước chảy trong bể rất nhỏ. Do đó, trong quá trình chuyển động, các hạt cặn sẽ chịu tác dụng của trọng lực, lắng dần xuống đáy bể. Chất hữu cơ trong cặn lắng sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí. Vì vậy, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc độ lên men nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH của nước thải, lượng vi sinh vật có trong lớp cặn,... Nhiệt độ càng cao tốc độ lên men cặn càng nhanh. Kết quả của quá trình lên men cặn là sẽ xử lý được cặn tươi, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ thành các chất đơn giản gồm H2O, CO2, CH4,... Độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men tương ứng là 95% và 90%.
Bùn cặn ở đáy bể được chủ dự án hợp đồng với Ban công trình đô thị thành phố Rạch Giá hút định kỳ 6 tháng/lần và đem đổ đúng nơi quy định. Khoảng 20% lượng cặn đã lên men để lại trong bể để tạo men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ cặn.
Kết quả ứng dụng vào thực tế cho thấy, hiệu quả xử lý các chất hữu cơ và và các chất rắn lơ lửng đạt giá trị cao và ổn định, mặc dù có sự dao động về lưu lượng và nồng độ nước thải giữa các thời điểm trong ngày: COD: 45,9 - 95,8%, SS: 69,1 - 97,3%; BOD5: 60,3 - 94,7%.
a4. Ống thông hơi
Vượt lên cao qua khỏi mái nhà tối thiểu là 0,7m để dẫn các khí độc nguy hiểm có thể gây nổ trong quá trình phân hủy của các chất hữu cơ (NH4, H2S, C2H2, CH4) ra khỏi mạng lưới thoát nước.
(2). Nước mưa chảy tràn
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn không vượt QCVN 08:2008/BTNMT (Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1993 nêu ở chương 3).
Theo thiết kế kho chứa, văn phòng đều có mái che và toàn bộ khu vực dự án được đổ bê tông nên lượng nước mưa chảy tràn được xem như là nước sạch do đó chủ dự án sẽ không tiến hành xử lý nước mưa chảy tràn. Nước mưa được thu gom bằng máng xối lắp đặt 2 bên mái được thoát ra sông Tà Niên bằng hệ thống cống bê tông. Tuy nhiên, khu vực bãi lên xuống hàng cần phải được quét dọn sạch sẽ sau khi nhập hàng tránh hiện tượng phân rơi vãi trên nền.
(3). Biện pháp xử lý nước thải sự cố đổ vỡ chai lọ, cháy nổ
Khi có sự cố đổ vỡ chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật thì chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp dự phòng để xử lý nước thải sự cố như sau:
- Không dùng nước cọ rửa nhằm hạn chế thuốc lan khắp nơi nên dùng các loại vật liệu hút nước để xử lý thuốc đổ vỡ như mùn cưa, cát, sau đó dùng vải nhúng xà phòng để lau sạch thuốc bám dính trên nền. Vải và bột hút nước được thu gom và chứa vào thùng đựng chất thải nguy hại và ký hợp đồng xử lý với cơ quan có chức năng.
- Nếu có sự cố hỏa hoạn xảy ra nên dùng bình khí CO2 hoặc bột chữa cháy để dập tắt đám cháy hạn chế nước làm phân thuốc chảy vào môi trường nước.
* Bông thấm, vải thấm, cát và thùng chứa chất thải nguy hại phải được bố trí, trang bị sẵn trong kho với số lượng, thể tích cụ thể như sau: Bông thấm: 3kg, Vải thấm: 5kg, Cát: 0,5m3, Thùng chứa 200l.
c. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu là: Thùng caton, chất thải rắn sinh hoạt công nhân, phân hư hỏng, hết hạn sử dụng; thuốc BVTV hư hỏng. Với những loại chất thải trên, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp quản lý sau:
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt (6kg/ngày)
Chất thải rắn tái chế (2-3kg/ngày)
Chất thải rắn nguy hại (7-10kg/tháng)
Tập trung vào thùng rác
Thu gom tập trung vào kho chứa
Tập trung vào thùng chứa chuyên dụng
Đội thu gom rác địa phương thu gom
Định kỳ bán phế liệu
Nhà cung cấp thu gom hoặc hợp đồng xử lý
Hình 4.4: Sơ đồ tóm tắt qui trình quản lý chất thải rắn tại kho
- Chất thải rắn sinh hoạt: Với lượng chất thải rắn phát sinh trung bình khoảng 6 kg/ngày. Chủ dự án sẽ thu gom tập trung vào thùng rác để đội thu gom rác địa phương để vận chuyển về bãi rác tập trung xử lý.
- Chất thải thông thường phát sinh từ kho chứa
+ Đối với chất thải thông thường gồm thùng giấy, bao nilong, bao PE đựng phân bón sẽ thu gom tập trung vào trong kho để tái sử dụng (chuyển ra cửa hàng để đựng lại thuốc) hay bán phế liệu.
+ Đối với chất thải nguy hại, do lượng phát sinh ít chủ dự án không xây dựng kho chứa riêng mà sẽ trang bị thùng chứa chuyên dụng (thùng nhựa, có nắp đậy kín, dán biển cảnh báo chất thải nguy hại theo đúng tiêu chuẩn TCVN 7362:2000 về biển cảnh báo chất thải nguy hại) để thu gom những loại thuốc BVTV hư hỏng trả lại nhà cung cấp xử lý hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý.
+ Chất thải nguy hại được quản lý theo đúng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ CÁC RỦI RO, SỰ CỐ
4.2.1. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng dự án
Trong giai đoạn này có thể xảy ra một số tai nạn như té ngã cao hay các vật sắt nhọn như đinh, tole đâm, cắt công nhân và các biện pháp phòng tránh như sau:
- Trang bị các dụng cụ bảo hộ cho công nhân sử dụng như giầy, bao tay, mắt kính, dây đeo lưng để công nhân sử dụng khi trèo cao...
- Tập huấn phổ kiến những kiến thức về ATLĐ để công nhân có ý thức phòng tránh.
a. Đối với sự cố cháy nổ
Khi sự cố cháy nổ xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đến tính mạng và tài sản, do đó phải đặc biệt chú ý công tác PCCC tại công trường, sẽ thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây ra tia lửa điện phải bố trí thật an toàn.
- Thành lập đội PCCC để điều hành và chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
- Trang bị các thiết bị PCCC theo đúng quy định như: bình CO2,... bố trí các bình chữa cháy cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện sử dụng, các phương tiện chữa cháy luôn kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng.
- Không đốt rác, xà bần trong công trường, không lưu trữ quá nhiều nhiên liệu gây cháy như xăng, dầu, cấm hút thuốc trong công trường.
- Ngoài ra nhà thầu phải quan tâm đến vấn đề tổ chức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể cán bộ, công nhân thông qua các lớp huấn luyện PCCC.
b. Đối với tai nạn lao động
Trong quá trình thi công xây dựng cần tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn lao động và phòng cháy nổ, phải xây dựng kế hoạch, nội quy an toàn lao động để áp dụng ngay tại công trường, cụ thể:
- Phải tập huấn công tác an toàn định kỳ và trước khi giao việc cho công nhân.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cho người lao động, bắt buộc người lao động phải sử dụng bảo hộ lao động theo đúng công việc.
- Công nhân trực tiếp thi công, vận hành máy móc phải được huấn luyện và thực hành đúng thao tác và đúng qui trình kỹ thuật.
- Sắp xếp, bố trí các máy móc thiết bị trật tự, gọn và tạo khoảng cách an toàn cho công nhân khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
4.2.2. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động
a. An toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng tránh tai nạn lao động
Thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động để phòng tránh và hạn chế những tai nạn lao động xảy ra sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả công việc. Cơ bản Chủ dự án sẽ thực hiên một số giải pháp sau:
* Biện pháp quản lý
- Trước khi đưa vào sử dụng, kho thuốc thuốc BVTV phải được các cơ quan chức năng về môi trường, y tế, PCCC giám sát, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt các yêu cầu theo quy định.
- Định kỳ tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao kiến thức về an toàn lao động cho toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động trước khi giao việc theo đúng quy định.
- Xây dựng các nội quy, quy định ATLD bắt buộc công nhân thực hiện.
- Bố trí, xắp xếp hàng hóa trong kho hợp lý, thông thoáng theo từng loại riêng biệt để hạn chế tác động của thuốc BVTV đến công nhân.
* Nguyên tắc chứa thuốc BVTV trong kho
+ Những thuốc BVTV trong danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở Việt nam phải được xếp trong tủ riêng, có khoá chắc chắn.
+ Không xếp chồng hàng quá cao để tránh đổ vỡ.
+ Những thuốc dễ bắt lửa, dễ gây hoả hoạn phải được xếp riêng ở vị trí dễ phát hiện và phòng cháy chữa cháy, ít ảnh hưởng đến các lô hàng khác.
+ Cần xếp riêng từng chủng loại thuốc BVTV, không xếp và bày các thuốc trừ sâu lẫn lộn với các thuốc trị bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột,
+ Không xếp thuốc dạng lỏng trên cao, thuốc dạng bột khô ở dưới.
+ Trong cách sắp xếp bày biện thuốc trong kho, trong cửa hàng, phải tính toán thế nào để dễ dàng thực hiện được nguyên tắc thuốc nhập trước thì xuất trước.
- Phối hợp với trung tâm Y tế dự phòng của huyện để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đội ngũ công nhân làm việc trong kho.
- Trang bị tủ thuốc y tế khu vực kho và các trạng thiết bị sơ cấp cứu khẩn cấp như: bồn rửa mặt, bông băng y tế đề phòng trường hợp bị hóa chất (các loại thuốc BVTV bị đổ vở hư hỏng) bắn hoặc dính vào người và cấp cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố.
- Trang bị dụng cụ BHLĐ như khẩu trang, mặt nạ phòng độc, găng tay cao su, kính bảo hộ, giầy ủng bảo hộ lao động để nhân viên sử dụng khi bốc xếp thuốc BVTV.
* Biện pháp kỹ thuật
- Không khuân vác trực tiếp phân bón, thuốc BVTV mà bốc xếp lên băng tải để chuyển vào kho chứa.
- Phân bón phải được đặt lên pallet và chiều cao không quá 02m, đảm bảo vững chắc không đổ ngã và cách tường không nhỏ hơn 0,5m.
- Lắp đặt kệ sắt trong kho để xắp xếp phân biệt riêng từng nhóm thuốc BVTV. mỗi kệ phải có biển tên từng nhóm thuốc riêng để nhân viên dễ theo dõi, sắp xếp.
- Trong kho và cửa hàng thuốc BVTV sẽ trang bị biển báo để đảm bảo an toàn cho những nhân viên trực tiếp làm việc với thuốc BVTV và cho khách hàng. Ví dụ “Không ăn uống trong cửa hàng”, “Không hút thuốc”, “Chất độc nguy hiểm”, Có thể tham khảo một số biển báo sau:
Tính ăn mòn
Hình tượng màu đen trên nửa nền màu vàng hoặc da cam và chữ in màu trắng trên nửa nền màu đen.
Tính dễ nổ
Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.
Rất dễ cháy
Hình tượng màu đen trên nửa nền màu trắng và nửa nền màu đỏ.
Dễ cháy
Hình tượng màu đen trên nền màu đỏ (dạng lỏng).
Hình tượng màu đen trên nền màu trắng với những kẻ sọc đỏ (dạng rắn).
Oxy hóa
Hình tượng màu đen trên nền màu vàng hoặc da cam.
- Trang bị thêm quạt thông gió công nghiệp trong kho để tăng cường trao đổi không khí với bên ngoài khi nhân viên vào kho.
- Trang bị giấy hút và cát sẵn sàng trong kho để xử lý thuốc BVTV rơi vãi khi bất cẩn làm chảy, vỡ thuốc ra nền kho.
b. Biện pháp phòng tránh sự cố cháy nổ
Kho thuốc BVTV phải tuyệt đối an toàn PCCN, nếu sự cố xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí. Do đó, chủ đầu tư đặc biệt chú trọng đến vấn đề này ngay từ lúc đầu thành lập bằng cách áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế theo đúng hướng dẫn Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 94 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Các biện pháp chung áp dụng bao gồm:
- Các hạng mục công trình trong nhà máy phải thẩm duyệt PCCC của Cảnh sát PCCC trước khi xây dựng và phải được nghiệm thu PCCC của cơ quan chức năng trước khi đưa vào sử dụng.
- Thành lập đội PCCC cơ sở để chủ động phối hợp với cơ quan PCCC khi có sự cố xảy ra.
- Tại các khu vực trong nhà máy đều được trang bị những bình chữa cháy cầm tay, được kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo khả năng dập tắt những đám cháy xảy ra tại từng khu vực.
- Phân công nhân viên trực 24/24 tại kho để bảo vệ tài sản và phòng tránh cháy nổ.
- Do dự án nằm trên bờ sông Tà Niên nên không cần xây dựng hồ chứa nước dự trữ để cấp nước chữa cháy mà sử dụng nước mặt khi cần thiết.
- Hàng ngày đều phải vận hành kiểm tra hệ thống PCCC để đảm bảo hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra.
- Cấm hút thuốc hoặc sử dụng lửa trần trong phạm vi nhà kho chứa hóa chất và nguyên nhiên liệu.
- Cần có đủ những tình huống chống cháy phù hợp và hoạt động tốt đề phòng trường hợp khẩn cấp; hệ thống phòng cháy tự động phải luôn sẵn sàng hoạt động.
- Lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ và cải tiến hệ thống theo các công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao cho các hoạt động của dự án.
- Thiết kế, xây dựng nhà xưởng phù hợp với yêu cầu phòng cháy chữa cháy. Nội dung chủ yếu của việc đảm bảo này được vận dụng cụ thể đối với nhà xưởng như sau:
+ Đường nội bộ trong khu vực của dự án đến được tất cả các nơi đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống chế được bất kỳ lửa phát sinh ở vị trí nào trong công ty.
+ Sắp xếp bố trí các máy móc thiết bị trật tự, gọn và khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra.
+ Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa phải được bố trí thật an toàn.
+ Tường và mái phải được xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Cách ly các công đoạn dễ cháy xa các khu vực khác.
+ Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy nổ trong khu vực.
c. Biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông khi vận chuyển thuốc BVTV
(1). Nguyên tắc chung
- Việc vận chuyển thuốc và nguyên liệu thuốc BVTV phải tuân theo những quy định tại Nghị định 36/NĐ-CP ngày 29/5/1995 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị, Nghị định 39/ NĐ-CP ngày 15/7/1996 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt và Nghị định 46/ NĐ-CP ngày 5/7/1996 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa của Chính phủ. Nghị định 140/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới.
- Nghiêm cấm việc vận chuyển thuốc BVTV trên các phương tiện chuyên chở hành khách, trên các phương tiện chuyên chở vật nuôi, chuyên chở lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy hoặc nổ, các hàng hoá khác.
- Việc vận chuyển thuốc BVTV phải theo đúng lộ trình vận chuyển hàng hoá không được dừng, đổ nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, nguồn nước uống, sông ngòi, kênh, rạch.
- Thuốc BVTV vận chuyển trên đường phải có nhãn và nhãn hiệu theo đúng quy định của pháp luật.
- Phải sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển thuốc BVTV, không được sử dụng các xe chuyên chở thực phẩm, thức ăn gia súc, hàng hoá khác để chở thuốc BVTV.
- Hạn chế tối đa việc chuyên chở thuốc BVTV bằng ghe xuồng trên sông ngòi, kênh rạch (phương tiện đường thuỷ). Đối với việc nhập hàng bằng sà lan phải đảm bảo an toàn, có mái che.
- Không được chở quá tải phương tiện vận chuyển.
(2). Kiểm tra hàng hoá trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển
- Không vận chuyển chuyên chở những bao thuốc, thùng thuốc đã bị rách, bị rò rỉ hoặc không có nhãn.
- Những kiện hàng phải được đóng gói chắc chắn, bảo đảm không bị đổ vỡ trong quá trình vận chuyển.
(3). Kiểm tra phương tiện chuyên chở trước khi xếp hàng lên
- Xe chở thuốc BVTV phải được bảo dưỡng thường xuyên, trong tình trạng vận hành tốt, buồng lái cách biệt với khoang chở thuốc, thành xe phải chắc chắn, mui xe và vải bạt che phải tốt đảm bảo hàng hoá không bị nắng rọi, không bị mưa làm ướt, sàn xe phải chắc chắn và kín, đề phòng trong quá trình chuyên chở nếu thuốc bị rò rỉ, bể vỡ sẽ không rơi vãi trên đường. Kiểm tra và xử lý mọi chỗ có vật nhọn, sắc nổi trên sàn và thành xe để khỏi làm cấn, rách các bao bì thuốc trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
- Trên xe chuyên chở thuốc BVTV phải có những phương tiện phòng cháy chữa cháy (bình bơm chữa cháy), bảo hộ lao động (quần áo, kính, bao tay, ủng, khẩu trang, xà bông, thuốc nhỏ mắt, ) cho lái xe và người xếp dỡ hàng.
- Phải có sẵn phương án xử lý nếu có sự cố xảy ra trên đường vận chuyển; lái xe, phụ xe phải hiểu rõ và thực hiện được các biện pháp xử lý đơn giản, cần thiết (ví dụ: Trường hợp thuốc bị cháy, bị rò rỉ, thì xử lý để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của thuốc đến con người, vật nuôi, môi trường).
(4). Xếp hàng lên xe
- Khi xếp thuốc BVTV lên xe, chú ý đến các nguyên tắc sau:
+ Lô hàng nặng, có bao bì vững chắc xếp ở dưới, lô hàng nhẹ xếp ở trên.
+ Thuốc dạng lỏng xếp ở dưới, thuốc dạng bột xếp ở trên.
+ Loại thuốc có độ độc cao xếp ở dưới, thuốc ít độc xếp ở trên.
+ Thuốc trừ cỏ xếp ở dưới, thuốc trừ sâu bệnh xếp ở trên.
+ Không được xếp lộn ngược các chai thuốc, các thùng hàng.
- Khi xếp hàng phải chèn, lót cho chắc chắn để trong khi di chuyển, hàng hoá không bị xê dịch, bị lắc mạnh dễ gây đổ vỡ.
(5). Lộ trình vận chuyển
- Nên chọn con đường tốt bằng phẳng, an toàn đỡ sốc, cho dù có xa hơn các đường khác một chút.
- Khi nghỉ ở dọc đường, tránh đổ xe ở sát gần chợ, quán ăn, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nơi đông người và gần nguồn nước uống, sông ngòi, kênh, rạch.
(6). Bốc dỡ hàng
- Khi bốc dỡ thuốc xuống xe phải cẩn thận, nhẹ tay, tránh những hư hỏng, đổ vỡ, giảm thiểu nguy cơ gây nhiễm thuốc cho người và môi trường. Kiểm tra lại các bao bì nhãn thuốc trước khi đưa vào kho.
- Đưa xe chở thuốc ra nơi xa dân cư, xa nguồn nước ăn, sau đó tiến hành làm vệ sinh, rửa kỹ bằng nhiều nước sạch và xà phòng toàn bộ thùng xe.
Ghi chú: Qui trình này cũng được áp dụng tương tự đối với vận chuyển phân bón, thuốc BVTV bằng tàu, ghe (đặc biệt, tránh làm ướt phân bón).
d. Biện pháp phòng tránh ô nhiễm môi trường khi bị lũ lụt
Mặc dù khả năng xảy ra lũ lụt làm ngập kho chứa là rất hiếm, tuy nhiên để giảm những tác động của kho chứa thuốc khi có lũ lớn xảy ra, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
- Nền kho phải được xây cao hơn mực nước cao nhất năm từ 2,0 - 2,5m.
- Nền kho phải đảm bảo không bị thấm nước, xây tường vách xung quanh kho và có quét lớp chống thấm nước khi lũ vượt mức nền.
- Chuẩn bị sẵn bao cát để đắp đê tạm tại cổng trước và sau kho kết hợp với các bức tường vách xung quanh tạo thành bể kín nước nên lũ bên ngoài không tràn vào được.
- Mái kho phải được chằng néo gia cố cẩn thận đảm bảo không bị giông lốc làm tốc mái.
- Chất các loại phân bón và thuốc BVTV lên pallet để không bị ngập ướt.
- Vào mùa lũ lớn, phân công người trực 24/24 để canh nước, không để nước tràn vào kho.
e. Biện pháp an toàn giao thông thủy bến nhập hàng
Để phòng tránh tai nạn giao thông khu vực kho chứa cũng như trong quá trình vận chuyển hàng hóa Công ty sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp dưới đây:
- Thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
- Xây dựng các quy định về chấp hành luật giao thông vào nội dung thi đua khen thưởng và quy chế hoạt động của công ty để nhân viên thực hiện.
- Thực hiện đăng ký bến bãi với cơ quan chức năng để được cấp phép hoạt động.
- Thường xuyên bảo trì và định kỳ bảo dưỡng để các phương tiên luôn hoạt động tốt. Thực hiện đăng ký, đăng kiểm an toàn môi trường và kỹ thuật theo đúng quy định.
- Kiểm tra chặt chẽ lịch điều khiển phương tiện của nhân viên để điều tiết thời gian lái phù hợp, đúng quy định, đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không giao phương tiện cho những người không chuyên trách.
- Neo đậu sà lan, ghe tàu trật tự, đúng quy định không lấn chiếm giao thông thủy, mất vẽ mỹ quan, dễ gây tai nạn;
f. Các biện pháp phòng chống xói lở bờ kè
Các biện pháp phòng chống xói lở bao gồm:
- Xây dựng bờ kè chống xạt lở bao quan khu vực dự án.
- Lắp đặt nhiều đèn chiếu sáng và biển báo xung quanh khu vực dự án.
- Bố trí và sắp xếp các ghe, tàu, sà lan, neo đậu đúng trật tự để hạn chế ùn tắt giao thông thủy trong khu vực gây va chạm ảnh hưởng đến bờ kè.
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
5.1.1. Chương trình quản lý môi trường
Chương 3 đã nêu lên các tác động tích cực, tiêu cực của Dự án đến môi trường và xã hội. Chương 4 đã đề xuất các biện pháp hạn chế những tác động trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành của dự án. Để tổng hợp, thống kê, lên kế hoạch thực hiện các giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường cũng như để kiểm tra giám sát hiệu quả xử lý môi trường. Chủ dự án sẽ phân công cán bộ chuyên trách thực hiện quản lý môi trường và ATVSLĐ trong nhà kho, nhiệm vụ cụ thể là:
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, PCCN, ATVSLĐ.
- Tổ chức quan trắc, thực hiện báo cáo định kỳ về môi trường với cơ quan quản lý môi trường.
- Kiểm tra việc sử dụng trang bị bảo hộ lao động của công nhân, thực hiện an toàn lao động, phòng chống sự cố môi trường.
- Kiến nghị, đề xuất thực hiện các giải pháp BVMT, ATLĐ và PCCN cần thiết
Kế hoạch giám sát môi trường được thực hiện theo bảng tổng hợp sau:
Bảng 5.1: Kế hoạch quản lý môi trường và thời gian thực hiện
STT
Nguồn gây tác động
Các tác động đến môi trường
Biện pháp giảm thiểu
Thời gian thực hiện
Cơ quan thực hiện
Cơ quan giám sát
I
Giai đoạn thi công
1
Tập kết công nhân chuẩn bị thi công
An ninh và các vấn đề xã hội
Nước thải và chất thải rắn sinh hoạt
Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho công nhân
Xây dựng nhà vệ sinh tạm cho công nhân sử dụng
Thu gom, xử lý rác thải
Ngay khi tập kết công nhân
Thầu xây dựng
Chủ đầu tư
2
Tập kết vật liệu xây dựng và các máy móc, thiết bị phục vụ thi công đến công trường
Chất thải từ phương tiện vận chuyển, (khí thải)
Tai nạn lao động
Tăng mật độ giao thông, tai nạn giao thông
Sử dụng nhiên liệu đạt chuẩn, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị định kỳ
Phố biến nội quy ATVSLĐ, trang bị dụng cụ BHLĐ, cử cán bộ phụ trách
Giáo dục ý thức chấp hành luật an toàn giao thông và kiên quyết xử lý vi phạm
Ngay khi tập kết vật tư
Thầu xây dựng và nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Chủ đầu tư
3
Xây dựng nhà kho và các công trình phụ,
Dầu mỡ thải, các chất thải xây dựng,
Sự cố, rủi ro,
Chất thải xây dựng (xà bần, gạch, cát)
Tai nạn lao động, khả năng gây cháy nổ
Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công
Bố trí hệ thống phun nước tại công trình nhằm hạn chế lượng bụi phát tán trong quá trình thi công xây dựng
Bố trí khu vực tập trung tạm thời, thùng chứa rác sinh hoạt
Thu gom xà bần san lấp các vị trí trũng thấp trong khu dự án
Bố trí thời gian hoạt động của các thiết bị ồn hợp lý, bảo trì thiết bị để hạn chế ồn
Phố biến nội quy ATVSLĐ, trang bị dụng cụ BHLĐ
Ngay khi thi công
Thầu xây dựng
Chủ đầu tư
II
Giai đoạn hoạt động
1
Xuất, nhập phân bón, thuốc BVTV
Quá trình lưu kho
Vận chuyển buôn bán vật tư nông nghiệp
Mùi hôi đặc trưng của kho thuốc bảo vệ thực vật
Hơi khí thải phát sinh tự nhiên từ kho chứa
Tiếng ồn, bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển.
Rác thải thông thường
Rác thải nguy hại
Lắp đặt quả cầu thông gió trên máy kho
Lắp đặt hệ thống xử lý mùi
Giám sát khí thải
Bê tông nền nhà kho, chống ẩm mốc, kê phân bón lên balet
Dán biển cảnh báo nguy hiểm, độc hại để nhân viên có ý thức phòng tránh
Trang bị dụng cụ bảo hộ: khẩu trang, găng tay, ủng, kính bảo hộ
Vệ sinh nền kho thương xuyên
Thùng rác chuyên dụng để đựng CTNH
Hợp đồng bán phế liệu, tái sử dụng
Khi dự án đi vào hoạt động
Chủ dự án
Cơ quan quản lý môi trường địa phương
2
Sinh hoạt của công nhân
Nước thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hầm tự hoại 3 ngăn
Thùng đựng rác sinh hoạt, hố gas lắng cát đối với nước mưa
Hoàn thành trong giai đoạn xây dựng
Chủ dự án
Cơ quan quản lý môi trường địa phương
5.1.2. Dự trù kinh phí cho các giải pháp xử lý môi trường
Thống kê các công trình xử lý môi trường và kinh phí thực hiện:
Bảng 5.2: Dự trù kinh phí các công trình bảo vệ môi trường
STT
Tên công trình
Đơn vị
Số lượng
Thành tiền (triệu)
A
Xử lý nước thải
1
Hệ thống ống thoát nước mưa
m
100
40
2
Cải tạo bể tự hoại
m3
1
B
Xử lý chất thải rắn
6
Thùng rác (50 lít)
cái
3
0,5
7
Thùng rác (180 lít) chuyên dụng
cái
3
1,5
C
Xử lý mùi hôi, khí thải
8
Quả cầu thông gió
cái
24
4,8
9
Quạt công nghiệp
cái
4
4,8
10
Hệ thống phun nước làm mát mái nhà
Hệ thống
1
10
11
Hệ thống xử lý mùi
Hệ thống
1
75
D
Phòng chống sự cố cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
12
Bình chữa cháy
Bình
8
4
13
Dụng cụ BHLĐ (khẩu trang, giầy, quần áo, nón bảo hộ ...), biển cảnh báo, biển hướng dẫn
Bộ
15
14
Kè chống sạt lở
300
15
Cây xanh
Cây
10
Tổng số
465.6
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Để hạn chế những tác động của Dự án đến môi trường xung quanh và để đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường được đề xuất sau đây sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của Dự án và được thực hiện dưới sự giám sát của UBND huyện Châu Thành, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Kiên Giang, bao gồm các nội dung:
5.2.1. Giám sát chất lượng không khí
- Thông số giám sát: Bụi tổng, tiếng ồn, NH3, H2S, SO2, NOx, Mùi, THC, lân hữu cơ, Clo hữu cơ, Cloroform, Acid sunfuric, Benzen;
- Vị trí giám sát: 03 vị trí
+ 01 điểm bên trong kho chứa thuốc BVTV;
+ 01 điểm giáp hộ dân bên trái;
+ 01 điểm giáp hộ dân bên phải;
- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT; QCVN 26:2009/BTNMT; QCVN 20:2009/BTNMT;
5.2.2. Giám sát nước mặt
- Thông số giám sát: pH, DO, BOD5, COD, TSS, Amoni, Nitrat, PO43, Sắt, tổng dầu mỡ, Hóa chất bảo vệ thực vật, Clo hữu cơ, Coliforms.
- Vị trí giám sát: 01 vị trí trên sông Tà Niên
- Tần suất giám sát: 2 lần/năm
- Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn QCVN 08:2008
5.2.3. Giám sát nước ngầm
- Vị trí giám sát: tại vị trí giếng khoan của Công ty.
- Các chỉ tiêu giám sát: pH, độ cứng, COD, Amoni, NO3-, Cl-, Fe tổng, Coliforms.
- Tần suất giám sát: 2 lần/năm
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT
5.2.4. Giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt
- Vị trí giám sát: 01 mẫu, đầu ra bể tự hoại
- Chỉ tiêu giám sát: pH, SS, TDS, BOD5, Tổng N, Tổng P, Sunfua, Amoni, Nitrat, dầu mỡ động thực vật, Photphas, Coliform.
- Tần suất giám sát: 2 lần/năm
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
CHƯƠNG 6
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ VĨNH HÒA HIỆP
Thực hiện theo của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ dự đã gửi bản Báo cáo tóm tắt nội dung ĐTM và công văn lấy ý kiến của Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Hòa Hiệp. Nay Chủ dự án xin tóm tắt các ý kiến của Ủy ban Nhân dân xã như sau:
1. Ý kiến về các tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội:
UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp thống nhất với phương án phân tích và các tác động xấu của dự án mà Chủ đầu tư đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- Chủ dự án đã trình bày các biện pháp xử lý rõ ràng, có tính khả thi cao để hạn chế ô nhiễm môi trường khi triển khai dự án.
- Chủ đầu tư đã đặc biệt chú ý đến công tác phòng chống sự cố tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ.
- Cần chú ý các biện pháp xử lý ô nhiễm mùi hôi của thuốc bảo vệ thực vật
- Phải đảm bảo tỉ lệ cây xanh để tạo cảnh quan môi trường.
3. Kiến nghị đối với Chủ dự án:
- Về thời gian thi công: Chủ đầu tư phải đảm bảo thời gian nghỉ trưa và về đêm của khu dân cư, phải có cam kết về thời gian thi công, thời gian xe ra vào công trình.
- Về bụi: phát sinh do việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ vật liệu, chủ đầu tư phải có biện pháp xử lý trước khi thải ra không khí.
- Về tiếng ồn, độ rung: phát ra từ hoạt động của các phương tiện thi công như máy trộn bê tông, máy đóng cọc, khoan và xe cơ giới ra vào công trình, chủ đầu tư phải có phương tiện tháo dỡ phù hợp để đảm bảo không ảnh hưởng đến khu dân cư gần kề, đặc biệt là sau 21 giờ.
Trong quá trình hoạt động Công ty phải thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo và chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ VĨNH HÒA HIỆP
Chủ dự án đã lấy ý kiến của UBMTTQ xã Vĩnh Hòa Hiệp, kết quả như sau:
1. Ý kiến về các tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội:
UBMTTQ xã Vĩnh Hòa Hiệp thống nhất với phương án phân tích và các tác động xấu của dự án mà Chủ đầu tư đã trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- Chủ dự án đã trình bày các biện pháp xử lý rõ ràng, có tính khả thi cao để hạn chế ô nhiễm môi trường khi triển khai dự án.
- Chủ đầu tư đã đặc biệt chú ý đến công tác phòng chống sự cố tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ.
3. Kiến nghị đối với Chủ dự án:
- Khi thi công công trình phải vận chuyển vật tư, xà bần, rác đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực.
- Công trình phải được che chắn đảm bảo mỹ quan.
- Công trình phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động.
- Khi dự án hoàn tất đi vào hoạt động, chủ đầu tư phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng các quy định nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường về các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, PCCC thông qua sự kiểm tra của các cơ quan chuyên môn và ban ngành có liên quan.
- Dự án tập trung công nhân đông nên trong quá trình hoạt động cần thực hiện tốt các quy định của địa phương về tình hình trật tự xã hội.
- Chủ dự án phải thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động về lương, các loại bảo hiểm theo quy định.
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA UBND VÀ UBMTTQ XÃ VĨNH HÒA HIỆP
Chủ dự án chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng và cam kết thực hiện theo đúng các nội dung về kinh doanh, bảo vệ môi trường, PCCC, an toàn giao thông và bảo vệ sức khoẻ của công đã trình bày trong báo cáo ĐTM.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích các tác động tích cực và tiêu cực trong giai đoạn xây dựng cũng như khi dự án hoạt động, chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Dự án “Đầu tư xây dựng mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật” tại xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của địa phương, cơ sở hạ tầng tại khu vực dự án đã hoàn chỉnh, rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy.
- Khi dự án vào hoạt động sẽ đảm bảo nguồn cung cấp và góp phần ổn định thị trường phân bón và thuốc BVTV cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Tuy nhiên, khi dự án hoạt động sẽ gây ra những tác động nhất định đến chất lượng môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến người dân như mùi hôi đặc trưng và hơi khí độc phát ra từ kho thuốc. Nhưng mức độ tác động không nhiều do hoàn toàn có thể chủ động xử lý các tác nhân ô nhiễm sinh ra từ kho chứa.
2. KIẾN NGHỊ
Hiện nay công nghệ xử lý chất thải, mùi thuốc trong kho chứa ở tỉnh Kiên Giang cũng như các tỉnh lân cận chỉ ở mức hạn chế nguồn ô nhiễm chứ chưa thể xử lý triệt để được nguồn thải này. Đồng thời kinh phí dành cho việc xử lý chất thải của chủ đầu tư cũng bị hạn chế cần thiết phải được hỗ trợ công nghệ mới từ các cơ quan chức năng. Chúng tôi kiến nghị các ban ngành địa phương và cơ quan nghiên cứu hỗ trợ về mặt công nghệ để xử lý triệt để chất thải để hạn chế sự ảnh hưởng của nguồn thải đến môi trường và sức khỏe con người.
Trên cơ sở phân tích những mặt tích cực và những hạn chế của dự án, cũng như những tác động đến môi trường và biện pháp xử lý, Chủ đầu tư kiến nghị các ban ngành địa phương hỗ trợ thông qua dự án để sớm đưa vào hoạt động và cũng rất mong được các ngành chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn Chủ dự án thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
3. CAM KẾT
- Chủ đầu tư cam kết sẽ đầu tư kinh phí thực hiện nghiêm chỉnh các phương án giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế các tác động có hại đã đề ra trong báo cáo nhằm đạt các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
- Triển khai thực hiện hoàn chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng tránh sự cố trước khi hoạt động, nồng độ các chất thải sau khi xử lý phải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi cho thải vào nguồn tiếp nhận, cụ thể như sau:
+ Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí đạt tiêu chuẩn môi trường đạt QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT;
+ Độ ồn đạt QCVN 26:2010/BNTMT;
+ Nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14/2008/BNTMT;
+ Nước thải công nghiệp đạt QCVN 24:2009/BTNMT;
+ Quản lý nội vi theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ y tế ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
+ Qui trình lưu trữ, quản lý và vận chuyển chất thải nguy hại theo thông tư số 12/2011/TT-BTNMT;
+ Đảm bảo đủ tỷ lệ diện tích đất cho cây xanh, công trình dịch vụ, giao thông và các đầu mối kỹ thuật;
+ Cam kết không buôn bán những mặt hàng thuốc BVTV theo danh mục cấm của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện đúng các quy định về kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp;
+ Sau khi dự án xây dựng hoàn thành các công trình xử lý chất thải sẽ báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang để đo đạc, phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường, Chủ đầu tư cam kết khi xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý khí thải, mùi hôi mới đưa dự án vào hoạt động;
+ Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ theo chương trình giám sát đã đề xuất (Chương 5);
+ Chủ đầu tư cam kết xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng như hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải (tách riêng), các trang thiết bị cho công việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn khi đi vào hoạt động.
Chủ đầu tư cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO
- Đặng Kim Chi, 1998. Hóa học môi trường.
- Đinh Xuân Thắng, 2003. Ô nhiễm không khí, NXB ĐHQG TP.HCM.
- Lê Trình, 2000. Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng.
- Lê Huy Bá, 2000. Độc học môi trường.
- Nguyễn Duy Động, 1999. Thông gió và kỹ thuật xử lý khí thải. NXB Giáo Dục.
- Nguyễn Hải. Âm học và kiểm tra tiếng ồn. NXB Giáo dục.
- Ngô Lê Thông, 2004. Công nghệ hàn điện, tập 1. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
- Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2010.
- Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga, 1999. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học Kỹ Thuật.
- Trần Đức Hạ, 2006. Xử lý nước thải quy mô nhỏ và vừa, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dtm_kho_thoc_bvtv_18_4_bai_in_6287_2074264.doc