Báo cáo Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng neogen vùng thành phố Hà Nội

1. Các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo được chia thành 3 tập, tuy nhiên thành phần trầm tích tương đối giống nhau, đều được tạo thành bới cuội kết, sỏi sạn kết, cát kết, sét kết, có cấu tạo phân lớp gần như nằm ngang, phân nhịp. Giữa các phân hệ tầng, một số nơi không tồn tại lớp cách nước, vì vậy không thể phân chia tầng chứa nước theo các tập mà phải gộp chung cả hệ tầng. 2. Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Tiên Hưng (n1), do số lượng các lỗ khoan ít, tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Minh, Khoái Châu; chỉ có tài liệu quan trắc lỗ khoan 4-N nên không tính toán được trữ lượng tiềm năng của tầng chứa nước. 3. Trong Đề án có 2 lỗ khoan 2-N và 6-N nước bị mặn. Kết quả đo địa vật lý cũng đã phát hiện vị trí dự kiến 2 lỗ khoan 5-N và 9-N có khả năng cũng bị mặn, nên đã điều chỉnh vị trí và cuối cùng cả 2 lỗ khoan đều gặp nước nhạt.

docx158 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng neogen vùng thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước này, trong đó lỗ khoan 2-N không có nước, ngoài ra có một số lỗ khoan với mục đích chính là tìm kiếm than, tập trung ở khu vực Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên. Một số lỗ khoan hút nước thí nghiệm, nhưng kết quả phân tích các mẫu nước lại cho thấy nước bị nhiễm mặn. Số liệu quan trắc động thái nước dưới đất chỉ được thực hiện ở lỗ khoan 4-N, còn lỗ khoan 10-N thời gian quan trắc quá ngắn nên không thể thành lập được bản đồ thủy đẳng áp và như vậy cũng không thể tính toán được trữ lượng động tự nhiên. 6.3. TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC Trữ lượng khai thác là lưu lượng nước dưới đất có thể lấy được từ tầng chứa nước bằng các công trình khai thác cụ thể, bố trí hợp lý về mặt kinh tế và kỹ thuật với một chế độ khai thác nhất định trong suốt thời gian tính toán sử dụng nước. Như đã trình bày ở trong phần mức độ điều tra, nghiên cứu, nhiều nơi trong vùng ở các giai đoạn trước đã tiến hành thăm dò, tìm kiếm, điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất, đã xác định được trữ lượng khai thác xếp vào các cấp A, B, C1, C2. 6.3.1. Trữ lượng khai thác của Đề án Trữ lượng khai thác của Đề án là lưu lượng thực hút của các lỗ khoan thuộc loại nước nhạt, có lưu lượng Q ≥ 0,5 l/s. Trữ lượng khai thác của Đề án là 18.248 m3/ng, trong đó tầng chứa nước Vĩnh Bảo (n2) là 17.336 m3/ng, tầng Tiên Hưng (n1) là 912 m3/ng (bảng 6.13) Bảng 6.13. Tổng hợp trữ lượng khai thác của Đề án STT Số hiệu LK Chiều sâu (m) Tầng chứa nước Kết quả thí nghiệm Độ tổng khoáng hóa (g/l) Trữ lượng khai thác (m3/ng) Ht (m) Q (l/s) S (m) q (l/sm) 1 1N 155 n2 11,30 16,40 12,96 1,270 0,14 1.417 2 2-N 289 n2 20,1 1,13 48,5 0,02 3,128 3 3-N 140 n2 5,46 16,40 8,12 2,020 0,135 1.417 4 5-N 296 n2 3,80 19,35 16,51 1,170 0,143 1.672 5 6-N 230 n2 12,50 5,50 20,38 0,270 2,214 6 7-N 250 n2 9,15 25,00 18,48 1,350 0,236 2.160 7 8-N 220 n2 4,57 20,06 8,16 2,460 0,91 1.733 8 9-N 220 n2 4,06 16,40 8,22 2,000 0,089 1.417 9 10-N 400 n2 5,40 30,13 7,89 3,820 0,196 2.603 10 11-N 240 n2 5,74 16,38 13,20 1,240 0,181 1.415 11 12-N 220 n2 4,40 17,60 8,13 2,160 0,136 1.521 12 13-N 320 n2 3,35 22,93 18,12 1,260 1,083 1.981 Cộng 17.336 13 4-N 300 n1 9,62 1,25 83,70 0,015 0,534 108 14 10-N 400 n1 5,00 9,30 7,82 1,190 0,141 804 Cộng 912 Tổng cộng 18.248 6.3.2. Trữ lượng khai thác đã được đánh giá Hiện nay, có một số nơi đã khai thác nước dưới đất trong tầng Neogen, nhưng chỉ có các trạm khai thác khu đô thị Định Công, Linh Đàm mới được cấp thẩm quyền xác nhận trữ lượng khai thác. Các lỗ khoan khác lưu lượng thực hút được xếp cấp C1, gồm các lỗ khoan có lưu lượng Q > 0,5 l/s được thống kê trong bảng (trừ các lỗ khoan của Đề án và khu đô thị Định Công – Linh Đàm). Trữ lượng khai thác đã được đánh giá và thống kê ở bảng 6.14. Bảng 6.14. Thống kê trữ lượng khai thác đã được đánh giá Trạm LK Lưu lượng thực hút TN (m3/ng) Công suất (m3/h) Lưu lượng khai thác thực tế (m3/ng) Trữ lượng (m3/ng) Thiết kế Thực khai thác Cấp A Cấp B Cấp C1 Định Công ĐC1 810 30 32 584 584 226 ĐC2 736 25 28 520 520 216 ĐC3 810 30 32 583 583 227 Cộng 2356 85 92 1687 1687 669 Linh Đàm LĐ1 218 9 8 104 104 116 LĐ2 383 15 12 239 239 144 LĐ3 486 15 12 239 239 247 LĐ4 336 9 8 104 104 232 LĐ5 603 20 20 460 460 143 LĐ6 739 30 30 690 690 49 Cộng 2765 98 90 1834 1834 931 Tầng n2 4.086 Tầng n1 9.399 Tổng cộng 5.121 183 182 3.521 3.521 669 14.416 Trên cơ sở đánh giá mức độ chứa nước, trữ lượng khai thác tiềm năng (trữ lượng có thể khai thác), trữ lượng khai thác của các tầng chứa nước đã khoanh được các vùng có triển vọng của tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) và được thể hiện ở bản đồ khoanh vùng triển vọng tầng chứa nước Neogen. Nguyên tắc thành lập bản đồ như sau: Bản đồ được thành lập trên cơ sở bản đồ ĐCTV, các vùng có mức độ chứa nước từ trung bình trở lên được coi là các vùng có triển vọng và được chia ra: - Vùng triển vọng tốt: vùng có các lỗ khoan có lưu lượng Q ≥ 10 l/s; - Vùng triển vọng khá: vùng có các lỗ khoan có lưu lượng Q = 5 ÷ 10 l/s; - Vùng triển vọng trung bình: vùng có các lỗ khoan có lưu lượng Q = 1 ÷ 5 l/s; - Vùng không có triển vọng: vùng có các lỗ khoan có lưu lượng Q < 1 l/s, vùng nước bị nhiễm mặn và các vùng đá gốc có tuổi trước Neogen. Chương 7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT 7.1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH ĂN UỐNG SINH HOẠT Toàn Đề án phân tích tổng số 155 mẫu nước các loại: 30 mẫu toàn diện, 30 mẫu sắt chuyên môn, 30 mẫu vi lượng, 30 mẫu độc hại, 30 vi sinh và 5 mẫu đồng vị. Đánh giá chất lượng nước cho ăn uống sinh hoạt áp dụng theo QCVN 09: 2008/BTNMT được ban hành theo quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 7.1.1. Tầng chứa nước khe nứt – lỗ hổng trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) Trong hệ tầng Vĩnh Bảo đã phân tích tổng cộng 137 mẫu nước các loại trong đó có: 29 mẫu nước toàn diện, 26 mẫu sắt chuyên môn, 26 vi lượng, 26 mẫu độc hại, 26 vi sinh và 4 mẫu đồng vị kết quả phân tích và đánh giá các chỉ tiêu như sau: 7.1.1.1. Về phương diện đại nguyên tố: Đã lấy 26 mẫu nước phân tích toàn diện và 3 mẫu thu thập cho kết quả cho hàm lượng các chỉ tiêu biến đổi như sau: độ pH biến đổi 6,30 ÷ 7,90, trung bình là 7,50; hàm lượng CO2 tự do biến đổi 0,00 ÷ 215,60 mg/l, trung bình là 24,16 mg/l; độ cứng tổng quát tính theo CaCO3 biến đổi từ 0,36 ÷ 13,38 mge/l, trung bình là 2,13 mge/l; Al3+ biến đổi 0,00 ÷ 0,08 mg/l (LK6-N) và trung bình là 0,03 mg/l; Ca2+ biến đổi 3,51 ÷ 127,76 mg/l, trung bình là 24,81 mg/l; Mg2+ biến đổi 0,16 ÷ 85,12 mg/l, trung bình là 10,89 mg/l; NH4+ biến đổi 0,00 ÷ 4,20 mg/l, trung bình là 0,46 mg/l; K+ biến đổi 1,50 ÷ 13,60 mg/l, trung bình là 3,65 mg/l; Na+ biến đổi 9,50 ÷ 1037,12 mg/l (LK2-N), trung bình là 105,12 mg/l; HCO3- biến đổi 9,15 ÷ 292,90 mg/l, trung bình là 136,77 mg/l, Cl- biến đổi 4,33 ÷ 1794,66 mg/l (LK2-N), trung bình là 167,46 mg/l; hàm lượng SO42- biến đổi 0,00 ÷ 62,44 mg/l, trung bình là 5,68 mg/l; hàm lượng NO3- biến đổi 0,00 ÷ 2,40 mg/l, trung bình là 0,18 mg/l; hàm lượng NO2- biến đổi 0,00 ÷ 1,60 mg/l, trung bình là 0,15 mg/l; độ tổng khoáng hoá biến đổi 0,065 (LK3-N) ÷ 3,128 g/l (LK2N), trung bình là 0,402 g/l; loại hình hoá học của nước chủ yếu là Bicacbonat calci – magnhe; Bicacbonat Natri; Bicacbonat Natri - Calci và Bicacbonat clorur - Natri (chi tiết xem phần phụ lục kết quả phân tích mẫu nước và bảng dưới). 7.1.1.2. Về phương diện vi lượng và độc hại: Đã lấy 26 mẫu nước phân tích vi lượng và độc hại, kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các vi nguyên tố như sau: Hàm lượng CN- biến đổi 0,0048 ÷ 0,0066 mg/l, trung bình 0,005474 mg/l; Phenol biến đổi 0,00010 ÷ 0,00020 mg/l, trung bình 0,000236 mg/l; Asen (As) biến đổi 0,00045 ÷ 0,00246 mg/l, trung bình 0,000222 mg/l; Cd biến đổi 0,00014 ÷ 0,00016 mg/l, trung bình 0,000331 mg/l; Pb biến đổi 0,00041 ÷ 0,00216 mg/l, trung bình 0,001542 mg/l; Cr6+ biến đổi 0,00063 ÷ 0,00172 mg/l, trung bình 0,002321 mg/l; hàm lượng Cu biến đổi 0,00086 ÷ 0,00610 mg/l, trung bình 0,003173 mg/l; hàm lượng Zn biến đổi 0,018 ÷ 0,063 mg/l, trung bình 0,0352 mg/l; hàm lượng Mn biến đổi 0,222 ÷ 1,242 mg/l trung bình 0,3022 mg/l; hàm lượng Se biến đổi 0,00086 ÷ 0,00096 mg/l, trung bình 0,000957 mg/l; Hg biến đổi 0,00010 ÷ 0,00040 mg/l, trung bình là 0,000261 mg/l (chi tiết xem phần phụ lục kết quả phân tích mẫu nước và bảng 7.1 dưới). 7.1.1.3.Về phương diện sắt chuyên môn: Hàm lượng Fe3+ biến đổi 0,00 ÷ 1,94 mg/l, trung bình 0,67 mg/l. Hàm lượng Fe2+ biến đổi 0,00 ÷ 1,86, trung bình 0,30 mg/l. Tổng hàm lượng Fe biến đổi 0,70 ÷ 29,32 mg/l, trung bình 9,58 mg/l (chi tiết xem phần phụ lục kết quả phân tích mẫu nước và bảng 7.1 dưới). 7.1.1.4. Về phương diện vi sinh: Đã lấy 26 mẫu nước phân tích chỉ tiêu vi sinh cho kết quả như sau: Có 4 mẫu phân tích thấy E.Coli ở 2 lỗ khoan LK7-N là 15 MPN/100ml và LK5-N là 3 MPN/100ml; 10 mẫu có chỉ tiêu Coliform vượt giới hạn cho phép (chi tiết xem phần phụ lục kết quả phân tích mẫu nước và bảng 7.1 dưới). Bảng 7.1. Đánh giá chất lượng tầng chứa nước n2 S TT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Đơn vị tính Hàm lượng Giới hạn cho phép Vượt giới hạn Max Min TB Mẫu % 1 Độ pH 29 6,3 7,9 7,5 5,5 ÷ 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3) 29 mg/l 56,3 427,5 216,7 500 3 10 3 Chất rắn tổng số 29 mg/l 116 1000 403,93 1500 2 7 4 Amôni (tính theo N) 29 mg/l 0,64 0,46 0,1 10 34 5 Clorur (Cl-) 29 mg/l 7,09 490,89 167,76 250 4 14 6 Florua (F-) 26 mg/l 0,04 0,06 0,06 1 7 Nitrit (NO2-) (tính theo N) 29 mg/l 1,4 0,18 1 2 7 8 Nitrat (NO3-) (tính theo N) 29 mg/l 0,08 0,15 15 9 Sulfat (SO42-) 29 mg/l 16,81 5,76 400 10 Xianua (CN-) 26 mg/l 0,0048 0,0066 0,0055 0,01 11 Phenol 26 mg/l 0,0001 0,0002 0,0002 0,001 12 Asen (As) 26 mg/l 0,0005 0,0025 0,0022 0,05 13 Cadmi (Cd) 26 mg/l 0,0001 0,0002 0,0003 0,005 14 Chì (Pb) 26 mg/l 0,0004 0,0022 0,0015 0,01 15 Crom VI (Cr 6+ ) 26 mg/l 0,0006 0,0017 0,0023 0,05 16 Đồng (Cu) 26 mg/l 0,0009 0,0061 0,0032 1 17 Kẽm (Zn) 26 mg/l 0,018 0,063 0,0352 3 18 Mangan (Mn) 26 mg/l 0,222 1,242 0,3022 0,5 4 15 19 Thuỷ ngân (Hg) 26 mg/l 0,0001 0,0004 0,0003 0,001 20 Sắt (Fe) 29 mg/l 0,7 29,32 9,58 5 16 55 21 Selen (Se) 26 mg/l 0,0009 0,001 0,001 0,01 22 E - Coli 26 MPN/ 100ml 1,15 Không phát hiện 4 15 23 Coliform 26 MPN/ 100ml 9 67,19 3 10 38 Trong tầng chứa nước phân tích 29 mẫu toàn diện cho kết quả: 3 mẫu có hàm lượng chỉ tiêu về độ cứng vượt tiêu chuẩn, 10 mẫu có chỉ tiêu về Amoni (tính theo N) vượt tiêu chuẩn, 4 mẫu nước hàm lượng Cl vượt tiêu chuẩn cho phép, 2 mẫu hàm lượng NO2- vượt quá tiêu chuẩn; 26 mẫu phân tích sắt chuyên môn cho thấy có 16 mẫu vượt qua giới hạn cho phép; 26 mẫu phân tích vi lượng và độc hại cho kết quả hầu hết các chỉ tiêu đều nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QC 09:2008/BTNMT chỉ có 4 mẫu có chỉ tiêu Mn vượt quá giới hạn cho phép; phân tích 26 mẫu chỉ tiêu vi sinh có 4 mẫu hàm lượng E.Coli và 10 mẫu có hàm lượng Coliform vượt qua giới hạn cho phép. Tóm lại: Hầu hết hàm lượng của các mẫu nước của tầng chứa nước đều nhỏ hơn so với giá trị cho phép. Tuy nhiên cần chú ý tới chỉ tiêu về hàm lượng Fe, Amoni, Mn, Cl-, NO2- và các chỉ tiêu vi sinh để xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. 7.1.2. Tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Tiên Hưng (n1) Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Tiên Hưng (n1) đã lấy tổng cộng 21 mẫu nước các loại, trong đó có 4 mẫu toàn diện, 4 mẫu sắt chuyên môn, 4 vi lượng, 4 mẫu độc hại, 4 vi sinh và 1 mẫu đồng vị. Kết quả phân tích và đánh giá các chỉ tiêu như sau: 7.1.2.1. Về phương diện đại nguyên tố: Đã lấy 4 mẫu nước phân tích toàn diện cho kết quả như sau: độ pH biến đổi 7,30 ÷ 8,57, trung bình 7,89; hàm lượng CO2 tự do biến đổi 0,00 ÷ 39,6 mg/l, trung bình 13,2 mg/l; độ cứng tổng quát tính theo CaCO3 biến đổi 1,15 ÷ 2,75 mge/l, trung bình 1,975 mge/l; Ca2+ biến đổi 12,02÷29,31 mg/l, trung bình 18,098; Mg2+ biến đổi 6,69 ÷ 21,89 mg/l, trung bình 13,035 mg/l; NH4+ biến đổi 0,00 ÷ 0,20 mg/l, trung bình 0,05 mg/l; K+ biến đổi 1,90 ÷ 12,00 mg/l, trung bình 7,66 mg/l; Na+ biến đổi 30,00 ÷ 150,00 mg/l, trung bình 101,875 mg/l; HCO3- biến đổi 140,35 ÷ 536,98 mg/l, trung bình 327,98 mg/l; Cl- biến đổi 29,25 ÷ 44,31 mg/l, trung bình 37,445 mg/l; hàm lượng SO42- biến đổi 2,40 ÷ 14,41 mg/l, trung bình 6,45 mg/l; hàm lượng NO2- biến đổi 0,00 ÷ 0,02 mg/l, trung bình 0,007 mg/l; độ tổng khoáng hoá biến đổi 0,196 ÷ 0,534 g/l, trung bình 0,364 g/l; loại hình hoá học chủ yếu là Bicacbonat Clorua-Calci và Bicacbonat - Natri (chi tiết xem phần phụ lục kết quả phân tích mẫu nước và bảng 7.2 dưới). 7.1.2.2. Về phương diện vi lượng và độc hại: Đã lấy 4 mẫu nước phân tích vi lượng và độc hại kết quả như sau: Hàm lượng CN- biến đổi 0,0049 ÷ 0,0059 mg/l; Phenol biến đổi 0,0001 ÷ 0,0001 mg/l, trung bình 0,0001 mg/l; Asen (As) biến đổi 0,00052 ÷ 0,00578 mg/l, trung bình 0,000236 mg/l; Cd biến đổi 0,00010 ÷ 0,00037 mg/l; Pb biến đổi 0,00024 ÷ 0,00388 mg/l; Cr6+ biến đổi 0,00071 ÷ 0,00076 mg/l ; hàm lượng Cu biến đổi 0,0028 ÷ 0,00491 mg/l; hàm lượng Zn biến đổi 0,009 ÷ 0,071 mg/l, trung bình 0,03 mg/l; hàm lượng Mn biến đổi 0,056 ÷ 0,099 mg/l, trung bình 0,08 mg/l; hàm lượng Se biến đổi 0,00092 ÷ 0,00102 mg/l; Hg biến đổi 0,00019 ÷ 0,00057 mg/l (chi tiết xem phần phụ lục kết quả phân tích mẫu nước và bảng 7.2 dưới). 7.1.2.3. Về phương diện sắt chuyên môn: Hàm lượng Fe3+ biến đổi 0,00 ÷ 0,44 mg/l, trung bình 0,198 mg/l. Hàm lượng Fe2+ biến đổi 0,00 ÷ 0,11mg/l, trung bình 0,037 mg/l. Tổng hàm lượng Fe biến đổi 3,84 ÷ 5,93 mg/l, trung bình 4,45 mg/l (chi tiết xem phần phụ lục kết quả phân tích mẫu nước và bảng 7.2 dưới). 7.1.2.4. Về phương diện vi sinh: Đã lấy 4 mẫu nước phân tích chỉ tiêu vi sinh, kết quả như sau: Có 2 mẫu phân tích thấy xuất hiện Coliform ở lỗ khoan LK4-N với 9 MPN/100ml. Không có mẫu nào có sự xuất hiện của E.Coli (chi tiết xem phần phụ lục kết quả phân tích mẫu nước và bảng 7.2 dưới). Bảng 7.2. Đánh giá chất lượng nước tầng n1 SốTT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Đơn vị tính Hàm lượng Giới hạn cho phép Vượt giới hạn Max Min TB Mẫu % 1 Độ pH 4 7,3 8,57 7,89 5,5 ÷ 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3) 4 mg/l 115 275 173,13 500 3 Chất rắn tổng số 4 mg/l 141 534 350,5 1500 4 Amôni (tính theo N) 4 mg/l 0,2 0,05 0,1 1 25 5 Clorur (Cl-) 4 mg/l 29,25 42,54 35,23 250 6 Florua (F-) 4 mg/l 0,04 0,04 0,04 1 7 Nitrit (NO2-) (tính theo N) 4 mg/l 1 8 Nitrat (NO3-) (tính theo N) 4 mg/l 0,02 0,01 15 9 Sulfat (SO42-) 4 mg/l 2,4 14,41 5,85 400 10 Xianua (CN-) 4 mg/l 0,0049 0,0059 0,01 0,01 11 Phenol 4 mg/l 0,0001 0,0001 0,001 12 Asen (As) 4 mg/l 0,0005 0,0058 0,05 13 Cadmi (Cd) 4 mg/l 0,0001 0,0004 0,005 14 Chì (Pb) 4 mg/l 0,0002 0,0039 0,01 15 Crom VI (Cr 6+ ) 4 mg/l 0,0007 0,0008 0,05 16 Đồng (Cu) 4 mg/l 0,0028 0,0049 1 17 Kẽm (Zn) 4 mg/l 0,009 0,071 0,03 3 18 Mangan (Mn) 4 mg/l 0,056 0,099 0,08 0,5 19 Thuỷ ngân (Hg) 4 mg/l 0,0002 0,0006 0,001 20 Sắt (Fe) 4 mg/l 3,84 5,93 4,45 5 1 25 21 Selen (Se) 4 mg/l 0,0009 0,001 0,01 22 E - Coli 4 MPN/100ml Không phát hiện 23 Coliform 4 MPN/100ml 9 4,5 3 2 50 Trong tầng chứa nước lấy 4 mẫu toàn diện, kết quả: 1 mẫu có hàm lượng Amoni vượt tiêu chuẩn; 4 mẫu phân tích sắt chuyên môn có 1 mẫu vượt qua giới hạn cho phép; 4 mẫu phân tích vi lượng và độc hại đều có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QC 09:2008/BTNMT; phân tích 4 mẫu vi sinh, có 2 mẫu hàm lượng Coliform vượt qua giới hạn cho phép. Tóm lại: Hầu hết hàm lượng của các mẫu nước của tầng chứa nước đều nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị cho phép. Tuy nhiên cần chú ý tới chỉ tiêu về hàm lượng Fe, Amoni và chỉ tiêu Coliform để xử lý trước khi đưa vào sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. 7.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT VỚI MỤC ĐÍCH KỸ THUẬT 7.2.1. Đánh giá chất lượng nước dưới đất với mục đích kỹ thuật Các chỉ tiêu về đặc tính kỹ thuật như: độ cứng, sự đóng cặn, sự sủi bọt và sự ăn mòn nồi hơi. 7.2.1.1. Độ cứng Độ cứng được thể hiện qua độ cứng tổng quát, đánh giá theo các cấp sau : - Làm nguội lạnh các động cơ: độ cứng không lớn hơn 8mgđl/l. - Nồi hơi áp suất bình thường: độ cứng từ 2mgdl/l ¸ 7mgđl/l. - Nồi hơi áp suất cao: độ cứng từ 0,2mgdl/l ¸ 1,5mgđl/l. Bảng 7.3. Tính toán độ cứng của tầng chứa nước n2 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Đơn vị Giới hạn độ cứng Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ vượt (%) 1 Làm nguội lạnh các động cơ 29 mge/l > 8 1 3,4 2 Nồi hơi áp suất bình thường 29 mge/l 2,0 ÷ 7,0 6 20,7 3 Nồi hơi áp suất cao 29 mge/l 0,2 ÷ 1,5 18 62,1 Bảng 7.4. Tính toán độ cứng của tầng chứa nước n1 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Đơn vị Giới hạn độ cứng Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ vượt (%) 1 Làm nguội lạnh các động cơ 4 mge/l > 8 0 0,0 2 Nồi hơi áp suất bình thường 4 mge/l 2,0 ÷ 7,0 1 25 3 Nồi hơi áp suất cao 4 mge/l 0,2 ÷ 1,5 2 50 7.2.1.2. Độ tạo váng (tổng lượng cặn H) Độ tạo váng được thể hiện qua tổng lượng cặn (H) Phân làm 4 loại sau: - Nước có lượng cặn rất nhỏ nếu H < 125g/m3; - Nước có lượng cặn nhỏ nếu 125g/m3 < H < 250g/m3; - Nước có lượng cặn lớn nếu 250g/m3 < H < 500g/m3; - Nước có lượng cặn rất lớn nếu H > 500g/m3. Bảng 7.5. Tính toán độ tạo váng của tầng chứa nước n2 SốTT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng mẫu Giới hạn H Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ vượt (%) 1 Nước có lượng cặn rất nhỏ g/m3 29 < 125 24 82,8 2 Nước có lượng cặn nhỏ g/m3 29 125 ÷ 250 2 6,9 3 Nước có lượng cặn lớn g/m3 29 250 ÷ 500 2 6,9 4 Nước có lượng cặn rất lớn g/m3 29 > 500 1 3,4 Bảng 7.6. Tính toán độ tạo váng của tầng chứa nước n1 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng mẫu Giới hạn H Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ vượt (%) 1 Nước có lượng cặn rất nhỏ g/m3 4 < 125 0 0,0 2 Nước có lượng cặn nhỏ g/m3 4 125 ÷ 250 0 0,0 3 Nước có lượng cặn lớn g/m3 4 250 ÷ 500 0 0,0 4 Nước có lượng cặn rất lớn g/m3 4  > 500 0 7.2.1.3. Hệ số tạo cặn (Kh) Hệ số Kh là tỷ số giữa trọng lượng váng cứng Hh và tổng lượng cặn H, dựa vào Kh phân làm 3 loại sau: - Nước có lắng tụ mềm khi 0 <Kh < 0,25 - Nước có lắng tụ trung bình khi 0,25 < Kh < 0,5 - Nước có lắng tụ cứng khi Kh > 0,5 Bảng 7.7. Tính toán hệ số tạo cặn của tầng chứa nước n2 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Giới hạn Kh Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ (%) 1 Nước có lắng tụ mềm 29 0 < Kh < 0,25 3 10,3 2 Nước có lắng tụ trung bình 29 0,25 < Kh < 0,5 4 13,8 3 Nước có lắng tụ cứng 29 Kh > 0,5 5 17,2 Bảng 7.8. Tính toán hệ số tạo cặn của tầng chứa nước n1 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Giới hạn Kh Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ (%) 1 Nước có lắng tụ mềm 4 0 < Kh < 0,25 0 0 2 Nước có lắng tụ trung bình 4 0,25 < Kh < 0,5 1 25 3 Nước có lắng tụ cứng 4 Kh > 0,5 0 0 7.2.1.4. Sự ăn mòn Sự ăn mòn được biểu thị bằng hệ số Kk. Hệ số Kk người ta phân biệt: - Nước không ăn mòn khi môi trường trung tính Hoặc nếu Kk + 0,0503 x Ca2+ < 0 - Nước nửa ăn mòn khi Kk 0 - Nước ăn mòn khi Kk > 0 Bảng 7.9. Tính toán sự ăn mòn của tầng chứa nước n2 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Giới hạn Kk Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ (%) 1 Nước không ăn mòn khi môi trường trung tính 29 Kk + 0,0503 x Ca2+ < 0 24 82,8 2 Nước nửa ăn mòn 29 Kk 0 3 10,3 3 Nước ăn mòn 29 Kk > 0 2 6,9 Như vậy, về cơ bản nước dưới đất tầng n2 thuộc loại không ăn mòn. Bảng 7.10. Tính toán sự ăn mòn của tầng chứa nước n1 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Giới hạn Kk Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ (%) 1 Nước không ăn mòn khi môi trường trung tính 4 Kk + 0,0503 x Ca2+ < 0 4 100 2 Nước nửa ăn mòn 4 Kk 0 0 0 3 Nước ăn mòn 4 Kk > 0 0 0 Như vậy, về cơ bản nước dưới đất tầng n1 thuộc loại không ăn mòn. 7.2.1.5. Sự sủi bọt Sự sủi bọt của nước trong nồi hơi được biểu thị bằng hệ số sủi bọt K. Dựa vào hệ số sủi bọt K chia ra: - Nước không sủi bọt khi K < 60; - Nước nửa sủi bọt 60 < K < 200; - Nước sủi bọt khi K > 200; Bảng 7.11. Tính toán sự sủi bọt của tầng chứa nước n2 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Giới hạn F Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ (%) 1 Nước không sủi bọt 29 F < 60 10 34,5 2 Nước nửa sủa bọt 29 60 < F < 200 13 44,8 3 Nước sủi bọt 29 K > 200 6 20,7 Bảng 7.12. Tính toán sự sủi bọt của tầng chứa nước n1 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Giới hạn F Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ (%) 1 Nước không sủi bọt 4 F < 60 0 0 2 Nước nửa sủa bọt 4 60 < F < 200 1 25 3 Nước sủi bọt 4 K > 200 3 75 7.2.2. Đánh giá chất lượng nước dưới đất với mục đích tưới Để đánh giá gần đúng chất lượng nước phục vụ cho mục đích tưới theo kết quả phân tích mẫu nước người ta dùng hệ số tưới Ka. Hệ số tưới Ka chia ra: - Tưới tốt: Ka >18; - Đạt yêu cầu: 18 > Ka > 6; - Không đạt yêu cầu: 5,9 > Ka >1,2; - Xấu, không tưới được: Ka < 1,2. Bảng 7.13. Tính toán hệ số tưới Ka của tầng chứa nước n2 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Giới hạn Ka Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ (%) 1 Chất lượng tốt 29 Ka > 18 21 72,4 2 Chất lượng đạt yêu cầu 29 6 < Ka < 18 3 10,3 3 Chất lượng nước không đạt yêu cầu 29 1,2 < Ka < 5,9 4 13,8 4 Chất lượng nước xấu 29 Ka < 1÷2 1 3,4 Như vậy, về cơ bản nước dưới đất tầng n2 đáp ứng được mục đích tưới. Bảng 7.14. Tính toán hệ số tưới Ka của tầng chứa nước n1 STT Chỉ tiêu Số lượng mẫu Giới hạn Ka Số mẫu trong giới hạn Tỷ lệ (%) 1 Chất lượng tốt 4 Ka > 18 1 25 2 Chất lượng đạt yêu cầu 4 6 < Ka < 18 1 25 3 Chất lượng nước không đạt yêu cầu 4 1,2 < Ka < 5,9 2 50 4 Chất lượng nước xấu 4 Ka < 1÷2 0 0 Như vậy, cần xem xét cụ thể nơi lấy nước trong tầng n1 để phục vụ mục đích tưới. Chương 8 PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRA, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG 8.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRA Đến nay, các tầng chứa nước trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội đã được nghiên cứu gồm tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) và Tiên Hưng (n1). Tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) phân bố dưới các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ, ở độ sâu 60 ÷ 110 m, độ sâu đáy tầng thay đổi 197 (lỗ khoan MĐ) ÷ 447,1 m (lỗ khoan 5-63). Trong vùng nghiên cứu đã có nhiều lỗ khoan nghiên cứu hệ tầng Vĩnh Bảo, riêng nghiên cứu ĐCTV, hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước đã có 46 lỗ khoan; phần lớn diện phân bố của tầng chứa nước được đánh giá thuộc loại giàu nước, số còn lại được đánh giá ở mức độ chứa nước trung bình đến nghèo nước. Kết quả hút nước thí nghiệm và phân chia mức độ chứa nước đã được trình bày chi tiết trong chương 5. Đề án cũng đã nghiên cứu đặc điểm ĐCTV ở tỷ lệ 1: 50.000, vì vậy, với các tài liệu đã có, cũng có thể phục vụ tốt công tác quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Khi có nhu cầu sử dụng nước dưới đất của tầng chứa nước này nên thiết kế các công trình thăm dò, thăm dò khai thác để thiết kế xây dựng các trạm, nhà máy khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước của hệ tầng Vĩnh Bảo. Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Tiên Hưng (n2) có diện phân bố dưới các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo, chỉ có diện tích nhỏ ở khu vực Bình Minh, Khoái Châu nằm ngay sát các trầm tích Đệ tứ. Độ sâu nóc tầng thay đổi 109 (26KC) ÷ 447,1 m (5-63). Tính đến nay, trong vùng đã có 11 lỗ khoan nghiên cứu đặc điểm ĐCTV và hút nước các lỗ khoan trong tầng chứa nước này. Đặc điểm ĐCTV và kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan trong tầng chứa nước này đã được trình bày chi tiết trong chương 5. Mật độ lỗ khoan nghiên cứu còn thưa và mức độ nghiên cứu không được chi tiết như tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo. Việc nghiên cứu tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Tiên Hưng là khá phức tạp do chiều sâu lỗ khoan lớn, nên việc đầu tư về máy móc thiết bị, năng lực thi công là tốn kém. Vì các lý do đó, trong hiện tại không cần điều tra thêm tầng chứa nước này, mà chỉ tiến hành nghiên cứu khi tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước. 8.2. PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG Như đã trình bày ở các phần trên, hiện nay đã có một số cơ quan khai thác nước trong tầng chứa nước hệ tầng Vĩnh Bảo như khu đô thị Định Công – Linh Đàm, các trạm khai thác nước ở Pháp Vân và một số cơ quan, trường học khai thác phục vụ cho nội bộ cơ quan. Các công trình khai thác nước tập trung đều được thăm dò hoặc thăm dò kết hợp khai thác. Vì vậy, nếu có nhu cầu khai thác nước trong các tầng chứa nước của hệ tầng Neogen cần tiến hành thăm dò hoặc thăm dò khai thác để đánh giá đúng trữ lượng cũng như chất lượng nước của tầng chứa nước, đảm bảo khai thác an toàn, ổn định về trữ lượng và chất lượng. Các lỗ khoan khai thác nên bố trí vào tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) vì chiều sâu lỗ khoan tối đa cũng chỉ khoảng 200 ÷ 250 m. Các lỗ khoan khai thác cần được thiết kế sao cho phù hợp với khả năng chứa và thấm của tầng chứa nước để phòng tránh nguy cơ làm cạn kiệt tầng chứa nước, và từ đó kéo theo sự suy giảm về chất lượng nước. Trong quá trình khai thác, cần quan trắc định kỳ các yếu tố lưu lượng, mực nước và lấy mẫu phân tích định kỳ đánh giá sự biến đổi của chất lượng nước. Những công trình khai thác nước dưới đất cần phải lập đới phòng hộ vệ sinh theo đúng quy định nhằm phòng tránh các tác động làm suy giảm chất lượng nước, nhất là các lỗ khoan ở nơi không có lớp cách nước với tầng chứa nước Pleistocen (qp) nằm trên nên rất dễ bị ô nhiễm do nước mặt bẩn, nước thải công nghiệp, sinh hoạt, phân bón dùng trong nông nghiệp…. Cần có kế hoạch gìn giữ, phục hồi và phát triển thảm thực vật, vì không những làm tăng độ phì nhiêu của đất, chống được xói lở đất, chống bạc màu mà còn là giải pháp hữu hiệu làm tăng nguồn bổ cập cho tầng chứa nước Pleistocen là nguồn thấm xuyên, bổ cập cho nước dưới đất tầng Neogen. Việc quy hoạch và thiết kế hợp lý các bãi thải công nghiệp, sinh hoạt và xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường cũng là các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất, bảo vệ môi trường; Các công trình khai thác nước dưới đất, hiện nay không sử dụng phải trám lấp theo đúng quy định hiện hành. Chương 9 BÁO CÁO KINH TẾ 9.1. KHÁI QUÁT CHUNG 9.1.1. Các cơ sở pháp lý thành lập và thi công đề án - Quyết định số 653/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc mở nhiệm vụ “ Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội”; - Quyết định số 985 QĐ/ĐCKS- ĐC ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt Đề án “ Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội”; - Quyết định số 92 QĐ/ĐCKS-KHTC ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc điều chỉnh dự toán Đề án “ Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội”; - Quyết định số 284 QĐ-QHTNN ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Giám đốc Trung Tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc điều chỉnh dự toán, thời gian thực hiện Đề án “ Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội”; - Quyết định số 282/QĐ-QHTNN ngày 13 tháng 12 năm 2011của Giám đốc Trung Tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc điều chỉnh dự toán, Đề án “ Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội”; Đề án do Thạc sỹ Đỗ Dương Quảng làm Chủ nhiệm Đề án (2006-5/2010) và KS Nguyễn Đình Thông làm Chủ nhiệm Đề án (12/5/2010 đến nay). Đề án được Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 985/QĐ-ĐCKS-ĐC ngày 22 tháng 12 năm 2006 với tổng dự toán kinh phí là: 6.668.216.600 đồng gồm: Chi phí điều tra cơ bản địa chất: Mục chi 119 - Lập đề án và chuẩn bị thi công: 180.695.700 đ - Thi công đề án: 5.415.690.700 đ Gồm: + Công tác Khảo sát ĐC-ĐCTV 66.783.000 đ + Công tác Địa vật lý 632.022.200 đ + Công tác Trắc địa 111.769.200 đ + Công tác khoan máy ( 3.240 m/13 lỗ khoan) 3.584.288.300 đ + Công tác bơm nước thí nghiệm lỗ khoan 596.744.100 đ + Công tác quan trắc 148.528.700 đ + Công tác lấy mẫu nước lỗ khoan và quan trắc 32.755.100 đ + Công tác phân tích mẫu nước 57.101.100 đ + Công tác phân tích mẫu địa chất 37.342.100 đ + Ứng dụng công nghệ tin học 91.448.900 đ + Khảo sát hiện trạng khai thác nước 2.899.000 đ + Thu thập tài liệu 36.000.000 đ + Tổng hợp, chỉnh lý tài liệu thu thập 18.000.000 đ - Lập báo cáo tổng kết 229.249.100 đ - Can in nộp lưu trữ 18.156.200 đ Các chi phí khác: Mục chi 134 824.424.900 đ 9.1.2. Đánh giá các khó khăn, thuận lợi & mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế kỹ thuật của đề án. 9.1.2.1. Những thuận lợi & khó khăn. a. Thuận lợi: - Đề án được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trước đây và Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước hiện nay trong quá tình triển khai thực hiện Đề án - Lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân trực tiếp thực hiện Đề án có trình độ chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm trong thi công; máy móc thiết bị được chuẩn bị tốt. b. Khó khăn: - Đề án thi công trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước; các thị trấn, thị tứ, trồng và kinh doanh cây cảnh… tập trung dân cư đông đúc nên gặp khó khăn trong công tác mượn đất, đền bù, giải phóng mặt bằng…để tập kết máy móc thiết bị vào địa điểm thi công là hết sức khó khăn. - Mức đầu tư hàng năm hạn chế, nên thời gian thực hiện Đề án bị kéo dài từ 3 năm theo Quyết định phê duyệt lên 6 năm đã làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả sử dụng kết quả điều tra của Đề án phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và tính thời sự của các cơ quan quản lý Nhà nước về điều tra cơ bản. 9.1.2.2. Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Điều tra, đánh giá nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội được phê duyệt bao gồm các hạng mục từ khảo sát thực địa, lập đề án đến thi công các dạng công tác: khảo sát ĐC-ĐCTV, khảo sát địa vật lý, khoan máy ĐCTV, hút nước thí nghiệm, lấy và phân tích mẫu nước… Đề án đã được triển khai thực hiện cơ bản bám sát theo đúng các nội dung kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện đã kịp thời lập các tờ trình kỹ thuật trình Cục và Trung tâm phê duyệt để phù hợp với tình hình diễn biến thực tế thi công Đề án. Các vị trí thi công khoan đều căn cứ vào kết quả khảo sát ĐC-ĐCTV và kết quả đo địa vật lý để lập tờ trình trình cấp trên cho phép mới tổ chức thi công. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc đã chỉ đạo Chủ nhiệm Đề án bám sát thực tế thi công, thường xuyên liên hệ và nắm bắt chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo điều hành Đề án đúng theo mục tiêu nhiệm vụ và tiến độ đặt ra. Tỷ lệ các lỗ khoan gặp nước cao, nhiều lỗ khoan có lưu lượng nước lớn, chất lượng nước tốt. Có phát hiện mới nước ấm tại tầng Vĩnh Bảo 2, lỗ khoan N-10 sâu 400 m. 9.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG, KHỐI LƯỢNG VÀ CHI PHÍ 9.2.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu định mức lao động 9.2.1.1. Tình hình tổ chức thực hiện đề án Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc là đơn vị trực tiếp quản lý và tổ chức thi công thực hiện đề án. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc đã bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị phù hợp theo từng dạng công tác để tổ chức điều hành, thi công đề án. Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn phối hợp thực hiện là: Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 58, Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 47, Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 63, Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 708 và Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ tài nguyên nước đều là những đơn vị có năng lực điều tra, đánh giá tài nguyên nước và đội ngũ lành nghề, có kinh nghiệm 9.2.1.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu định mức lao động - Cơ sở lập chỉ tiêu lao động: Căn cứ vào giá trị dự toán bước hàng năm được Nhà nước giao cho đề án , căn cứ vào các Bộ định mức: Định mức kinh tế - kỹ thuật các công trình địa chất ban hành theo Quyết định số 1634/QĐ-CNCL, ngày 03 tháng 8 năm 2008 của Bộ Công nghiệp; định mức kinh tế - kỹ thuật các công trình địa chất được ban hành theo Quyết định số 06/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư số 11/TT-BTNMT ngày 07/7/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế-kỹ thuật các công trình địa chất… để tính toán mức hao phí lao động cho các hạng mục công tác Trong quá trình triển khai thi công, Liên đoàn đã biên chế lao động đầy đủ cho các bộ phận kỹ thuật thực địa cũng như văn phòng chỉnh lý tài liệu. Trong thi công thực địa tại các công trình đều áp dụng hình thức khoán trên cơ sở qui chế tạm thời về khoán và trả lương của Liên đoàn đã góp phần tạo sự chủ động cho các tổ đội thi công. 9.2.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu về khối lượng và chi phí 9.2.2.1. Tình hình thực hiện khối lượng Khối lượng thi công cơ bản đều bám sát khối lượng Đề án đã được phê duyệt theo Quyết định số 985/QĐ-ĐCKS ngày 22 tháng 12 năm 2006. Khối lượng tăng giảm không đáng kể và đều đã được phê duyệt trong các Quyết định điều chỉnh đề án số 92/QĐ-ĐCKS-KHTC ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Số 284/QĐ-QHTNN ngày 06 tháng 12 năm 2010 và Quyết định số 282/QĐ-QHTNN ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước. Trong đó khối lượng tăng chủ yếu là công tác văn phòng tính theo thông tư 40/2009/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (văn phòng địa vật lý; văn phòng bơm nước thí nghiệm và văn phòng quan trắc động thái nước dưới đất), công tác khoan máy tăng 40,8m, công tác vận chuyển tăng do yêu cầu tiến độ Đề án nên Liên đoàn đã tổ chức nhiều đơn vị trực thuộc cùng tham gia thi công, trong đó có cả Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 708 có trụ sở đóng tại Thừa Thiên Huế ra phối hợp thi công Đề án này. Khối lượng lấy mẫu giảm 45 mẫu, lấy trong hiện trạng khai thác nước đơn lẻ và LK2-N có ít nước và bị mặn... 9.2.2.2. Nguyên nhân tăng giảm khối lượng so với đề án được duyệt. Các khối lượng tăng, giảm giữa thực tế thực hiện so với Đề án được duyệt không lớn và điều chỉnh để phù hợp với diễn biến thực tế của Đề án và đều được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước phê duyệt cho phép điều chỉnh. 9.2.3. Chi phí và giá thành 9.2.3.1. Chi phí: Bảng 9.1. Tổng hợp chi phí theo các bước STT Tên bước Giá trị (đồng) Dự toán Nghiệm thu Thanh toán 1 Bước số I- Năm 2006 198.765.314 198.765.314 198.765.000 2 Bước số II - Năm 2007 305.237.000 305.237.000 305.000.000 3 Bước số III - Năm 2008 1.220.962.000 1.220.962.000 1.220.962.000 4 Bước số IV - Năm 2009 771.005.650 771.005.650 771.000.000 5 Bước số V - Năm 2010 2.536.809.441 2.536.809.441 2.519.922.814 6 Bước số VI-Năm 2011 (Ước thanh toán) 8.059.734.326 8.059.734.326 8.059.734.326 Tổng cộng 13.092.513.731 13.092.513.731 13.075.384.140 (Chi tiết được thể hiện như các biểu 04/BC kèm theo) Giá trị thực hiện, được nghiệm thu thanh toán (có bước năm 2011) toàn đề án: 13.075.384.140 đồng; Giá trị tăng so với Quyết định phê duyệt Đề án số: 985/QĐ-ĐCKS-ĐC ngày 22 tháng 12 năm 2006: 6.407.167.540 đồng = 96,09%. Lý do: - Quyết định số 985/QĐ-ĐCKS-ĐC ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt dự toán kinh phí Đề án “Điều tra, đánh giá, nguồn nước dưới đất tầng Neogen” kinh phí phê duyệt là: 6.668.216.600 đồng theo mức lương tối thiểu 350.000 đ/tháng - Quyết định số 92/QĐ-ĐCKS-KHTC ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “ Điều tra, đánh giá, nguồn nước dưới đất tầng Neogen” kinh phí phê duyệt điều chỉnh là: 7.411.461.370 đồng - Lý do điều chỉnh: Tăng mức lương tối thiểu lên 450.000 đ/tháng. Đơn giá dự toán được điều chỉnh theo bộ đơn giá các công trình địa chất ban hành kèm theo Quyết định số 20/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quyết định số 284/QĐ-QHTNN ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “ Điều tra, đánh giá, nguồn nước dưới đất tầng Neogen” kinh phí phê duyệt điều chỉnh là: 12.745.358.520 đồng. - Lý do điều chỉnh: Tăng mức lương tối thiểu. Dự toán được điều chỉnh theo Bộ đơn giá các công trình địa chất năm 2010 theo mức lương tối thiểu 650.000đ/tháng và 730.000 đ/tháng ban hành kèm theo Quyết định số 2122/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường . - Quyết định số 828/QĐ-QHTNN ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “ Điều tra, đánh giá, nguồn nước dưới đất tầng Neogen” kinh phí phê duyệt điều chỉnh là:13.075.384.140 đồng. - Lý do điều chỉnh: Tăng mức lương tối thiểu lên 830.000 đ/tháng. Dự toán được điều chỉnh theo Bộ đơn giá các công trình địa chất năm 2010 ban hành theo Quyết định số 2122/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 10 năm 2010 ( cho khối lượng thực hiện từ 01/01/2011-30/4/2011) và Bộ đơn giá các công trình địa chất năm 2011 ban hành kèm theo Quyết định số 1888/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (cho khối lượng thực hiện từ 01/5/2011-31/12/2011) Tổng giá trị thực hiện toàn đề án : 13.075.384.140 đ So với quyết định phê duyệt đề án giá trị thực hiện tăng: 6.407.167.540 đồng = 96,09%. Giá trị tăng trên do các nguyên nhân sau: - Tăng, giảm khối lượng dẫn đến giảm: 130.609.711.000 đồng bằng 1,96%. - Tăng do tăng đơn giá (thay đổi chế độ chính sách, tăng mức lương tối thiểu dẫn đến tăng) : 6.537.777.250 đồng 98,04 %. (Chi tiết được thể hiện như biểu 03 /BC kèm theo) 9.2.3.2. Giá thành - Giá trị phê duyệt dự toán Đề án theo Quyết định số 985/QĐ-ĐCKS-ĐC, ngày 22 tháng 12 năm 2006: 6.668.216.600 đồng - Giá trị thực hiện tính theo mặt bằng đơn giá Đề án phê duyệt: 6.537.606.900 đồng - Nếu tính theo mặt bằng giá năm 2006 thì để thực hiện hết khối lượng theo Đề án phê duyệt giá thành giảm 130.609.711 đồng = 1,96% (Chi tiết được thể hiện như biểu 05/BC kèm theo) 9.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI Nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho đề án đều được quản lý và sử dụng đúng mục đích, trong quá trình thực hiện đều tuân theo quy trình quy phạm kỹ thuật, đạt mục tiêu đặt ra. Hợp lý hóa trong sản xuất, giảm thiểu tối đa những chi phí không hợp lý…góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên do thời gian thi công kéo dài so với Đề án phê duyệt do nguồn đầu tư từ ngân sách hạn chế nên giá trị thực hiện toàn Đề án tăng do trong 6 năm qua chế độ chính sách và định mức, đơn giá luôn thay đổi. Đề án đã điều tra, đánh giá được nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng Thành phố Hà Nội và khu vực lân cận với diện tích điều tra, đánh giá là 872 km2. Kết quả điều tra, đánh giá đã khẳng định tầng Neogen ở một số vùng thuộc thành phố Hà Nội có nước với trữ lượng nước khá, chất lượng nước tốt có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu sử dụng ngày càng tăng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô. Đề án đã có phát hiện mới, tìm ra nguồn nước ấm ở tầng Vĩnh Bảo tại lỗ khoan N-10. Trong tương lai có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp về dịch vụ du lịch, tắm… Đề án đã làm phong phú thêm nguồn tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố. Từ kết quả của Đề án làm cơ sở để Bộ nghiên cứu tiếp tục mở rộng điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen giai đoạn tiếp theo. KẾT LUẬN Đề án: “Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất tầng Neogen vùng thành phố Hà Nội” về cơ bản đã thực hiện theo đúng Quyết định phê duyệt Đề án của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và các văn bản điều chỉnh của cấp có thẩm quyền. Kết quả điều tra đã hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án. Kết quả đạt được 1. Đã làm sáng tỏ sự phân bố theo diện và chiều sâu của các trầm tích hệ Neogen. Các trầm tích Neogen phân bố rộng rãi, chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu. Chúng bị phủ hoàn toàn dưới các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ, độ sâu phân bố từ mặt đất xuống khoảng 60 ÷ 110m. Các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Bảo phân bố đến độ sâu khoảng 197 ÷ 447,1 m. Lỗ khoan TD9KC ở Bình Minh, Khoái Châu sâu 600 m, nhưng vẫn chưa khoan hết hệ tầng Tiên Hưng. 2. Đã thành lập được Bản đồ Địa chất trước Đệ tứ tỷ lệ 1: 50.000, theo đó phân chia hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb) thành 3 tập: tập 1 (N2vb1), tập 2 (N2vb2) và tập 3 (N2vb3); hệ tầng Tiên Hưng (N1th) thành 3 tập: tập 1 (N1th1), tập 2 (N1th2) và tập 3 (N1th1); đồng thời mô tả chi tiết về đặc điểm thạch học, mức độ gắn kết, mức độ nứt nẻ và khả năng chứa và thấm nước của đất đá. Đã xác nhận sự có mặt của các đứt gãy phát triển theo 2 phương chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam; 3. Trong phạm vi nghiên cứu, đã thành lập được Bản đồ Địa chất thủy văn tỷ lệ 1: 50.000 theo Quy chế lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1: 25.000 (1: 50.000) ban hành theo Quyết định số 53-2000/QĐ-BCN ngày 14/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Trên bản đồ đã phân chia được 2 tầng chứa nước trong các trầm tích hệ Neogen, đó là: tầng chứa nước khe nứt – lỗ hổng trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) và Tiên Hưng (n1), đồng thời mô tả chi tiết về sự phân bố, chiều sâu thế nằm của các tầng chứa nước, chiều sâu thế nằm mực nước, đánh giá mức độ chứa nước của các tầng chứa nước, sự dao động của mực nước theo thời gian, sơ bộ dánh giá quan hệ thủy lực của các tầng chứa nước. Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2) phân bố rộng rãi dưới trầm tích hệ Đệ tứ và có diện tích lớn được đánh giá có mức độ giàu nước, còn lại một số diện tích nhỏ được đánh giá có mức độ chứa nước trung bình đến nghèo. Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Tiên Hưng (n2) nằm dưới các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo, số lượng công trình nghiên cứu hạn chế hơn, nhưng với các công trình đó tầng chứa nước được đánh giá là giàu nước, tuy nhiên cũng có 1 vài nơi các lỗ khoan là nghèo nước. Tất cả các lỗ khoan của Đề án có nước, trong đó 12/13 lỗ khoan có Q > 5 l/s, lớn nhất 30,13 l/s. Trong vùng nghiên cứu, đây là lần đầu tiên đã nghiên cứu khá trọn vẹn đặc điểm địa chất, ĐCTV hệ tầng Vĩnh Bảo. 4. Đã đánh giá được trữ lượng nước dưới đất của các tầng chứa nước: * Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2): - Trữ lượng tiềm năng (trữ lượng có thể khai thác): 1.642.925 m3/ng; - Trữ lượng khai thác của Đề án: 17.336 m3/ng; * Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Tiên Hưng (n1): - Trữ lượng tĩnh trọng lực : 465.883 m3/ng - Trữ lượng thực hút các lỗ khoan của Đề án: 911 m3/ng. * Trữ lượng đã được đánh giá trong vùng nghiên cứu của các giai đoạn trước như sau: - Cấp A: 3.521 m3/ng; - Cấp B: 669 m3/ng; - Cấp C1: 14.416 m3/ng; 5. Đánh giá được chất lượng nước theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT) ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, về cơ bản nước dưới đất trong hệ tầng Vĩnh Bảo và Tiên Hưng đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho ăn uống sinh hoạt, cho các mục đích kỹ thuật và tưới; 6. Đã xác định ranh giới mặn nhạt của tầng chứa nước n2, diện tích nước bị nhiễm mặn khoảng 223,7 km2, phân bố ở phía tây, tây nam vùng, thuộc địa phận từ xã Tây Tựu huyện Từ Liêm đến xã Chương Dương, huyện Thường Tín. Bên bờ trái sông Hồng, phía nam vùng nghiên cứu từ xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang đến xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ. Trong Đề án có 2 lỗ khoan 6-N ở xã Ngũ Hiệp và 2-N ở Thanh Liệt nước thuộc loại mặn; 7. Đề án đã phát hiện tại lỗ khoan 10-N (xã Văn Phúc) nước có nhiệt độ 360C, thuộc loại nước ấm; 8. Đã khoanh vùng triển vọng trong tầng chứa nước hệ tầng Vĩnh Bảo (n2), được thể hiện ở bản đồ khoanh vùng triển vọng tầng chứa nước Neogen trong các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo (n2), theo đó chia ra 4 mức độ triển vọng: tốt, khá, trung bình và không có triển vọng. Phần diện tích có triển vọng tốt và khá phân bố chủ yếu ở phía bờ trái sông Hồng, ở phần sụt nằm giữa 2 đứt gãy Vĩnh Ninh và sông Lô. Đây là một tài liệu có ý nghĩa quan trọng phục vụ tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. 9. Tổng giá trị thực hiện toàn Đề án : 13.075.384.140 đ So với quyết định phê duyệt Đề án giá trị thực hiện tăng 6.407.167.540đ = 96,09%. Giá trị tăng trên do các nguyên nhân sau: - Tăng, giảm khối lượng dẫn đến giảm 130.609.711.000 đồng, bằng 1,96%; - Tăng do tăng đơn giá (thay đổi chế độ chính sách, tăng mức lương tối thiểu) dẫn đến tăng 6.537.777.250 đồng = 98,04%. Tóm lại, kết quả của Đề án đã khẳng định tầng chứa nước Neogen trong vùng nghiên cứu là giàu nước, vùng có triển vọng tốt và khá chiếm hơn một nửa diện tích nghiên cứu; tỷ lệ các lỗ khoan giàu nước lớn (84,6%), trong đó có 10/13 (79,6%) lỗ khoan có lưu lượng Q > 10 l/s; đã phát hiện nước trong tầng Tiên Hưng (n1) ở lỗ khoan 10N có nhiệt độ 360C, thuộc loại nước ấm. Đây là một thành công lớn của Đề án. Một số tồn tại 1. Các trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo được chia thành 3 tập, tuy nhiên thành phần trầm tích tương đối giống nhau, đều được tạo thành bới cuội kết, sỏi sạn kết, cát kết, sét kết, có cấu tạo phân lớp gần như nằm ngang, phân nhịp. Giữa các phân hệ tầng, một số nơi không tồn tại lớp cách nước, vì vậy không thể phân chia tầng chứa nước theo các tập mà phải gộp chung cả hệ tầng. 2. Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Tiên Hưng (n1), do số lượng các lỗ khoan ít, tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Minh, Khoái Châu; chỉ có tài liệu quan trắc lỗ khoan 4-N nên không tính toán được trữ lượng tiềm năng của tầng chứa nước. 3. Trong Đề án có 2 lỗ khoan 2-N và 6-N nước bị mặn. Kết quả đo địa vật lý cũng đã phát hiện vị trí dự kiến 2 lỗ khoan 5-N và 9-N có khả năng cũng bị mặn, nên đã điều chỉnh vị trí và cuối cùng cả 2 lỗ khoan đều gặp nước nhạt. Kiến nghị 1. Kết quả điều tra tầng chứa nước Neogen vùng thành phố Hà Nội cho thấy chúng có khả năng chứa nước tốt, vì vậy cần nghiên cứu tầng chứa nước này ở các vùng khác còn đang thiếu nước, các vùng mà tầng chứa nước đang khai thác bị suy thoái hoặc nhiễm bẩn để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước. 2. Khi thiết kế các công trình cấp nước cần nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu, nếu khai thác nước tập trung, quy mô lớn cần tiến hành thăm dò hoặc thăm dò kết hợp khai thác. 3. Các lỗ khoan gặp nước nhạt gồm (LK1-N, LK3-N, LK4-N, LK5-N, LK7-N, LK8-N, LK9-N, LK10-N, LK11-N, LK12-N và LK13-N) của Đề án đưa vào mạng quan trắc môi trường tài nguyên nước vùng đồng bằng Bắc Bộ. 4. Các lỗ khoan gặp nước mặn gồm (LK2-N và LK6-N) của Đề án trình cấp có thẩm quyền để tiến hành trám lấp theo quy định. Báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học và đồng nghiệp để báo cáo được hoàn thiện. Trong quá trình thi công và lập báo cáo tổng kết tập thể tác giả và các đơn vị thi công luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, các phòng ban chức năng của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước cũng như sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng điều tra đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2012 CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN Nguyễn Đình Thông TÀI LIỆU KÈM THEO BÁO CÁO Các bản vẽ: 1. Bản đồ tài liệu thực tế, tỷ lệ 1: 50.000; 2. Bản đồ địa chất các tầng chứa nước Neogen, tỷ lệ 1: 50.000; 3. Bản đồ địa chất thuỷ văn các tầng chứa nước Neogen, tỷ lệ 1: 50.000; 4. Bản đồ khoanh vùng triển vọng tầng chứa nước Neogen, tỷ lệ 1: 50.000; 5. Bản đồ kết quả công tác địa vật lý tầng chứa nước Neogen, tỷ lệ 1: 50.000; 6. Sơ đồ đẳng trị rk ở các cự ly thiết bị AB/2 Max = 500m; 7. Sơ đồ đẳng chiều dày Đệ tứ, tỷ lệ 1: 50.000 ; 8. Sơ đồ phân bố Neogen, tỷ lệ 1: 50.000; Các phụ lục: 1. Cột địa tầng thực tế các lỗ khoan; 2. Tổng hợp các lỗ khoan và tính thông số ĐCTV theo tài liệu hút nước thí nghiệm và hồi phục; 3. Biểu đồ tổng hợp khoan, hút nước thí nghiệm các lỗ khoan; 4. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu địa chất; 5. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước; 6. Biểu đồ quan trắc động thái nước dưới đất và tính mô đun dòng ngầm; 7. Báo cáo kết quả địa vật lý; 8. Thiết đồ tổng hợp điện địa chất tuyến đặc trưng; 9. Thiết đồ tổng hợp đo sâu phân cực kích thích lỗ khoan 10. Thiết đồ tổng hợp điện - địa chất các tuyến; 11. Thiết đồ địa vật lý lỗ khoan TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu khí tượng thủy văn 10 năm gần đây tại trạm Láng và Hà Đông do Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn cung cấp; - Đặc trưng mực nước và lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Hà Nội; - Đặc trưng mực nước sông Đáy tại trạm Ba Thá; - Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với sự biến đổi khí hậu Thành phố Hà Nội, do PGS TS Nguyễn Văn Lâm làm Chủ nhiệm; - Báo cáo thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất tầng chứa nước Neogen khu đô thị Định Công - Linh Đàm; - Báo cáo thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất tầng chứa nước Neogen khu đô thị Định Công - Linh Đàm bổ sung; - Báo cáo thăm dò khai thác bãi giếng Cáo Đỉnh giai đoạn 1 và giai đoạn 2; - Báo cáo thăm dò bổ sung lỗ khoan ĐC5 (khu đô thị Định Công); - Báo cáo tìm kiếm tỷ mỷ nước dưới đất vùng Từ Sơn, Bắc Nỉnh, tỷ lệ 1: 25.000, Lưu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc; - Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Hưng Yên – Khoái Châu, Lưu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc; - Báo cáo lập Bản đồ ĐCTV-ĐCCT thành phố Hà Nội tỷ lệ 1:50.000, Lưu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc; - Báo cáo Thăm dò tỷ mỉ nước dưới đất vùng Hà Nội mở rộng năm 1993, Lưu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc; - Địa chất Hà Nội; - Báo cáo tài nguyên và môi trường nước mặt thành phố Hà Nội; - Báo cáo đới phòng hộ vệ sinh thành phố Hà Nội giai đoạn 1; - Báo cáo hoàn công các lỗ khoan quan trắc trong mạng Quan trắc quốc gia tài nguyên môi trường nước; - Báo cáo tìm kiếm, thăm dò than vùng Khoái Châu, Hưng Yên của Tổng Công ty than Việt Nam và Tổ chức phát triển Công nghiệp công nghệ và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO);

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhanoi_dctv_neogen_9025.docx
Luận văn liên quan