Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 dự kiến sử dụng các nguồn vốn sau:
- Vốn đầu tư từ Trung ương.
- Vốn đầu tư của ngân sách tỉnh Quảng Trị.
- Vốn đầu tư của các đơn vị tư nhân.
- Vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) và các tổ chức hay ngân hàng nước ngoài khác.
- Vốn viện trợ không hoàn lại của các nước hay các tổ chức quốc tế khác.
Trường hợp xây dựng nhà máy xử lý CTR bằng công nghệ trong nước có thể tham khảo thêm Thông báo số 50/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về việc áp dụng các công nghệ xử lý CTR được nghiên cứu trong nước, Trong đó cơ cấu nguồn vốn cho các dự án được xác định như sau:
Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước: 50% (trong đó ngân sách Trung ương 40%, ngân sách địa phương 10%).
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo dự án Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CTR phát sinh được thu gom đến đây quá lớn nhưng hình thức xử lý chủ yếu là đốt.
Bãi xử lý thị trấn Lao Bảo nằm tại khóm Tây Chín, diện tích 0,5 ha
Đây là bãi xử lý tạm thời của thị trấn. Toàn bộ lượng CTR tập kết về đây đều được đổ lộ thiên một cách bừa bãi và đốt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực dân cư xung quanh.
(Nguồn: Số liệu thu thập từ quá trình điều tra)
2.2.2. CTR công nghiệp:
Bảng 8 - Hiện trạng xử lý CTR một số khu/CCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
TT
Tên các khu/CCN
Địa điểm xử lý
1
KCN Nam Đông Hà
- CTR sinh hoạt: Xử lý tại BCL CTR TP Đông Hà.
- CTR công nghiệp: Tự xử lý bằng hình thức đốt tại khu đất trống phía Nam KCN hoặc trong khuôn viên các nhà máy (chủ yếu là mùn cưa).
- Xà bần trong quá trình xây dựng KCN: đổ tự phát tại khu đất trống phía Nam KCN.
2
KCN Quán Ngang
- CTR sinh hoạt và công nghiệp xử lý chung với nhau tại khu đất trống phía Đông Bắc của KCN. Tuy nhiên, lượng CTR cần xử lý rất ít do KCN đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản.
3
KCN Tây Bắc Hồ Xá
CTR sinh hoạt và công nghiệp được thu gom bởi Trung tâm Môi trường - Công trình đô thị huyện Vĩnh Linh.
4
CCN Đông Lễ
- CTR sinh hoạt: Xử lý tại BCL CTR TP Đông Hà.
- CTR công nghiệp: Tự xử lý bằng hình thức đốt tại khu đất trống phía Tây CCN hoặc trong khuôn viên các nhà máy (chủ yếu là mùn cưa).
- Xà bần trong quá trình xây dựng CCN: đổ tự phát tại khu đất trống phía Tây CCN.
5
CCN phường 4
- CTR sinh hoạt: Xử lý tại BCL CTR thành phố Đông Hà.
- CTR công nghiệp rất ít, xử lý chung với CTR sinh hoạt (chủ yếu là bao bì, túi ni long của nhà máy phân bón Bình Điền Quảng Trị).
6
CCN - TTCN Cầu Lòn - Bàu De
- CTR sinh hoạt: Xử lý tại BCL CTR thị xã Quảng Trị.
- CTR công nghiệp: Tự xử lý bằng hình thức đốt trong khuôn viên các nhà máy (chủ yếu là mùn cưa).
7
CCN Ba Bến, thị xã Quảng Trị
- CTR sinh hoạt: Xử lý tại BCL CTR thị xã Quảng Trị.
- CTR công nghiệp: Tự xử lý bằng hình thức đầu tư công nghệ đóng vỏ trấu thành củi đốt.
8
CCN Diên Sanh
Xử lý tại BCL xã Hải Thọ.
9
CCN Hải Thượng, Hải Lăng
Hoạt động nhỏ lẻ, các cơ sở phân tán, CTR sinh hoạt ít nên tự xử lý.
10
CCN Ái Tử, Triệu Phong
- CTR sinh hoạt: Xử lý tại BCL thị trấn Ái Tử.
- CTR công nghiệp: Tự xử lý bằng hình thức đốt trong khuôn viên các nhà máy (chủ yếu là mùn cưa).
11
CCN Cam Thành, Cam Lộ
- CTR sinh hoạt: Xử lý tại BCL CTR huyện Cam Lộ.
- CTR công nghiệp: Tự xử lý bằng hình thức đốt trong khuôn viên các nhà máy (chủ yếu là mùn cưa).
12
3 CCN trong Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo
- CTR sinh hoạt: Xử lý tại bãi xử lý thị trấn Lao Bảo.
- CTR công nghiệp: Tự xử lý tại các nhà máy.
(Nguồn: Thu thập từ quá trình điều tra)
2.2.3. CTR y tế:
a. Thu gom CTR:
Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế công lập trên địa bàn toàn tỉnh đã phân loại CTR tại nguồn thành CTR thông thường và CTR y tế (chất thải nguy hại) theo quy định. Tuy nhiên, do túi theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đắt tiền, khó mua nên phần lớn các cơ sở y tế sử dụng túi đựng CTR là túi nilong mua ngoài chợ không đúng về kích thước, chất lượng theo quy định. Tại một số cơ sở y tế sử dụng thùng đựng không đúng theo các tiêu chuẩn về màu sắc, kích thước, chủng loại, không có nắp đậy, đạp chân... dẫn đến việc phân loại chất thải nguy hại và chất thải thông thường chưa triệt để, quá trình vận chuyển các chất thải đến nơi lưu giữ và lò đốt còn rơi vãi.
Các cơ sở y tế tư nhân tự thu gom và xử lý CTR y tế. Riêng CTR sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà được các cơ sở hợp đồng với các đơn vị thu gom và xử lý.
b. Xử lý CTR:
CTR thông thường được thu gom hàng ngày đến nơi tập kết chất thải của cơ sở và định kỳ xe của đơn vị thu gom đến chở đi xử lý hoặc cơ sở tự đốt và chôn trong khuôn viên.
Nơi lưu giữ chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế hiện không đảm bảo an toàn vệ sinh vì không có mái che, không có cửa, để côn trùng gặm nhấm có thể xâm nhập vào.
Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh đã có hệ thống xử lý chất thải nguy hại bằng lò đốt 2 buồng. Các trung tâm y tế dự phòng không có lò đốt nên ký hợp đồng với các bệnh viện trên địa bàn để xử lý. Tuy nhiên, việc vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại bằng phương tiện xe máy nên không đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
Một số bệnh viện và các trạm y tế chủ yếu sử dụng lò đốt thủ công hoặc tự chôn lấp chất thải.
2.2.4. CTR nông nghiệp:
a. Thu gom CTR:
CTR nông nghiệp phần lớn do các hộ gia đình tự thu gom đối với những thành phần có thể tái chế, tái sử dụng. Riêng việc thu gom CTR là bao bì, chai lọ hóa chất BVTV hiện còn nhiều hạn chế. Đây là chất thải nguy hại cần phải thu gom, xử lý đúng quy định nhưng thực tế thường bị vứt bừa bãi tại ruộng, gốc vườn, các kênh mương. Hiện nay, một số xã trên địa bản tỉnh đã có mô hình thu gom bao bì, chai lọ thuốc BVTV, tuy nhiên vẫn chưa có hướng xử lý đối với loại chất thải này sau khi thu gom.
b. Xử lý CTR:
CTR có nguồn gốc hữu cơ trong trồng trọt như thân, cành lá cây, rơm rạ thường được xử lý bằng phương pháp làm phân compost theo quy mô hộ gia đình, làm thức ăn cho chăn nuôi, phương pháp đốt (đối với phần không sử dụng như rơm rạ, vỏ cà phê, vỏ trấu), phương pháp sản xuất nhiên liệu (đối với vỏ trấu). CTR có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi gia súc, gia cầm thường được xử lý bằng phương pháp xây dựng hầm biogas, tận dụng làm thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, làm phân ủ bón cho đồng ruộng.
CTR nguy hại như bao bì, chai lọ thuốc BVTV đang là vấn đề nan giải trong sản xuất nông nghiệp do chưa có công nghệ xử lý phù hợp, việc thu gom cũng rất khó khăn, thu gom nhưng chưa có hướng xử lý nên cũng sử dụng các phương pháp như đốt hay chôn lấp ở xa khu dân cư. Tuy nhiên, các phương pháp đó đều chưa đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe con người.
2.2.5. Những vấn đề tồn tại của hệ thống thu gom và xử lý CTR:
a. Các vấn đề về thu gom, vận chuyển và xử lý:
* CTR sinh hoạt:
Tỉ lệ thu gom CTR tại các huyện còn thấp (chỉ đạt khoảng 15-30%). Lượng CTR không được thu gom, đổ thải bừa bãi là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Tỉ lệ CTR hữu cơ cao là tiềm năng chế biến phân hữu cơ, tuy nhiên chưa được tận dụng triệt để.
Tái chế, tái sử dụng phổ biến nhưng tự phát. Các hoạt động tự phát này tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng rất cao.
Quy mô các điểm xử lý CTR đang còn quá nhỏ lẻ, manh mún, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường; các điểm tập kết CTR chưa đảm bảo vệ sinh. Phương thức thu gom, công nghệ xử lý chưa đồng bộ, thiếu chuyên môn hóa, thiếu sự đầu tư của các cấp chính quyền, hoạt động quản lý có nhiều nơi còn mang tính tự quản…
BCL CTR có kiểm soát mới chỉ có ở TP Đông Hà và thị xã Quảng Trị nhưng cũng chưa HVS. Các huyện khác đều là bãi xử lý tạm, không đáp ứng nhu cầu xử lý CTR trong tương lai. Các điểm xử lý CTR gần với khu dân cư.
* CTR công nghiệp:
Việc quản lý CTR khu/CCN, các cơ sở sản xuất hiện nay chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế:
Kiểm soát chưa được chặt chẽ, hầu hết các cơ sở tự giải quyết lượng CTR phát sinh.
Tỉ lệ chất thải công nghiệp được xử lý HVS còn thấp, đặc biệt đối với chất thải nguy hại chưa được xử lý tập trung, hầu hết chôn lấp chung với CTR sinh hoạt hoặc đổ thải không đúng nơi quy định, tiềm ẩn nguy cơ phát tán chất ô nhiễm ra môi trường rất cao.
Có tiềm năng về tái chế, tái sử dụng CTR nhưng cũng hoàn toàn tự phát.
Trong tương lai, với định hướng phát triển công nghiệp khá mạnh, lượng CTR công nghiệp phát sinh sẽ rất lớn, là thách thức đối với công tác quản lý CTR nếu không có kế hoạch thực hiện ngay từ bây giờ.
* CTR y tế:
Lượng CTR chưa được xử lý triệt để, đặc biệt là tại các trạm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.
Thiếu trang thiết bị lưu chứa và vận chuyển an toàn.
Tro CTR từ lò đốt CTR y tế chưa được xử lý an toàn.
b. Các vấn đề về quản lý:
Cơ chế quản lý CTR, quy trình, quy định đã được ban hành nhưng chưa được quan tâm thực hiện triệt để.
Thiếu nguồn lực để quản lý và tổ chức thực hiện.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THU GOM VÀ XỬ LÝ CTR PHÙ HỢP CHO TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
3.1. Cơ sở lựa chọn:
Khi lựa chọn các phương pháp xử lý CTR cần xem xét các yếu tố sau:
- Thành phần tính chất CTR:
+ Thành phần và tính chất CTR sinh hoạt;
+ Thành phần và tính chất CTR công nghiệp;
+ Thành phần và tính chất CTR y tế;
+ Thành phần nguy hại và không nguy hại;
- Tổng lượng CTR cần được xử lý;
- Hiệu quả xử lý ô nhiễm; hiệu quả về kinh tế;
- Trình độ hiện đại của thiết bị và công nghệ xử lý, vận hành dễ dàng, đạt hiệu quả cao;
- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng;
- Phù hợp với điều kiện trong tỉnh và trong nước;
- Yêu cầu BVMT.
3.2. Công nghệ xử lý CTR hiện nay:
Hiện nay, có nhiều công nghệ xử lý CTR được áp dụng trên thế giới và Việt Nam, các phương pháp và công nghệ xử lý CTR chủ yếu là: Chôn lấp, xử lý cơ học, thiêu đốt, chế biến phân compost, xử lý hoá lý.
3.3. Thuyết minh công nghệ lựa chọn:
Qua thống kê trên địa bản cả nước cho thấy, công nghệ xử lý CTR hiện nay chủ yếu là chôn lấp (80 - 85%), nhưng chôn lấp HVS chỉ đạt 20 - 25%. Các nhà máy xử lý CTR thành các sản phẩm tái chế (như phân hữu cơ, công nghệ đốt) có quy mô nhỏ, sản phẩm khó tiêu thụ…
Trên cơ sở tình hình chung của cả nước, Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo, có sẵn diện tích đất, nên trong giai đoạn quy hoạch, việc lựa chọn công nghệ chủ yếu chôn lấp HVS là phù hợp nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguồn kinh phí đầu tư.
Mặt khác, lựa chọn công nghệ chôn lấp HVS sẽ đảm bảo được diện tích đất cần thiết khi tỉnh Quảng Trị có điều kiện để áp dụng các công nghệ tiên tiến theo các hướng dẫn của Bộ, ngành trong giai đoạn quy hoạch.
Phương pháp xử lý CTR bằng BCL HVS có những ưu điểm phù hợp với những đặc điểm của tỉnh Quảng Trị như:
- Thành phần hữu cơ cao.
- Điều kiện về diện tích chôn lấp.
- Khả năng tài chính cho phép.
- BCL có thể chôn lấp các loại CTR.
- Có thể tăng tuổi thọ của bãi xử lý CTR.
3.4. Công nghệ lựa chọn khác:
Xét trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, phương pháp chôn lấp HVS vẫn là phương pháp chủ yếu, phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh Quảng Trị và của cả nước đối với các loại CTR phát sinh từ sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ - du lịch… riêng CTR y tế nguy hại vẫn được duy trì đốt tại các bệnh viện. Tuy nhiên, xét theo các định hướng của các Bộ, ngành, địa phương việc lựa chọn công nghệ xử lý CTR cũng cần hướng đến công nghệ tiên tiến, hiện đại. Do vậy, sau năm 2020 quy hoạch này cũng hướng đến việc phân loại rác tại nguồn, tái chế với các công nghệ xử lý khác như:
Công nghệ đốt: Công nghệ này đang áp dụng đối với CTR y tế nguy hại ở các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện. Trong thời gian quy hoạch, cần hướng đến công nghệ đốt với quy mô lớn hơn, xử lý tập trung CTR y tế, CTR công nghiệp nguy hại, CTR sinh hoạt nguy hại, CTR nông nghiệp nguy hại phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh.
Công nghệ ủ sinh học kết hợp với tái chế các sản phẩm từ CTR (xây dựng nhà máy xử lý CTR sinh hoạt): Công nghệ này dự kiến sẽ thực hiện tại những địa bàn có nguồn CTR phát sinh lớn, có khả năng phân loại như TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn của các huyện.
Xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp: Đây là giải pháp kết hợp các loại công nghệ như phân loại và xử lý cơ học, công nghệ thiêu đốt, công nghệ xử lý hóa - lý, công nghệ chôn lấp HVS. Đối với tỉnh Quảng Trị, việc xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp trong tầm nhìn quy hoạch là một mục tiêu cần hướng tới nhằm xử lý CTR công nghiệp liên vùng cho một số địa phương có KCN/CCN trên tuyến Quốc lộ 1A như TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.
Xây dựng khu liên hợp xử lý CTR: Đây là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng CTR và BCL CTR.
CHƯƠNG 4. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
4.1. Tính toán, dự báo về nguồn và khối lượng CTR thông thường và nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị:
4.1.1. Cơ sở tính toán, dự báo lượng CTR phát sinh:
4.1.2. Dự báo lượng CTR phát sinh từ sinh hoạt:
a. Cơ sở dự báo:
Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh được dự báo theo công thức sau:
WSH = Pn x wSH
Trong đó:
Pn: Quy mô dân số thời điểm dự báo (người)
wSH: chỉ tiêu phát sinh chất thải (kg/người.ngày)
- Quy mô dân số: theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và điểm dân cư nông thôn.
- Chỉ tiêu phát sinh CTR sinh hoạt được tính toán dựa trên các cơ sở sau:
Bảng 9 - Tiêu chuẩn phát sinh CTR
Loại đô thị
Lượng thải CTR phát sinh (kg/người-ngày)
Đặc biệt, I
1,3
II
1,0
III-IV
0,9
V
0,8
Bảng 10 - Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các địa phương trong tỉnh Quảng Trị
TT
Đơn vị hành chính
Dân số dự báo năm 2020
Dân số đô thị (người)
Dân số nông thôn (người)
Tiêu chuẩn đô thị (kg/người.ngày)
Tiêu chuẩn nông thôn (kg/người.ngày)
Khối lượng CTR phát sinh khu vực đô thị (tấn/ngày)
Khối lượng CTR phát sinh khu vực nông thôn (tấn/ngày)
Khối lượng CTR phát sinh (tấn/ngày)
Khối lượng CTR nguy hại phát sinh (tấn/ngày)
1
TP. Đông Hà
135.000
135.000
-
1
-
135
-
135,0
4,1
2
TX. Quảng Trị
27.000
27.000
-
0,9
-
24,3
-
24,3
0,7
3
Huyện Vĩnh Linh
88.000
45.000
43.000
0,85
0,6
38,25
25,8
64,1
1,9
4
Huyện Hướng Hóa
115.000
70.000
45.000
0,85
0,5
59,5
22,5
82
2,5
5
Huyện Gio Linh
80.000
22.000
58.000
0,8
0,6
17,6
34,8
52,4
1,6
6
Huyện Đakrông
50.957
18.000
32.957
0,8
0,5
14,4
16,5
30,9
0,9
7
Huyện Cam Lộ
53.200
10.000
43.200
0,8
0,5
8
21,6
29,6
0,9
8
Huyện Triệu Phong
105.000
24.000
81.000
0,8
0,6
19,2
48,6
67,8
2,0
9
Huyện Hải Lăng
95.550
20.000
75.550
0,8
0,6
16
45,33
61,3
1,8
Tổng cộng
545,7
16,4
Ghi chú: Lượng CTR nguy hại trong sinh hoạt chiếm 3% tổng CTR sinh hoạt phát sinh.
4.1.3. Dự báo lượng CTR phát sinh từ công nghiệp:
Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh được tính toán trên cơ sở ước tính hệ số phát sinh dao động từ 0,1 - 0,3 tấn/ha.ngđ, chọn 0,2 tấn/ha.ngđ để tính toán. Lượng CTR nguy hại trong công nghiệp chiếm 3 - 25% tổng CTR công nghiệp phát sinh [2], chọn 15% (do công nghiệp của tỉnh chưa phát triển mạnh, chưa có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất tạo ra lượng CTR nguy hại lớn).
Bảng 11 - Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
TT
Đơn vị hành chính
Tổng diện tích các khu, CCN (ha)
Tỷ lệ lấp đầy (%)
Khối lượng CTR công nghiệp (tấn/ngày)
Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại (tấn/ngày)
1
TP. Đông Hà
144,1
88
38,0
5,7
2
TX. Quảng Trị
74,8
53
7,9
1,2
3
Huyện Vĩnh Linh
318
49
31,2
4,7
4
Huyện Hướng Hóa
129
94
24,3
3,6
5
Huyện Gio Linh
275
65
35,8
5,4
6
Huyện Đakrông
26,1
39
2,0
0,3
7
Huyện Cam Lộ
145
42
12,2
1,8
8
Huyện Triệu Phong
92,6
60
11,1
1,7
9
Huyện Hải Lăng
205
47
19,3
2,9
Tổng cộng
181,7
27,3
Ghi chú: Tỷ lệ lấp đầy được dự báo bằng phương pháp nội suy dựa trên thực trạng phát triển công nghiệp và quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị.
Ngoài khối lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các huyện, thị, TP như trên. Nếu sau năm 2020, Khu Đông Nam hình thành và phát triển như dự kiến sẽ tạo ra một khối lượng lớn CTR công nghiệp (Với diện tích phát triển các KCN là 4.611 ha, sẽ tạo ra khoảng 92,2 tấn/ngày ứng với tỷ lệ lấp đầy đến năm 2030 dự báo là 20%). Do đó cần phải có quá trình phân loại một cách có hệ thống và cần xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp.
4.1.4. Dự báo lượng CTR phát sinh từ y tế:
Để dự báo lượng CTR y tế phát sinh đến năm 2020 cần dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Lượng CTR y tế phát sinh 1,5 kg/giường bệnh.ngày.
- Số lượng giường bệnh dự báo năm 2020 (Dựa vào chỉ tiêu số lượng giường bệnh/vạn dân của mỗi huyện cần đạt được vào năm 2020).
- Lượng CTR y tế nguy hại chiếm khoảng 20% tổng lượng CTR.
Bảng 12 - Khối lượng CTR phát sinh từ y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
TT
Đơn vị hành chính
Số giường bệnh năm 2020
Lượng CTR y tế phát sinh năm 2020 (tấn/ngày)
Tổng cộng
CTR y tế không nguy hại
CTR y tế nguy hại
(tấn/ngày)
1
TP. Đông Hà
1013
2,03
1,62
0,41
2
TX. Quảng Trị
324
0,49
0,39
0,10
3
Huyện Vĩnh Linh
440
0,66
0,53
0,13
4
Huyện Hướng Hóa
650
0,98
0,78
0,20
5
Huyện Gio Linh
200
0,30
0,24
0,06
6
Huyện Đakrông
215
0,32
0,26
0,06
7
Huyện Cam Lộ
107
0,16
0,13
0,03
8
Huyện Triệu Phong
210
0,32
0,25
0,06
9
Huyện Hải Lăng
239
0,36
0,29
0,07
Tổng cộng
5,60
4,48
1,12
4.1.5. Dự báo lượng CTR nguy hại phát sinh từ nông nghiệp:
CTR nông nghiệp nếu được tính toán đầy đủ sẽ có khối lượng rất lớn, tuy nhiên hiện nay loại CTR này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng như nhiều tỉnh, thành khác hầu hết đều được tái chế, tái sử dụng phục vụ cho một số mục đích nhất định.
Thành phần CTR nông nghiệp đáng quan tâm hiện nay chính là CTR nguy hại phát sinh như bao bì, chai lọ thuốc BVTV. Đây là loại CTR cần được thu gom và xử lý nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe con người. Do đó cần được tính toán khối lượng để có những định hướng thu gom và xử lý thích hợp. Tính toán dự báo lượng CTR nguy hại phát sinh do sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp dựa vào diện tích các loại cây trồng; lượng thuốc BVTV sử dụng.
Bảng 13 - Khối lượng CTR nguy hại phát sinh trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
TT
Đơn vị hành chính
Lượng CTR nguy hại trong nông nghiệp phát sinh năm 2020 (tấn/năm)
1
TP. Đông Hà
0,28
2
TX. Quảng Trị
0,09
3
Huyện Vĩnh Linh
2,06
4
Huyện Hướng Hóa
1,38
5
Huyện Gio Linh
1,76
6
Huyện Đakrông
0,50
7
Huyện Cam Lộ
0,93
8
Huyện Triệu Phong
1,50
9
Huyện Hải Lăng
1,80
Tổng cộng
10,3
Ghi chú:
- Diện tích các loại cây trồng tăng bình quân là 2%/năm (theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020).
4.1.6. Dự báo lượng CTR phát sinh từ một số lĩnh vực khác (dịch vụ - du lịch, xây dựng, công cộng, bùn cặn cống):
* Chất thải từ thương mại, dịch vụ, du lịch:
Lượng CTR từ thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm từ 1 - 5% lượng CTR sinh hoạt.
* Chất thải khu vực công cộng:
CTR khu vực công cộng (đường, chợ) chiếm từ 10 - 20% lượng CTR sinh hoạt.
* Chất thải xây dựng:
Theo số liệu điều tra của Bộ Xây dựng năm 2004 thì tỷ lệ phát sinh chất thải xây dựng chiếm 20% lượng CTR sinh hoạt phát sinh.
* Bùn cặn cống:
Theo số liệu khảo sát tại một số đô thị trong toàn quốc, khối lượng bùn cặn cống chiếm tỷ lệ khoảng 6% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh.
Bảng 14 - Lượng CTR phát sinh từ một số lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
TT
Đơn vị hành chính
CTR thương mại, dịch vụ, du lịch
(tấn/ngày)
Lượng CTR công cộng
(tấn/ngày)
Lượng CTR xây dựng
(tấn/ngày)
Bùn cặn cống
(tấn/ngày)
Tổng cộng
(tấn/ngày)
1
TP. Đông Hà
6,8
27,0
27,0
10,8
71,6
2
TX. Quảng Trị
1,2
4,9
4,7
1,9
12,7
3
Huyện Vĩnh Linh
3,2
12,8
7,7
5,1
28,8
4
Huyện Hướng Hóa
4,1
16,4
11,9
6,6
39,0
5
Huyện Gio Linh
2,6
10,5
3,5
4,2
20,8
6
Huyện Đakrông
1,5
6,2
2,9
2,5
13,1
7
Huyện Cam Lộ
1,5
5,9
1,6
2,4
11,4
8
Huyện Triệu Phong
3,4
13,4
3,2
5,4
25,3
9
Huyện Hải Lăng
3,1
12,3
3,2
4,9
23,4
Bảng 15 - Tổng hợp khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2020
TT
Đơn vị hành chính
CTR sinh hoạt (tấn/ngày)
CTR công nghiệp (tấn/ngày)
CTR y tế (tấn/ngày)
CTR khác (tấn/ngày)
Tổng cộng
(tấn/ngày)
1
TP. Đông Hà
135,0
38,0
2,03
71,6
246,6
2
TX. Quảng Trị
24,3
7,9
0,49
12,7
45,4
3
Huyện Vĩnh Linh
64,1
31,2
0,66
28,8
124,8
4
Huyện Hướng Hóa
82,0
24,3
0,98
39,0
146,3
5
Huyện Gio Linh
52,4
35,8
0,30
20,8
109,3
6
Huyện Đakrông
30,9
2,0
0,32
13,1
46,3
7
Huyện Cam Lộ
29,6
12,2
0,16
11,4
53,4
8
Huyện Triệu Phong
67,8
11,1
0,32
25,3
104,5
9
Huyện Hải Lăng
61,3
19,3
0,36
23,4
104,4
Bảng 16 - Khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2020 được thu gom và xử lý
TT
Đơn vị hành chính
CTR sinh hoạt (tấn/ngày)
CTR công nghiệp có tỷ lệ thu gom là 90% (tấn/ngày)
CTR y tế có tỷ lệ thu gom là 100% (tấn/ngày)
CTR khác giả sử thu gom đạt 80% (tấn/ngày)
Tổng cộng
(tấn/ngày)
1
TP. Đông Hà
135,0
34,2
2,03
57,3
228,5
2
TX. Quảng Trị
24,3
7,1
0,49
10,1
42,0
3
Huyện Vĩnh Linh
56,3
28,0
0,66
23,0
108,0
4
Huyện Hướng Hóa
75,3
21,8
0,98
31,2
129,3
5
Huyện Gio Linh
42,0
32,2
0,30
16,6
91,1
6
Huyện Đakrông
25,9
1,8
0,32
10,5
38,5
7
Huyện Cam Lộ
23,1
11,0
0,16
9,1
43,4
8
Huyện Triệu Phong
53,2
10,0
0,32
20,2
83,7
9
Huyện Hải Lăng
47,7
17,3
0,36
18,7
84,1
4.3. Dự báo nhu cầu sử dụng cho xử lý CTR:
Căn cứ vào lượng CTR phát sinh trên địa bàn từng huyện, thị, TP và căn cứ vào phương pháp xử lý CTR để dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng hệ thống thu gom và xử lý CTR trên từng địa phương cụ thể.
Công nghệ xử lý CTR từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 dự kiến lựa chọn chủ yếu là chôn lấp kết hợp với sản xuất phân compost, đốt CTR nguy hại và một số công nghệ tái chế khác (nếu có điều kiện về kinh phí cũng như công nghệ phù hợp). Để tính toán nhu cầu sử dụng đất cho xử lý CTR, quy hoạch lựa chọn công nghệ chôn lấp HVS để đảm bảo diện tích đất dành cho công tác xử lý CTR.
* Phương pháp tính toán qui mô BCL:
Việc xác định quy mô của BCL CTR cho các địa phương và khu vực được tính toán dựa trên các thông số sau:
- Lượng CTR có thể chôn lấp được. Thông số này được tính toán dựa trên dự báo về dân số, định mức phát sinh CTR trên đầu người và định hướng phát triển công nghiệp, du lịch và một số ngành kinh tế khác.
- Tỷ lệ thu gom CTR.
Quy mô, diện tích của BCL HVS được tính toán theo công thức sau [19]:
Trong đó:
S: Diện tích BCL (m2).
M: Lượng chất thải đem chôn lấp (tấn).
H: Chiều cao cột rác tuỳ theo đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn...
0,2: Tỷ lệ lớp đất phủ trung gian.
r: Tỷ trọng của CTR sau khi đầm nén tại BCL, r = 0,75 tấn/m3 (tỷ trọng tối thiểu sau đầm nén tại BCL HVS).
Bảng 17 - Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho công tác xử lý CTR
TT
Đơn vị hành chính
Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 (ha)
1
TP. Đông Hà
30
2
TX. Quảng Trị
6
3
Huyện Vĩnh Linh
14
4
Huyện Hướng Hóa
17
5
Huyện Gio Linh
12
6
Huyện Đakrông
5
7
Huyện Cam Lộ
6
8
Huyện Triệu Phong
11
9
Huyện Hải Lăng
11
Tổng cộng
112
CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐI KÈM ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
5.1. Định hướng quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển CTR:
Việc hình thành các điểm tập kết sẽ giúp cho công tác thu gom vận chuyển CTR đưa đến nơi xử lý được dễ dàng và nhanh chóng nhờ CTR đã được tập kết với lượng lớn, đồng thời giảm tải hoạt động của các dụng cụ chứa CTR, giúp tăng tuổi thọ cho các thiết bị này và tăng hiệu quả kinh tế trong quản lý CTR. Các điểm tập kết được hình thành trên cơ sở tận dụng các mảnh đất công cộng tại khu vực chợ hoặc các khu vực công cộng khác, với diện tích khoảng vài chục mét vuông.
Điểm tập kết sẽ được xây dựng với nền xi-măng, có tường bao và có thể (hoặc không) xây thêm mái lợp để che chắn bảo vệ, tùy thuộc điều kiện mỗi nơi. Hoặc điểm tập kết có thể chỉ là điểm quy ước, không đầu tư xây dựng để tránh gây mất mỹ quan tại các đô thị.
Điểm tập kết CTR công nghiệp sẽ được xây dựng quy mô diện tích lớn hơn và việc thiết kế giảm thiểu các yếu tố gây tác hại đối với môi trường như chất lượng tường, nền, mái che, bộ phận chống chịu đối với chất nguy hại từ nguồn CTR cũng sẽ tốt hơn, đảm bảo cho hiệu quả lâu dài.
Trong phạm vi quy hoạch này, việc lựa chọn điểm tập kết chỉ tập trung cho các đô thị, chợ và KCN/CCN; còn đối với các xã, điểm tập kết sẽ được xác định theo phương án mà quy hoạch nông thôn mới lựa chọn.
Bảng 18 - Tổng hợp các điểm tập kết quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Địa phương
Loại hình điểm tập kết
Số lượng
Diện tích (m2)
Hình thức đầu tư
TP Đông Hà
Điểm tập kết tại các chợ
13
570
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các KCN/CCN
04
400
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết CTR khu dân cư, tuyến đường phố
21
1.050
Điểm quy ước để lưu chứa CTR trong xe đẩy tay, thùng rác, hay container chứa CTR. Không đầu tư xây dựng tránh gây mất mỹ quan đô thị
Thị xã Quảng Trị
Điểm tập kết tại các chợ
03
180
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các KCN/CCN
2
200
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết CTR khu dân cư, tuyến đường phố
12
240
Điểm quy ước để lưu chứa CTR trong xe đẩy tay, thùng rác, hay container chứa CTR. Không đầu tư xây dựng tránh gây mất mỹ quan đô thị
Huyện Vĩnh Linh
Điểm tập kết tại các chợ
21
570
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các KCN/CCN
03
300
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết CTR khu dân cư, tuyến đường
11
220
Điểm quy ước để lưu chứa CTR trong xe đẩy tay, thùng rác, hay container chứa CTR. Không đầu tư xây dựng tránh gây mất mỹ quan đô thị
Huyện Hướng Hóa
Điểm tập kết tại các chợ
11
440
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các KCN/CCN
01
50
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết CTR khu dân cư, tuyến đường phố
11
250
Điểm quy ước để lưu chứa CTR trong xe đẩy tay, thùng rác, hay container chứa CTR. Không đầu tư xây dựng tránh gây mất mỹ quan đô thị
Huyện Gio Linh
Điểm tập kết tại các chợ
16
490
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các KCN/CCN
02
200
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết CTR khu dân cư, tuyến đường
09
190
Điểm quy ước để lưu chứa CTR trong xe đẩy tay, thùng rác, hay container chứa CTR. Không đầu tư xây dựng tránh gây mất mỹ quan đô thị
Huyện Đakrông
Điểm tập kết tại các chợ
09
240
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các KCN/CCN
02
200
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại khu dân cư, tuyến đường
04
80
Điểm quy ước để lưu chứa CTR trong xe đẩy tay, thùng rác, hay container chứa CTR. Không đầu tư xây dựng tránh gây mất mỹ quan đô thị
Huyện Cam Lộ
Điểm tập kết tại các chợ
13
390
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các KCN/CCN
03
300
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các khu dân cư, tuyến đường
07
140
Điểm quy ước để lưu chứa CTR trong xe đẩy tay, thùng rác, hay container chứa CTR. Không đầu tư xây dựng tránh gây mất mỹ quan đô thị
Huyện Triệu Phong
Điểm tập kết tại các chợ
22
700
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các KCN/CCN
04
400
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các khu dân cư, tuyến đường
05
100
Điểm quy ước để lưu chứa CTR trong xe đẩy tay, thùng rác, hay container chứa CTR. Không đầu tư xây dựng tránh gây mất mỹ quan đô thị
Huyện Hải Lăng
Điểm tập kết tại các chợ
21
740
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các khu/CCN
04
400
Nền xi măng, tường bao
Điểm tập kết tại các khu dân cư, tuyến đường
07
140
Điểm quy ước để lưu chứa CTR trong xe đẩy tay, thùng rác, hay container chứa CTR. Không đầu tư xây dựng tránh gây mất mỹ quan đô thị
Tổng cộng
Điểm tập kết có đầu tư xây dựng
154
6.770
Điểm tập kết quy ước
87
2.410
5.2. Định hướng quy hoạch các cơ sở xử lý CTR:
5.2.1. Nguyên tắc quy hoạch các cơ sở xử lý CTR:
- Cơ sở/khu xử lý CTR được kế thừa từ Quy hoạch tổng thể mạng lưới thu gom, xử lý CTR tỉnh Quảng Trị đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Trị.
- Cơ sở/khu xử lý CTR được lựa chọn bổ sung theo nguyên tắc đáp ứng các tiêu chí sử dụng đất cho công tác thu gom và xử lý CTR bao gồm: Tiêu chí về môi trường vật lý, môi trường sinh học và môi trường xã hội như đã trình bày ở mục 4.4.
- Cơ sở/khu xử lý CTR được lựa chọn qua quá trình khảo sát và tham vấn của chính quyền địa phương cấp xã và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh Quảng Trị.
5.2.2. Quy hoạch các cơ sở xử lý CTR:
Căn cứ nhu cầu xử lý CTR trên toàn tỉnh và điều kiện cụ thể tại các địa phương, quy hoạch các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh như sau:
* Giai đoạn 2013 - 2020:
- Vẫn sử dụng toàn bộ bãi xử lý hiện có để giải quyết CTR trên địa bàn tỉnh, đến khi hết diện tích sẽ đóng cửa và hoàn trả mặt bằng. Việc kế thừa này là rất cần thiết vì nó góp phần đảm bảo VSMT hiện tại trên toàn tỉnh, đồng thời khai thác và phát huy được hiệu quả của công tác đầu tư từ trước đến nay.
- Đầu tư 15 BCL HVS tại các địa phương Hải Lăng (1 điểm), Cam Lộ (2 điểm: Cam Tuyền, Cam Chính), Gio Linh (3 điểm), thị xã Quảng Trị (1 điểm), Vĩnh Linh (4 điểm: Vĩnh Long, Ranh giới giữa Vĩnh Tân và Thị trấn Cửa Tùng; xã Vĩnh Hà, cụm xã Lâm - Sơn Thủy), Triệu Phong (Triệu Thượng), Đakrông (2 điểm), Hướng Hóa (1 điểm).
- Đầu tư xây dựng 01 nhà máy xử lý CTR sinh hoạt tại thành phố Đông Hà.
- Đầu tư xây dựng lò đốt CTR bệnh viện đa khoa huyện Đakrông.
- Xây dựng khu liên hợp xử lý CTR tại xã Triệu Ái. Đây là vị trí gần trung tâm của tỉnh, có thể mở rộng diện tích đảm bảo cho khu liên hợp và CTR từ các địa phương khác có thể vận chuyển về đây để xử lý theo những dây chuyền công nghệ của khu liên hợp như xử lý, tái chế, tái sử dụng, chôn lấp.
* Giai đoạn sau năm 2020:
- Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp liên vùng: TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.
- Đầu tư 4 BCL HVS tại các địa phương: Hải Lăng (Hải Sơn), Đakrông 2 điểm (xã Ba Lòng và xã Đakrông), Triệu Phong (xã Triệu Ái).
- Đầu tư xây dựng 02 nhà máy xử lý CTR sinh hoạt tại Hướng Hóa và Vĩnh Linh.
- Xây dựng lò đốt CTR y tế tập trung cho mỗi địa phương.
Bảng 19 - Tổng hợp thông tin về các khu xử lý CTR được quy hoạch
TT
BCL/Khu xử lý
Địa điểm
Diện tích (ha)
Công nghệ xử lý (loại hình BCL nếu là công nghệ chôn lấp HVS)
Phạm vi phục vụ
Thời gian dự kiến xây dựng
Thời hạn sử dụng của BCL
TP. Đông Hà
1
BCL CTR TP Đông Hà
Cách đường 9D khoảng 200 m về phía Bắc, điểm giao nhau giữa đường vào bãi xử lý và đường 9D có lý trình km6+500
22
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
TP Đông Hà
Đã xây dựng và đi vào hoạt động
10 năm
2
Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt Đông Hà - Quảng Trị (Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Thương mại Minh Lộc đầu tư)
Cách đường 9D khoảng 500m về phía Bắc, điểm giao nhau giữa đường vào bãi xử lý và đường 9D có lý trình km6+100
4
Nhà máy xử lý
TP Đông Hà, các thị trấn của huyện Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ và thị xã Quảng Trị.
Giai đoạn 2013 - 2020
-
Thị xã Quảng Trị
3
BCL CTR Thị xã Quảng Trị 1 (*)
Xã Hải Lệ, cách hồ Phước Môn khoảng 800 m về phía Đông Nam, cách đập Phước Môn khoảng 1,1 km về phía Nam, cách đường đất đỏ, cách đường dây 50kV khoảng 600 m về phía Tây Nam, cách đường đất đỏ từ Thánh địa La Vang đi Hải Lệ khoảng 300 m.
20
- Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
- Đầu tư lò đốt, xử lý tập trung CTR y tế nguy hại
Thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng (xã Hải Thượng, xã Hải Phú), huyện Triệu Phong (xã Triệu Thành, Triệu Tài)
Giai đoạn 2013 - 2020
30 năm
4
BCL CTR Thị xã Quảng Trị 2 (*)
Xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, cách trụ sở UBND xã Hải Lệ khoảng 3,6 km về phía Nam, cách đường dây 500 kV khoảng 1,6 km về phía Tây Nam, cách đập Phước Môn khoảng 1,6 km về phía Tây Nam và cách hồ khoảng 500 m về phía Tây.
7
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
Thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng (xã Hải Thượng, xã Hải Phú), huyện Triệu Phong (xã Triệu Thành, Triệu Tài)
(**)
10 năm
Huyện Vĩnh Linh
5
BCL CTR khu vực Bắc Hồ Xá - KCN (*)
Phía Tây KCN Tây Bắc Hồ Xá, ranh giới giữa xã Vĩnh Long và Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh. Cách Tỉnh lộ 571 khoảng 400 m về phía Bắc, cách ga Sa Lung khoảng 500 m về phía Bắc.
10
- Chôn lấp HVS
- Xây dựng nhà máy xử lý CTR (BCL nửa chìm nửa nổi)
- Đầu tư lò đốt, xử lý tập trung CTR y tế nguy hại
Bao gồm Thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp, Vĩnh Thủy, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái, Vĩnh Thành, Vĩnh Hoà và Vĩnh Nam và KCN Tây Bắc Hồ Xá.
- Chôn lấp HVS: Giai đoạn 2013 - 2020
- Xây dựng nhà máy xử lý CTR: Giai đoạn sau năm 2020
20 năm
6
BCL CTR khu du lịch Cửa Tùng - Địa đạo Vịnh Mốc (*)
Nằm giữa xã Vĩnh Tân và thị trấn Cửa Tùng. Cách Tỉnh lộ 70 khoảng 1,2 km về phía Bắc, cách bãi tắm Cửa Tùng khoảng 1,3 km về phía Tây Bắc.
2,5
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
Bao gồm các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang, Vĩnh Thạch, Vĩnh Trung, Vĩnh Kim, thị trấn Cửa Tùng. Trong đó có khu du lịch và dịch vụ Cửa Tùng - Vịnh Mốc và làng nghề chế biến Hải sản.
Giai đoạn 2013 - 2020
10 năm
7
BCL CTR cụm Tây Vĩnh Linh
Ranh giới Vĩnh Hà, Vĩnh Thủy và thị trấn Bến Quan. Cách đường Hồ Chí Minh khoảng 600 m về phía Đông, cách UBND thị trấn Bến Quan khoảng 2 km về phía Đông Đông Nam.
3
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
Khu vực thị trấn Bến Quan, xã Vĩnh Ô, xã Vĩnh Khê, xã Vĩnh Hà.
Giai đoạn 2013 - 2020
15 năm
8
BCL CTR Cụm xã Lâm - Sơn - Thủy
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh. Cách đường Hồ Chí Minh khoảng 1,5 km về phía Đông Bắc, cách khu dân cư thôn Pát Lát - xã Vĩnh Sơn khoảng 3 km về phía Tây, cách sông Bến Hải khoảng 1,3 km về phía Tây Bắc
2
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
Khu vực các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy
Giai đoạn 2013 - 2020
15 năm
Huyện Gio Linh
9
BCL CTR cụm Thị trấn Gio Linh và KCN (*)
Xã Gio Bình, huyện Gio Linh. Cách Tỉnh lộ 75 khoảng 600 m về phía Bắc, cách nhà máy chế biến cao su Gio Linh khoảng 500 m về phía Tây Bắc, cách Quốc lộ 1A khoảng 3,5 km về phía Tây.
12
- Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
- Đầu tư lò đốt, xử lý tập trung CTR y tế nguy hại
Thị trấn Gio Linh, xã Gio Phong, Gio An, Gio Hòa, Gio Châu, Gio Mỹ, Gio Bình, Gio Quang, Trung Hải, Trung Sơn và KCN Quán Ngang.
Giai đoạn 2013 - 2020
20 năm
10
BCL CTR cụm Du lịch và dịch vụ ven biển (*)
Xã Gio Hải, huyện Gio Linh. Cách UBND xã Gio Hải khoảng 1,5 km về phía Tây Nam, cách đường nhựa Gio Hải - Gio Thành khoảng 600 m về phía Nam.
6
Chôn lấp HVS (BCL nổi)
Xã Gio Hải, xã Gio Mai, xã Gio Việt, xã Gio Thành, xã Trung Giang và khu du lịch, dịch vụ ven biển.
Giai đoạn 2013 - 2020
15 năm
11
BCL CTR cụm Tây Gio Linh
Xã Hải Thái, huyện Gio Linh. Cách đường Hồ Chí Minh khoảng 1 km về phía Tây, cách UBND xã Hải Thái khoảng 1,6 km về phía Nam Đông Nam
2
Chôn lấp HVS (Bãi chôn lấp nửa chìm, nửa nổi
Xã Hải Thái, Linh Hải, Gio Sơn, Linh Thượng, Vĩnh Trường
Giai đoạn 2013 - 2020
10 năm
Huyện Cam Lộ
12
BCL CTR khu vực Trung tâm huyện (*)
Xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ. Cách đường Hồ Chí Minh khoảng 800 m về phía Tây, cách UBND xã Cam Tuyền khoảng 4,5 km về phía Bắc.
9
- Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
- Đầu tư lò đốt, xử lý tập trung CTR y tế nguy hại
Thị trấn Cam Lộ, xã Cam Tuyền, xã Cam Thủy, xã Cam Thành, xã Cam Hiếu và xã Cam Thanh.
Giai đoạn 2013 - 2020
20 năm
13
BCL CTR cụm xã Cam Chính, Cam Nghĩa
Xã Cam Chính, huyện Cam Lộ. Cạnh nhà máy chế biến cao su công ty Thương Mại Quảng Trị, cách Tỉnh lộ 11 khoảng 500 m về phía Đông, cách UBND xã Cam Chính khoảng 2,9 km về phía Đông Bắc.
2
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
xã Cam Chính và Cam Nghĩa
Giai đoạn 2013 - 2020
15 năm
Huyện Triệu Phong
14
BCL CTR tại xã Triệu Thượng - sử dụng cho việc quy hoạch trước mắt (*)
Xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong. Cách đập hồ Triệu Thượng 1 khoảng 1 km về phía Tây, cách đường dây 500 kV khoảng 200 m về phía Đông.
7
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
Bao gồm Thị trấn ái Tử, xã Triệu ái, Triệu Thượng, Triệu Giang, Triệu Long, Triệu Hoà, Triệu Đại, Triệu Thuận, Triệu Độ, Triệu Phước, Triệu An, Triệu Trạch, Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Trung.
Giai đoạn 2013 - 2020
10 năm
15
BCL CTR tại xã Triệu Ái (*)
Xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong. Cách đường Quốc lộ 1A về phía Tây 7 km theo đường Bảo Đài, cách đường Bảo Đài khoảng 500 m về phía Nam, cách đường dây 500 kV khoảng 500 m về phía Tây Nam.
12
- Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
- Đầu tư lò đốt, xử lý tập trung CTR y tế nguy hại
- Hoặc xây dựng khu liên hợp xử lý CTR
Bao gồm Thị trấn ái Tử, xã Triệu ái, xã Triệu Thượng, Triệu Giang, Triệu Long, Triệu Hoà, Triệu Đại, Triệu Thuận, Triệu Độ, Triệu Phước, Triệu An, Triệu Trạch, Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Trung và TP Đông Hà (giai đoạn sau 2020).
Giai đoạn sau năm 2020. Riêng khu liên hợp xử lý CTR có thể đầu tư giai đoạn 2013 - 2020 nếu có nguồn lực về tài chính
15 năm
16
Khu xử lý CTR Khu Đông Nam
Vùng cát trắng, xã Triệu Trạch. cách đường quốc phòng khoảng 2,3 km về phía Tây Nam, cách UBND xã Triệu Trạch khoảng 1,7 km về phía Đông Bắc
5
- Nhà máy xử lý CTR công nghiệp
- Chôn lấp HVS (BCL nổi)
Khu Đông Nam (các xã thuộc huyện Hải Lăng, Triệu Phong)
Sau năm 2020
20 năm
Huyện Hải Lăng
17
BCL CTR tại vị trí 1 (Quy hoạch trước mắt) (*)
Xã Hải Lâm, khu vực ranh giới các xã Hải Thượng, Hải Lâm, cách ngã 5 đường đi khu du lịch sinh thái Trằm Trà lộc khoảng 600 m về phía Tây Nam.
6
Chôn lấp HVS (BCL nổi)
Thị trấn Hải Lăng, xã Hải Lâm, Hải Thượng, Hải Thọ, Hải Thiện.
(**)
-
18
BCL CTR tại vị trí 2 (Quy hoạch lâu dài) (*)
Xã Hải Thọ, cách khu tái định cư vùng lũ khoảng 1 km về phía Nam, cách đường Quốc lộ 1A khoảng 3 km về phía Tây Nam.
20
- Chôn lấp HVS (BCL chìm)
- Đầu tư lò đốt, xử lý tập trung CTR y tế nguy hại
Toàn huyện Hải Lăng
Giai đoạn 2013 - 2020
15 năm
19
BCL CTR tại vị trí 3 (Quy hoạch lâu dài)
Xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng cách đường Macnamara khoảng 100 m về phía Bắc, cách Quốc lộ 1A khoảng 4 km theo đường Macnamara về phía Tây.
10
Chôn lấp HVS (BCL chìm)
Toàn huyện Hải Lăng
Sau năm 2020
10 năm
Huyện Hướng Hóa
20
BCL CTR tại vị trí 1 (*)
Thị trấn Lao Bảo, cách cửa khẩu Lao Bảo khoảng 1,9 km về phía Nam, cách UBND thị trấn Lao Bảo khoảng 2,4 km về phía Tây.
8
Chôn lấp HVS (BCL chìm)
Khu vực cửa khẩu Lao Bảo, các CCN và các vùng lân cận
(**)
-
21
BCL CTR tại vị trí 2 (*)
Thị trấn Lao Bảo, cách vị trí 1 khoảng 750 m về phía Đông.
10
Chôn lấp HVS (BCL chìm)
Khu vực cửa khẩu Lao Bảo, các CCN, xã Tân Long, Tân Thành
(**)
-
22
BCL CTR tại vị trí 3 (*)
Xã Húc, thị trấn Khe Sanh. Cách đường Hồ Chí Minh khoảng 200 m về phía Tây, cách Quốc lộ 9 khoảng 3 km theo đường Hồ Chí Minh đi xã Húc, cách UBND xã Húc khoảng 2 km về phía Tây Bắc.
10
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
Thị trấn Khe Sanh và các xã Tân Hợp, Tân Liên
(**)
-
23
Khu xử lý CTR tại vị trí 4
Xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa. Cách Quốc lộ 9 và UBND xã Tân Thành khoảng 4,5 km về phía Bắc.
20
- Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
- Xây dựng nhà máy xử lý CTR
- Đầu tư lò đốt, xử lý tập trung CTR y tế nguy hại
Thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo và các xã Tân Thành, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Hợp
- Chôn lấp HVS: Giai đoạn 2013 - 2020
- Xây dựng nhà máy xử lý CTR: Giai đoạn sau năm 2020
20 năm
Huyện Đakrông
24
BCL CTR tại vị trí 1 (*)
Thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông. Cách Quốc lộ 9 khoảng 1 km về phía Tây.
7
- Chôn lấp HVS (BCL chìm)
- Đầu tư lò đốt, xử lý tập trung CTR y tế nguy hại
Thị trấn Krông Klang và các xã Hướng Hiệp, Mò Ó.
Giai đoạn 2013 - 2020
15 năm
25
BCL CTR cụm xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc
Xã Ba Lòng, huyện Đakrông, cách UBND xã Ba Lòng khoảng 800m về phía Tây Nam, cách khe nước phía Tây khoảng 300m
5
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
Khu vực các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên và Hải Phúc
Sau năm 2020
15 năm
26
BCL CTR cụm xã Húc Nghì - Tà Rụt - A Ngo
Xã Tà Rụt, huyện Đakrông. Cách suối U Sau khoảng 100m về phía Nam, cách UBND xã khoảng 3,5km về phía Đông Bắc, cách đường Hồ Chí Minh khoảng 3,5km về phía Tây.
4
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
Khu vực các xã Tà Rụt, Húc Nghì và A Ngo
Giai đoạn 2013 - 2020
15 năm
27
BCL CTR cụm xã Đakrông - Tà Long - Pa Nang
Xã Đakrông, huyện Đakrông. Cách Quốc lộ 14 khoảng 3,5km theo đường dân sinh đi bản Chân Rò và Khe Ngài, cách cầu treo Đakrông khoảng 1,4km về phía Đông Nam, cách UBND xã Đakrông khoảng 1,2km về phía Nam.
4
Chôn lấp HVS (BCL nửa chìm nửa nổi)
Khu vực các xã Đakrông, Tà Long và Pa Nang
Sau năm 2020
15 năm
Ghi chú:
- Những vị trí có đánh dấu (*) là những điểm nằm trong quy hoạch tổng thể mạng lưới thu gom, xử lý CTR tỉnh Quảng Trị đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Trị.
- Những vị trí có đánh dấu (**) ở cột thời gian dự kiến đầu tư là những vị trí đề xuất bỏ (không đưa vào quy hoạch).
- Ngoài ra, sau năm 2015 sẽ xác định thêm 2 BCL CTR cho cụm thị trấn A Túc (thành lập huyện Nam Hướng Hóa) và thị trấn Hướng Phùng (thành lập huyện Bắc Hướng Hóa).
- Đối với huyện Đảo Cồn Cỏ, công tác thu gom, xử lý CTR (quy hoạch BCL CTR) sẽ thực hiện theo Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 29/01/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
- Thông tin chi tiết về các khu xử lý CTR ở phụ lục 6.
CHƯƠNG 6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THU GOM, XỬ LÝ CTR
6.1. Đề xuất giải pháp BVMT của hệ thống thu gom và xử lý CTR:
6.1.1. Giải pháp quản lý:
6.1.2. Giải pháp kỹ thuật: Xử lý mùi hôi và khí thải; Thu gom, xử lý nước thải; Thoát nước mưa; Giải pháp kỹ thuật công nghệ khác:
6.2. Đề xuất quy chế quản lý và hoạt động của hệ thống thu gom, xử lý CTR:
6.2.1. Cơ chế quản lý và vận hành:
6.2.2. Quy chế quản lý và hoạt động của hệ thống thu gom và xử lý CTR:
a. Đối với CTR sinh hoạt:
b. Đối với CTR công nghiệp:
c. Đối với CTR y tế:
CHƯƠNG 7. KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP VÀ NGUỒN LỰC ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THEO QUY HOẠCH
7.1. Kế hoạch thực hiện:
7.1.1. Các chương trình hành động ưu tiên thực hiện:
* Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng: Nội dung thực hiện bao gồm:
* Hoàn thiện hệ thống khung chính sách:
* Phân loại CTR tại nguồn:
* Quy hoạch và đầu tư xây dựng điểm tập kết CTR tại các địa phương.
* Xây dựng các khu xử lý CTR:
* Xã hội hóa công tác quản lý CTR::
* Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR:
* Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý CTR y tế:
7.1.2. Các dự án ưu tiên đầu tư thực hiện:
Bảng 20 - Các dự án ưu tiên thực hiện
TT
Tên dự án
Địa điểm thực hiện
Dự kiến nhu cầu nguồn vốn
(Tỷ đồng)
I
Giai đoạn 2013 - 2020
781,1
1
Thí điểm phân loại CTR sinh hoạt cho TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị
TP Đông Hà và thị xã Quảng Trị
20
2
Xử lý đóng cửa bãi xử lý CTR cũ TP Đông Hà (chôn lấp HVS)
TP Đông Hà
10
3
Đầu tư xây dựng lò đốt CTR y tế bệnh viện đa khoa huyện Đakrông
Huyện Đakrông
2
4
Xây dựng BCL CTR HVS cho thị xã Quảng Trị
Tại Phước Môn 1, thôn Phước Môn, xã Hải Lệ
25
5
Xây dựng BCL CTR HVS cho huyện Hải Lăng
Xã Hải Thọ, Huyện Hải Lăng
50
6
Xây dựng BCL CTR HVS cho huyện Cam Lộ
Xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ
35
7
Xây dựng BCL CTR HVS cho huyện Gio Linh
Xã Gio Bình, huyện Gio Linh
50
8
Xây dựng BCL CTR HVS cho huyện Vĩnh Linh
Xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh
45
9
Xây dựng BCL CTR HVS cho huyện Triệu Phong
Xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong
40
10
Xây dựng nhà máy xử lý CTR sinh hoạt cho thành phố Đông Hà và vùng lân cận
TP Đông Hà
150
11
Phân loại CTR sinh hoạt cho các thị trấn khác (đô thị loại II đến loại IV)
Các huyện, thị trên địa bàn tỉnh
20
12
Xây dựng BCL CTR HVS cho cụm Tây Vĩnh Linh
Xã Vĩnh Hà
10
13
Xây dựng BCL CTR HVS cho Điểm khu du lịch Cửa Tùng - Địa đạo Vĩnh Mốc
Nằm giữa xã Vĩnh Tân và thị trấn Cửa Tùng
15
14
Xây dựng BCL CTR Cụm xã Lâm - Sơn - Thủy
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh
10
15
BCL CTR tại vị trí 1 của huyện Đakrông
Khóm A Rồng, thị trấn Krông Klang
5
16
BCL CTR cụm xã Húc Nghì - Tà Rụt - A Ngo
Xã Tà Rụt, huyện Đakrông
5
17
Xây dựng BCL CTR HVS cho huyện Hướng Hóa
Xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa
50
18
Xây dựng BCL CTR cụm xã Cam Chính, Cam Nghĩa
Thôn Minh Hương xã Cam Chính
10
19
Xây dựng BCL CTR cho cụm Tây Gio Linh
Tại xã Hải Thái, huyện Gio Linh
10
20
Xây dựng BCL CTR tại xã Gio Hải, huyện Gio Linh
Tại xã Gio Hải, huyện Gio Linh
20
21
Xây dựng khu liên hợp xử lý CTR
Tại xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong
200
22
Đầu tư phương tiện vận chuyển CTR y tế an toàn
Tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh
15
23
Đầu tư xây dựng 136 điểm tập kết CTR
Tại các huyện, thị xã, thành phố theo phụ lục 5
4,1
II
Giai đoạn sau năm 2020
680,6
24
Phân loại CTR sinh hoạt cho các thị trấn khác (đô thị loại II đến loại IV)
Các huyện, thị trên địa bàn tỉnh
20
25
Xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp cho các khu/CCN và khu Đông Nam Quảng Trị
Xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong
200
26
Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTR sinh hoạt tại huyện Hướng Hóa
Xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa
160
27
Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTR sinh hoạt tại huyện Vĩnh Linh
Xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh
170
28
Đầu tư xây dựng bãi xử lý CTR tập trung khu vực Nam Hải Lăng
Xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng
40
29
Xây dựng BCL CTR cụm xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc
Xã Ba Lòng, huyện Đakrông
5
30
Xây dựng BCL CTR cụm xã Đakrông - Tà Long - Pa Nang
Xã Đakrông, huyện Đakrông
5
31
Xây dựng BCL CTR cho huyện Triệu Phong
Tại xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong
50
32
Xây dựng lò đốt CTR y tế tập trung cho 9 huyện, thị xã, thành phố
9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
30
33
Đầu tư xây dựng 18 điểm tập kết CTR
Tại các huyện, thị theo phụ lục 5
0,6
Ghi chú:
- Cơ cấu nguồn vốn dự kiến: Ngân sách Trung ương 40%, ngân sách địa phương 10%, còn lại huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
7.1.3. Giải pháp thực hiện quy hoạch quản lý CTR:
a. Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách liên quan:
* Rà soát, ban hành đồng bộ và kiện toàn các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý CTR:
* Thiết lập cơ sở dữ liệu (viết tắt là CSDL) về CTR:
b. Nâng cao nhận thức cộng đồng:
* Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức:
* Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực CTR:
c. Xây dựng nguồn lực:
7.2. Nguồn lực thực hiện quy hoạch quản lý CTR:
7.2.1. Cơ cấu nguồn vốn:
Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 dự kiến sử dụng các nguồn vốn sau:
- Vốn đầu tư từ Trung ương.
- Vốn đầu tư của ngân sách tỉnh Quảng Trị.
- Vốn đầu tư của các đơn vị tư nhân.
- Vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) và các tổ chức hay ngân hàng nước ngoài khác.
- Vốn viện trợ không hoàn lại của các nước hay các tổ chức quốc tế khác.
Trường hợp xây dựng nhà máy xử lý CTR bằng công nghệ trong nước có thể tham khảo thêm Thông báo số 50/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về việc áp dụng các công nghệ xử lý CTR được nghiên cứu trong nước, Trong đó cơ cấu nguồn vốn cho các dự án được xác định như sau:
Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước: 50% (trong đó ngân sách Trung ương 40%, ngân sách địa phương 10%).
Vay từ ngân hàng Phát triển Việt Nam: 50%.
7.2.2. Kinh phí thực hiện:
a. Kinh phí đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển:
b. Kinh phí đầu tư xây dựng các điểm tập kết:
c. Kinh phí đầu tư cho công tác xử lý CTR:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
a. Hiện trạng quản lý CTR tỉnh Quảng Trị, các vấn đề thuận lợi và khó khăn:
* Các mặt đã đạt được:
- Công tác quản lý CTR đã và đang được các ban ngành và các địa phương quan tâm.
- Thu gom CTR được thực hiện khá tốt tại TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị và các thị trấn huyện, lỵ.
- Đã xây dựng được BCL CTR HVS tại TP Đông Hà.
- Hầu hết các huyện, thị, TP đều có đầu tư lò đốt CTR y tế và xử lý tương đối tốt.
* Những vấn đề còn tồn tại:
- Tỷ lệ thu gom CTR tại các huyện lỵ còn thấp. Lượng CTR không được thu gom, đổ thải bừa bãi là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
- Hầu hết các bãi đổ thải CTR tại các huyện lỵ (kể cả thị xã Quảng Trị) đều là các bãi xử lý tạm thời, chưa được đầu tư đảm bảo quy trình kỹ thuật.
- CTR công nghiệp chưa được thu gom, xử lý và kiểm soát chặt chẽ.
- Thiếu các trang thiết bị lưu chứa và vận chuyển CTR y tế an toàn, CTR tại các cơ sở y tế nhỏ lẻ (trạm y tế, trung tâm y tế, các phòng khám tư nhân) chưa được xử lý an toàn.
b. Kết quả quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Trị:
* Hệ thống thu gom:
Đầu tư phát triển, mở rộng hệ thống thu gom hiện tại ở các địa phương. Sử dụng các xe đẩy tay, xe nén ép rác để thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, BCL.
* Công nghệ xử lý:
Chủ yếu là công nghệ chôn lấp HVS, ngoài ra kết hợp thêm xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp, CTR sinh hoạt tại một số địa phương như TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn huyện lỵ (Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Ái Tử, Hồ Xá) và khu vực có định hướng phát triển công nghiệp quy mô lớn.
* Quy hoạch hệ thống xử lý:
Đầu tư xây dựng 19 BCL CTR HVS, 03 nhà máy xử lý CTR sinh hoạt, 01 nhà máy xử lý CTR công nghiệp, 01 khu liên hợp xử lý CTR, 01 lò đốt CTR y tế bệnh viện và 09 lò đốt CTR y tế tập trung của 9 huyện, thị.
* Kinh phí thực hiện:
Giai đoạn 2013 - 2020 là 781,1 tỷ đồng; sau năm 2020 là 680,6 tỷ đồng.
2. Kiến nghị:
- Quy hoạch này là định hướng chung cho công tác quản lý CTR trên địa bàn tỉnh, vì vậy các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan tích cực triển khai thực hiện, đưa công tác quản lý CTR nhanh chóng đi vào nề nếp và thống nhất chung.
- Kiến nghị các bộ, ngành liên quan cần quan tâm hơn nửa công tác thu gom, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bằng những cơ chế, chính sách phù hợp, đặc biệt là vấn đề bố trí nguồn vốn cho công tác xử lý CTR.
- Tỉnh Quảng Trị cần có cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm khuyến khích hình thành các khu xử lý CTR hiện đại, đảm bảo giải quyết triệt để các nguồn CTR phát sinh, tích cực tìm kiếm các nguồn vốn, từng bước đầu tư xây dựng các BCL CTR theo quy hoạch được duyệt.
- Các khu xử lý CTR cần được đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại, đồng bộ, ưu tiên các công nghệ xử lý tiên tiến, hiệu quả, đáp ứng cho nhu cầu về lâu dài.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo Quy hoạch này được triển khai có hiệu quả, như: tăng cường tuyền truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về CTR, góp phần thiết thực vào hiệu quả của việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn; xây dựng chính sách cho các hoạt động phân loại tại nguồn, tái sử dụng, tái chế,... nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, giúp thân thiện với môi trường và tăng hiệu quả sử dụng của các khu xử lý CTR.
- Trên cơ sở Quy hoạch này, các huyện, TP trong tỉnh khẩn trương xây dựng kế hoạch quản lý CTR của địa phương mình, nhanh chóng đưa công tác quản lý CTR đi vào hoạt động được thống nhất trong xu thế tăng cường công tác BVMT hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocaotomtatqhctr_quang_tri_2011_2314.doc