Trong một vài năm trở lại đây công tác bảo vệ môi trường đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, nhận thức của mọi người về vấn đề bảo vệ môi
trường được nâng cao hơn, do hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường đã và đang ngày càng được hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý của
đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng.
112 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4998 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ trì soạn thảo.
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã lập Kế hoạch số 38-KH/TNMT ngày
3/3/2005 để thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW, Quyết định số 34/2005/QĐ - TTg
và Kế hoạch số: 64-KH/TU ngày 25 tháng 2 năm 2005, của Ban Thƣờng vụ
Tỉnh uỷ và đã ký Nghị quyết liên tịch và chƣơng trình phối hợp, quy chế phối
hợp giữa Sở TN&MT với các tổ chức chính trị xã hội, Sở, ban ngành cấp tỉnh
nhƣ: Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Mặt trận Tổ quốc; Hội Cựu chiến binh; Tỉnh
Đoàn thanh niên; Liên hợp các hợp tác xã; Liên đoàn lao động tỉnh; Công An
tỉnh; Sở Công thƣơng; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bắc Kạn.
Bên cạnh việc cụ thể hóa các văn bản pháp luật các sở, ngành, UBND
cấp huyện đã quan tâm xây dựng chƣơng trình, kế hoạch BVMT. Nhiều dự án,
đề án, nhiệm vụ, mô hình nhằm ngăn ngừa, ứng phó và khắc phục ô nhiễm, suy
thoái và sự cố môi trƣờng đã đƣợc triển khai thực hiện.
11.1.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 93
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
Từ năm 2006, kinh phí sự nghiệp môi trƣờng thực hiện theo Nghị quyết số
41-NQ/TW, Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2005 và các văn bản hƣớng dẫn thực
hiện Luật. Kinh phí sự nghiệp môi trƣờng đƣợc bố trí 1% tổng thu ngân sách
hàng năm; căn cứ vào nguồn kinh phí, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ môi
trƣờng từng cấp, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt phân bổ cho các địa
phƣơng, sở, ngành tổ chức thực hiện; nhìn chung việc sử dụng kinh phí cơ bản
đúng quy định hƣớng dẫn về tài chính của Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng và Bộ
Tài chính.
Hàng năm, kinh phí sự nghiệp môi trƣờng đƣợc phân bổ cho cấp tỉnh (Sở
Tài nguyên và Môi trƣờng) và Uỷ ban nhân dân thị xã là 500 triệu đồng/năm,
cấp huyện 300 triệu đồng/năm. Kinh phí sự nghiệp môi trƣờng đƣợc sử dụng để
thực hiện các kế hoạch môi trƣờng: thanh tra, kiểm tra ô nhiễm môi trƣờng;
chƣơng trình quan trắc, kiểm soát môi trƣờng; hoạt động nâng cao nhận thức về
môi trƣờng; điều tra thống kê các nguồn thải, chất thải; lập báo cáo hiện trạng
môi trƣờng hàng năm; mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác quản lý
và quan trắc môi trƣờng. Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng cơ bản đƣợc sử
dụng đúng mục đích, có tác dụng thúc đẩy các hoạt động sự nghiệp môi trƣờng.
Tuy nhiên, tại một số huyện, thị kinh phí sự nghiệp môi trƣờng chƣa sử dụng
đúng mục đích, chủ yếu cho hoạt động thu gom xử lý rác thải.
11.1.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường
a. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải
Công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục với tần suất 1
lần/năm. Tuy nhiên, đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng thì tần suất kiểm
tra có thể là 2-3lần/năm. Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng tại các cơ
sở trong những năm gần đây: Năm 2008: 22 cơ sở; Năm 2009: 25 cơ sở; Năm
2010: 28 cơ sở.
Qua quá trình kiểm tra giám sát cho thấy hầu hết các cơ sở hoạt động trên
địa bàn tỉnh có ý thức chấp hành công tác bảo vệ môi trƣờng. Song công tác bảo
vệ môi trƣờng từng lĩnh vực đánh giá nhƣ sau:
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Qui mô sản xuất nhỏ, dạng bán cơ giới
kết hợp thủ công nên các nguồn thải phát sinh không lớn. Hầu hết các cơ sở có
xử lý các nguồn thải, bằng công nghệ xử lý thô sơ, nên các nguồn gây ô nhiễm
không xử lý triệt để.
- Lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản: Nguồn phát sinh gây ô
nhiễm chủ yếu là đất đá bóc thải và nƣớc bùn sau tuyển rửa. Công tác xử lý
nƣớc bùn sau tuyển chủ yếu là đắp đập tạo hồ lắng. Đất đá bóc thải phần lớn các
mỏ đều xử lý bãi thải trong. Công tác bảo vệ môi trƣờng lĩnh vực khai thác
khoáng sản còn nhiều bất cập, bức xúc với lý do hoạt động khoáng sản ngoài
khai thác có phép, có quản lý trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một lực lƣợng khai
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 94
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
thác trái phép đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nhất
(Đặc biệt là sông Hiến) Mặc dù đã đƣợc tỉnh chỉ đạo sát xao, các ngành, các cấp
luôn dùng biện pháp mạnh giải quyết xử lý, song chƣa chấm dứt triệt để. Đối với
các nhà máy chế biến khoáng sản nguồn phát thải chủ yếu là khí thải phát sinh.
Nguồn thải này tại hầu hết các nhà máy đều đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp túi
lọc vải silicon hoặc dập nƣớc. Tuy nhiên, các công nghệ đang áp dụng xử lý khí
thải tại các nhà máy Cao Bằng chƣa hiện đại, chủ yếu là công nghệ của Trung
Quốc nên ít nhiều vẫn còn gây ô nhiễm cục bộ khu vực lân cận.
- Lĩnh vực y tế: Tại hầu hết các bệnh viện tuyến huyện chất thải rắn y tế
đã đƣợc xử lý bằng các lò đốt rác y tế đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc xử lý nƣớc
thải bệnh viện còn nhiều bất cập, phần lớn các bệnh viện chƣa có hệ thống xử lý
nƣớc thải đạt tiêu chuẩn theo qui định (không có hệ thống xử lý nƣớc thải y tế
riêng còn chung với hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải sinh hoạt, chƣa có công
nghệ xử lý nƣớc thải y tê); biện pháp xử lý đơn giản tập chung vào bể phốt chôn
dƣới đất - tự hoại.
- Các cơ sở thu gom, xử lý bãi rác: Tại hầu hết các huyện đều có bãi
chứa, xử lý rác. Các bãi chứa, xử lý rác đều đƣợc xây dựng theo quy hoạch của
huyện, vị trí các bãi rác đảm bảo ít ảnh hƣởng dân cƣ lân cận xung quanh. Tuy
nhiên, việc vận hành xử lý bãi rác bằng phƣơng pháp xử lý còn đơn giản chỉ rắc
vôi, phun chế phẩm EM và thuốc diệt côn trùng sau đó chôn lấp và đốt. Công
tác thu gom rác chỉ thực hiện đƣợc khu vực thị xã, trung tâm các huyện lỵ, còn
các khu vực đông dân cƣ, cụm thị tứ chƣa có công tác thu gom rác.
Các nguồn thải rắn, khối lƣợng thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh
trên địa bàn tỉnh đƣợc cập nhập thống kê thƣờng xuyên, đầy đủ và quản lý chặt
chẽ. Nhất là chất thải nguy hại của lĩnh vực y tế và các cơ sở sản xuất liên quan
đến xăng dầu đƣợc quản lý thông qua việc cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại theo quy định.
Từ năm 2009 đến nay đã cấp đƣợc: 32 sổ đăng ký chủ nguồn thải.
b. Công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường
Công tác quan trắc, giám sát môi trƣờng đã thực hiện thƣờng xuyên, liên
tục, có trọng điểm theo mạng lƣới điểm quan trắc môi trƣờng tỉnh Cao Bằng với
tần suất 2 lần/năm. Các số liệu quan trắc bƣớc đầu đã đánh giá đƣợc diễn biến
môi trƣờng, làm cơ sở cho các cấp, ngành trong việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng theo hƣớng phát triển bền vững.
c. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Công tác xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trƣờng nghiệm trọng theo Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 04 cơ sở, tình hình xử
lý cụ thể nhƣ sau:
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 95
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
- Xƣởng luyện gang km5 - Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim
Cao Bằng: Đã có Quyết định chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý môi
trƣờng.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng: Nguồn gây ô nhiễm là nƣớc thải y tế,
rác thải y tế. Bệnh viện đã đƣợc đầu tƣ xây dựng lò đốt rác và hệ thống xử lý
nƣớc thải y tế. Các nguồn gây ô nghiễm nghiêm trọng đã khắc phục. Hiện nay
Bệnh viện đang làm thủ tục ra khỏi quyết định 64 của Thủ Tƣớng Chính phủ.
- Đối với mỏ sắt Nà Lũng: Ô nhiễm môi trƣờng do bùn thải, nƣớc thải
tuyển rửa quặng, chƣa thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý, chƣa đủ điều kiện
lập hồ sơ chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý môi trƣờng.
- Bãi rác Khuổi Kép xã Đề Thám: Ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc tại khu
vực bãi rác. Hiện nay đang đầu tƣ kinh phí để xử lý đóng cửa bãi rác và xây
dựng bãi xử lý rác tại Nà Lần, xã Chu Trinh.
11.1.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng
a. Về nguồn lực
Trong thời gian qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã tăng cƣờng nguồn lực
tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản
trong đầu tƣ BVMT, nhƣ: Sở Y tế tranh thủ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để
đầu tƣ nâng cấp mở rộng hệ thống các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh cùng
với việc đầu tƣ nâng cấp bệnh viện và thiêt bị y tế, trong đó có lò đốt chất thải
rắn nguy hại, hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải của bệnh viện.
Ngoài ra các ngành, các cấp còn tranh thủ các nguồn vốn chƣơng trình mục
tiêu quốc gia về nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng để đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng.
Triển khai thu phí bảo vệ môi trƣờng theo Nghị định số 67/NĐ-CP từ quý
II/2005 đã giao cho Công ty TNHH một thành viên cấp nƣớc thu phí bảo vệ môi
trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thu phí bảo vệ
môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp.
Năm 2008 triển khai thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn, năm
2009 triển khai thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng
sản.
Ở một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đƣợc quan tâm đúng mức và tự
nguyện chấp hành lập dự án đầu tƣ xây dựng các công trình xử lý môi trƣờng
với nguồn vốn hàng tỷ đồng nhƣ: Công ty cổ phần khoáng sản Tây Giang Cao
Bằng, Mỏ sắt Ngƣờm Cháng, Công ty cổ phần khoáng sản và luyện kim Việt
Nam...
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ và đào
tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trƣờng. Từ năm 2005 đến nay đã mở một số
lớp đào tạo ngắn hạn về môi trƣờng cho cán bộ chuyên môn cấp huyện, cấp xã,
tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng; Duy trì thƣờng
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 96
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
xuyên trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ giữa cán bộ các sở, ngành thông qua hoạt
động phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng; Phối hợp với các tổ chức
chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp mở lớp tập huấn nâng cao
nhận thức về BVMT cho các hội viên, đoàn viên nòng cốt ở cơ sở; Đồng thời tổ
chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức nhƣ: mít tinh, thi tìm hiểu
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, viết, vẽ về môi trƣờng, xây dựng các mô hình
xử lý ô nhiễm môi trƣờng, tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
thông qua các chuyên đề, chuyên mục.
b. Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường
Thực hiện quan điểm “Bảo vệ môi trƣờng là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi
tổ chức, mọi gia đình và của mỗi ngƣời” trong Nghị quyết số 41-NQ/TW của
Bộ Chính trị và phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, bƣớc
đầu đã đƣợc cộng đồng ở các địa phƣơng (đặc biệt là cấp xã) tham gia tích cực
qua việc lấy tham vấn cộng đồng thông qua UBND xã, Mặt trận Tổ quốc xã về
dự án đầu tƣ; giám sát việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật về
BVMT ở địa phƣơng; trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trƣờng;
phát hiện và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT xẩy ra tại
địa phƣơng.
Phong trào bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc triển khai, một số các xã trong tỉnh
đã lồng ghép nội dung bảo vệ môi trƣờng trong hƣơng ƣớc, quy ƣớc xây dựng
thôn làng, xã văn hóa, xây dựng và phát triển điểm mô hình cộng đồng dân cƣ tự
quản trong bảo vệ môi trƣờng nhƣ phong trào vệ sinh môi trƣờng. Khu vực có tổ
tự quản hoạt động, rác thải đƣợc thu gom, đổ đúng nơi quy định, giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng trong khu dân cƣ.
Thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng với Mặt
trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề
nghiệp; trong thời gian từ 2005 đến nay. Chƣơng trình phối hợp hoạt động
BVMT giữa Sở Tài nguyên và Môi trƣờng với Hội Phụ nữ, Tỉnh đoàn Thanh
niên, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh các hợp tác xã tỉnh đã
đƣợc ký kết; hàng năm kế hoạch phối hợp thực hiện tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trƣờng đƣợc các cấp, các
ngành duy trì thƣờng xuyên bằng nhiều hình thức: Tổ chức các lớp tập huấn tại
các huyện, thị tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005, Luật
Đa dạng sinh học năm 2008, các văn bản quy phạm pháp luật và các kiến thức
về xử lý môi trƣờng nông thôn cho các đối tƣợng là cán bộ Phòng Tài nguyên
môi trƣờng, cán bộ địa chính xã, cán bộ xã, hội viên các tổ chức chính trị - xã
hội, Hội cơ sở và nhân dân; Xây dựng Bản cam kết thực hiện bảo vệ môi trƣờng
và vận động các hộ gia đình tham gia ký kết thực hiện, một số địa phƣơng đã
đƣa việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng trong tiêu chí đánh giá gia đình văn hoá;
Ngoài ra, đã triển khai thí điểm các mô hình nhƣ: xây dựng mô hình nhà vệ sinh
hai ngăn; hố ủ phân; di dời chuồng gia súc, gia cầm ra khỏi gầm nhà sàn; hầm
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 97
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
Biogas; mô hình cấp nƣớc sạch…..Tổ chức mít tinh, diễu hành và ra quân tổng
vệ sinh để hƣởng ứng Ngày môi trƣờng Thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế
giới sạch hơn; Bên cạnh đó, tổ chức các hội thi thơ, thi ảnh, thi viết bài và thi vẽ
tranh với chủ đề “Bảo vệ thiên nhiên và môi trƣờng”, tổ chức các cuộc thi sân
khấu hoá môi trƣờng cho các em học sinh mầm non, trung học cơ sở và phổ
thông trung học; Phối hợp với Báo Cao Bằng và Đài Phát thanh truyền hình tỉnh
xây dựng các chuyên san trên báo và các chuyên mục về môi trƣờng đƣợc phát
sóng trên truyền hình. Đặc biệt, Sở đã thành lập Website Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng để đăng tải các thông tin về tài nguyên và môi trƣờng và các thủ tục hành
chính giúp việc tìm hiểu cho các tổ chức, cá nhân đƣợc thuận lợi.
11.2. Những tồn tại và thách thức
11.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Tổ chức bộ máy về quản lý môi trƣờng ở địa phƣơng đã đƣợc kiện toàn ở 3
cấp, tuy nhiên đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lƣợng, chất lƣợng còn yếu nên
chƣa đáp ứng đƣợc khối lƣợng công việc cần phải giải quyết. Ở một số Sở,
Ngành chƣa có bộ phận chuyên môn, chuyên trách về môi trƣờng, nên vẫn còn
một số nhiệm vụ BVMT chƣa thực hiện; còn tình trạng chồng chéo, bỏ trống,
phân tán chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa một số sở, ngành; sự phối hợp giải
quyết các vấn đề môi trƣờng liên ngành còn gặp khó khăn và hiệu quả còn hạn
chế. Cấp huyện còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng chƣa đúng quy định
tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ (mỗi huyện,
thành phố biên chế, hợp đồng từ 01 - 02 cán bộ chuyên trách về môi trƣờng
thuộc phòng Tài nguyên môi trƣờng). Cán bộ đƣợc phân công nhiệm vụ bảo vệ
môi trƣờng ở cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc (địa chính, xây dựng...) không có
nghiệp vụ về bảo vệ môi trƣờng, thời gian và công việc dành cho nhiệm vụ này
quá ít nên hạn chế đến kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ
môi trƣờng ở cơ sở. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chƣa bố trí cán bộ chuyên
trách về môi trƣờng.
11.2.2. Về mặt thể chế chính sách
Ở địa phƣơng việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi
trƣờng chủ yếu theo các văn bản pháp luật của trung ƣơng, việc cụ thể hóa văn
bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế. Cụ thể nhƣ: Chƣa xây dựng
đƣợc văn bản hƣớng dẫn phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi
trƣờng của ngân sách địa phƣơng cho các cấp ngân sách ở địa phƣơng; Chƣa
ban hành đƣợc quy định bảo vệ môi trƣờng của tỉnh; Chƣa ban hành các quy
định bảo vệ môi trƣờng của các ngành; Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
Các văn bản liên quan đến công tác thủ tục hành chính về bảo vệ môi trƣờng.
Nhiều chính sách phát triển ngành ở địa phƣơng chƣa tính đến bảo vệ môi
trƣờng; Một số văn bản, cơ chế chính sách đã đƣợc ban hành và tổ chức thực
hiện nhƣng hiệu quả chƣa cao, chƣa phù hợp với thực tế. Chƣơng trình, kế
hoạch BVMT dài hạn ở các cấp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 98
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
11.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường
Từ năm 2006, kinh phí sự nghiệp môi trƣờng thực hiện theo Nghị quyết số
41-NQ/TW, Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2005 và các văn bản hƣớng dẫn thực
hiện Luật. Kinh phí sự nghiệp môi trƣờng đƣợc bố trí 1% tổng thu ngân sách
hàng năm. Căn cứ vào nguồn kinh phí, yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ môi
trƣờng từng cấp, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt phân bổ cho các địa
phƣơng, sở, ngành tổ chức thực hiện.
Qua thực tế việc phân bổ và quản lý kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của các
huyện, thị không theo đúng quy định mỗi huyện phân bổ, quản lý nguồn kinh
phí sự nghiệp môi trƣờng theo ý chủ quan của lãnh đạo huyện. Đặc biệt một số
huyện ký hợp đồng toàn bộ số kinh phí sự nghiệp môi trƣờng với Công ty
TNHH một thành viên môi trƣờng Cao Bằng để thu gom vận chuyển rác thải
sinh hoạt của thị trấn, thị tứ, một số huyện khác chi khoảng từ 70-90% cho việc
thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, số còn lại chi cho việc khác không đáng
kể.
Với nguồn kinh phí đƣợc cấp hàng năm mới chỉ đáp ứng để giải quyết đƣợc
khoảng 1/3 các hạng mục chi cho sự nghiệp môi trƣờng còn các hạng mục khác
không có kinh phí để hoạt động chƣa kể đến việc đầu tƣ trang thiết bị phục vụ
quan trắc và giám sát môi trƣờng và sửa chữa trang thiết bị đã bị hỏng hóc,
không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác giám sát môi trƣờng.
Trong những năm qua bƣớc đầu các doanh nghiệp đầu tƣ dự án đã chú
trọng đầu tƣ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trƣờng nhƣng trên thực tế vẫn
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu để giải quyết các vấn đề môi trƣờng của doanh
nghiệp, còn mang hình thức chống đối…
Số dự án viện trợ của nƣớc ngoài hỗ trợ trong công tác bảo vệ môi trƣờng
của tỉnh chƣa có. Huy động nguồn lực từ nhân dân đầu tƣ cho các công trình hạ
tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng còn thấp.
11.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường
a. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải
Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực
hiện bảo vệ môi trƣờng sau khi có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác
động môi trƣờng, xác nhận cam kết, phê duyệt đề án bảo vệ môi trƣờng và trƣớc
khi cơ sở đi vào hoạt động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng ở cấp huyện, xã còn
nhiều hạn chế, một số huyện chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch kiểm tra, thanh tra
bảo vệ môi trƣờng trình cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện. Hoạt động thanh
tra, kiểm tra chủ yếu là giải quyết các vụ việc đột xuất phát sinh trên địa bàn
huyện. Việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về BVMT thuộc
thẩm quyền các địa phƣơng còn xem nhẹ, chƣa quan tâm hoạt động phúc tra và
biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 99
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
vụ. Một số nơi còn là điểm nóng ô nhiễm môi trƣờng nhƣng chƣa đƣợc tập trung
giải quyết triệt để.
Công tác quản lý, xử lý chất thải đã bắt đầu đƣợc quan tâm thực hiện. Tuy
nhiên trên địa bàn tỉnh chƣa có cơ sở nào đủ điều kiện, đăng ký hành nghề vận
chuyển, tiêu hủy, xử lý chất thải nguy hại. Toàn tỉnh chƣa có cơ sở xử lý chất
thải nguy hại, hiện nay vẫn chủ yếu là để cố định trong địa giới khu vực của
doanh nghiệp hoặc một số chất thải rắn công nghiệp có thể bán cho các dịch vụ
thƣơng mại, làm phụ gia cho các ngành công nghiệp khác. Tại các thị trấn, thị
tứ, vùng nông thôn chất thải rắn sinh hoạt chƣa đƣợc thu gom xử lý triệt để, các
huyện mặc dù đã đƣợc đầu các bãi chôn lấp rác thải, tuy nhiên việc xử lý chôn
lấp vẫn chƣa triệt để và chƣa theo đúng quy trình chôn lấp do thiếu kinh phí thực
hiện.
b. Công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chỉ có Trạm quan trắc môi trƣờng
thuộc Chi cục Bảo vệ môi trƣờng có chức năng quan trắc môi trƣờng. Phƣơng
tiện thiết bị phục vụ công tác quan trắc, phân tích còn thiếu, một số thiết bị đầu
tƣ trƣớc năm 2000 đến nay đã hƣ hỏng, các chỉ tiêu đo đạc phân tích không phù
hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, hiện nay Trạm chỉ thực hiện đƣợc
một số chỉ tiêu đơn giản còn lại chủ yếu là lấy mẫu gửi đi thuê các cơ sở có đủ
năng lực đo đạc phân tích ngoài tỉnh.
Công tác quan trắc môi trƣờng thực hiện theo mạng lƣới điểm quan trắc
môi trƣờng mới chỉ đạt tần suất 2 lần/năm mà theo quy định hiện nay tần suất
quan trắc đạt 4 lần/năm do thiếu kinh phí, một số điểm nóng về môi trƣờng cần
phải tiến hành phân tích thƣờng xuyên thì không có kinh phí thực hiện.
c. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Hầu hết các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng theo Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg có triển khai thực hiện các giải pháp xử lý các nguồn gây ô
nhiễm nghiêm trọng, các giải pháp có tác dụng hạn chế, giảm thiểu nguồn gây ô
nhiễm nghiêm trọng, nhƣng chƣa thực sự xử lý các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng
một cách triệt để, tiến độ xử lý chậm không đáp ứng thời hạn quy định.
Những nguyên tồn tại này bởi các lý do sau:
Đối với các cơ sở công ích (Bệnh viện, Bãi rác) không có vốn tự có thực
hiện, nguồn kinh phí ngân sách cấp thiếu, chậm. Đối với các cơ sở sản xuất kinh
doanh thiếu ban hành cụ thể về cơ chế miễm giảm thuế để khuyến kích các cơ sở
này tập trung thực hiện xử lý nguồn ô nhiễm nghiêm trọng. Thiếu cơ chế cụ thể
để các cơ sở vay vốn chủ động thực hiện. Tỉnh chƣa ban hành ƣu đãi sử dụng
đất phục vụ trong việc xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-
TTg. Theo yêu cầu của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg các cơ sở nằm trong
danh sách phụ 1 và phụ lục 2 của Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg chỉ nêu thời
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 100
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
gian xử lý (Phụ lục 1: 2003-2005; Phụ lục 2: 2003-2006) chứ không phải thời
gian bắt buộc phải hoàn thành và cũng không có chế tài nào sau thời gian trên cơ
sở nào không hoàn thành đƣợc coi là vi phạm nên các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm
trọng chƣa chú trọng, tập trung xử lý một cách nghiêm túc.
11.2.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng
a. Về nguồn lực
Đầu tƣ từ các tổ chức, cá nhân (xã hội hoá) cho bảo vệ môi trƣờng rất ít,
chủ yếu dựa vào nguồn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc. Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi
trƣờng còn thiếu và yếu kém; những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng của
các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vẫn còn xảy ra nhƣng
chƣa đƣợc phát hiện xử lý nghiêm khắc. Kết quả thu phí BVMT đối với nƣớc
thải công nghiệp so với thực tế còn thấp; do nhận thức và ý thức tuân thủ của
chủ cơ sở không chấp hành kê khai.
b. Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường
Trong thời gian qua từ khi Luật Bảo vệ Môi trƣờng có hiệu lực thi hành
(1/7/2006) mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực tham gia vào các hoạt
động bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên còn mang tính hình thức, chƣa phát huy
đƣợc sức mạnh tổng thể của xã hội do: Vai trò chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ,
chính quyền một số địa phƣơng và sở, ngành trong tổ chức thực hiện Nghị quyết
của Bộ Chính trị, Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định, văn bản của Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh chƣa xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ môi
trƣờng; Việc triển khai thực hiện chậm trễ vƣớng mắc, nhất là trong tình hình
hiện nay bảo vệ môi trƣờng đang là vấn đề rất “nhạy cảm” phải tập trung giải
quyết gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, đơn vị; Công tác tổ chức sơ
kết, rút kinh nghiệm, kịp thời động viên, khen thƣởng các tập thể, cá nhân làm
tốt nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm, chƣa xác định rõ
nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng là một trong những tiêu chí xét thi đua khen thƣởng
nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân chƣa nghiêm túc, không tham gia các hoạt động xã hội
hoá về bảo vệ môi trƣờng do địa phƣơng, cơ quan phát động, một số trƣờng hợp
vi phạm bị xử lý hành chính....Công tác truyền thông về bảo vệ môi trƣờng chƣa
thƣờng xuyên (ở cấp huyện, xã) nhất là đƣa tin viết bài về gƣơng tốt, phê phán
việc làm không tốt hoặc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng còn ít.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 101
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
CHƢƠNG XII: CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
12.1. Các chính sách tổng thể
* Nhóm chính sách liên quan đến động lực
- Tăng cƣờng năng lực cho cán bộ quản lý môi trƣờng đến cấp huyện, xã.
- Từng bƣớc hoàn thành cơ chế, chính sách cho công tác BVMT.
- Phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về BVMT cho các cơ sở sản
xuất - kinh doanh - dịch vụ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
- Tăng cƣờng năng lực quản lý và nâng cao nhận thức của ngƣời dân về
BVMT.
* Nhóm chính sách liên quan đến các ngành, các lĩnh vực
- Kiểm soát đƣợc việc di dân tự do, di dân từ nông thôn vào đô thị, giảm
sinh con thứ ba.
- Thoát nƣớc thải và xử lý nƣớc thải sinh hoạt đô thị.
- Quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải nguy hại.
- Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng.
- Cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn.
- Đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng.
- Bảo vệ môi trƣờng trong sử dụng tài nguyên đất, nƣớc và trong hoạt
động khai thác khoáng sản.
- Bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì độ che phủ rừng.
* Nhóm chính sách liên quan đến hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng
- Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc mặt, nƣớc ngầm.
- Bảo vệ môi trƣờng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.
- Quản lý chất thải nguy hại.
- Bảo vệ môi trƣờng không khí.
- Bảo vệ môi trƣờng khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất.
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.
12.2. Các chính sách đối với vấn đề ƣu tiên
* Mức độ ƣu tiên của các chính sách
- Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc.
- Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.
- Bảo vệ môi trƣờng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 102
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
- Tăng cƣờng năng lực quản lý và nâng cao nhận thức của ngƣời dân về
BVMT.
- Phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về BVMT cho các cơ sở
sản xuất - kinh doanh - dịch vụ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
- Cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn.
- Bảo vệ và cải thiện môi trƣờng đô thị.
* Mức độ hiệu quả và thực thi của các vấn đề theo kế hoạch/chiến
lƣợc/quy hoạch đề ra
- Xây dựng đƣợc cơ chế trao đổi, chia sẻ giữa cấp tỉnh, ngành đến huyện,
thị xã thuộc tỉnh thƣờng xuyên, có hiệu quả.
- Tăng cƣờng đƣợc hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc theo kế hoạch,
quy hoạch đề ra.
- Triển khai, thực thi việc theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, dự báo và tình
hình diễn biến môi trƣờng trong phạm vi tỉnh và lƣu vực sông Bằng.
12.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Hình thành và phát triển hệ thống quản lý môi trƣờng ở địa phƣơng theo
hƣớng kết hợp quản lý tài nguyên với quản lý môi trƣờng. Tiếp tục kiện toàn, Sở
Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Tài nguyên môi trƣờng cấp huyện, có cán bộ
chuyên trách về môi trƣờng và tài nguyên ở cấp xã. Cụ thể là:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ quan bảo vệ môi trƣờng cấp thị/ huyện, phƣờng/
xã, đặc biệt là tại các khu vực có làng nghề. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các
sở ban ngành ở cấp tỉnh.
- Nâng cao năng lực quan trắc, giám sát môi trƣờng, cụ thể: Thành lập
Trung tâm quan trắc môi trƣờng thuộc Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, trong đó có
trang bị thiết bị, máy móc, phƣơng tiện, phòng phân tích đạt chuẩn Quốc gia.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành và các địa phƣơng trong quản
lý các vấn đề môi trƣờng liên ngành, liên vùng để triển khai các hoạt động này
ngày càng hiệu quả, đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.
- Các ngành cần phân công và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho đơn
vị phụ trách môi trƣờng.
- Gắn công tác nghiên cứu quản lý với môi trƣờng.
12.2.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực
bảo vệ môi trường
Tăng cƣờng pháp chế về môi trƣờng bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Các đề xuất cụ thể:
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thực sự lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi
trƣờng vào các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa
phƣơng; Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành, liên tỉnh; Tăng cƣờng trách nhiệm
quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng của các cấp, các ngành, các địa phƣơng;
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 103
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
Nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức chính trị, đoàn thể,
xã hội trong việc tham gia giám sát các hoạt động bảo vệ môi trƣờng;
- Đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật bảo vệ
môi trƣờng trên cơ sở các văn bản của Trung ƣơng phù hợp hơn với địa phƣơng,
cụ thể: Xây dựng quy định khung về nhiệm vụ chi cho hoạt động bảo vệ môi
trƣờng; Quy định bảo vệ môi trƣờng trên địa bản tỉnh; Quy chế quản lý chất thải
rắn; Quy định về các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trƣờng có sự thống nhất
chung trên toàn tỉnh;
- Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng. Nghiên cứu
đƣa ra cơ chế, chính sách về: Hệ thống phí, lệ phí bảo vệ môi trƣờng đối với khí
thải và chất thải rắn… phù hợp với điều kiện của địa phƣơng;
- Tạo lập môi trƣờng pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích đa dạng hoá các
nguồn đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng, thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động bảo vệ
môi trƣờng, nhân rộng các mô hình phát triển bền vững trong các ngành kinh tế:
nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp.
12.2.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường
Triển khai chi 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp môi trƣờng phải đạt
đƣợc các mục tiêu cụ thể sau:
- Quản lý chất thải: Hạn chế, tiến tới ngăn chặn hoàn toàn mức độ gia tăng
ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng; Từng bƣớc xử lý các khu vực/điểm nóng về
môi trƣờng, cải thiện và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng; Bảo đảm đạt các chỉ
tiêu đặt ra của Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đã đƣợc Thủ tƣớng phê
duyệt.
- Xây dựng, quản lý, vận hành và phát triển hệ thống quan trắc và phân tích
môi trƣờng; xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về môi trƣờng.
- Tăng cƣờng công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, trƣớc mắt
tập trung cho các khu vực bảo tồn, các điểm có tính đa dạng sinh học cao.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi
trƣờng.
- Nâng cao năng lực của các đơn vị sự nghiệp về môi trƣờng, phù hợp với
các yêu cầu nhiệm vụ và khối lƣợng công tác bảo vệ môi trƣờng.
- Hỗ trợ và thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, phát triển
các loại hình dịch vụ môi trƣờng.
Đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời gian tới còn phải đảm
bảo:
- Khi xây dựng, phê duyệt các chiến lƣợc, quy hoạch về bảo vệ môi trƣờng
phải bố trí đƣợc nguồn lực thực hiện.
- Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ
bảo vệ môi trƣờng.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 104
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
- Đa dạng hoá nguồn đầu tƣ, tăng tỷ lệ đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng từ
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
- Vận động nhân dân tham gia đầu tƣ cho công tác bảo vệ môi trƣờng, tạo
điều kiện đẩy mạnh các dịch vụ môi trƣờng.
- Xây dựng kế hoạch đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm.
- Đầu tƣ xây dựng các hệ thống xử lý nƣớc thải công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề, bãi rác…
- Tạo cơ chế khuyến khích, tranh thủ đầu tƣ hỗ trợ từ các dự án nƣớc ngoài
cho công tác bảo vệ môi trƣờng.
12.2.4. Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc
và cảnh báo ô nhiễm môi trường
Tiếp tục tăng cƣờng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lƣợng thanh tra,
kiểm tra, triển khai và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm nhằm đảm bảo thực
hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trƣờng.
Tăng cƣờng giám sát việc thực thi các chủ trƣơng, chính sách và pháp luật
bảo vệ môi trƣờng ở các địa phƣơng và cơ sở. Các hoạt động kiểm tra giám sát
tập trung vào các vấn đề nóng, các vấn đề môi trƣờng bức xúc và xử lý triệt để
các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.
Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ điều tra, thống kê các loại chất
thải rắn, chất thải nguy hại.
Bên cạnh đó tăng cƣờng các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến kiểm
soát ô nhiễm, quản lý chất thải.
Tăng cƣờng chất lƣợng thẩm định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến
lƣợc, báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi
trƣờng. Tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, giám sát hậu thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trƣờng.
12.2.5. Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia
của cộng đồng bảo vệ môi trường
Tăng cƣờng về số lƣợng và chất lƣợng cán bộ môi trƣờng. Tiếp tục hoàn
thiện cơ quan bảo vệ môi trƣờng cấp thị/ huyện, phƣờng/ xã, đặc biệt là tại các
khu vực có làng nghề.
Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trƣờng thông qua các phƣơng
tiện thông tin đại chúng. Phát huy tối đa hiệu quả của các phƣơng tiện thông tin
đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng. Tổ chức biên
soạn hệ thống chƣơng trình phát thanh, truyền hình để chuyển tải đầy đủ nội
dung về trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của ngƣời công dân; phổ cập và nâng
cao hiểu biết về môi trƣờng, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trƣờng; cổ động
liên tục cho các phong trào toàn dân bảo vệ môi trƣờng, nêu gƣơng điển hình
trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
Xây dựng các mô hình tự chủ, tự quản về bảo vệ môi trƣờng.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 105
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
Lồng ghép yếu tố môi trƣờng trong các chƣơng trình, dự án phát triển kinh
tế xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.
Tăng cƣờng vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ
trƣơng, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng, cơ sở. Cộng
đồng trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trƣờng.
Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trƣờng trong các hoạt động có tính phong
trào của các ngành, tổ chức đoàn thể.
12.2.6. Các giải pháp về quy hoạch phát triển
- Gắn liền công tác bảo vệ môi trƣờng trong các chiến lƣợc, kế hoạch, quy
hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội.
- Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc cho quy hoạch phát triển của từng
ngành, từng lĩnh vực và từng địa phƣơng.
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị.
- Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần
kinh tế, huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đầu tƣ, quản lý, vận
hành cung cấp các dịch vụ công cộng đô thị, xoá bỏ tính độc quyền, sự manh
mún khép kín theo địa giới hành chính.
12.2.7. Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật
- Áp dụng công nghệ sản xuất sạch thay thế dần công nghệ lạc hậu, gây ô
nhiễm môi trƣờng và lãng phí tài nguyên.
- Áp dụng công nghệ môi trƣờng xử lý các loại chất thải, nhất là chất thải
nguy hại.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về môi trƣờng trong giai đoạn CNH-
HDH đất nƣớc với hiện trạng và diễn biến môi trƣờng ở tỉnh.
- Triển khai ứng dụng rộng rãi các đề tài, dự án về BVMT đã đƣợc nghiên
cứu, thử nghiệm thành công.
- Từng bƣớc hiện đại hóa công nghệ và dây chuyền sản xuất nhằm kiểm
soát và giảm thiểu lƣợng chất thải phát sinh.
- Hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất áp dụng các chƣơng trình sản
xuất sạch hơn.
12.2.8. Các giải pháp cụ thể khác tùy theo vấn đề trọng tâm của báo cáo
12.2.8.1. Bảo vệ môi trường khu, cụm công nghiệp, cơ sở khai thác chế
biến khoáng sản, dịch vụ sản xuất
- Lập danh sách và phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm
môi trƣờng nghiêm trọng.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 106
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
+ Các khu, cụm công nghiệp; khu công nghiệp Đề Thám, thị xã Cao
Bằng; cụm công nghiệp Miền Đông I, huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng; các khu,
cụm công nghiệp mới xây dựng;
+ Cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ sản xuất: các cơ sở
khai thác và chế biến khoáng sản;
+ Các cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Thanh tra, kiểm tra các dự án về tuân thủ các nội dung trong báo cáo
đánh giá tác động môi trƣờng, bản cam kết bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc phê
duyệt; thực hiện các biện pháp xử lý, bảo vệ môi trƣờng đạt theo quy chuẩn Việt
Nam;
- Kiểm kê khối lƣợng, lƣu lƣợng các nguồn thải gây ô nhiễm định kỳ 6
tháng/năm.
- Xây dựng các trạm xử lý nƣớc thải tập trung cho các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, các khu công nghiệp mới xây dựng.
12.2.8.2. Bảo vệ môi trường nông nghiệp, cơ sở dịch vụ sản xuất nông
nghiệp
- Xác định tổng lƣợng thuốc BVTV sử dụng, phân bón hoá học, chất thải
từ các cơ sở sản xuất nông nghiệp; thống kê khối lƣợng, chủng loại các loại
thuốc BVTV, phân bón hoá học sử dụng, các nguồn thải từ quá trình nuôi trồng
trong sản xuất nông nghiệp.
- Lập danh sách các khu vực bị ô nhiễm do thuốc BVTV, kho thuốc
BVTV, các cơ sở sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng để xử lý theo
quy định.
- Kế hoạch bảo vệ các kho thuốc BVTV, các nguồn cung cấp thuốc
BVTV, phân bón hoá học cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
- Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng các cơ sở sản xuất dịch vụ nông nghiệp;
thanh tra, kiểm tra hệ thống phân phối, cung cấp, dịch vụ, bảo quản, sử dụng các
nguồn thuốc bảo vệ thực vật từ sở nông nghiệp phát triển nông thôn đến các đơn
vị hành chính huyện, xã và cơ sở buôn bán, sử dụng.
12.2.8.3. Bảo vệ môi trường, thị xã, thị trấn, khu dân cư tập chung
- Giám sát các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, khí, đất từ nƣớc thải,
rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp; đối với nƣớc thải: xác định tổng lƣợng
nƣớc thải sinh hoạt, kiểm soát các nguồn nƣớc thải; lập danh sách các khu vực,
điểm xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc vƣợt quy chuẩn Việt Nam; đối với rác thải:
rác thải sinh hoạt, chất thải rắn đô thị, khu dân cƣ tập trung; quy hoạch các bãi
tập trung và xử lý rác, tổ chức thu gom và vận chuyển rác.
- Hoàn chỉnh hệ thống thu gom nƣớc thải và xử lý nƣớc thải cho thị xã
Cao Bằng và các thị trấn huyện, khu dân cƣ tập trung.
- Hoàn chỉnh hệ thống thu gom rác thải, bãi rác thải và xử lý rác thải thị
xã Cao Bằng, bảo đảm theo các quy chuẩn Việt Nam.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 107
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
- Xóa bỏ dần các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn thị xã Cao Bằng
và tiến tới tại các thị trấn thị tứ, khu dân cƣ tập chung.
12.2.8.4. Bảo vệ môi trường nông thôn
- Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình nâng cao nhận thức trong cộng đồng
dân cƣ sinh sống ở nông thôn, xây dựng làng văn hoá lấy tiêu chí bảo vệ môi
trƣờng, thí điểm mô hình làng văn hoá lấy tiêu chí bảo vệ môi trƣờng làm chuẩn
mực tại 1-2 làng/huyện.
- Xây dựng một số mô hình hầm biogas, bếp đun cải tiến.
- Phổ biến, nhân rộng mô hình hầm biogas, bếp đun cải tiến tiết kiệm
năng lƣợng; bƣớc đầu nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí và tập huấn sử dụng.
Đối với chất thải phi hữu cơ phải tổ chức thu gom và bố trí khu tập trung
xử lý và cộng đồng thôn xóm tham gia quản lý.
- Quy hoạch, kế hoạch tái chế, tái sử dụng các chất thải tại các làng nghề,
tiểu thủ công nghiệp; hƣớng dẫn ngƣời dân các phƣơng pháp thu gom, tái sử
dụng và xử lý chất thải theo đơn vị hành chính xã, thôn, bản hoặc cụm dân cƣ
nông thôn, cụm làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
12.2.8.5. Quản lý chất thải nguy hại
- Kiểm kê, thống kê, phân loại các chất thải nguy hại từ các cơ sở y tế.
- Kiểm kê, thống kê, phân loại các chất thải nguy hại từ các cơ sở sản
xuất, kinh doanh dịch vụ và hộ gia đình.
- Lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
- Cấp giấy phép hành nghề thu gom, vận chuyển và xử lý tiêu hủy chất
thải nguy hại;
- Hƣớng dẫn các chủ cơ sở, ngƣời dân nhận biết và phân loại chất thải
nguy hại với chất thải thông thƣờng, phổ biến quy trình thu gom chất thải nguy
hại bằng các hình thức tuyên truyền, tổ chức tập huấn.
- Quy hoạch và xây dựng các cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung đối
với từng loại chất thải nguy hại. Đầu tƣ hỗ trợ kinh phí xây dựng năng lực cho
Công ty TNHH một thành viên đủ điều kiện thu gom vận chuyển, xử lý chất thải
nguy hại trên địa bàn toàn tỉnh.
12.2.8.6. Quản lý bảo vệ rừng và đa dạng sinh học
- Xây dựng quy hoạch đa dạng sinh học của tỉnh.
- Rà soát quy hoạch rừng và đa dạng sinh học, các vùng cảnh quan sinh
thái, khu di tích lịch sử văn hoá.
- Xây dựng kế hoạch trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Xây dựng quy chế và tổ chức quản lý tại các vùng cảnh quan sinh thái,
văn hoá lịch sử và các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, các nguồn gen quý
hiếm.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 108
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
- Lập kế hoạch bảo tồn loài thực động vật.
- Thống kê, kiểm kê các loài quý hiếm; các loài đặc trƣng sinh thái: thực,
đồng vật.
12.2.8.7. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước - lưu vực sông
- Xác định các đoạn sông bị ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm.
- Xác định các đoạn sông cần đƣợc gia cố và kế hoạch gia cố, nhất là các
đoạn sông xãi lở ảnh hƣởng đến nhà cửa, các cơ sở kinh tế xã hội...
- Rà soát và bổ sung các trạm quan trắc thuỷ văn, chất lƣợng nƣớc trên
lƣu vực sông, các đoạn sông; nhất là ở đoạn sông biên giới.
- Lập kế hoạch và tổ chức đánh giá thảm thực vật và nguồn lợi thuỷ sinh
trên các con sông, đoạn sông.
- Lập danh mục các nguồn nƣớc thải gây ô nhiễm từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh... nhất là các nguồn nƣớc thải gây ô nhiễm từ các thành phố, thị
trấn, các khu tập trung dân cƣ.
- Lập kế hoạch quản lý, xử lý các nguồn gây ô nhiễm nƣớc sông: các cơ
sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở dịch vụ, nhà hàng...
- Lập kế hoạch trồng rừng, phủ xanh đất trống trên lƣu vực sông.
- Tổ chức quản lý việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản: cát,
vàng,... trên các lƣu vực sông suối theo quy định.
12.2.8.8. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng thông qua các lớp học, tập huấn
và các hoạt động cộng đồng khác.
- Tăng cƣờng giáo dục môi trƣờng trong các trƣờng học: Lồng ghép các
kiến thức môi trƣờng với các hoạt động ngoại khóa; Khuyến khích các cơ sở
giáo dục - đào tạo tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên,
đất nƣớc, ý thức tự giác bảo vệ môi trƣờng của học sinh, đặc biệt tại các trƣờng
mẫu giáo, tiểu học và trung học phổ thông.
- Tăng cƣờng công tác nâng cao nhận thức về BVMT và phát triển bền
vững cho cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nƣớc, các doanh nghiệp thông
qua các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dƣỡng, nói chuyện chuyên đề, đào tạo dài
hạn, ngắn hạn, các tuần lễ tuyên truyền về BVMT.
- Mở rộng phong trào tình nguyện trong bảo vệ môi trƣờng, thực hiện các
tiêu chí thi đua, khen thƣởng về ý thức BVMT vào mô hình gia đinh, khu phố,
cơ quan văn hóa.
12.2.8.9. Hợp tác trong và ngoài nước
- Tăng cƣờng các hoạt động hợp tác trong và ngoài nƣớc về BVMT và
phát triển bền vững, hòa nhập các hoạt động chung trong khu vực.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 109
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
- Tăng cƣờng quản lý hoạt động nhập khẩu. Rà soát lại những quy định
nhập khẩu các hàng hoá nguy hại đối với môi trƣờng và sức khỏe.
- Nâng cao năng lực đàm phán thƣơng mại trong hội nhập quốc tế.
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thƣơng mại và
quản lý môi trƣờng, nâng cao khả năng thực thi pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện Dự án “Bảo vệ đa dạng sinh học xuyên Quốc gia
(BCI)” và Dự án “Phát triển kinh doanh với ngƣời nghèo tỉnh Cao Bằng
(DBRP)”.
- Kêu gọi các tổ chức quốc tế và tạo các điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu, xác định sự tồn tại, phát triển các loài động thực vật quý hiếm khác
theo các chƣơng trình, dự án của các tổ chức quốc tế; giúp cho đồng bào dân tộc
bản địa trong việc tạo điều kiện thuận lợi, ổn định, nâng cao cuộc sống nhân dân
trong vùng có tính đa dạng sinh học cao để bảo tồn các động thực vật, các nguồn
gen quý hiếm.
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 110
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong một vài năm trở lại đây công tác bảo vệ môi trƣờng đã đạt đƣợc
những kết quả đáng khích lệ, nhận thức của mọi ngƣời về vấn đề bảo vệ môi
trƣờng đƣợc nâng cao hơn, do hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi
trƣờng đã và đang ngày càng đƣợc hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý của
đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng.
Cùng với sự tăng trƣởng ngày càng mạnh mẽ của tỉnh, các khu dân cƣ thị
xã, thị trấn, thị tứ đang đƣợc mở rộng và xây dựng nhanh chóng, các hoạt động
công nghiệp cũng đang đƣợc đẩy mạnh, mức sống của nhân dân ngày càng đƣợc
nâng cao, các nhu cầu về vật chất cũng tăng theo, dẫn tới lƣợng chất thải gia
tăng. Hiện nay việc quản lý và xử lý các loại chất thải nhất là khu vực đô thị và
khu công nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, là một trong những nguy cơ gây
suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng tiếp tục diễn biến phức tạp. So với những năm
trƣớc đây hiện trạng về môi trƣờng đất, nƣớc, không khí không có những biến
đổi đáng kể. Công tác phát triển, trồng mới và bảo vệ rừng đã có tiến triển tích
cực trong vài năm gần đây, thông qua việc giao đất, giao rừng kết hợp, nâng cao
độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh, nhƣng hiện tƣợng chặt phá rừng vẫn còn tiếp
diễn chƣa thể khắc phục ngay. Bảo vệ đa dạng sinh học, các loài qúi hiếm vẫn
đang là vấn đề bức xúc cần đƣợc chú ý hơn trong các năm tới. Môi trƣờng nông
nghiệp và nông thôn vẫn chƣa đƣợc quan tâm nhiều, vẫn chƣa cải thiện đƣợc tập
quán vệ sinh làng bản do điều kiện kinh tế và cuộc sống của nhân dân còn nhiều
khó khăn. Việc giải quyết nƣớc sạch phục vụ sinh hoạt cho nông thôn đặc biệt là
vùng cao vẫn cần đƣợc tiếp tục quan tâm, cần đẩy mạnh hơn nữa việc cung cấp
nƣớc sạch sinh hoạt cho cộng đồng dân cƣ ở cả nông thôn và các đô thị.
Hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng
sản đang là mối quan tâm lớn của tỉnh. Vấn đề môi trƣờng trong khai thác
khoáng sản đã gây nhiều tổn thất, ảnh hƣởng môi trƣờng khá nghiêm trọng, làm
cho đất bị xáo trộn sói mòi, chất màu bị rửa trôi, nguồn nƣớc bị ô nhiễm. Tuy
nhiên trong năm năm trở lại đây cùng với sự ra đời của Luật bảo vệ môi trƣờng
và các văn bản dƣới luật, đã góp phần đáng kể cho công tác quản lý môi trƣờng
trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, vấn đề cải tạo, phục hồi môi
trƣờng đang từng bƣớc đƣợc thực hiện có hiệu quả. Nhằm nâng cao hiệu quả
trong việc khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh, các cấp chính
quyền đã có những chế tài hợp lý, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản và
bảo vệ môi trƣờng, bƣớc đầu đã hạn chế đƣợc việc chảy máu tài nguyên. Tuy
nhiên hoạt động khai thác khoáng sản tự do trên địa bàn vẫn còn diễn ra hết sức
phức tạp, đòi hỏi phải có những biện pháp thiết thực hơn để hạn chế các hoạt
động này.
Mặc dù công tác quản lý môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đƣợc
cải thiện, nhƣng do còn thiếu nguồn nhân lực và trang thiết bị nên việc quản lý
môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc đạt đƣợc nhiều hiệu quả. Công tác quản lý môi
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 111
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH CAO BẰNG 2010
trƣờng còn nhiều vấn đề bất cập trên các lĩnh vực từ nhận thức đến công tác tổ
chức cán bộ, chiến lƣợc về bảo vệ môi trƣờng, các văn bản pháp luật, các chính
sách và công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn phụ trách về môi trƣờng,
các cấp, các ngành cán bộ môi trƣờng còn yếu. Để thực hiện tốt hơn nữa các
công tác về quản lý và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh, cần phải có những
chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch hợp lý, tập chung đào tạo nhiều hơn nữa nguồn
nhân lực phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
2. Kiến nghị
Đề nghị Chính phủ, các bộ, các ngành Trung Ƣơng liên quan cần quan tâm
hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn cho các địa
phƣơng. Tăng cƣờng nguồn lực quản lý môi trƣờng địa phƣơng từ cấp tỉnh đến
cấp huyện, thị đủ sức hoàn thành chức năng quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng có
hiệu quả (về Luật pháp, con ngƣời, kinh phí, trang thiết bị ...)
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ
đầu tƣ kinh phí trang bị thiết bị quan trắc, phân tích môi trƣờng để chủ động
kiểm soát về diễn biến môi trƣờng tại tỉnh.
Ban hành kịp thời các văn bản dƣới Luật, hƣớng dẫn cụ thể việc triển khai
thực hiện. Xem xét điều chỉnh các văn bản pháp qui phù hợp với thực tế quản lý
môi trƣờng địa phƣơng.
Dành kinh phí để tiếp tục triển khai các dự án điều tra cơ bản và xử lý môi
trƣờng địa phƣơng, trƣớc mắt giải quyết tiếp nƣớc sinh hoạt nông thôn và vùng
cao và các vấn đề môi trƣờng do hậu quả phát triển kinh tế xã hội thời kỳ trƣớc
để lại nhất là các mỏ khai thác khoáng sản.
Trong quá trình thực hiện việc quản lý và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng, đƣợc các bộ, các ngành trung ƣơng thƣờng xuyên quan tâm và
có những chỉ đạo kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi
trƣờng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng.pdf