1. GIỚI THIỆU 3
1.1. Cơ sở 3
1.2. Tiếp cận 3
2. TẦM NHÌN VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH 3
2.1. Tầm nhìn 3
2.2. Chuỗi giá trị tương lai của ngành. 3
3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH 3
3.1. Hoạt động xuất khẩu và năng lực canh tranh. 3
3.2. Chuỗi giá trị hiện tại của ngành 3
3.3. Hoạt động của ngành dựa vào những nhân tố quyết định thành công. 3
3.4. Chính sách của nhà nước và chiến lược hỗ trợ ngành. 3
3.5. Mạng lưới hỗ trợ của ngành 3
4. PHÂN TÍCH SWOT (ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC) 3
5. PHƯƠNG HƯỚNG 3
6. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG 3
7. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC 3
PHỤ LỤC 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
47 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu tại Việt Nam chiến lược xuất khẩu - Hướng dẫn tiếp thị xuất khẩu, ngành rau quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu và kênh phân phối ở nước ngoài (Thị trường EU)
120000
94147
78,46
Giá CIF
14147
11,79
Chi phí khác
80000
66,67
Giá trị gia tăng ở nước ngoài
25853
21,54
Trung Quốc và Thái Lan là những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, cả hai nước này cũng vẫn nhập khẩu từ Việt Nam. Các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu thanh long tươi bằng đường không và đường thuỷ.
Nguồn: Tính toán của Nhóm chuyên gia (2006)
Hình 3.5 Chuỗi giá trị hiện tại của rau quả tươi và rau quả chế biến.
Nhà cung cấp hạt giống/phân bón/thuốc trừ sâu
Cung cấp điện/nước
Người trồng
Cung cấp máy móc
Cung cấp công nghệ/bí quyết kỹ thuật
Ngân hàng và cấp vốn
Thu mua/đóng gói/vận chuyển
Cung cấp nguyên liệu đóng gói
Nhà xuất khẩu/chế biến
Vận chuyển quốc tế
Đại lý phân phối
Nhà nhập khẩu
Phân phối
Bán lẻ/siêu thị
Đại lý phân phối
Nhà nhập khẩu
Bán buôn
Bán lẻ
EU, Hoa Kỳ, Nhật, nước khác (chế biến rau quả)
Thị trường Châu Á và Trung Quốc
Nguồn: Nhóm tư vấn (2006)
3.3. Hoạt động của ngành dựa vào những nhân tố quyết định thành công.
Khả năng đáp ứng nhu cầu của người mua hay những Nhân tố quyết định thành công của ngành rau quả có thể phân tích trên mọi thị trường và cả ở thị trường đơn lẻ. Những nhân tố được khảo sát bao bồm (i) giao hàng đúng hạn; (ii) mùi vị; (iii) số lượng/khối lượng; (iv) kích cỡ; (v) vệ sinh; (vi) chất lượng; (vii) thương hiệu và nhãn mác hàng hóa; và (viii) giá cả.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu từ Châu Á bao gồm Thái Lan, Phi-lip-pin, Trung Quốc, Đài Loan, Úc và các nước khác như Ixa-ren, Châu Phi, và các nước Nam Mỹ.
Sản phẩm chính xuất khẩu sang các thị trường có khoảng cách xa xôi như Hoa Kỳ, EU, Nga là những sản phẩm công nghiệp như trái cây đóng hộp, trái cây đông lạnh, rau ngâm, quả sấy khô, nước quả cô đặc… Tất cả những sản phẩm này có thể duy trì chất lượng tốt cho dù phải trải qua những hành trình dài.
Chất lượng của rau quả phụ thuộc chính vào giống cây, canh tác, bảo quản và vận chuyển. Các nhà xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến thường gặp phải những vấn đề về giống cây trồng làm cho năng suất thấp và chất lượng không đảm bảo.
Còn các nhà xuất khẩu rau quả tươi lại phải đối mặt với những vấn đề như làm thế nào để duy trì chất lượng rau quả đảm bảo để đưa đến các thị trường như EU, Hoa Kỳ từ thực tế về (i) khoảng cách địa lý xa xôi; (ii) công nghệ sau thu hoạch còn yếu kém..
Khách hàng châu Âu thường yêu cầu đảm bảo thời gian giao hàng và đảm bảo chất lượng tốt. Để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng, các nhà xuất khẩu phải tuân thủ chặt chẽ GAP. Vấn đề chính ở đây là làm thế nào để duy trì được chất lượng tốt cho sản phẩm tươi xuất khẩu sang thị trường này. Khoảng cách địa lý xa xôi từ Việt Nam sang EU làm cho việc duy trì chất lượng sản phẩm gặp khó khăn. Chẳng hạn như đối với trái thanh long tươi là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện. Thị trường chủ yếu của thanh long vẫn là Trung Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia. Hiện nay, xuất khẩu thanh long sang Hà Lan, Đức, Pháp… chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng lượng thanh long xuất khẩu. Phải mất 28 ngày để chuyên trở thanh long từ Việt Nam sang EU. Lúc đó, thanh long được bán trong các siêu thị trong khoảng 7-10 ngày. Tổng thời gian để trái thanh long Việt Nam đến với người tiêu dùng EU mất khoảng 38 ngày trong khi loại quả này duy trì chất lượng tốt trong 20 ngày. Với sự cạnh tranh của Thái Lan và Ma-lai-xia, Việt Nam cần phải khắc phục được vấn đề này. Các cuộc phỏng vấn với các nhà kinh doanh cho thấy, các nhà xuất khẩu của Thái Lan được hưởng trợ cấp vận chuyển trên 30%. Vậy, để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần làm tốt khâu cất giữ sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng. Hà Lan và Bỉ, đặc biệt là Hà Lan chính là cửa ngõ để vào thị trường EU vì Hà Lan là một nhà nhập khẩu sản phẩm rau quả lớn và tái xuất sang các nước EU khác. Hà Lan chính là cánh cửa mở ra thị trường EU.
Nhãn mác hàng hoá và thương hiệu sản phẩm của Việt Nam vẫn chưa gây được ấn tượng với các thị trường quốc tế. Khách hàng, thường biết đến nhiều những sản phẩm từ các nước Nam Mỹ và các nước Châu Á khác như Thái Lan và Trung Quốc. Các nhà xuất khẩu của hai nước Châu Á này rất năng động và có nhiều kinh nghiệm với thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, Hồng Kông và Xinh-ga-po.
EU, Nhật Bản và Hoa kỳ thường yêu cầu rất khắt khe về những yêu cầu trong GAP. Trong khi đó, Việt Nam lại chưa ký kết những thoả thuận kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Việc này vô hình chung đã cản trở việc mở rộng thị phần của các nhà xuất khẩu ở những thị trường này. Thị trường Nhật Bản thậm chí còn yêu cầu những nhà xuất khẩu mua máy móc từ Nhật bản để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, các nhà xuất khẩu phải cung cấp hàng hoá với kích cỡ đồng nhất và khối lượng ổn định.
Thương mại hai chiều về rau quả giữa Trung Quốc và Việt Nam được các doanh nghiệp tư nhân thực hiện chủ yếu thông qua buôn bán qua biên giới. Điều này cũng xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp tư nhân có thể linh hoạt với những điều chỉnh thường xuyên về chính sách của các cấp có thẩm quyền ở vùng biên giới củaTrung Quốc. Ở thị trường Trung Quốc, CSF chính là giá cả. Gần đây, Thái Lan đã được tự do thâm nhập thị trường Trung Quốc với mức thuế nhập khẩu là 0% trong khi đó Việt Nam vẫn ở mức 12-14% cho đến tận ngày 01 tháng 01 năm 2006. Việc này đã làm cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm đi. Tuy nhiên, đây chỉ là một yếu tố trong cạnh tranh. Hiện tại, các nhà xuất khẩu Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc một cách đơn lẻ, “mọi người đều vì bản thân mình”. Họ không được tổ chức tốt và thường ở thế yếu hơn so với khách hàng Trung Quốc.
Cung ứng trái vụ là (Off-Season) yêu cầu của thị trường Trung Quốc, EU, Nga và Bắc Mỹ. Việt Nam có lợi thế vì Việt Nam có khí hậu tự nhiên từ nhiệt đới ẩm ở miền Nam đến khí hậu ôn đới ở miền bắc và nhiệt độ ở mức cao hơn ở miềm Nam và miền Trung. Do đó, Việt Nam có thể canh tác nhiều loại cây trồng theo yêu cầu của thị trường quốc tế.
Cuối cùng, cả rau quả chế biến và rau quả tươi đều gặp khó khăn khi giá thành thường cao hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh, nguyên nhân là do (i) giá nguyên liệu cao; (ii) giá vận chuyển cao; (iii) năng suất thấp. Các cuộc phỏng vấn với các nhà xuất khẩu cho thấy giá chuối từ Việt Nam cao hơn 10% so với Phi-lip-pin; chi phí sản xuất cho dứa đóng hộp của Việt Nam cao hơn 10% so với của Thái Lan. Rõ ràng là chúng ta phải có chi phí so sánh với Thái Lan, Phi-lip-pin và có lý do hợp lý để lý giải cho các khoản chi phí cao hơn đó.
Phụ lục 3 so sánh chi phí vận chuyển giữa Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Nghiên cứu thực địa dưới đây minh hoạ cho hai nhân tố thành công chủ đạo cho xuất khẩu trái thanh long tươi sang EU.
Nghiên cứu thực địa. Xuất khẩu trái thanh long tươi sang EU chịu sự ảnh hưởng của hai yếu tố chi phí vận chuyển và hạn chế về chủng loại.
Thị trường EU nhập khẩu 4 nhóm thanh long tươi chủ yếu với 15 loại. Trái thanh long vỏ đỏ và cùi trắng thì chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan. EU cũng nhập khẩu loại này từ I-xra-en, Ma-lai-xia; loại vỏ đỏ cùi tím nhập khẩu từ Gua-tê-ma-la, Ni-ca-ra-goa và E-cu-a-đo; loại vỏ vàng, cùi trắng lại nhập khẩu từ Cô-lôm-bi-a, E-cu-a-đo và I-xra-en.
Hà Lan, Pháp, Đức và Anh đang là những nước nhập khẩu hàng đầu trái thanh long ở EU. Ba nước Hà Lan, Đức, Pháp lại tái xuất khẩu sang các nước EU thành viên.
Việt Nam xuất khẩu 700 tấn loại vỏ đỏ, cùi trắng sang EU hàng năm, chiếm 40% thị phần của thị trường ngách. Thanh long của Thái Lan và I-xra-en chiếm 18-42% thị phần của thị trường ngách. Những nhà nhập khẩu lớn của thanh long Việt Nam là Bud Holland, TFC từ Hà Lan, Exofarm, Dang, Drevin, hệ thống siêu thị Tang Freres từ Pháp, Weichert từ Đức và Utopia và MWW từ Anh.
Việt Nam hầu như vận chuyển thanh long tươi sang bằng đường không. Chuyên cơ B777 trở thanh long Việt Nam 04 lần một tuần sang EU với giá cả vận chuyển ở mức 03 đôla Mỹ/kg. Thái Lan và I-xra-en vận chuyển thanh long tươi sang EU với giá vận chuyển là 2 – 2,5 đôla Mỹ/kg. Thị phần của Việt Nam đang giảm đi do giá kém cạnh tranh. Thanh long của Việt Nam lại có vị nhạt trong khi người tiêu dùng của EU lại thích vị ngọt hoặc chua của trái cây. Thanh long vỏ đỏ và cùi trắng của Việt Nam đang giảm thị phần nhường chỗ cho loại vỏ vàng cùi trắng của Thái Lan và I-xra-en.
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, bài “Ngày càng có nhiều người ưa thích trái thanh long”, có tại website: Nam/view_news.php?id=4788
3.4. Chính sách của nhà nước và chiến lược hỗ trợ ngành.
Trong những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích phát triển nông nghiệp trong đó có ngành rau quả. Dưới đây là một số tóm tắt về chính sách liên quan.
Chính sách về đất đai.
Trong những năm qua, những thay đổi quan trọng nhất về mặt chính sách trong nông nghiệp là chính sách về đất đai. Luật đất đai sửa đổi (có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2003) đã thể chế hoá và mở rộng các quyền sử dụng đất. Điều này đã khuyến khích nông dân đầu tư sản xuất dài hạn và chuyển hoặc thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất một cách có hiệu quả. Ví dụ, nông dân có thể chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại cây ăn quả, từ cà phê sang cây ăn quả… Nhờ đó đã từng bước hình thành các cơ sở sản xuất lớn hơn hoặc các nông trang trồng rau và hoa quả.
Thông tư số 95/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế quan nhằm phát triển các vùng nguyên liệu và ngành chế biến nông lâm thuỷ sản và muối.
Thông tư số 35/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán thuê đất, tham gia liên doanh dưới hình thức quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân.
Các chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các vùng nguyên liệu để có thể xuất khẩu rau và hoa quả với khối lượng lớn. Với các điều khoản ưu đãi, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ có thêm nhiều cơ hội để đầu tư trồng rau và hoa quả.
Chính sách thuế quan
Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Thông tư số 18/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, các nhà đầu tư sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu và tiếp tục được giảm tới 50% trong vòng ba năm tiếp theo nếu trồng các cây ăn quả lâu năm ở các vùng đất hoang hoặc vùng đồi núi trọc hoặc tham gia các ngành bảo quản, chế biến và gây giống… Với các nông trang hoặc doanh nghiệp mới thành lập ở các vùng núi, họ có thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng bốn năm và tiếp tục được giảm tới 50% trong bảy đến chín năm tiếp theo.
Miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT)
Theo Thông tư số 91/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính, doanh nghiệp có thể được miễn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp nếu họ quay vòng các sản phẩm nông sản nhằm khuyến khích tận dụng các sản phẩm mùa vụ.
Miễn giảm thuế đất đai
Theo Nghị quyết số 15/2003/QH11 do Quốc hội ban hành, có thể khuyến khích người trồng rau quả dưới hình thức miễn giảm thuế đất nông nghiệp.
Các chính sách tài chính khác
Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 khuyến khích các nhà kinh doanh ký kết hợp đồng thu mua nông sản. Theo đó, chính phủ khuyến khích doanh nghiệp ký các hợp đồng tiêu thụ nông sản trực tiếp với người trồng, các hợp tác xã và các hộ nông dân, kết nối trực tiếp các nguồn cung nông sản với các nhà chế biến cũng như người tiêu dùng cuối cùng nhằm giúp cho việc sản xuất ổn định và bền vững hơn. Tuy nhiên, việc thực thi Quyết định này còn gây ra những khó khăn cho nhà xuất khẩu.
Người trồng rau quả/ người sản xuất và doanh nghiệp ký các hợp đồng tiêu thụ hoặc có các dự án sản xuất/ chế biến hàng xuất khẩu sẽ được hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển với lãi suất ưu đãi (thấp hơn mức thông thường). Doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ trực tiếp và thực hiện xuất khẩu sẽ được phép vay từ Quỹ Hỗ trợ Xuất khẩu và có thể sử dụng tài sản cố định có được từ nguồn này để thế chấp cho khoản vay.
Chính sách phát triển thị trường nội địa
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 quy định việc phát triển và quản lý chợ và Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/03/2003 phê duyệt đề án tiếp tục tổ chức thị trường nội địa và tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. Một trong những vấn đề chính được đề cập đến trong các văn bản này là việc củng cố và phát triển các cơ sở hạ tầng thị trường trong nước như xây dựng các chợ đầu mối, các khu trao đổi hàng hoá… Một số khu vực đang tiến hành chương trình này như: tỉnh Tiền Giang đầu tư vào chợ đầu mối hoa quả và thành phố Đà Lạt dự định xây dựng một trung tâm đấu giá hoa tươi.
Chính sách khuyến khích xuất khẩu rau và hoa quả
Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hoàn thuế VAT và thưởng xuất khẩu nếu đạt kim ngạch xuất khẩu gia tăng lớn.
Rau quả tươi và đã chế biến xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Tây Âu và Hàn Quốc sẽ được hưởng ưu tiên trong các chương trình xúc tiến thương mại (hỗ trợ tài chính tham gia các triển lãm quốc tế, tham gia các khoá đào tạo marketing…).
Chính sách xúc tiến thương mại và các chính sách hỗ trợ khác
Cũng giống như các lĩnh vực xuất khẩu khác, ngành xuất khẩu rau quả cũng nhận được sự hỗ trợ nhất định từ Chính phủ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại. Ví dụ, gần đây Chính phủ đã xóa bỏ một số thủ tục và các loại phí liên quan đến hàng xuất khẩu. Chính phủ cũng có một số quy định khuyến khích các nhà xuất khẩu mở rộng thị trường.
Các cam kết của Chính phủ về tự do thương mại rau quả của Việt Nam
Theo biểu thuế MFN hiện tại, thuế suất đối với mặt hàng rau quả được bảo hộ ở mức từ trung bình đến cao: 30% đối với rau quả tươi và từ 40% đến 50% đối với rau quả chế biến.
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Rau và hoa quả tươi thuộc danh mục hàng hóa theo Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Mặc dù rau và hoa quả chế biến đã được xếp vào danh mục loại trừ tạm thời và theo kế hoạch sẽ được giảm thuế chậm hơn so với rau quả tươi, từ 1/1/2006 thuế quan đối với tất cả các loại rau quả đã giảm xuống còn từ 0 đến 5%. Việc Việt Nam trở thành một thành viên của AFTA đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu rau quả và vì thế ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này. Tác động của AFTA phụ thuộc nhiều vào khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam so với hàng hóa của các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, cũng có thể thấy được rõ rệt các tác động của AFTA ở sự khác biệt về giá giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước do việc giảm thuế, đơn giản hóa thương mại và các quy trình thủ tục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ làm giảm giá các mặt hàng nhập khẩu. Những yếu tố khác như tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã cũng sẽ thay đổi theo áp lực cạnh tranh từ các nước thành viên AFTA.
Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (AC-FTA)
Chương trình thu hoạch sớm (EHP) được xúc tiến từ năm 2004, các mặt hàng nông sản được liệt kê trong 8 chương đầu chủ yếu là rau quả tươi, rau quả sơ chế và các loại hoa (chương 6, 7 và 8). Đối với rau quả tươi, Việt Nam được hưởng thuế suất 0% từ 1/1/2006, Đối với rau quả chế biến, thuế quan sẽ giảm xuống còn từ 0 đến 5% trước năm 2009.
WTO
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thương lượng mở cửa thị trường nông sản với nhiều nước. Nhiều nước thành viên WTO, đặc biệt là các nước có các mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh như Ôx-trây-lia, Niu-Di-lân và Bờ-ra-xin, đang yêu cầu giảm thuế hàng nông sản. Vì thế, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho các mặt hàng rau quả nhập khẩu từ nước ngoài. Gia nhập WTO sẽ đem lại những cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là những nước có nền sản xuất phát triển hơn như Thái Lan.
Tóm lại, hội nhập thương mại khu vực và toàn cầu mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn cho ngành rau quả Việt Nam. Mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể nhằm hỗ trợ ngành rau quả, như hỗ trợ xuất khẩu rau quả, nhưng vẫn cần phải tăng cường hơn nữa việc cung cấp thêm thông tin thị trường, nâng cao chất lượng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ xuất khẩu rau quả.
3.5. Mạng lưới hỗ trợ của ngành
Mạng lưới hỗ trợ của ngành có sự tham gia của nhiều tổ chức như các cơ quan bộ ngành, các nhà tài trợ, các hiệp hội, các viện… Hoạt động của các tổ chức có liên quan được đánh giá bao gồm: (i) phát triển hạt giống; (ii) công nghệ sản xuất; (iii) công nghệ sau thu hoạch; (iv) dịch vụ đào tạo; (v) thông tin thương mại; (vi) tài chính thương mại; (vii) quản lý chất lượng xuất khẩu; và (viii) các vấn đề hậu cần khác.
Bộ Thương mại: Bộ TM/Cục XTTM đang triển khai thiết kế chiến lược xuất khẩu quốc gia cho ngành rau quả. Cục đã thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia từ năm 2003. Các hoạt động của chương trình bao gồm: thông tin thương mại, đào tạo, nghiên cứu thị trường, triển lãm, thương hiệu, phát triển các trung tâm xuất khẩu và phát triển thương mại điện tử. Vegetexco và Vinafruit là các đơn vị chủ trì thực hiện các chương trình XTTM quốc gia trong ngành rau quả. Năm 2006, ngân sách xúc tiến thương mại của chương trình cấp cho hai tổ chức này xấp xỉ 2,3 tỉ đồng. Những hoạt động này đã góp phần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận/ mở rộng thị trường quốc tế. Tuy nhiên, mức hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn và các doanh nghiệp được hưởng lợi từ chương trình mới chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp thành viên của Vegetexco và Vinafruit.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn : Bộ NN& PTNT phát triển lĩnh vực rau quả thông qua các chương trình xúc tiến nông nghiệp, áp dụng GAP, phát triển các chương trình bảo quản sau thu hoạch, nâng cấp nhiều chương trình, bảo vệ khỏi dịch ruồi giấm, phát triển các chương trình công nghệ trồng cây, thương lượng các hiệp định về kiểm dịch… Đơn vị thực hiện là các đơn vị trực thuộc MARD. Việc phát triển công nghệ sau thu hoạch còn triển khai chậm, còn thiếu các dự án khả thi. Hiện các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức khá tốt việc giới thiệu công nghệ trồng cây. Các đơn vị này phát hành các cuốn sách hướng dẫn và thực hiện các chương trình marketing.
Bộ Tài nguyên và môi trường: Bộ TN&MT đề xuất các biện pháp khuyến khích đầu tư liên quan đến quy trình xử lý đất và nước thải. Bộ đã đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính. Qua các cuộc phỏng vấn cho thấy tỷ lệ thuê đất cần được đa dạng hóa hơn nữa.
Bộ Tài chính: Bộ TC có trách nhiệm trong vấn đề ưu đãi về thuế, ưu đãi lãi suất cho vay và thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nguyên liệu đóng gói quan trọng cần thiết phải nhập khẩu. Hiện nay thuế VAT và thuế thu nhập cao. Bên cạnh đó, mặc dù thiếc tấm (dùng làm hộp) vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng thuế nhập khẩu vẫn cao.
Hiệp hội Trái cây Việt Nam: Cung cấp thông tin và đề xuất với Chính phủ, tuyên truyền về rau quả an toàn, tổ chức các hoạt động đào tạo kỹ thuật và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp thành viên. Hoạt động của Hiệp hội vẫn còn khiêm tốn do hạn chế về ngân sách.
Các viện: Có nhiều viện tham gia hoạt động xúc tiến sản xuất và xuất khẩu ngành rau quả như RIFAV (Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam), SOFRI (Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam), IAE (Viện kinh tế nông nghiệp), NIAP (Viện kế hoạch nông nghiệp quốc gia), VIAEP (Viện cơ điện nông nghiệp), VASI (Viện khoa học nông nghiệp), HAU (Đại học Nông nghiệp Hà Nội), HUT (Đại học Bách khoa Hà Nội), UAF (Đại học Nông lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Cần Thơ, RIAE (Viện nghiên cứu cơ khí nông nghiệp). Những viện này đấu thầu các dự án nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và các nhà tài trợ quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, chỉ có RIFAV và SOFRI được các doanh nghiệp trong ngành biết đến rộng rãi.
Các nhà tài trợ quốc tế: ITC/ Thụy Sỹ - Thụy Điển (nhà tài trợ cho bản dự thảo chiến lược này), USAID, AusAID, SIDA, DANIDA, JICA, ADB, GTZ… hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm tư vấn về chuỗi giá trị, và cung cấp thông tin thương mại. Theo Dự án EUREGAP (Các thông lệ sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn EU) cho sản phẩm quả thanh long được USAID đồng tài trợ, AusAID đã tập huấn cho nông dân về các tiêu chuẩn EUREGAP, nâng cao hiểu biết về SPS cho các công ty trong ngành, cung cấp các kỹ thuật sau thu hoạch.
Hiệp hội kinh doanh và các tổ chức đại diện thương mại: VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cung cấp các dịch vụ đào tạo kinh doanh cho doanh nghiệp về chuỗi giá trị và các thông tin tiếp cận thị trường. VCA (Liên minh hợp tác xã), VARISME (Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nông thôn Việt Nam) cũng cung cấp dịch vụ đào tạo cho nông dân và các thông tin về sản xuất nông nghiệp. Các văn phòng đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài và văn phòng đại diện thương mại nước ngoài ở Việt Nam cung cấp các thông tin thương mại, tổ chức các diễn đàn kinh doanh và hội thảo. Tuy nhiên, những hoạt động này trong ngành rau quả vẫn chưa phổ biến và thường xuyên.
Các quỹ hỗ trợ tài chính: Tín dụng cho nông dân và phát triển nông thôn do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng chính sách xã hội, và Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện. Các nguồn khác có thể hỗ trợ tài chính cho ngành rau quả bao gồm Ngân hàng phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển công nghệ và khoa học quốc gia, Quỹ tạo việc làm quốc gia, Quỹ mở rộng ngành nông nghiệp. Thông tin về các hoạt động và điều kiện sử dụng các quỹ hỗ trợ tài chính này cần phải được quảng bá rộng rãi hơn
4. PHÂN TÍCH SWOT (ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC)
Dưới đây là bảng tóm tắt phân tích SWOT(Điểm mạnh-Điểm yếu/Cơ hội-Thách thức) của ngành rau quả Việt Nam:
Điểm mạnh
Điểm yếu
Khí hậu đa dạng làm tăng khả năng sản xuất nhiều loại rau quả
Lực lượng lao động chăm chỉ và chi phí lao động thấp
Cơ sở hậ tầng tương đối tốt (đường, bến cảng, hệ thống tưới tiêu, điện)
Nhận thức tốt về các chứng chỉ quản lý chất lượng (ISO 9001, HACCAP) và các tiêu chuẩn chất lượng (MRL và GAP)
Có kinh nghiệm trong việc cung cấp nhiều loại sản phẩm quanh năm
Cách xa EU và Hoa Kỳ về mặt địa lý
Chi phí đầu vào tương đối cao
Chi phí nguyên liệu cao hơn Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Đài Loan… từ 2 đến 5 lần
Hầu hết các nhà máy chế biến đều đang hoạt động thấp hơn công suất rất nhiều trong khi các nhà máy chế biến của Thái Lan có thể hoạt động đúng công suất.
Sân bay quốc tế Nội Bài còn thiếu các phương tiện chuyên chở hàng hoá bằng được hàng không tương ứng.
Chi phí vận chuyển từ Việt Nam đến thị trường quốc tế cao hơn so với Thái Lan từ 10 đến 25%
Nhận thức và thực tế về các vấn đề lưu kho và sau thu hoạch còn kém
Phương tiện xử lý, đóng gói và giữ lạnh các sản phẩm tươi còn kém
Nguồn cung nguyên liệu thô cho các nhà máy chế biến không ổn định
Sản xuất ngắt quãng khiến cho chất lượng không ổn định
Quyết định 80 của Chính phủ về các hoạt động thu mua và đóng gói gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu
Thiếu kiến thức về quay vòng mùa vụ
Số lượng hàng xuất khẩu không ổn định với khối lượng lớn
Kết quả của các viện nghiên cứu và phát triển không được ứng dụng vào thực tế ở các nông trang
Quá nhiều khâu trung gian tham gia vào hệ thống phân phối
Thông tin thị trường, kỹ năng marketing và xúc tiến thương mại nghèo nàn
Thị trường thế giới ít biết về các thương hiệu của Việt Nam
Cơ hội
Thách thức
Nhu cầu trong nước đang tăng
Hoạt động của các siêu thị và các kênh phân phối hiệu đại có thể có tác động tích cực đến người trồng rau quả Việt Nam
Nhu cầu của thị trường quốc tế đối với hoa quả nhiệt đới và hoa quả có giá trị cao quanh năm đang tăng lên, đặc biệt là hoa quả nhiệt đới hữu cơ
Các thoả thuận hữu cơ hoặc thương mại công bằng có thể tạo ra những cơ hội cho nhà xuất khẩu Việt Nam
Chính phủ có chính sách khuyến khích phát triển các khu nông trang, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm của Việt Nam
Chính phủ quyết tâm thương lượng các hiệp định kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ
Chính phủ quyết tâm hỗ trợ các công ty mở rộng thị trường sang EU và Hoa Kỳ bằng cách mở thêm các đường bay mới kể cả vận chuyển hàng bằng đường hàng không
Ngày càng nhiều các công ty giao nhận hàng hải quốc tế như Mitsui OSK vào Việt Nam
Các viện R&D đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và thực tiễn
Giới thiệu các biện pháp trồng rau quả mới
Chính sách đối với các tỉnh giáp biên với Trung Quốc không ổn định
Chưa có hiệp định về kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ
Các thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Thái Lan đã được thế giới biết đến
Quá tập trung vào các thị trường gần khiến các nhà xuất khẩu khó khăn trong việc mở rộng thị trường mới
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại với EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ
5. PHƯƠNG HƯỚNG
Mục tiêu
Biện pháp
Mục tiêu đến năm 2010
Sáng kiến và các tổ chức có liên quan
Khả năng cạnh tranh – Đa dạng hoá năng lực
Hình thành các hợp tác xã của chính người nông dân và/ hoặc các nhóm người trồng rau quả, và/ hoặc các vùng nguyên liệu có thể phát triển thành các cơ sở chuyên xuất khẩu (export house); và
Huy động sự tham gia của các hợp tác xã và/ hoặc nhóm người trồng rau quả vào các hoạt động xuất khẩu và hỗ trợ xuất khẩu
Tăng số lượng các hợp tác xã của nông dân và/ hoặc nhóm người trồng rau quả và/ hoặc vùng nguyên liệu có thể cung cấp các phương tiện thực hiện các công việc trước khi giữ mát, đóng gói, giữ lạnh và xuất khẩu sản phẩm đã đóng gói có cùng một nhãn hiệu chung.
5 hợp tác xã và/ hoặc vùng nguyên liệu mới.
3 cơ sở xuất khẩu của hợp tác xã và/ hoặc nhóm người trồng rau quả, và/ hoặc vùng nguyên liệu
• Chương trình thành lập nhóm người trồng rau quả (các đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp& PTNT và các đơn vị trực thuộc, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Trái cây Việt Nam)
• Các chương trình đào tạo marketing xuất khẩu cho các hợp tác xã và/ hoặc nhóm người trồng rau quả (các đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp &PTNT, Cục XTTM, các hiệp hội)
Khả năng cạnh tranh Phát triển năng lực
Thắt chặt quan hệ giữa các nhà xuất khẩu/ chế biến, người trồng rau quả, và các tổ chức hỗ trợ thương mại từ khâu sản xuất đến marketing
Tăng số lượng các chương trình liên kết nhà xuất khẩu/ chế biến với người trồng rau quả và các tổ chức hỗ trợ
Tăng lượng các hợp đồng/thoả thuận cung cấp dài hạn giữa người trồng rau quả và nhà xuất khẩu/ chế biến
Giảm việc đổ lỗi giữa các bên
Đến năm 2010, mỗi nhà xuất khẩu hoặc chế biến có từ 3 đến 5 chương trình liên kết với người trồng rau quả ở các vùng nguyên liệu.
Đến năm 2010, các thoả thuận cung cấp dài hạn chiếm 80% các giao dịch cung cấp rau quả.
Đến 2010, không còn tình trạng đổ lỗi phá vỡ hợp đồng xuất khẩu trong ngành rau quả.
Huỷ bỏ Quyết định 80 (đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại).
Các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức của người trồng rau quả (các đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội, các nhà tài trợ).
Đào tạo cho các nhà lãnh đạo hàng đầu của các quận huyện về các vấn đề phát sinh khi thực hiện hợp đồng (các đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội, các nhà tài trợ).
Trừng phạt nghiêm khắc những người trồng rau quả vi phạm hợp đồng với các nhà xuất khẩu/ chế biến (các đơn vị liên quan: các nhà xuất khẩu/ chế biến, Ủy ban nhân dân, các toà án địa phương).
Các bên thứ ba tham gia nhằm đảm bảo và khuyến khích thực hiện hợp đồng giữa người trồng rau quả với nhà xuất khẩu/ chế biến (các đơn vị liên quan: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Các chương trình truyền thông phát những ý kiến tán thành và phản đối việc thực hiện các thoả thuận cung cấp rau quả (đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội, các nhà tài trợ, ủy ban nhân dân)
Khả năng cạnh tranh – Phát triển năng lực
Chủ động liên kết giữa các viện nghiên cứu và trường đại học với người trồng rau quả và nhà xuất khẩu trong ngành rau quả.
Ứng dụng các nghiên cứu có tính thực tiễn cao
Giúp nhà xuất khẩu, chế biến và người trồng rau quả biết đến các viện nghiên cứu.
2-5 nghiên cứu mới mang tính thực tiễn trong các lĩnh vực cây trồng, hạt giống cho năng suất cao, công nghệ làm mát và các biện pháp giải quyết vấn đề sâu bệnh.
Các nhà xuất khẩu, chế biến và người trồng rau quả biết đến 5-7 viện nghiên cứu và các trường đại học.
Hình thức đấu thầu nghiên cứu mới (các đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên môi trường, các nhà tài trợ).
Thường xuyên tổ chức các diễn đàn nghiên cứu giữa các viện và nhà xuất khẩu, chế biến, người trồng rau quả (các đơn vị liên quan: Bộ Nông nghiệp, Các hiệp hội ngành hàng, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các nhà tài trợ, Ủy ban nhân dân các tỉnh)
Khả năng cạnh tranh Phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao nhận thức và các kỹ năng của những người tham gia ngành rau quả về chất lượng, an toàn thực phẩm, quay vòng mùa vụ và công nghệ sau thu hoạch.
Áp dụng GAP vào thực tiễn.
Tăng số lượng các cơ sở xuất khẩu được trang bị các thiết bị trước khi làm mát, làm mát bằng hơi nước/ hydro và kho lạnh
Tăng số lượng thiết bị lưu kho lạnh có thể lưu kho bằng cách kiểm soát khí quyển (C/A), lọc CO2 và êtylen
Tăng số lượng nông trang và người trồng rau quả, ứng dụng quay vòng mùa vụ.
GAP được áp dụng 100% trong xuất khẩu sản phẩm.
3 cơ sở xuất khẩu sản phẩm tươi được trang bị thiết bị trước khi làm mát, làm mát bằng hơi nước/ hydro và lưu kho lạnh.
Quay vòng mùa vụ các sản phẩm rau quả tươi chiếm 70% giá trị xuất khẩu
Các chương trình đào tạo về GAP (các tổ chức có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội)
Tập huấn về quản lý các cơ sở xuất khẩu.
(Các đơn vị có liên quan:Bộ Nông nghiệp, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội, các nhà tài trợ).
Triển lãm về các thiết bị trước khi làm mát, làm mát bằng hơi nước/ hydro và lưu kho lạnh (các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại).
Khả năng cạnh tranh – Đa dạng hóa năng lực
Sử dụng các hạt giống cho năng suất cao trong ngành rau quả và đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.
Tăng số lượng các loại hạt giống mới được sử dụng.
Tăng số lượng các mặt hàng rau quả được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Giới thiệu 5-7 loại hạt giống mới cho người trồng rau quả.
Giới thiệu 3-5 sản phẩm xuất khẩu mới ra thị trường quốc tế
Các chương trình khuyến khích nghiên cứu thực tế về các loại hạt giống (các đơn vị có liên quan:các viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp, các công ty quốc tế và các nhà tài trợ).
Cung cấp cho các nhà xuất khẩu về nhu cầu của thị trường quốc tế (các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại).
Tham gia các triển lãm rau quả quốc tế (Các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại).
Khả năng cạnh tranh – Đa dạng hóa năng lực
Cung cấp các sản phẩm trái mùa cho Trung Quốc, EU, Nga và Bắc Mỹ
Tăng số lượng các sản phẩm trái mùa mới xuất khẩu sang Trung Quốc, EU, Nga và Bắc Mỹ
Tăng giá trị các sản phẩm trái mùa xuất khẩu
Xuất khẩu 7-10 sản phẩm trái mùa mới sang Trung Quốc, EU, Nga và Bắc Mỹ
Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm trái mùa chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.
Các chương trình khuyến khích nghiên cứu thực tế về các loại hạt giống (các đơn vị có liên quan:các viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp, các công ty quốc tế và các nhà tài trợ).
Cung cấp cho các nhà xuất khẩu về nhu cầu của thị trường quốc tế (các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại).
Tham gia các triển lãm rau quả quốc tế (Các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại).
Khả năng cạnh tranh - Tiếp cận thị trường
Mở rộng thị trường rau quả tươi sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó UAE và Hà Lan sẽ là các trung tâm trung chuyển giúp đẩy mạnh xuất khẩu sang EU và các nước Trung Đông
Tăng giá trị xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Tăng giá trị xuất khẩu sang Hà Lan và UAE.
Tăng số lượng các sản phẩm xuất khẩu sang Hà Lan và EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Xuất khẩu rau quả tươi sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản chiếm từ 40% đến 50%.
Tăng giá trị các sản phẩm rau quả tươi xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm đạt mức 100 triệu USD mỗi thị trường.
• Xuất khẩu 5-7 sản phẩm mới sang EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản
Ký các hiệp định kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản và Hoa Kỳ (Các đơn vị có liên quan: Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp)
Các chương trình xúc tiến thương mại như: các khóa đào tạo marketing và tham gia các triển lãm thương mại quốc tế (Các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại/VIETRADE, Vegetexco, Vinafruit và các công ty tư nhân)
Các chương trình liên kết thương mại (Các đơn vị có liên quan: các văn phòng đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài và các văn phòng đại diện thương mại nước ngoài ở Việt Nam)
Khả năng cạnh tranh–
Chi phí kinh doanh
Cắt giảm các chi phí vận chuyển.
Giảm chi phí vận chuyển trong tổng chi phí xuất khẩu hàng hóa.
Đến năm 2010 chi phí vận chuyển giảm từ 10 đến 25%
Chương trình phát triển 3PL (các nhà cung cấp hậu cần bên thứ ba) (Các đơn vị có liên quan:Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng).
Khả năng cạnh tranh – Phổ biến rộng rãi các thông tin tài chính
Phổ biến rộng rãi hơn các thông tin về các hoạt động và điều kiện sử dụng các quỹ hỗ trợ tài chính cho người trồng rau quả.
Tăng tỷ lệ người trồng rau quả biết đến các quỹ hỗ trợ tài chính.
Tăng số lượng người trồng rau quả có thể tiếp cận các quỹ tài chính.
100% số người trồng rau quả xuất khẩu biết đến các quỹ hỗ trợ tài chính.
50% số người trồng rau quả xuất khẩu có thể tiếp cận các quỹ tài chính.
Thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ tài chính (Các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Liên minh Hợp tác xác Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các nhà tài trợ)
Khả năng cạnh tranh – Cơ sở hạ tầng
Mở rộng cơ hội lựa chọn cho nhà xuất khẩu về các hình thức vận chuyển nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới về giao hàng đúng hạn và chất lượng tốt.
• Tăng các đường bay mới tới các thị trường quốc tế.
• Tăng các phương tiện chuyên chở hàng hóa đường hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài.
• Tăng số lượng các công ty giao nhận đường biển quốc tế.
• Có từ 7-10 đường bay mới nối Việt Nam với EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
• Các phương tiện vận chuyển hàng hóa đường hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài phát triển tương ứng.
Có thêm 5-10 công ty giao nhận quốc tế hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Có thêm 5-10 công ty giao nhận quốc tế hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
• Chương trình giải quyết vướng mắc (Các đơn vị có liên quan: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh).
Phát triển –
Tăng số lượng công ăn việc làm và thu nhập của người trồng rau quả thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả.
Tăng số lượng các khu vực mới trồng rau quả xuất khẩu.
Đến năm 2010 có từ 7-10 khu vực mới trồng rau quả xuất khẩu.
Những nghiên cứu về đất còn tốt để trồng rau quả xuất khẩu (Các đơn vị có liên quan: Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam, Viện nghiên cứu trái cây miền Nam, Quỹ tạo việc làm quốc gia, các trường đại học và các viện nghiên cứu khác). Những nghiên cứu về đất còn tốt để trồng rau quả xuất khẩu (Các đơn vị có liên quan: Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam, Viện nghiên cứu trái cây miền Nam, Quỹ tạo việc làm quốc gia, các trường đại học và các viện
Phát triển –
Phát triển các vùng xa và/ hoặc khu vực miền núi thông qua việc tăng cường xuất khẩu rau quả.
Tăng số lượng các vùng xa và vùng núi trồng rau quả xuất khẩu.
Đến năm 2010 có từ 7-10 vùng xa và vùng núi trồng rau quả xuất khẩu.
Có chính sách khuyến khích đầu tư rõ ràng cho các nhà xuất khẩu và nhà chế biến và có sự liên kết với các vùng xa và/ hoặc vùng núi (Các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội trái cây Việt Nam, các nhà tài trợ).
Triển vọng của các tổ chức –
Mạng lưới hỗ trợ chiến lược
Nâng cấp hệ thống hỗ trợ thương mại, trong đó các tổ chức có sự liên kết hiệu quả với nhau nhằm hỗ trợ xuất khẩu.
Các tổ chức có trách nhiệm rõ ràng.
Các tổ chức hỗ trợ có sự liên kết hiệu quả.
Một tổ chức chịu hoàn toàn trách nhiệm kiểm soát chiến lược xuất khẩu ngành rau quả và có nguồn nhân lực, tài chính và kế hoạch hành động phù hợp.
Mỗi năm có 2 cuộc họp và trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức hỗ trợ và các nhà xuất khẩu.
Các tổ chức hỗ trợ tổ chức thành công từ 3-5 nhóm hành động giải quyết các vấn đề về xuất khẩu rau quả.
Đề xuất về cơ chế làm việc của tổ chức kiểm soát chiến lược xuất khẩu rau quả (Các tổ chức có liên quan:Bộ Thương mại/Cục XTTM, Bộ NN & PTNT, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Trái cây Việt Nam)
Đề xuất cơ chế phối hợp của các tổ chức xúc tiến thương mại (Các tổ chức có liên quan: Bộ Thương mại/Cục XTTM, Bộ NN&PTNT, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Trái cây Việt Nam).
Triển vọng khách hàng –
Thương hiệu và nhãn hiệu
Nâng cao nhận thức của các thị trường xuất khẩu chính trên thế giới về các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam.
Thương hiệu của Việt Nam được các thị trường quốc tế biết đến.
Tăng số lượng khách mua quốc tế.
Có từ 5-7 thương hiệu Việt Nam trở nên phổ biến trên các thị trường quốc tế lớn.
Có từ 7-10 nhà nhập khẩu/ chế biến lớn nhất trên các thị trường lớn phân phối các thương hiệu rau quả của Việt Nam.
Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại rau quả trên các thị trường quốc tế như thông tin thương mại, triển lãm thương mại, diễn đàn kinh doanh, tham gia các hoạt động Nhà Việt Nam tại các nước và thương mại điện tử (Các đơn vị có liên quan: Bộ NN&PTNT, Bộ Thương mại/Cục XTTM, các nhà tài trợ quốc tế, các hiệp hội kinh doanh, các văn các văn phòng đại diện thương mại, Vegetexco, Vinafruit và các tổ chức tư nhân)
Triển vọng khách hàng – Ưu tiên khách hàng
Khuyến khích FDI và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng thị trường quốc tế.
Tăng số lượng các dự án FDI trong ngành rau quả.
Có từ 10-20 dự án FDI đầu tư vào Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm ra thế giới.
Thực hiện các chiến dịch marketing FDI cho ngành rau quả (Các đơn vị có liên quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh).
6. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG
Hai đặc điểm nổi bật của ngành rau quả hiện nay là:
Các sản phẩm rau quả chủ yếu được tiêu thụ trong nước (85% các sản phẩm rau quả).
Kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả tương đối nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hy vọng các sản phẩm rau quả nói chung và rau quả tươi nói riêng sẽ trở thành sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam.
Từ triển vọng phát triển, ngành rau quả có thể tăng cường phát triển ở các vùng xa và khu vực miền núi. Ở Việt Nam, chức năng xã hội của ngành nông nghiệp là đảm bảo an ninh lương thực trong khi chức năng xã hội của ngành rau quả nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho người dân. Ngành rau quả có thể là một nguồn tạo ra công ăn việc làm. Theo Bộ NN&PTNT, mỗi hecta trồng rau có thể tạo ra 10 đến 15 việc làm.
Từ triển vọng cạnh tranh, cần có những nỗ lực trong dài hạn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phát triển các loại hạt giống cho năng suất cao, quay vòng mùa vụ và công nghệ sau thu hoạch. Các sáng kiến trong ngắn hạn phải chỉ ra được những vấn đề của những công ty tham gia trong ngành như: nhận thức và áp dụng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và thực hiện các cam kết. Cả sáng kiến dài hạn và ngắn hạn đều phải có cam kết tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, mời thêm các nhà cung cấp hậu cần bên thứ ba, mở rộng thêm các lựa chọn về vận tải đường biển và đường hàng không đến từ các nước phát triển và/ hoặc các nước tái xuất.
Từ triển vọng khách hàng, cần ưu tiên các hoạt động xúc tiến thương mại trong ngành như hội chợ thương mại, diễn đàn kinh doanh và tham gia các sự kiện Nhà Việt Nam ở các thị trường mục tiêu. Việc thu hút FDI cho ngành rau quả có thể giúp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nội địa của các nhà đầu tư.
Từ triển vọng của các tổ chức, việc hợp tác giữa các tổ chức hỗ trợ thương mại cần được ưu tiên hàng đầu. Để làm được việc này, nên có một tổ chức/ đơn vị có trách nhiệm trong việc kiểm soát chiến lược xuất khẩu. Cơ chế làm việc của tổ chức/ đơn vị này phải được kiểm tra nghiêm ngặt.
7. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
Đối với việc huy động nguồn lực, việc quan trọng nhất cần phải làm là thiết lập một tổ chức/ đơn vị kiểm soát chiến lược. Trong khi Bộ NN&PTNT tập trung vào khâu sản xuất, Bộ TM/Cục XTTM lại tập trung chủ yếu vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói chung của Việt Nam. Do ngành rau quả hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nên ngành này cũng không phải là ngành được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động marketing quốc gia. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của ITC/ UNCTAD, ngành rau quả đã thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là Bộ Thương mại.
SÁNG KIẾN TRONG NGẮN HẠN
Dưới đây là một số sáng kiến trong ngắn hạn cần được thực hiện trong năm 2007:
1. Thiết lập một tổ chức/ đơn vị kiểm soát chiến lược (Đơn vị đầu mối của ngành rau quả)
Các tổ chức có trách nhiệm
Bộ Thương mại/Cục XTTM, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội rau quả Việt Nam và các nhà tài trợ.
Các nguồn tài trợ
Bộ Thương mại/Cục XTTM, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội rau quả Việt Nam và các nhà tài trợ.
Thời gian thực hiện
6 tháng đầu năm 2007: Tập hợp các ý kiến đóng góp về xây dựng cơ chế làm việc của tổ chức/ đơn vị đầu mới
Từ tháng 6/2007: Tổ chức đầu mối sẽ kiểm soát chiến lược xuất khẩu ngành rau quả
2. Đào tạo cho những người tham gia ngành rau quả về GAP và đào tạo người trồng rau quả về việc tuân thủ nghiêm túc các hợp đồng, thoả thuận
Các tổ chức có trách nhiệm
Bộ Nông nghiệp& PTNT, Hiệp hội rau quả Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội, các nhà tài trợ và các nhà xuất khẩu/ chế biến.
Đơn vị phối hợp
Đơn vị đầu mối của ngành rau quả
Các nguồn tài trợ
Quỹ hỗ trợ công nghệ và khoa học quốc gia
Quỹ mở rộng ngành nông thôn
ODA
3. Ký kết các thoả thuận về kiểm dịch động thực vật với Nhật Bản và Hoa kỳ và xoá bỏ Quyết định số 80
Các tổ chức có trách nhiệm
Bộ Nông nghiệp&PTNT, Bộ Thương mại
Các nguồn tài trợ
Không cần hỗ trợ tài chính, chủ yếu liên quan đến chính sách
Các hoạt động liên quan
Phổ biến thông tin
SÁNG KIẾN TRONG DÀI HẠN
4. Chương trình hình thành các hợp tác xã của người trồng rau quả hoặc nhóm những người trồng rau quả
Các tổ chức có trách nhiệm
Bộ Nông nghiệp&PTNT, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Hiệp hội trái cây Việt Nam và Cục XTTM.
Các nguồn tài trợ
Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ và khoa học quốc gia
Quỹ mở rộng ngành nghề nông thôn
Quỹ Xúc tiến Thương mại quốc gia
Các hoạt động liên quan
Chọn một vài hợp tác xã để hỗ trợ họ nâng cao năng lực thực hiện các công việc trước khi làm mát, đóng gói và dán nhãn
Các chương trình đào tạo marketing xuất khẩu cho các hợp tác xã
Các chương trình truyền thông
5. Tăng số lượng các nghiên cứu thực tiễn cho ngành rau quả
Các tổ chức có trách nhiệm
Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tài chính, các nhà tài trợ
Đơn vị phối hợp
Đơn vị đầu mối của ngành rau quả
Các nguồn tài trợ
Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ và khoa học quốc gia
Quỹ mở rộng ngành nghề nông thôn
Quỹ Xúc tiến Thương mại quốc gia
Các hoạt động liên quan
Hình thức đấu thầu nghiên cứu mới
Tổ chức các diễn đàn nghiên cứu giữa các viện và các
nhà xuất khẩu, chế biến, người trồng rau quả
Nghiên cứu tập trung
Phát triển hạt giống
Công nghệ sau thu hoạch
Quay vòng mùa vụ
Nguồn đất phù hợp để trồng rau quả xuất khẩu
6. Quảng bá thông tin về (i) nhu cầu của thị trường quốc tế; (ii) công nghệ sau thu hoạch cho ngành rau quả, đặc biệt rau quả tươi; và (iii) các quỹ hỗ trợ tài chính
Các tổ chức có trách nhiệm
Bộ Nông nghiệp&PTNT, Bộ Thương mại/Cục XTTM
Đơn vị phối hợp
Đơn vị đầu mối của ngành rau quả
Các tổ chức có liên quan
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các nhà tài trợ, Uỷ ban nhaâ dân các tỉnh
Các nguồn tài trợ
Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ và khoa học quốc gia
Quỹ mở rộng ngành nghề nông thôn
Quỹ Xúc tiến Thương mại quốc gia
Các hoạt động liên quan
Tập huấn về quản lý cho các cơ sở xuất khẩu
Triển lãm các công đoạn trước khi làm mát, làm mát bằng hơi nước/ hydro và kho lạnh
Thông tin về nhu cầu và nhu cầu trái mùa của thị trường quốc tế
Thông tin về các triển lãm thương mại quốc tế ngành rau quả
7. Chương trình thương hiệu ngành rau quả Việt Nam
Các tổ chức có trách nhiệm
Bộ Thương mại/Cục XTTM
Đơn vị phối hợp
Đơn vị đầu mối của ngành rau quả
Các tổ chức có liên quan
Các tổ chức tư nhân, Hiệp hội trái cây Việt Nam, và các hiệp hội khác
Các nguồn tài trợ
Quỹ Xúc tiến Thương mại quốc gia
Các hoạt động liên quan
Tham gia các triển lãm thương mại
Đồng tổ chức và tham gia các diễn đàn kinh doanh
8. Chương trình giải quyết các vướng mắc
Các tổ chức có trách nhiệm
Bộ Giao thông, Bộ Kế hoạch và đầu tư
Đơn vị phối hợp
Đơn vị đầu mối của ngành rau quả
Các tổ chức có liên quan
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng
Các nguồn tài trợ
Quỹ Marketing FDI quốc gia
Các hoạt động liên quan
Mời thêm các nhà cung cấp hậu cần bên thứ ba vào Việt Nam
Mở thêm đường bay đến các thị trường quốc tế, đặc biệt các thị trường xuất khẩu chính và/ hoặc các thị trường tái xuất khẩu
Tăng cường các phương tiện vận tải hàng hoá đường hàng không ở sân bay Nội Bài
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các mặt hàng rau quả có tiềm năng xuất khẩu
Hướng tiếp cận
Sản phẩm
Tiếp cận năng lực trong nước
Trái cây: Xoài (Hòa Lộc và Cát Chu); giống cam quýt; chuối; sầu riêng; vải, chôm chôm và nhãn; thanh long, vú sữa; dứa; lê tàu; đu đủ; hồng vàng; quả thù lù (physalis) và Tomatillos; quả lạc tiên; quả khế; quả me
Các loại rau: rau chân vịt đông lạnh, dưa chuột, gừng, nấm, khoai tây ngọt, cải bắp, khoai môn
Tham khảo thị trường quốc tế
Trái cây: Xoài; dứa; thanh long; hồng vàng; lê tàu; Quả khế; Quả lạc tiên; Quả me; mãng cầu
Các loại rau: măng tây; đậu; đậu tây; đậu Hà Lan; ngô bao tử; mướp tây; cà rốt bao tử, ớt
Nguồn: Nhóm Tư vấn và Tập đoàn ngành nông nghiệp và động vật sống VINAS (2006)
Phụ lục 2. Danh sách các nước đang phát triển cung cấp rau quả hàng đầu sang EU
Tỷ lệ % trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước đang phát triển
Tổng thị phần của các nước đang phát triển
Toàn bộ trái cây
Nam Phi(14%), Costa Rica (12%), Ê-cu-a-đor (10%), Cô-lôm-bi-a (8%), Chi-lê (8%)
36%
đu đủ
Bờ-ra-zin (72%), Ấn Độ (5%), Pa-kis-tăng (5%), Ghana (5%), Thái Lan
74%
me, chanh
Ma-đa-gas-car (55%), Nam Phi (32%), Thái Lan (7%), Ấn Độ (2%)
72%
chuối
Ê-cu-a-đor (25%), Costa Rica (22%), Cô-lôm-bi-a (20%), Panama (10%), Ca-mơ-run (8%), Bờ biển Ngà (6%)
69%
ổi, xoài
Bờ-ra-zin (50%), Pê-ru (10%), Bờ biển Ngà(8%), Nam Phi (8%), Pa-kis-tăng (6%)
67%
dứa
Costa Rica (46%), Bờ biển Ngà (26%), Ghana (13%), Ê-cu-a-đor (5%)
64%
chà là
Tunisia (67%), An-giê-ri (16%), Iran (10%)
61%
quả lạc tiên
Malaysia (46%), Kê-ny-a (23%), Cô-lôm-bi-a (9%), Zimbabwe (8%)
54%
lê tàu
Nam Phi (38%), Mexico (26%), Kê-ny-a (15%), Pê-ru (12%), Chi-lê (5%)
50%
quả sung, vả
Thổ Nhĩ Kỳ (74%), Bờ-ra-zin (23%), Pê-ru (1%)
46%
bưởi
Nam Phi (44%), Thổ Nhĩ Kỳ (21%), Ác-hen-ti-na (13%), Hôn-đu-ras (6%)
39%
nho
Nam Phi (41%), Chi-lê (26%), Bờ-ra-zin (10%), Ác-hen-ti-na (6%), Thổ Nhĩ Kỳ (6%)
37%
chanh các loại
Ác-hen-ti-na (65%), Bờ-ra-zin (12%), Thổ Nhĩ Kỳ (9%), Nam Phi (8%), Mexico (4%)
36%
mận, mận gai
Nam Phi (56%), Chi-lê (28%), Ác-hen-ti-na (9%), Thổ Nhĩ Kỳ (4%)
32%
quả anh đào
Thổ Nhĩ Kỳ (83%), Chi-lê (8%), Ác-hen-ti-na (4%)
32%
lê
Ác-hen-ti-na (46%), Nam Phi (29%), Chi-lê (18%), Trung Quốc (4%), Thổ Nhĩ Kỳ (3%)
32%
Toàn bộ rau
Ma-rốc (32%), Kê-ny-a (15%), Thổ Nhĩ Kỳ (11%), Ai Cập (6%) Pê-ru (5%), Thái Lan (4%), Ác-hen-ti-na (3%)
9%
các loại đậu
Kê-ny-a (34%), Ma-rốc (32%), Ai Cập (11%), Gua-tê-ma-la (5%), Sê-nê-gan (4%)
54%
ngô ngọt
Thái Lan (67%), Ma-rốc (21%), Zimbabwe (4%), Zambia (4%)
47%
măng tây
Pê-ru (82%), Thái Lan (8%), Mexico (3%), Ma-rốc (2%), Nam Phi (2%),
22%
bí xanh
Ma-rốc (90%), Thổ Nhĩ Kỳ (9%), Nam Phi (1%)
16%
hành
Ác-hen-ti-na (29%), Trung Quốc (24%), Ai Cập (13%), Chi-lê (9%), Thổ Nhĩ Kỳ (8%)
13%
atisô
Ai Cập (99%), Tunisia (1%)
10%
cà chua
Ma-rốc (75%), Thổ Nhĩ Kỳ (18%), Sê-nê-gan (2%)
7%
bạch hoa
Ma-rốc (98%), Dominican Republic (2%)
6%
ớt
Thổ Nhĩ Kỳ (50%), Ma-rốc (32%), Ai Cập (4%), Thái Lan (2%), Cộng hòa Dominica (2%)
5%
cà
Thổ Nhĩ Kỳ (74%), Thái Lan (7%), Kê-ny-a (7%), Surinam (4%)
5%
nấm truýp
Trung Quốc (85%), Croatia 12%), Ma-rốc (2%)
3%
nấm
Serbia & Montenegro (36%), Trung Quốc (16%), Thổ Nhĩ Kỳ (15%), Nam Phi (8%)
3%
dưa chuột
Thổ Nhĩ Kỳ (55%), Ma-rốc (27%), Jordan (7%)
2%
Nguồn: CBI lấy từ nguồn Eurostat (2005)
Phụ lục 3. Chi phí vận chuyển container từ Việt Nam đến các thị trường quốc tế
Chi phí vận chuyển container từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến các thị trường quốc tế cao hơn nhiều so với các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Trung Quốc.
Hà Nội
HCM
Singapore
Hongkong
Bangkok
Jakarta
Thượng Hải
Bắc Kinh
Biểu. Chi phí vận chuyển container 40-feet từ các thành phố Châu Á đến Yokohama, Nhật Bản
Nguồn: Nguyen Ngoc Son (2006) tính toán theo số liệu của JETRO giai đoạn 2001 – 2005
Nguyên nhân: Container từ Việt Nam vận chuyển đi các nước khác phải trung chuyển qua Hong Kong, Singapore hoặc Cao Hùng (Đài Loan), và sau đó mới được vận chuyển tới các nước điểm đến (tham khảo sơ đồ “Hub and Spoke”).
Ghi chú
Cảng trung chuyển
Cảng feeder
Hành lang chính
Hành lang phụ
Pusan
Thượng Hải
Cao Hùng
Hồng Kông
Singapore
Đi Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản
HCMC
Hải Phòng,
Đà Nẵng
Việt Nam
Sơ đồ. HUB AND SPOKE (Trung tâm trung chuyển và Hành trình)
Source: Chỉnh sửa theo Nguyen Ngoc Son (2006)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hỗ trợ Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu tại Việt Nam Chiến lược Xuất khẩu - Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu BÁO CÁO Ngành rau quả.doc