Báo cáo Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập lưu chuyển tiền tệ

Nêu được một số cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ), cũng như biết được cách lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo hệ thống tổ chức của công ty. Ngoài ra em cũng biết được trình tự, cách thức ghi chép vào sổ sách kế toán khi nhận được các chứng từ gốc (bao gồm các hoá đơn, các phiếu, các giấy báo, giấy uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, sử dụng tại công ty).Qua việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của 6 tháng đầu năm 2013, bên cạnh đó em có phân tích, so sánh, đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến sự luân chuyển của dòng tiền. Qua quá trình nghiên cứu đề tài kế toán vốn bằng tiền em đã phần nào hiểu được quy trình kế toán tại công ty, cũng như biết được hình thức kế toán công ty đang áp dụng. Từ đó, thấy được sự khác biệt giữa lý thuyết đã học và thực tế công việc. Do thời gian nghiên cứu có hạn cộng với kiến thức còn hạn hẹp, việc tiếp xúc với thực tế còn nhiều bở ngỡ, chưa cao nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong sự góp ý của Thầy, Cô và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.

docx67 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kế toán vốn bằng tiền và thiết lập lưu chuyển tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần Bê Tông 620 - Châu Thới được áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và được đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 389.2007 và ASTM C76M05B gồm các bước: Thí nghiệm vật liệu đầu vào Kiểm định thiết bị chuyên dụng Gia công lắp đặt cốt thép Lắp dựng ván khuôn Thi công kéo cáp, căng cáp Hồ sơ thiết kế nghiệm thu kỹ thuật Thi công bê tông theo thiết kế và bảo dưởng kiểm tra cường độ bê tông…. c).Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn (Dầm Super T, Cọc Bêtông cốt thép, Cống quay ly tâm, Dầm Bê tông cốt thép dự ứng lực …), sản xuất các loại vật liệu xây dựng bằng cấp phối bê tông. Xây dựng các công trình giao thông dân dụng, cầu cống, bến cảng… Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng. Dịch vụ vận chuyển bê tông siêu trường, siêu trọng. Thiết kế xây dựng công nghiệp và dân dụng… 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty Sơ đồ tổ chức của Công Ty Sơ đồ 2.1: Tổ chức và điều hành hoạt động của Công Ty Chú thích: Chỉ đạo trực tuyến Giám sát và phối hợp Chỉ đạo gián tuyến Phối hợp nghiệp vụ Theo dõi và hỗ trợ * Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan chức năng có quyền hạn cao nhất của công ty, có nhiệm vụ đề ra chiến lược kế hoạch dài hạn cho công ty, phương hướng phát triển. Hội đồng quản trị: là bộ phận có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị có toàn quyền đại diện công ty giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và quản lý công ty hoạt động theo đúng luật pháp của nhà nước, điều lệ công ty và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: là bộ phận thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành công ty. Giám đốc: được hội đồng quản trị bổ nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện phân công công việc trực tiếp cho các phó giám đốc, trưởng phòng và các bộ phận khác của công ty nhằm phát huy nguồn nhân lực phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc: có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo thực hiện công việc được giao và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và giám đốc về kết quả hoạt động của đơn vị mình quản lý. Phòng kinh doanh: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty theo từng tháng, quý năm. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh để hội đồng quản trị và giám đốc có kế hoạch thay đổi phù hợp với xu thế thị trường, nghiên cứu thị trường các thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh tham mưu kịp thời cho lãnh đạo công ty các chiến lược kinh doanh ngắn hoặc dài hạn. Phòng giám sát thí nghiệm: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực giám sát thi công, thí nghiệm vật liệu đầu vào, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Phòng vật tư – thiết bị: tham mưu cho giám đốc về việc mua sắm vật tư, thiết bị kịp thời phục vụ sản xuất trong công ty. Chủ động tìm kiếm các nhà cung ứng vật tư đầu vào bảo đảm nguồn vật tư không bị gián đoạn ảnh hưởng đến việc sản xuất với chất lượng và giá cả hợp lý. Kiểm tra theo dõi hoạt động của từng loại thiết bị để đề ra phương án bảo dưỡng, duy tu sửa chữa kịp thời các thiết bị hư hỏng để phục vụ sản xuất. Phòng hành chính: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý hành chính, quản lý hồ sơ và con dấu đảm bảo điều kiện làm việc cho các phòng nghiệp vụ của công ty. Phòng nhân sự: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân sự, công tác tiền lương, thưởng, các chế độ phúc lợi và chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của nhà nước và của công ty. Phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán, tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính – kế toán huy động và sử dụng vốn của công ty đúng mục đích và hiệu quả. Thực hiện các chế độ kế toán và quy trình hạch toán đến các bộ phận có liên quan, giám sát các hoạt động tài chính. Bên cạnh đó phòng tài chính kế toán còn theo dõi sản xuất sản phẩm cho các công trình theo dõi cung cấp sản phẩm cho khách hàng theo dõi tình hình công nợ, lập quyết toán các công trình, báo cáo tài chính … Các phân xưởng: tổ chức triển khai sản xuất theo lệnh sản xuất, lệnh công tác đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch sản xuất của công ty theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và quy cách sản phẩm, phối hợp với các phòng ban giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, đảm bảo các công đoạn sản xuất kiểm soát đúng theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2008 mà công ty đã đăng ký. Sắp xếp và bố trí nhân sự tại bộ phận mình quản lý đảm bảo yêu cầu sản xuất tại bộ phận mình theo pháp luật hiện hành và quy định của công ty. 2.1.3 Tổ chức kế toán tại Công ty 2.1.3.1 Bộ máy kế toán tại công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán ngân hàng và thủ quỹ Kế toán thuế và TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán nguyên vật liệu Kế toán tổng hợp Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại công ty Chú thích: Chỉ đạo trực tiếp: Quan hệ nghiệp vụ: 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Kế Toán Trưởng: là người điều hành hoạt động kế toán của công ty tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính – kế toán của công ty, đồng thời có quan hệ trực tiếp với các kế toán viên ký duyệt các tài liệu kế toán phổ biến và chỉ đạo các chủ trương về nghiệp vụ kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Kế toán tổng hợp: kiểm tra ghi chép tính toán và phản ánh tổng quát tình hình kế toán trong công ty. Kế toán nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ: ghi chép phản ánh tổng hợp về tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ của công ty. Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thu, chi các khoản thanh toán của người bán, người mua. Kế toán thuế và tài sản cố định: theo dõi phản ánh tình hình tăng giảm tài sản cố định, trích khấu hao và phân bổ vào quá trình sản xuất của công ty, đồng thời tập hợp các loại thuế thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, báo cáo theo định kỳ. Kế toán ngân hàng và thủ quỹ: phản ánh các khoản thu chi bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, theo dõi sổ quỹ hàng ngày để đảm bảo tính chặt chẽ vốn bằng tiền. Phản ánh trực tiếp với Giám đốc và Kế toán trưởng các vấn đề bất thường có liên quan đến kho quỹ. 2.1.3.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty Công ty CP Bê Tông 620 Châu Thới là doanh nghiệp lớn tại tỉnh, hoạt động kinh doanh với nhiều loại hình đa dạng, do đó công ty áp dung hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006. Cụ thể trình tự ghi chép được thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Sổ, thẻ kế toán chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng, kỳ: Đối chiếu, kiểm tra: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái, các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. 2.1.3 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. 2.1.3.1 Chế độ kế toán áp dụng Niên độ kế toán áp dụng tại công bắt đầu ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Công ty áp dụng chứng từ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và các văn bản sửa đổi bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. 2.1.3.2 Phương pháp kế toán tại công ty Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tại công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. 2.1.4 Ứng dụng tin học vào kế toán Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Accnet 2009 để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hàng ngày khi có nghiệp vụ kế toán phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán như: hóa đơn, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng…kế toán xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các mẫu bảng biểu đã được thiết kế trong phần mềm kế toán (nhập vào máy ngày, tháng, năm, số chứng từ, mã nhân viên, diễn giải một số phát sinh cho từng đối tượng…) thì máy sẽ xử lý từng đối tượng. Bất kỳ lúc nào kế toán cũng có thể in phiếu cho từng đối tượng đó. Cuối tháng kế toán thực hiện khóa sổ và lập báo cáo, kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính. Cuối năm, kế toán in các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để đóng thành quyển. Trình tự ghi sổ kế toán vào máy tính: Người dùng nhập dữ liệu vào hệ thống thông qua các chương trình nhập liệu khi có các nghiệp vụ kế toán phát sinh như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển kho hóa đơn bán hàng…. Nguyên tắc là nhập liệu một lần bắt đầu từ chứng từ gốc, hệ thống sẽ tự động ghi vào Sổ Cái và các sổ chi tiết một cách thích hợp. Các nghiệp vụ kế toán sẽ được ghi nhận vào hệ thống ngay khi nó phát sinh, các số dư tài khoản trị tồn kho…, sẽ được cập nhật tức thời khi đã chấp nhận ghi sổ. Nhờ đó bất kỳ lúc nào, hệ thống cũng có thể cho biết số dư hiện thời của các tài khoản, lượng tồn kho của vật tư, số dư công nợ của khách hàng. Ưu điểm: gọn nhẹ, nhanh chóng, ít ghi chép, hệ thống tự xử lý số liệu. Nhược điểm: đôi khi có lỗi nhưng khắc phục được. 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 2.1.5.1. Thuận lợi - Chủ trương của Chính phủ khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. - Nhu cầu về thẩm mỹ ngày càng cao - Tiến hành hội nhập AFTA và là thành viên của WTO là bước đầu cọ xát rèn luyện năng lực cạnh tranh với môi trường, ít được bảo hộ của cơ chế thị trường đang gia tăng tự do hóa. - Nhãn hiệu có uy tín trên thị trường. - Lợi thế từ thị trường cung nguyên vật liệu. 2.1.5.2. Khó khăn - Ngày càng có nhiều công ty khác tham gia vào thị trường, làm cho đội ngũ trong công ty phải bắt đầu xây dựng những chiến lược để nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh công bằng với những công ty đó. - Khi gia nhập thị trường thế giới đòi hỏi những nhà kinh doanh phải có đầy đủ kinh nghiệm, luôn phải tìm tòi và học hỏi những cái mới để áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh của mình. 2.1.5.3. Phương hướng phát triển - Công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới đã hình thành và phát triền qua nhiều giai đoạn. Sự thành công và thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của công ty trong những năm tới. Chính sự thay đổi qua từng giai đoạn như vậy đã có sự khác biệt trong sự đề ra định hướng phát triển của công ty. Đặc biệt có sự biến đổi rất cơ bản về mặt kinh tế đó là từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Nhưng về cơ bản định hướng của công ty trong năm 2013 là: - Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phản ánh tình hình thực tế của công ty để có những điều chỉnh phù hợp, mạnh dạng nhận ra khuyết điểm và tích cực sửa chữa sai lầm. - Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, thực hiện đúng chính sách Nhà Nước quy định. - Chủ động linh hoạt tìm nguồn nguyên liệu tốt, giá rẻ và chất lượng - Quản lý tốt tài sản của công ty, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các tài sản của công ty. - Quản lý tiền hàng, tổ chức thu mua hàng hóa đảm bảo số lượng, chất lượng và hiệu quả. - Chấp hành tốt các quy định của Nhà Nước về an toàn lao động, về trật tự lao động, pháp lệnh về kế toán thống kê. - Thực hiện tốt chế độ báo cáo kế toán, kịp thời, chính xác, trung thực. 2.2 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2.2.1 Kế toán vốn bằng tiền 2.2.1.1 Kế toán tiền mặt (VND) a) Chứng từ kế toán - Chứng từ kế toán chủ yếu sử dụng trong kế toán tiền mặt bao gồm các chứng từ sau: + Phiếu thu, phiếu chi. + Hóa đơn GTGT. + Các chứng từ khác có liên quan. - Về sổ sách kế toán có mở các loại sổ sau: + Sổ chi tiết từng tài khoản. + Sổ cái. + Bảng kê phiếu thu. + Bảng kê phiếu chi. b) Phương pháp kế toán - Phiếu thu: kế toán thanh toán lập thành 2 liên (in từ phần mềm kế toán khi kế toán viên đã hạch toán xong) dựa trên cơ sở các chứng từ gốc như hóa đơn thu tiền, bảng kê chi tiết, giấy rút tiền…, ghi rõ nội dung và ký vào. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt rồi chuyển cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập quỹ. Thủ quỹ ghi thực tế số tiền nhập quỹ rồi ký vào phiếu, thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền. Cuối ngày, chuyển toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc cho kế toán để ghi sổ kế toán. - Phiếu chi: cũng do kế toán thanh toán lập thành 2 liên dựa trên cơ sở các chứng từ gốc như hóa đơn mua hàng, hóa đơn dịch vụ, bảng báo giá, bảng kê chi tiết, …, ghi rõ nội dung và ký vào, phải được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt thì thủ quỹ mới được xuất tiền. Sau khi chi tiền xong, thủ quỹ ký vào phiếu chi, 1 liên lưu ở nơi lập phiếu, 1 liên giữ lại để ghi sổ quỹ. Sau đó kèm chứng từ gốc chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán. - Hóa đơn cung cấp dịch vụ cho khách hàng: + Từ phòng kế toán của công ty, căn cứ vào biên bản giao nhận sản phẩm (do bộ phận cấp phát hàng hoá dưới xưởng gửi lên) hóa đơn sẽ được lập thành 3 liên ghi rõ tên khách hàng, địa chỉ, số tiền, chủng loại sản phẩm, số lượng, đơn giá và đầy đủ chữ ký giám đốc, kế toán trưởng và khách hàng. Sau đó 1 liên giao cho khách hàng (liên đỏ), 1 liên làm căn cứ thanh toán (liên xanh), 1 liên còn lại lưu (liên tím). + Khi kế toán lập các phiếu thu, phiếu chi và hóa đơn cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên máy, chương trình sẽ tự động hạch toán vào các sổ chi tiết. Bên cạnh đó, hằng ngày khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ liên quan, tiến hành thu, chi tiền mặt. Sau đó ghi vào sổ quỹ. * Tình hình thực tế phát sinh tại công ty Nghiệp vụ 1: Ngày 25 tháng 06 năm 2013 chi tạm ứng cho Trịnh Thành Long mua vật tư số tiền là 35.608.520 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 141: 35.608.520 Có TK 1111: 35.608.520 (Kèm theo mẫu phiếu chi số 00546/ 13 PC và giấy đề nghị tạm ứng) (Mẫu chứng từ số 1: phiếu thu kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục phiếu thu trang 1) Nghiệp vụ 2: Ngày 28 tháng 06 năm 2013 Nguyễn Thị Bích TRâm rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt số tiền là 20.000.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1111: 20.000.000 Có TK 11215: 20.000.000 (Kèm theo mẫu phiếu thu số 00129/13PT) (Mẫu chứng từ số 2: phiếu thu kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục phiếu thu trang 2 và giấy nhận tiền trang 3) Nghiệp vụ 3: Ngày 28 tháng 06 năm 2013 thu tiền bán cống từ công ty TNHH MTV Tân Á Đại Thành - Cần Thơ số tiền là 13.000.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1111: 13.000.000 Có TK 131: 13.000.000 (Kèm theo mẫu phiếu thu số 00130/13PT) (Mẫu chứng từ số 3: phiếu thu kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục phiếu thu trang 4) Nghiệp vụ 4: Ngày 28/06/2013 chi tạm ứng cho Cao Thị Đang Thanh để đổ nhiên liệu xe 0491- 0841 số tiền là 2.500.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 141: 2.500.000 Có TK 1111: 2.500.000 (Kèm theo mẫu phiếu chi số 00547/ 13PT và mẫu giấy đề nghi tạm ứng) (Mẫu chứng từ số 4: phiếu chi kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục phiếu chi trang 5 và giấy đề nghị tạm ứng trang 6) Khi kết thúc 1 ngày thủ quỹ tiến hành kiểm kê quỹ xem trong ngày phát sinh tình hình thu, chi như thế nào và chuyển đến kế toán trưởng kiểm tra và ký duyệt trước khi khóa sổ. Ta có mẫu báo cáo kiểm kê quỹ: (Mẫu chứng từ số 5: bảng báo cáo kiêm sổ quỹ kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 7) Nghiệp vụ 5: Ngày 29/06/2013 chi tạm ứng cho Trần Hoàng Hôn mua khởi động từ 265A – 220V số tiền là 7.150.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 141: 7.150.000 Có TK 1111: 7.150.000 (kèm theo mẫu phiếu chi số 00549/13 PC và mẫu giấy đề nghị tạm ứng, giấy yêu cầu cấp vật tư) (Mẫu chứng từ số 6: Phiếu chi kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 8, giấy đề nghị tạm ứng trang 9 và phiếu yêu cầu cấp vật tư trang 10) Cuối ngày số liệu thu chi cũng được phản ánh trong sổ chứng từ ghi sổ. Ta có mẩu biểu chứng từ ghi sổ sau: (Mẫu chứng từ số 7: Phiếu chứng từ ghi sổ kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 11) Dựa vào chứng từ ghi sổ cuối tháng kế toán lập sổ cái tổng hợp tiền mặt (Mẫu chứng từ số 8: Sổ cái tổng hợp tài khoản tiền mặt kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 12- 16) 2.2.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng (VND) a) Chứng từ kế toán Chứng từ: Để phản ánh tình hình tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng, kế toán căn cứ vào các chứng từ sau: - Giấy báo nợ, giấy báo có. - Ủy nhiệm chi, lệnh chi, séc rút tiền, giấy nộp tiền. - Bảng sao kê của ngân hàng (sổ phụ). Sổ sách: Sổ quỹ tiền gửi ngân hàng. b) Phương pháp kế toán - Giấy báo nợ, giấy báo có do ngân hàng lập khi phát sinh nghiệp vụ giao dịch trên tài khoản thanh toán, sau đó gửi đến cho công ty để thông báo các nghiệp vụ tăng, giảm trên tiền gửi ngân hàng. - Theo phương thức nhờ thu, nhờ trả, công ty lập ủy nhiệm chi lệnh cho ngân hàng thanh toán các chi phí phát sinh của Công ty. - Tại Công ty kế toán mở sổ theo dõi các phát sinh giao dịch tiền gửi ngân hàng, kịp thời hạch toán và báo cáo số dư từng ngân hàng cho cấp trên. - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kinh tế phát sinh giao dịch kế toán viên hạch toán vào sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng theo từng loại tiền gửi và từng ngân hàng trên phần mềm kế toán, chương trình sẽ tự động kết chuyển. *Tình hình thực tế phát sinh tại công ty Một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty: Nghiệp vụ 1: Ngày 13 tháng 05 năm 2013 thu tiền tạm ứng từ CN Miền Nam công ty Cầu Thăng Long số tiền là 3.136.000.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 11215: 3.136.000.000 Có TK 131: 3.136.000.000 (Kèm theo mẫu giấy báo có của ngân hàng VietComBank) NGAN HANG TMCP NGOAI THUONG VN CHUNG TU GIAO DICH CAN THO – 07 HOA BINH - CAN THO GIAY BAO CO - IBTC KH VC/13T Ngay : 13/05/13 So HD :130513L3330009377 LIEN 2 : KH Số chứng từ : 007.L333.09377 Ngay gio nhan: Note NHNT TP.HỒ CHÍ MINH TK Ghi Nợ Người trả tiền CTY CP CAU 3 THANG LONG Số tài khoản 12010100388 Địa chỉ DIA CHI THON CO DIEN, XA HA DONG NHNT Cần thơ TK Ghi Có 111000150413 Người hưởng CT CP BE TONG 620 CHAU THOI Số tài khoản 111000160413 Tai NH VCB CAN THO Số CMT Địa chỉ Số tiền VND 3.136.000.000 Ba tỷ một trăm ba mươi sáu triệu VND Nội dung Sender 01204009 DD 130513 BQ CTY CP 3 THANG LONG THANH TOAN TAM UNG SAN XUAT DAM DTCT GIAO DICH VIEN PHONG NGHIEP VU GIAM DOC (Mẫu chứng từ số 9: giấy báo có kèm theo chứng từ gốc phiếu ở phần phụ lục trang 17) Nghiệp vụ 2: Ngày 15/05/2013 công ty lập ủy nhiệm chi thanh toán chi phí mua vật tư cho công ty TNHH - MTV Vật liệu Xây Dựng số 1 số tiền là 355.000.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 331: 355.000.000 Có TK 11215: 355.000.000 (Kèm theo mẫu ủy nhiệm chi) VietcomBank CHỨNG TỪ GIAO DỊCH Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ỦY NHIỆM CHI - PAYMENT ORDER Chi nhánh Cần Thơ Ngày ( date): 15/05/3013 Địa chỉ : 03- 05 -07 Hòa Bình - P.Tân An - Quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ ĐỀ NGHỊ GHI NỢ TÀI KHOẢN ( please Debit account ) SỐ TIỀN(WITH AMOUNT) PHÍ NH( Bank charges) SỐ TK (A/C NO) 0.11100160413 Bằng số (infigures) : 355.000.000 PHÍ TRONG TÊN TK ( A/C NAME) Công ty CP Bê Tông 620 Châu thới Bằng chữ (in words): ĐỊA CHỈ ( ADDRESS) Ba trăm năm mươi lăm triệu đồng PHÍ NGOÀI TẠI NH ( WITH BANK) VCB CẦN THƠ GHI CÓ TÀI KHOẢN (& Credit account) Nội dung: thanh toán chi phí mua vật tư SỐ TK (A/C NO) 31010000214299 TÊN TK ( A/C NAME) Tổng cty VLXD số 1 - TNHH MTV KẾ TOÁN TRƯỞNG KÝ CHỦ TÀI KHOẢN KÝ VÀ ĐÓNG DẤU ĐỊA CHỈ ( ADDRESS) Ký tên TẠI NH ( WITH BANK) BIDV CN TPHCM DÀNH CHO NGÂN HÀNG( For bank's use only ) Mà VAT THANH TOÁN VIÊN KIỂM SOÁT GIÁM ĐÓC Ký tên Ký tên Ký tên (Mẫu chứng từ số 10: Ủy nhiệm chi kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 18) Nghiệp vụ 3: Ngày 21/05/2013 công ty lập ủy nhiệm chi thanh toán chi phí mua vật tư cho công ty TNHH Đĩnh Xanh số tiền là 15.000.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 331: 15.000.000 Có TK 11215: 15.000.000 (Kèm theo mẫu ủy nhiêm chi) VietcomBank CHỨNG TỪ GIAO DỊCH Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ỦY NHIỆM CHI - PAYMENT ORDER Chi nhánh Cần Thơ Ngày ( date): 21/05/3013 Địa chỉ : 03- 05 -07 Hòa Bình - P.Tân An - Quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ ĐỀ NGHỊ GHI NỢ TÀI KHOẢN ( please Debit account ) SỐ TIỀN(WITH AMOUNT) PHÍ NH( Bank charges) SỐ TK (A/C NO) 0.11100160413 Bằng số (infigures) : 15.000.000 PHÍ TRONG TÊN TK ( A/C NAME) Công ty CP Bê Tông 620 Châu thới Bằng chữ (in words): ĐỊA CHỈ ( ADDRESS) Mười lăm triệu đồng PHÍ NGOÀI TẠI NH ( WITH BANK) VCB CẦN THƠ GHI CÓ TÀI KHOẢN (& Credit account) Nội dung: thanh toán chi phí mua vật tư SỐ TK (A/C NO) 140414851003007 TÊN TK ( A/C NAME) CTY TNHH ĐỈNH XANH KẾ TOÁN TRƯỞNG KÝ CHỦ TÀI KHOẢN KÝ VÀ ĐÓNG DẤU ĐỊA CHỈ ( ADDRESS) Ký tên TẠI NH ( WITH BANK) EIB .CN CỘNG HÒA HCM DÀNH CHO NGÂN HÀNG( For bank's use only ) Mà VAT THANH TOÁN VIÊN KIỂM SOÁT GIÁM ĐÓC Ký tên Ký tên Ký tên (Mẫu chứng từ số 11: Ủy nhiệm chi kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 19) Nghiệp vụ 4 : Ngày 21/05/2013 công ty lập ủy nhiệm chi thanh toán chi phí mua vật tư cho công ty CP Thiết bị điện Thành Mỹ số tiền là 150.000.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 331: 150.000.000 Có TK 11215: 150.000.000 (Kèm theo mẫu ủy nhiêm chi) VietcomBank CHỨNG TỪ GIAO DỊCH Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ỦY NHIỆM CHI - PAYMENT ORDER Chi nhánh Cần Thơ Ngày ( date): 21/05/3013 Địa chỉ : 03- 05 -07 Hòa Bình - P.Tân An - Quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ ĐỀ NGHỊ GHI NỢ TÀI KHOẢN ( please Debit account ) SỐ TIỀN(WITH AMOUNT) PHÍ NH( Bank charges) SỐ TK (A/C NO) 0.11100160413 Bằng số (infigures) : 150.000.000 PHÍ TRONG TÊN TK ( A/C NAME) Công ty CP Bê Tông 620 Châu thới Bằng chữ (in words): ĐỊA CHỈ ( ADDRESS) Một trăm năm mươi triệu đồng PHÍ NGOÀI TẠI NH ( WITH BANK) VCB CẦN THƠ GHI CÓ TÀI KHOẢN (& Credit account) Nội dung: thanh toán chi phí mua vật tư SỐ TK (A/C NO) 31410000860690 TÊN TK ( A/C NAME) Cty CP Thiết bị điện Thành Mỹ KẾ TOÁN TRƯỞNG KÝ CHỦ TÀI KHOẢN KÝ VÀ ĐÓNG DẤU ĐỊA CHỈ ( ADDRESS) Ký tên TẠI NH (WITH BANK) BIDV CN ĐÔNG SÀI GÒN HCM DÀNH CHO NGÂN HÀNG( For bank's use only ) Mà VAT THANH TOÁN VIÊN KIỂM SOÁT GIÁM ĐÓC Ký tên Ký tên Ký tên (Mẫu chứng từ số 12: Ủy nhiệm chi kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 19) Nghiệp vụ 5: Ngày 23 tháng 05 năm 2013 thu tiền bán hàng từ công ty CP Đầu Tư và Xây Dựng Giao Thông Phương Thành số tiền là 299.760.000 đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 11215: 299.760.000 Có TK 131: 299.760.000 (Kèm theo mẫu giấy báo có của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam) NGAN HANG TMCP NGOAI THUONG VN CHUNG TU GIAO DICH CAN THO - HOA BINH - CAN THO GIAY BAO CO - IBTC KH VC/13T Ngay : 23/05/13 So HD :230513J5330009983 LIEN 2 : KH Số chứng từ : 008.J533.09983 Ngay gio nhan: Số chuyển tiền 4689130523091390 Note NHNT TP.HỒ CHÍ MINH TK Ghi Nợ 120101033 Người trả tiền CTY CP DT VA XD GIAO THONG PHUONG THANH Số tài khoản 120101033 Địa chỉ NHNT Cần thơ TK Ghi Có 111000150413 Người hưởng CT CP BE TONG 620 CHAU THOI Số tài khoản 111000160413 Tai NH VCB CAN THO Số CMT Địa chỉ Số tiền VND 299.760.000 Hai trăm chín mươi chín triệu bảy trăm sáu mươi ngàn VN D Nội dung Sender 01302001DD 230513 SHGD 10002384BQ CTY CP DT VA XD GIAO THONG PHUONG THANH NH NGOAI THUONG VCB CAN THO ( TAM UNG BTCT TIEN MUA DAM BTCT BUL) GIAO DICH VIEN PHONG NGHIEP VU GIAM DOC (Mẫu chứng từ số 13: Giấy báo có kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 20) Các nghiệp vụ phát sinh của liên quan đến tiền gởi ngân hàng cuối tháng đều được phản ánh trên chứng từ ghi sổ và sổ cái tổng hợp tiền gởi ngân hàng. Ta có (mẫu chứng từ số 14: chứng từ ghi sổ kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 22) Cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp tình hình thu chi tiền gởi ngân hàng trên sổ cái tổng hợp. (Mẫu chứng từ số 12: sổ cái tổng hợp kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 23 – 24) Do công ty giao dịch rất nhiều ngân hàng nên công ty đã phân ra nhiều tài khoản cấp 2 để tiện cho việc kiểm tra và theo dõi. 2.3 Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 2.3.1 Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới đã áp dụng theo phương pháp trực tiếp: đặc điểm của phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong doanh nghiệp. - Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền chi cho người lao động … - Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể thấy dòng tiền vào hoặc ra đồng thời liên quan đến cả 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nên để phân tích dòng tiền vào hoặc ra gắn với từng hoạt động, cần phải phân loại từng nội dung từng khoản thu – chi theo từng hoạt động. Đây chính là đặc điểm của phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. 2.3.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 2.1 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng cuối năm 2012 (Mẫu chứng từ số 13: bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ kèm theo chứng từ gốc ở phần phụ lục trang 25) Chú thích : Dựa vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên ta có thể hiểu số liệu ở cột cuối quý hai là số liệu được tổng hợp ở 6 tháng đầu năm 2013 và số liệu ở cột đầu năm là số liệu được đưa từ 6 tháng cuối năm 2012 đem qua. Công ty lập báo cáo theo niên độ là 6 tháng. Từ số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ta biết: Mã số 1: Tiền thu từ bán hàng, CCDV và doanh thu khác: Số liệu ở Mã số 01 được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu trong 6 tháng đầu năm 2013 do bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu khác…số liệu để ghi căn cứ vào số tiền (phần thu tiền) đối chiếu với sổ doanh thu, sổ phải thu khách hàng. Tổng hợp số liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 ta có tổng số tiền là 105.021.912.675 đồng. Mã số 02: Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ Số liệu ở chỉ tiêu này được căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ phải trả người bán, sổ mua hàng, sổ chi phí được tổng hợp trong 6 tháng đầu năm 2013…và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Tổng hợp số liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 ta có tổng số tiền là (68.251.468.978) đồng. Mã số 03: Tiền chi trả cho người lao động Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng tiền chi trả cho người lao động về lương, thưởng, phụ cấp,…do doanh nghiệp thanh toán hoặc tạm ứng trong 6 tháng đầu năm 2013. Số liệu để ghi được lấy từ các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ phải trả người lao động và được ghi âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Tổng hợp số liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 ta có tổng số tiền là (6.895.320.900) đồng. Mã số 04: Tiền chi trả lãi vay Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào các số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với sổ chi phí lãi tiền vay, sổ chi phí phải trả, sổ chi phí trả trước trong 6 tháng đầu năm 2013 và được ghi âm bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Tổng hợp số liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 ta có tổng số tiền là (3.568.362.470) đồng. Mã số 06: Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh Kế toán căn cứ vào các số tiền (phần thu tiền) đối chiếu với sổ thu nhập khác, sổ thuế GTGT được khấu trừ,…Tổng hợp số liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 ta có tổng số tiền là 18.338.632.452 đồng. Mã số 07: Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh Số liệu để ghi căn cứ vào tổng số tiền (phần chi tiền) đối chiếu với các sổ chi phí khác, sổ thuế và các khoản phải nộp nhà nước (trừ thuế TNDN),…và được ghi số âm bằng cách số liệu để trong ngoặc đơn. Tổng hợp số liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 ta có tổng số tiền là (19.940.350.991) đồng. Mã số 20: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: 24.705.041.788 Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 06 + Mã số 07 = 105.021.912.675 – 68.251.468.978 – 6.895.320.900 – 3.568.362.470 + 18.338.632.452 – 19.940.350.991 = 24.705.041.788 Mã số 30: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Trong quý không có phát sinh Mã số 34: Tiền chi trả nợ gốc vay Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền chi ra doanh nghiệp hoàn trả vốn vay ngân hàng, tổ chức tài chính, hay vay đối tượng dài hạn, ngắn hạn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ chi tiền đối chiếu với sổ nợ vay và được ghi số âm bằng cách số liệu được để trong dấu ngoặc đơn. Tổng hợp số liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 ta có tổng số tiền là (26.598.822.153) đồng. Mã số 40: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Số liệu để lập các chỉ tiêu này bằng cách tổng cộng số liệu từ Mã số 31 đến Mã số 36, nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm được ghi bằng cách số liệu để trong dấu ngoặc đơn. Trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ có chỉ tiêu tiền chi trả nợ vay phát sinh nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính sẽ được tổng hợp từ chỉ tiêu này. Tổng hợp số liệu ta có tổng số tiền là (26.598.822.153) đồng. Mã số 50: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng tiền thu vào với tiền chi ra từ 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính trong kỳ báo cáo doanh nghiệp. Nếu số liệu này âm phải ghi trong dấu ngoặc đơn. Lưu chuyển tiền thuần được tổng hợp như sau: Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40 = 24.705.041.788 – 0 – 26.598.822.153 = (1.893.780.365) Mã số 60: Lưu chuyển tiền thần trong kỳ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của sổ tiền và tương đương tiền hiện có vào đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán kỳ trước cột “số cuối kỳ” hoặc số dư đầu kỳ trên sổ cái tài khoản có đối chiếu với chỉ tiêu “ tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước. Tổng hợp số liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 ta có tổng số tiền là 3.965.643.132 đồng. Mã số 70: Tiền và tương đương tiền cuối kỳ Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào mà số 50, mã số 60 và mã số 61 Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61 Tổng hợp số liệu trong 6 tháng đầu năm ta có tổng số tiền là (1.893.780.365) + 3.965.643.132 = 2.071.862.767 đồng. Từ kết quả trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của 6 tháng đầu năm 2013 ta có thể thấy lượng tiền và tương đương tiền so với số 6 tháng cuối năm 2012 chênh lệch giảm 1.893.780.365 đồng tương ứng với 47,7%. Để biết được sự chênh lệch giảm do những chỉ tiêu nào tác động ta tiến hành tìm hiểu sự biến động của những chỉ tiêu sau: Bảng 2.2 Bảng so sánh lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2013 so với cuối năm 2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch I.Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh Tuyệt đối (+/-) Tương đối(%) 1.Tiền thu từ bán hàng CCDV và doanh thu khác 206.857.594.180 105.021.912.675 (101.835.681.500) - 0,49 2.Tiền chi trả cho người CCHH DV (81.153.616.050) (68.251.468.978) 129.021.470.700 - 15,89 3.Tiền chi trả cho người lao động (12.489.616.489) (6.895.320.900) 5.594.295.589 - 44,79 4.Tiền chi trả lãi vay (7.151.183.576) (3.568.362.470) 3.582.821.106 - 50.1 5.Tiền chi nộp thuế TN DN (1.000.000.000) 1.000.000.000 -100 6. Tiền thu khác từ HĐKD 8.972.288.027 18.338.632.452 9.366.344.425 104,4 7.Tiền chi khác từ HĐKD (34.390.776.355) (19.940.350.991) 14.450.425.360 - 42,02 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 79.644.689.757 24.705.041.788 -54.939.647.970 - 70 III.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.Tiền chi trả nợ gốc vay (74.381.967.190) (26.598.822.153) 47.783.145.040 - 64,2 2.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (3.577.000.000) 3.577.000.000 -100 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (77.958.967.190) (26.598.822.153) 51.360.145.040 -66 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 1.685.722.547 (1.893.780.365) -2.062.502.912 - 122,3 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 2.279.920.585 3.965.643.132 1.685.722.547 74 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 3.965.643.132 2.071.862.767 -1.893.780.365 - 47,7 Lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2013 là 24.705.041.788 đồng so với 6 tháng cuối năm 2012 giảm 54.939.647.970 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 70% cụ thể là do: + Lượng tiền thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ và doanh thu khác của 6 tháng đầu năm 2013 là 105.021.912.675 đồng so với 6 tháng cuối năm 2012 giảm 101.835.681.500 tương ứng với tỷ lệ giảm 0,49% . + Lượng tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ từ 6 tháng cuối năm 2012 là (81.153.616.050) nay giảm xuống còn (68.251.468.978) tương ứng với tỷ lệ giảm 15,89 % . + Tiền chi trả cho người lao động đã giảm xuống từ 12.489.616.489 đồng ở 6 tháng cuối năm 2012 còn 6.895.320.900 đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 tương ứng với tỷ lệ giảm 44,79% + Tiền chi trả lãi vay từ 6 tháng cuối năm 2012 là 7.151.183.576 đồng giảm xuống còn 3.568.362.470 đồng ở 6 tháng đầu năm 2013 tương ứng với chênh lệch số tiền 3.582.821.106 đồng và tỷ lệ giảm là 50,1%. + Lượng tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng cuối năm 2012 đã tăng từ 8.972.288.027 đồng lên 18.338.632.452 đồng chênh lệch tăng 9.366.344.425 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 104,4 %. + Lượng tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh từ 6 tháng cuối năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm xuống từ 34.390.776.355 đồng đến 19.940.350.991 đồng tương ứng với giảm 14.450.425.360 đồng với tỷ lệ giảm 40,02 %. + Lượng tiền thuần từ hoạt động tài chính từ 6 tháng cuối năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã giảm xuống từ 77.958.967.190 đồng còn 26.598.822.153 đồng tương ứng với số tiền giảm 51.360.145.040 tương ứng với tỷ lệ là giảm 66 % do nhu cầu của huy động vốn của công ty giảm nên việc chi trả cho hoạt động tài chính cũng giảm. + Lượng tiền và tương đương tiền từ đầu kỳ và cuối kỳ ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng cuối năm 2012 cũng đã biến động cụ thể: Lượng tiền và tương đương tiền đầu kỳ ở 6 tháng cuối năm 2012 là 2.279.920.585 đồng nay tăng lên 3.965.643.132 đồng với mức chênh lệch tăng là 1.685.722.547 đồng với tỷ lệ 74% Lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ 6 tháng cuối năm 2012 là 3.965.643.132 đồng nay giảm xuống 2.071.862.767 đồng với mức chênh lệch giảm là 1.893.780.365 đồng với tỷ lệ giảm 47,7 % Từ những số liệu trên cho thấy lượng tiền thu và chi của 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng cuối năm 2012 đa phần là giảm nguyên nhân có thể là do 6 tháng đầu năm nhu cầu của thị trường đã giảm nên tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng giảm theo. Tuy vậy có thể thấy lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng là con số đáng kể chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện rất tốt quá trình sản xuất kinh doanh của. Cho thấy doanh nghiệp luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để có thể mang lại kết quả cao nhất trong thời gian tới. CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ 3.1. Nhận xét 3.1.1. Nhận xét về công tác kế toán vốn bằng tiền và thiết lập BCLCTT *Nhận xét về công tác kế toán vốn bằng tiền Công ty luôn dự trữ một lượng tiền nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán cho các chi phí phát sinh một cách nhanh chóng và thanh toán với khách hàng. Các khoản phát sinh lớn hầu hết đều thanh toán qua ngân hàng đảm bảo an toàn, nhanh chóng, kịp thời, khỏi bị thất thoát, đảm bảo độ tin cậy cho khách hàng. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi hoặc chứng từ phải có đầy đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định. Cuối ngày kế toán tiền mặt và thủ quỹ kiểm tra, đối chiếu lại số liệu, cuối kỳ đối chiếu số liệu giữa kế toán và bảng kê của ngân hàng chuyển đến để việc bảo quản tiền luôn chặt chẽ và chính xác. Công ty không sử dụng sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gởi ngân hàng… mà công ty chỉ sử dụng sổ cái tổng hợp để phản ánh các tài khoản trên. Công ty đã lập ra bộ phận kế toán quản trị chuyên nghiên cứu và lập ra các dự toán thu, chi vì trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ có những trường hợp phát sinh như: khách hàng nợ công ty, các khoản nợ khó đòi hay tình hình thu, chi vượt mức cho phép. Căn cứ vào đó mà công ty có biện pháp xử lý nếu có trường hợp tình hình thu, chi vượt dự toán. Chính vì thế mà công ty luôn làm chủ được luồng tiền của mình không xảy ra trường hợp thiếu vốn hoạt động kinh doanh. *Nhận xét về thiết lập báo cáo luân chuyển tiền tệ: Qua so sánh phân tích số liệu của Bảng lưu chuyển tiền tệ qua 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 ta thấy vòng luân chuyển vốn của công ty tương đối lớn cho thấy công ty hoạt động hiệu quả. Trên thực tế báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của công ty trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai, kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền và những tác động của giá cả ngoài thị trường làm thay đổi đến luồng tiền như thế nào. Qua việc tìm hiểu về thiết lập báo cáo tiền tệ tại Công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty ,việc lập, tính toán các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty hoàn toàn tuân thủ theo quy định của Quyết Định số 15 của Bộ Tài Chính qua đó giúp ta có cái nhìn chính xác hơn. Tóm lại: Dù trong tình hình kinh doanh nhiều biến động nhưng với sự linh động của lãnh đạo công ty, cùng với sự cố gắng không ngừng của toàn thể nhân viên, công ty đã vượt qua những khó khăn trên để phát triển. Công ty đã thực hiện đúng các nội dung quy định về công tác kế toán, hình thức kế toán tập trung và nhất là có cơ cấu bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Sổ sách chứng từ luân chuyển đúng quy định, báo cáo tài chính nhanh và nhất là đúng kỳ hạn. Luôn tăng cường thu hồi nợ khách hàng, giải quyết khó khăn về tiền vốn, đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh. Cơ cấu tổ chức nhân sự ở công ty rất hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với từng năng lực của từng người. Công ty luôn cải tiến chế độ tiền lương theo đúng quy định. Ngoài ra, công ty cũng tạo điều kiện cho mọi người vui chơi giải trí trong các kỳ nghỉ, lễ, tết, liên hoan nhằm khuyến khích tinh thần cho mọi người phấn khởi hơn và làm việc cũng hiệu quả hơn. 3.1.2. Nhận xét về hệ thống thông tin kế toán Với khối lượng công việc lớn và phức tạp, việc ghi chép các số liệu và sổ kế toán tại công ty được thực hiện hoàn toàn bằng máy vi tính. Công ty đã trang bị hệ thống máy tính mạng với cấu hình mạnh, sử dụng phần mềm kế toán Accnet 2009 nên rất thuận lợi cho việc lên sổ và lập báo cáo. Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, hợp lý, các công việc hầu hết đều trên máy tính. Chính vì lẽ đó việc kiểm tra cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều, công tác kế toán luôn được đảm bảo chính xác, kịp thời, phục vụ tốt cho toàn hoạt động kinh doanh của công ty. Mọi người trong phòng kế toán sử dụng chung một cơ sở dữ liệu nên luôn đáp ứng yêu cầu thông tin kịp thời. Hiện nay, phòng kế toán được trang bị mỗi người một máy vi tính có password riêng cho mỗi người. Tuy mỗi người có thể truy cập vào dữ liệu của người khác nhưng chỉ được đọc mà không có quyền thêm, sửa, xáo trộn dữ liệu khi chưa được phép. 3.1.3. Nhận xét chung về công ty Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới, dưới sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán em cũng đã có dịp được học hỏi và hiểu rõ hơn phần nào về tầm quan trọng của công tác kế toán cũng như cách thức kinh doanh, cách thức quản lý ở công ty. Với kiến thức được học ở trường, những lý thuyết mà các thầy cô giảng dạy tận tình cùng với những kinh nghiệm mà em đã được biết qua thực tế tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng tiền, cũng như cách thức, nguyên tắc lập và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới, có thể rút ra được một số nhận xét sau: Công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới là một công ty có quy mô rất rộng rãi, bộ phận kinh doanh, tiếp thị của công ty là nhũng người có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn trong công việc. Vì thế mà Giám đốc của công ty luôn có xu hướng mở rộng thị trường nhằm tạo được niềm tin đối với khách hàng, cũng như chất lượng thực tế về sản phẩm của công ty. Mặc dù trong thời gian đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn do có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhưng công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn, tổ chức lại công tác quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạt động kinh doanh. Công ty cũng đã từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, đạt được lợi nhuận cũng ngày càng cao, điều này đã góp phần cải thiện mức sống cho người lao động trong công ty. Đồng thời cũng khẳng định một điều là công ty đã đi đúng hướng và có nhiều tiềm năng hơn để phát triển trong những năm sắp tới. Nhờ chú trọng vào hiệu quả nên công ty cũng đã tập trung được những nhân viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm và đầy nhiệt tình, đáp ứng được yêu cầu cao trong nền kinh tế thị trường. Những nhân viên không đủ kinh nghiệm, không đủ chuyên môn, bị hụt hẩng không theo kịp với tình hình phát triển thực tế của công ty đã dần được thay thế. Công ty luôn tạo mọi điều kiện cho cán bộ, công nhân viên, thường xuyên khuyến khích nhân viên để họ được phần nào được thêm niềm tin để họ hăng say mà nhiệt tình trong công việc. Công ty thực hiện việc chi trả lương theo đúng chính sách của Nhà Nước, có chế độ tiền lương phù hợp cũng như những ưu đãi dành cho toàn bộ nhân viên đã giúp họ yên tâm công tác, nâng cao năng suất lao động và có điều kiện phát huy khả năng làm việc của mình hơn. Công ty luôn tuân thủ đúng các quy định phòng cháy chữa cháy đối với các mặt hàng kinh doanh của công ty, thực hiện tốt bảo hộ lao động, đảm bảo kinh doanh không xảy ra rủi ro hay tai nạn. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Về công tác kế toán Tiền mặt: Đối với tiền mặt kế toán quỹ cần ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu và tính ra số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Thủ quỹ hàng ngày phải kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu với các số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. Nên phản ánh chi tiết tình hình thu chi tiền mặt vào sổ chi tiết tiền mặt thay vì phản ánh trên Sổ Cái Tổng Hợp như vậy sẽ phù hợp hơn so với quy định trong chế độ kế toán. Tiền gửi ngân hàng: Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu ngân hàng thì phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Ở những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty tiến hành giao dịch rất nhiều ngân hàng. Vì vậy kế toán nên mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi chi tiết tình hình giao dịch của công ty đối với từng ngân hàng. Sổ Cái Tổng Hợp dùng để phản ánh tổng hợp tiền gởi ngân hàng nói cách khác là Sổ Cái Tổng Hợp dùng để phản ánh Tài Khoản loại 1 không thể dùng để phản ánh chi tiết tài khoản tiền gởi ngân hàng ( Tài khoản loại 2 ) như vậy không đúng với quy định trong chế độ kế toán. Ngoài ra, đối với các tài khoản phải thu khách hàng, phải trả khách hàng...công ty nên theo dõi vào sổ kế toán chi tiết ứng với từng khách hàng, đối với tài khoản tạm ứng công ty cũng nên theo dõi trên sổ kế toán chi tiết thay vì theo dõi trên Sổ Cái Tổng Hợp như vậy sẽ giúp kế toán viên theo dõi dễ dàng và chi tiết hơn. Về hình thức sổ kế toán: Sổ sách kế toán rất quan trọng trong việc lưu giữ số liệu của các nghiệp vụ phát sinh, tình hình kinh doanh của công ty. Cần được ghi chép hợp lý và chính xác. Công ty sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ là hợp lý. Và việc sử dụng mẫu sổ, bảng biểu phải tuân theo quy định của từng loại hình thức kế toán và loại hình kế toán. Do Công ty là doanh nghiệp lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, phức tạp, bên cạnh đội ngũ nhân viên kế toán nhiều và đòi hỏi trình độ chuyên môn kế toán cao. Nên hàng năm cần tổ chức các lớp học nhằm nâng cao nghiệp vụ về kế toán. Việc tuyển nhân viên kế toán cũng đòi hỏi những nhân viên có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp tốt để có thể đảm đương trách nhiệm trong công việc. Một đội ngũ nhân viên tích cực và chuyên nghiệp sẽ góp phần phát triển tốt cho công ty. 3.2.2. Về báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bộ phận của báo cáo tài chình do đó việc lập báo cáo được thực hiện theo đúng quy định là đều rất cần thiết. Công ty Cổ Phần Bê Tông 620 Châu Thới đã thực hiện vấn đề này rất tốt không chỉ ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà còn ở tất cả các báo cáo khác và tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. Rất mong tâp thể nhân viên kế toán tại công ty cần tiếp tục thực hiện như vậy để giúp Ban lãnh đạo và người sử dụng có nhận xét đúng đắn và đầy đủ về tình hình hoạt động của công ty. 3.2.3. Về tổ chức công tác kiểm soát, kiểm tra Việc tổ chức công tác kiểm soát, kiểm tra nội bộ cũng cần phải coi trọng giúp nâng cao hiệu quả, hiệu suất quản lý cũng như tạo niềm tin cho các đệ tam nhân (ngân hàng, nhà đầu tư, khách hàng, đối tác,…). Bên cạnh đó do đặc thù ngành nghề sản xuất có nhiều thiết bị phức tạp cần được quản lý nghiêm ngặt về an toàn, đội ngũ công nhân lao động đông đảo và hoạt động trong môi trường độc hại… Vì vậy công ty phải luôn chú trọng việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.  Ngoài việc đầu tư cho công tác tập huấn an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, mua sắm phương tiện phòng hộ lao động, dụng cụ PCCC, diễn tập PCCC, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, doanh nghiệp còn chú trọng thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường làm việc an toàn cho công nhân để giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp, thực hiện chế độ bồi dưỡng giữa ca cho lực lượng lao động trực tiếp sản xuất… Nhìn chung: Dù trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì nhu cầu về vốn luôn là vấn đề quan trọng, giá cả cũng nhiều biến động theo giá thị trường. Vì vậy mà kế toán vốn bằng tiền và thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một mảng công tác rất quan trọng trong hệ thống kế toán tại công ty. Bên cạnh đó nên mở rộng quan hệ kinh doanh trên thị trường trong nước cũng như thị trường Quốc Tế làm động lực thúc đẩy, duy trì sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. KẾT LUẬN –&— Đối với một công ty kinh doanh về lĩnh vực sản xuất lắp ghép cấu kiện bêtông, xây dựng các công trình giao thông….cho nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày rất đa dạng, phức tạp. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn non trẻ, số liệu thực tế chưa nhiều, đặc biệt là kỹ năng đánh giá phân tích của em chưa sâu sắc, cũng như kỹ năng thực tế chưa cao nên em chỉ tìm hiểu được vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình bao gồm các nội dung sau: Nêu được một số cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…), cũng như biết được cách lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo hệ thống tổ chức của công ty. Ngoài ra em cũng biết được trình tự, cách thức ghi chép vào sổ sách kế toán khi nhận được các chứng từ gốc (bao gồm các hoá đơn, các phiếu, các giấy báo, giấy uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,…sử dụng tại công ty).Qua việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của 6 tháng đầu năm 2013, bên cạnh đó em có phân tích, so sánh, đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến sự luân chuyển của dòng tiền. Qua quá trình nghiên cứu đề tài kế toán vốn bằng tiền em đã phần nào hiểu được quy trình kế toán tại công ty, cũng như biết được hình thức kế toán công ty đang áp dụng. Từ đó, thấy được sự khác biệt giữa lý thuyết đã học và thực tế công việc. Do thời gian nghiên cứu có hạn cộng với kiến thức còn hạn hẹp, việc tiếp xúc với thực tế còn nhiều bở ngỡ, chưa cao nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong sự góp ý của Thầy, Cô và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong bài báo cáo có tham khảo 1 số tài liệu như sau: Giáo trình kế toán tài chính phần 1 &2 của nhà xuất bản lao động tác giả PGS.TS .Bùi Văn Dương Giáo trình kế toán tài chính phần 5 của nhà xuất bản lao động tác giả PGS.TS .Bùi Văn Dương Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnoi_dung_full_6929.docx
Luận văn liên quan